intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế đồ đạc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thiết kế đồ đạc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất; các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất; các thành phần cơ bản của nội thất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế đồ đạc nội thất (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ ĐỒ ĐẠC NỘI THẤT NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597 ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, tháng 12 năm 2023 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Nội thất là một phần tất yếu trong cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng đến cách ta sống, làm việc, vui chơi và thư giãn. Những căn nhà thoải mái, văn phòng bố trí hiệu quả hay những khu vực công cộng đẹp chính là thành quả của thiết kế nội thất. Nội thất là sự kết hợp của nghệ thuật, khoa học kĩ thuật và cách lập kế hoạch kinh doanh của một giải pháp nội thất sáng tạo, bền vững và hiệu quả nhưng hài hòa với thiết kế kiến trúc của một không gian nhất định, đồng thời tạo ra sự an toàn và sức khỏe tinh thần tốt với những cách bố trí phong cách và thẩm mỹ. 3
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU …………………………………………………………………………3 BÀI 1: CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỘI THẤT ………………………..5 1.1. Ý nghĩa của nội thất công trình trong đời sống ...……………...…..…………... 5 1.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất ……………………………………..….... 7 1.2.1. Yếu tố phong tục tập quán………………………………………………….......... 8 1.2.2. Yếu tố khí hậu ……….……………………………………………………....…... 8 1.2.3. Yếu tố kinh tế..………………………………………………………………...…..8 1.2.4. Yếu tố kỹ thuật ….…………………………………………………………...……9 BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT…………………..11 2.1. Nhân trắc……………………….……………………………………………….....11 2.1.1. Những thông số và kích thước cơ bản trong nội thất …………………………….12 2.1.2. Những thông số không gian hoạt động dựa trên nhân trắc cơ bản trong nội thất...16 2.1.3. Luồng giao thông trên mặt bằng ........................................................................... 19 2.2. Ánh sáng ……………….. ………………....……………………..…………..…...20 2.2.1. Hiệu quả của ánh sáng và hướng chiếu sáng………………………………..……20 2.3. Màu sắc ……………………………………………………………………………21 2.3.1. Tác động của màu sắc đến tâm lý con người……………………………………..21 2.3.2. Ảnh hưởng của màu sắc trong không gian nội thất………………………………22 2.4. Không gian nội thất …………………….……………………..………………….23 2.4.1. Các thể loại không gian nội thất cơ bản……………………………………...…..23 2.4.2. Các giải pháp xử lý không gian nội thất…………………………………..……...24 2.4.3. Quan hệ giữa hệ thống kết cấu với giải pháp nội thất….………………….......…25 BÀI 3: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NỘI THẤT ……….…………………29 3.1. Thành phần bao che ……………………………………………………………...29 3.1.1. Sàn………………………………………………………………………………..30 3.1.2. Tường – vách ……………………………………………………………….…....36 3.1.3. Trần……………………………………………………………………………….41 3.2. Thành phần sử dụng trực tiếp ……………………………………………....…..48 3.2.1. Định nghĩa, phân loại …………………………………………………………….48 3.2.2. Đồ đạc trong nội thất ……………………………………………………………..49 3.3. Thành phần trang trí ……………………………………………………………..54 3.3.1. Định nghĩa, phân loại …………………………………………………………….54 3.3.2. Các thành phần trang trí kèm chức năng sử dụng ………………………………..56 3.3.3. Các thành phần trang trí mỹ thuật ………………………………………………..66 3.4. Các thành phần kỹ thuật …………………………………………………………72 3.4.1. Thiết bị chiếu sáng nội thất ………………………………………………………72 3.4.2. Thiết bị điều hoà không khí ………………………………………………………79 3.4.3 Các thiết bị khác …………………………………………………………………..83 4
  5. BÀI 1: CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỘI THẤT Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa của nội thất công trình trong đời sống - Trình bày được các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất 1.1. Ý nghĩa của nội thất công trình trong đời sống. Đối với nhà ở, thiết kế nội thất tốt không chỉ làm cho không gian sống trở nên đẹp và ấn tượng hơn mà còn tác động đáng kể đến sức khỏe và tâm trạng của con người. Việc sử dụng các gam màu có tác dụng giúp tinh thần sảng khoái sẽ mang đến chất lượng sống tốt hơn. Việc thiết kế cũng như trình bày đồ nội thất kết hợp với việc bố trí ánh sáng tốt cho không gian sống… đều có ý nghĩa tạo nên sự khác biệt và sống động cho môi trường. Đối với những công trình kiến trúc công cộng như trường học, bệnh viện thì việc thiết kế nội thất sáng tạo mang đến tiềm năng cải thiện sức khỏe và hiệu suất làm việc. Đây cũng là một tài sản vô giá cho các doanh nghiệp khi mà nội thất văn phòng có thể giúp nâng cao vị thế của một công ty và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Và không thể không nói rằng các cửa hàng, nhà hàng và địa điểm giải trí với nội thất đẹp sẽ có khả năng sẽ thu hút khách hàng hơn, và từ đó tăng lợi nhuận. Trong mọi trường hợp, thiết kế nội thất có thể được sử dụng để phản ánh tình trạng, khát vọng, mơ ước và thẩm mỹ của con người. Điều này đặc biệt đúng với thiết kế nội thất nhà ở nói riêng và không gian sống nói chung. Việc sử dụng trí tưởng tưởng hiệu quả, màu sắc, hoa văn, họa tiết, ánh sáng và không gian là các yếu tố quan trọng được sử dụng trong việc thiết kế nội thất. Việc thiết kế này bao gồm tất cả các công việc để thiết kế một không gian từ việc lựa chọn màu sắc của đồ nội thất đến việc hoàn thiện nội thất như giấy dán tường, sàn nhà, nội thất và các vật dụng trang trí khác. Với mỗi một công trình kiến trúc, nhà kiến trúc sư phải hình thành đươc cấu trúc của không gian cũng như trang trí, bố trí, xây dựng, và tạo sức hấp dẫn cho không gian của nội thất. 5
  6. 6
  7. 1.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất. 1.2.1. Yếu tố phong tục tập quán Mỗi một đất nước khác nhau, mỗi dân tộc khác nhau đều có những phong tục, tập quán khác nhau điều này chi phối nhiều đến các mặt khác nhau trong xã hội trong đó có nội thất. Nó thể hiện ở không gian nội thất thông qua cách bài trí đồ đạc, cách sử dụng mầu sắc, cách lựa chọn chi tiết trang trí… Cùng với thời gian, nhiều thế hệ kế tiếp nhau sống, sinh hoạt trong các không gian kiến trúc đó và họ đã không ngừng học hỏi lẫn nhau để ngày càng nâng cao kỹ năng về làm đẹp các không gian ở, không gian sinh hoạt gia đình, không gian sinh hoạt công cộng và hình thành một bản sắc riêng. Trong xã hội hiện đại sự giao lưu mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giữa các nước khác nhau cũng đã làm lu mờ một số nét văn hoá truyền thống trong cộng đồng song nhiều yếu tố mang đậm bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc rất khó phai mờ. Có thể nêu một vài ví dụ: Lối sống người Việt tiếp khách rất trọng thị vì thế phòng khách thường chiếm vị trí trang trọng song lại rất rộng mở muốn để người khách tiếp cận với các thành viên trong gia đình vì thế vị trí của phòng khách rất thuận lợi cho giao tiếp trong ngôi nhà, nó không bố trí quá độc lập như nhà ở các nước phương tây. Trong nhà ở truyền thống người Việt không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, trước đây bàn thờ thường được bố trí trong gian giữa ngôi nhà, ngày nay trong nhà ở hiện đại, cho dù nó có thể được bố trí ở những vị trí khác nhau nhưng đều phải có vị trí xứng đáng trong mỗi ngôi nhà ở. Trong ngôi nhà ở của Nhật bản khai thác yếu tố truyền thống được chú trọng, sàn nhà thường được tổ hợp bởi những đơn vị ở truyền thống, gần với vóc dáng con ngời (Tatami), các đồ đạc được kín đáo ẩn sau những vách ngăn nhẹ phù hợp với lối sống gắn bó, gần gũi, không phô trương, trong các không gian vật liệu nhẹ như gỗ, tre nứa, giấy… được kết hợp một cách hài hoà, rất phù hợp với tính cách sống của người Nhật... 7
  8. 1.2.2. Yếu tố khí hậu Yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến nội thất thông qua việc lựa chọn và sử dụng vật liệu, sử dụng mầu sắc, bố trí mặt bằng, tổ chức không gian… ở những nước vùng hàn đới người ta thường sử dụng vật liệu nội thất có tính dẫn nhiệt thấp để giữ hơi ấm như vật liệu gỗ xốp, thảm len, bông, nỉ… trong khi đó các nước vùng nhiệt đới lựa chọn vật liệu nội thất có tính dẫn nhiệt tốt như gỗ cứng, đất nung, đá, lụa, đũi… Về mầu sắc trong khi các nước có khí hậu hàn đới lựa chọn các tông mầu ấm cho tường, sàn, đồ đạc thì các nước có khí hậu nhiệt đới thiên về lựa chọn các hoà sắc nhã cho các thành phần nội thất… Về không gian cũng có sự khác biệt rất rõ ràng. Không gian nội thất các vùng hàn đới thiên về đóng kín, cố gắng làm giảm sự lưu thông không khí thì không gian nội thất các vùng nhiệt đới thường có cấu trúc càng thông thoáng càng tốt vì thế các vùng có khí hậu khác nhau đều có một phong cách nội thất rất riêng biệt. 1.2.3. Yếu tố kinh tế Ở mỗi một mức độ đầu tư kinh tế khác nhau sẽ có được một hiệu quả nội thất khác nhau. Vào trong một ngôi nhà ở nếu quan sát kỹ lưỡng không gian và các đồ vật nội thất ta có thể dễ dàng nhận ra khả năng kinh tế của gia đình đó. Vật liệu nội thất rất phong phú và mỗi loại vật liệu đều có giá trị khác nhau vì thế trong lĩnh vực nội thất rất có sự khác biệt khi sử dụng các loại vật liệu rất khác nhau. Chỉ riêng vật liệu gỗ đã có sự khác biệt rất lớn về chất liệu và chủng loại gỗ. Các loại gỗ trong nhóm tứ thiết như đinh, lim, sến, táu…thường là gỗ cứng, có bề mặt gỗ đanh và mịn vì thế giá cũng rất cao. Một số loại gỗ đặc thù cho trang trí nội thất như đinh hương, pơ mu, kiền kiền, bằng lăng… cũng có giá thành rất cao. Vật liệu ốp lát cũng vậy, các loại đá granít tự nhiên có gia thành cao gấp nhiều lần so với các loại gạch lát ceramic thông thường. Trong nhiều công trình quan trọng kinh phí đầu tư cho nội thất còn cao hơn nhiều lần so với kinh phí đầu tư cho phần xây dựng. Ngoài ra việc đầu tư các thiết bị kỹ thuật như thiết bị chiếu sáng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị điều hoà nhiệt độ, thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp … hoàn toàn phụ thuộc vào sự đầu tư kinh phí. 1.2.4. Yếu tố kỹ thuật Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng sâu sắc đến nội thất, nó mở cho nội thất những lĩnh vực mới làm cho khả năng thiết kế nội thất ngày càng phong phú. Đó là những thành phần kỹ thuật như vật liệu xây dựng, kỹ thuật thi công, chiếu sáng nhân tạo, điều hoà nhiệt độ. Có thể nêu một vài ví dụ: Những công nghệ mới về sản xuất vật liệu xây dựng đã tạo cho thị trường những vật liệu mới về chất liệu, về trọng lượng, về kích thước, về độ bền nên tạo cho thiết kế nội thất một khả năng lớn về vật liệu trang trí, ốp lát. Trước đây khi chưa có vật liệu đá nhân tạo thì các vị trí ốp đá tự nhiên thường phải có độ bền chắc mới có thể ốp được nhưng với đá nhân tạo có thể ốp ở bất cứ vị trí nào vì nó có trọng lượng riêng nhỏ. Các loại gạch granit nhân tạo có kích thước ngày càng lớn, từ kích thước 300mmx300mm đến nay đã có những kích thước sản phẩm này lớn đến 1000mmx1000mm và có thể còn lớn hơn nữa tạo nên một độ thẩm mỹ mới cho các sàn công trình công cộng. 8
  9. Các thiết bị điều hoà không khí cũng giúp chúng ta có thể thiết kế các không gian nội thất với các phong cách hoàn toàn khác do không cần quan tâm nhiều đến sự nóng bức của khí hậu nhiệt đới, vì thế về màu sắc, chất liệu đều có thể sử dụng không hạn chế. Các thiết bị nhà bếp hiện đại như lò vi sóng, bếp từ tính, hút khói khử mùi… đã làm cho nội thất khu bếp ăn đẹp hơn và không bị quá ràng buộc vào vị trí của nó. 9
  10. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày ý nghĩa của nội thất công trình trong đời sống? 2. Trình bày các điều kiện ảnh hưởng đến nội thất? 10
  11. BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT Mục tiêu - Trình bày được các thông số cơ bản về nhân trắc trong thiết kế nội thất - Trình bày được các yếu tố về ánh sáng, màu sắc cơ bản trong nội thất - Trình bày được các không gian nội thất trong công trình kến trúc - Đọc được bản vẽ nội thất. 2.1.Nhân trắc Trong đời sống, nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của con người vì thế để có thể đáp ứng tốt nhất cho việc sử dụng đồ đạc, thiết bị, công cụ, không gian… chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra một hệ thống kích thước hoạt động trong mọi tư thế của con người, công việc này gọi là nhân trắc (ecgonomi) Các thiết bị, vật dụng được chế tạo do con người và cho con người sử dụng đều được thiết kế trên cơ sở nhân trắc. Tuy nhiên mỗi chủng tộc, lứa tuổi, giới tính và mỗi cá nhân có kích thước tầm vóc cơ thể không giống nhau, tầm hoạt động của các thao tác cũng khác nhau vì thế hệ thống nhân trắc của các nước cũng có sự khác nhau. Nhân trắc là môn khoa học nghiên cứu các số đo con người, các giới hạn về tầm vóc con người, nên trên việc đo đạc một số lượng người nhất định, các kết quả được tổng kết, lập bảng ..vv... để phục vụ cho việc thiết kế chế tạo các thiết bị, trang bị trong sinh hoạt, sản xuất, chiến đấu, trang phục ... cũng như các công trình kiến trúc. Vai trò của nhân trắc trong thiết kế các nhân tố sử dụng trực tiếp: Tuỳ theo thể loại công trình hoặc đối tượng sử dụng cần có các thiết bị có kích thước khác nhau, nhân trắc cung cấp các số đo, giới hạn thao tác của đối tượng sử dụng để nhà thiết kế lựa chọn các kích thước thiết bị phù hợp với công năng vật dụng. Nhân trắc cũng cung cấp số đo chung nhất của mọi người để thiết kế đồ đạc tiêu chuẩn cho đa số người sử dụng và đồ đạc phi tiêu chuẩn cho trường hợp cá biệt. Mặt khác nó cũng giúp nhà thiết kế tìm được tỷ lệ đẹp giữa các kích thước vật dụng - tỷ lệ vàng tự nhiên của con người. Cách sử dụng nhân trắc trong thiết kế các nhân tố sử dụng trực tiếp: Tuỳ theo công năng từng vật dụng và cách sử dụng, nhà thiết kế tra bảng (với các yếu tố tư thế, tầm với, giới tính, độ tuổi) để xác định kích thước từng bộ phận cấu thành vật dụng. Ví dụ: Để thiết kế bản vẽ đồ án cho một phòng học thiết kế của xưởng thiết kế sinh viên, ta sơ phác kiểu dáng trước rồi tra bảng số đo tư thế đứng, tư thế ngồi để xác định khoảng cách dưới khi hạ bàn cũng như khoảng cách trên khi nâng bàn… Trong khi tra bảng cần lựa chọn số đo dành cho người cao để tính khoảng cách dưới và tầm với dành cho người thấp để tính độ cao phía trên. Để xác định được hệ thống nhân trắc người ta xác định kích thước độ cao tiêu chuẩn của nam, nữ trên cơ sở lấy chiều cao trung bình. Mỗi một châu lục có thể đưa ra một chiều cao trung bình khác nhau. ở nước ta lấy chiều cao trung bình của nữ là 1,55m và nam là 1,68m. Trên cơ sở chiều cao trung bình đó người ta tiến hành khảo 11
  12. sát các kích thước tĩnh và kích thước động khác trong quá trình hoạt động của con người như đứng, đi, với lấy đồ đạc, thao tác giặt dũ, nấu bếp ngồi ăn, ngồi làm việc, nằm…những kích thước này được tập hợp và công bố để sử dụng rộng rãi trong thiết kế máy móc, thiết bị, đồ đạc văn phòng, đồ đạc gia dụng… Qua một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm, người ta đã đưa ra các kích thước cho từng loại đồ đạc tiêu chuẩn. Hiện nay trong thiết kế hệ thống giao thông nội bộ, công cụ sản xuất, máy móc cơ giới, công trình kiến trúc, đồ đạc nội thất ... có thể tham khảo số liệu nhân trắc trong tài liệu “Những dữ liệu của người làm kiến trúc” của KTS Ernst Newfert. ở nước ta hệ thống nhân trắc cũng được Viện vệ sinh dịch tế- bộ y tế do các tác giả Bùi Thụ và Lê Gia Khải nghiên cứu từ năm 1964. Tuy chưa phải là một tài liệu có tính pháp lý trong công nghiệp chế tạo công cụ và thiết kế kiến trúc song cũng bước đầu được các KTS sử dụng trọng thiết kế kiến trúc và nội thất. 2.1.1. Những thông số và kích thước cơ bản trong nội thất. 12
  13. Người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX TT Nam N÷ Ghi Chó Cao TB Thấp Cao TB Thấp A 211,83 204,50 197,17 198,01 190,07 182,13 B 174,3 162 150,80 162,50 154,40 146,2 C 154,92 150,03 145,14 144,26 139,68 135,10 D 140,36 136,2 132,04 130,40 126,21 122,02 E 123,43 118 112,57 115,57 110,39 104,43 G 102,58 97,99 93,40 95,17 90,8 86,43 H 46,92 44,56 42,20 44,11 41,39 38,67 I 86,81 82,49 78,17 78,15 73,98 69,81 K 75,69 70,44 65,19 71,04 65,31 59,58 L 20,75 19,30 17,85 21,43 20,15 18,88 M 172,88 165,78 158,68 159,13 153,43 146,73 N 39,53 36,75 34,07 37,73 35,03 32,27 Chú thích : A. Chiều cao đứng với tay trên: đo khoảng cách từ đỉnh ngón tay III - Tính từ dưới đất khi đưa tay thẳng qua đầu - Xác định chiều cao của giá sách, khu bếp... B. Chiều cao đứng: Từ đất lên tới đỉnh đầu - Xác định chiều cao của giường, cửa của nhà.... C. Cao đến mắt: Đo khoảng cách từ đất lên tới mắt - Vận dụng nghiên cứu khi nhìn ngắm (vị trí treo tranh, biển quảng cáo, bày bảo tàng, sân khấu ngoài trời...). D. Cao đến vai: Đo khoảng cách từ đất lên tới mỏm cùng vai - Vận dụng tính độ cao của tủ quần áo.... E. Cao đến ức: Đo khoảng cách từ đất lên tới ức - Vận dụng tính độ cao của bục nói chuyện, giảng bài, quầy bar, bàn bán vé ... G. Cao đến rốn: Đo khoảng cách từ đất lên tới rốn - Vận dụng tính độ cao lan can ... H. Cao đến khớp gối: Đo khoảng cách từ đất lên tới đầu gối - Vận dụng tính độ cao của ghế, gầm bàn ... I. Cao ngồi tự nhiên: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới đỉnh đầu - Vận dụng tính độ cao của tựa ghế ... K. Cao ngồi đến hõm gáy: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới hõm gáy - Vận dụng tính độ cao của tựa ghế ở (rạp hát, rạp chiếu bóng, hội trường) ... L. Dầy đùi: Đo khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới mặt trên của đùi - Vận dụng tính độ cao của ghế tới bàn (khoảng trống giữa bàn và ghế) ... M. Sải tay: Đo khoảng cách giữa ngón tay III khi tay giang ngang vuông góc với cơ thể - Vận dụng tính tầm với tay trong bàn làm việc, buồng tủ bếp, với tay trong tư thế ngồi ăn ... N. Rộng vai: Đo khoảng cách giữa hai mỏm cùng vai - Vận dụng tính độ rộng tủ quần áo ... 13
  14. 14
  15. 2.1.2.Những thông số không gian hoạt động dựa trên nhân trắc cơ bản trong nội thất a.Hệ thống kích thước theo phương ngang 15
  16. (660-711) 26-28 3 (76) 24-30 (600-762) wc bån t¾m 457 chËu röa 457 304 1527-1676 609-914 tuêng 711-1219 812 508-914 482-609 KÝch th­íc bè trÝ thiÕt bÞ vÖ sinh b.Hệ thống kích thước theo phương đứng 16
  17. (1829-2438) (1066-1625) (762-914) 838 558-914 Kích thước khi đi lên Kích thước khi đi Cầu thang từ 1 dòng người Đến 3 dòng người (2134-2642) 406 (355-457) (609-914) (355-457) 406 (711-838) (381-431) (406-609) Kích thước theo tư thế ngồi làm việc Kích thước theo tư thế ngồi nghỉ ngơi (457-609) 914-1219 (914-1066) (609-762) Kích thước hoạt động tối thiểu Kích thước ngồi quầy bar trước tủ 17
  18. 1060 457 (1619-1625) (167) 609 (1727-1828) (812-914) (76) (76-152) Kích thước khu bếp (304) (1066) (487-609) (711-1219) VßI (1829) hoa sen (1016-1219) CHËU (812-914) RöA Kích thước sử dụng thiết bị vệ sinh 18
  19. Các kích thước chính khi thao tác đứng 2.1.3. Luồng giao thông trên mặt bằng. Luồng giao thông trên mặt bằng nội thất là phần diện tích trống được hình dung là các dòng người lưu thông trên đó như đi lại, đứng lên ngồi xuống…và các cho các hoạt động khác trong không gian đó. Trong các mặt bằng nhỏ như phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng ăn…luồng giao thông có bề rộng tối thiểu là 900mm (tương đương với 1,5 dòng người), trong các mặt bằng lớn của các công trình công cộng bề rộng luồng giao thông tối thiểu là 1200mm (tương đương với 2 dòng người ) . Các luồng giao thông này được cân nhắc kỹ càng khi bố trí đồ đạc trên mặt bằng để có thể sử dụng mặt bằng một cách hiệu quả nhất. Đồ đạc nội thất tuy có thể bố trí phần lớn không thật cố định song nếu bố trí một các tuỳ tiện thì khi thấy không hợp lý cần thay đổi nó sẽ kéo theo các bất lợi khác như sai lệch vị trí, không khớp với các thiết bị kỹ thuật như chiếu sáng, âm thanh… 19
  20. 2.2. 1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất và thiết kế sản phẩm nội thất 1.1.1. Khái niệm về sản phẩm nội thất Sản phẩm nội thất theo nghĩa rộng là những đồ dùng không thể thiếu để duy trì đời sống và công việc bình thƣờng của con ngƣời cũng nhƣ sự phát triển của xã hội. Theo nghĩa hẹp, sản phẩm nội thất là những đồ dùng và thiết bị nhằm cung cấp cho con ngƣời để nằm, ngồi, nâng đỡ, cất giữ những vật dụng khác trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác hay trong các hoạt động xã hội. Sản phẩm nội thất là những thiết bị chủ yếu đƣợc bố trí bên trong nội thất, tức là nó vừa có đƣợc những tính năng về sử dụng, vừa có tính năng trang trí, nó kết hợp với môi trƣờng nội thất tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Sản phẩm nội thất là thuật ngữ chỉ về những loại mặt hàng, tài sản … và các vật dụng khác đƣợc bố trí, trang trí bên trong một không gian nội thất nhƣ căn nhà, căn phòng hay cả tòa nhà nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con ngƣời trong công việc, học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phục vụ thuận tiện cho công việc, hoặc để lƣu trữ, cất giữ tài sản... có thể kể đến một số hàng nội thất nhƣ ghế ngồi, bàn, giƣờng, tủ đựng áo quần, tủ sách, tủ chè, chạn, đồng hồ treo tƣờng.... 1.1.2. Khái niệm về thiết kế sản phẩm nội thất Thiết kế sản phẩm nội thất là sự kết hợp sáng tạo của kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ, … tạo nên các sản phẩm sử dụng trong không gian nội thất đảm bảo đƣợc tính an toàn, công năng, thẩm mỹ, kinh tế, …đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng. Khi thiết kế lựa chọn sản phẩm nội thất, ngoài việc quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ còn cần lƣu ý xem xét đến yếu tố về nhân trắc học nhƣ kích thƣớc ngoại quan phải phù hợp với các bộ phận của cơ thể, phù hợp với nhu cầu tâm lý con ngƣời và phải đƣợc điều hoà tƣơng đối với môi trƣờng cũng nhƣ kích thƣớc không gian bên trong phòng. 1.2. Những đặc tính cơ bản của sản phẩm nội thất 1.2.1. Tính phổ biến Những tính năng của sản phẩm nội thất phải gắn liền với đời sống con ngƣời, nó phải có quan hệ mật thiết với phƣơng thức sống của con ngƣời nhƣ: ăn, ở, mặc, đi lại, … hay với các phƣơng thức hoạt động của con ngƣời nhƣ: công tác, học tập, giải trí, … Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật – xã hội cũng nhƣ sự biến đổi không ngừng phƣơng thức sống của con ngƣời, sản phẩm nội thất cũng không ngừng thay đổi và phát triển. Tại Việt Nam, những năm gần đây, các sản phẩm nội thất đã rất phát triển, mang những đặc tính khác nhau, nét văn hoá khác nhau, làm thoả mãn đƣợc yêu cầu về tâm sinh lý khác nhau của ngƣời sử dụng, nó thể hiện rõ đƣợc tính phổ biến trong sử dụng. 1.2.2. Tính công năng hai mặt Sản phẩm nội thất không chỉ là một loại sản phẩm có tính năng đơn giản về sử dụng mà nó còn là một loại sản phẩm nghệ thuật mang tính phổ cập rộng rãi. Nó vừa làm thoả mãn đƣợc một số đặc tính trực tiếp về công dụng, nó vừa dùng làm vật trang trí để con ngƣời chiêm ngƣỡng khiến cho quá trình tiếp xúc sử dụng sản phẩm có đƣợc cảm giác thích thú, trí tƣởng tƣợng phong phú … Sản phẩm nội thất có quan hệ mật thiết tới các lĩnh vực nhƣ: vật liệu, công nghệ, thiết bị, hoá học, điện khí, kim loại, polymer, …, nó cũng có liên quan mật thiết tới các vấn đề về khoa học xã hội và lý thuyết về nghệ thuật tạo hình nhƣ: xã hội học, mỹ thuật học, tâm lý học… do đó có thể nói sản phẩm nội thất vừa có đƣợc tính vật chất, vừa có đƣợc tính tinh thần. Đó chính là tính công năng hai mặt của sản phẩm. 1.2.3. Tính tổng hợp văn hóa Văn hoá là một khái niệm bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, nó chỉ hình thái ý thức của xã hội loài ngƣời cũng nhƣ chế độ và biện pháp thích ứng với nó. Theo nghĩa rộng, văn hoá chỉ mối tổng hoà giữa vật chất và tinh thần mà loài ngƣời sáng tạo ra. Văn hoá là một khái niệm mang tính phát triển, cho đến nay chúng ta phần nhiều sử dụng định nghĩa mang tính quy phạm tức là đem văn hoá xem nhƣ một loại mẫu hay một phƣơng thức sống hoặc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2