Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
(NB) Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu Adobe Photoshop; Các thao tác trên vùng chọn; Các thao tác trên lớp; Tạo văn bản trong Photoshop; Quản lý vùng chọn; Hiệu chỉnh hình ảnh;...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 1 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẶNG MINH NGỌC (Chủ biên) LÊ TRỌNG HƯNG – NGUYỄN TUẤN HẢI GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA BITMAP Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2021
- LỜI NÓI ĐẦU Đã từ lâu, các kĩ thuật viên đồ họa, họa sĩ, các nhà xử lý ảnh đều xem các phần mềm Corel Draw, Adobe Photoshop như là công cụ không thể thiếu được trong thiết kế xử lý ảnh. Chính vì thế môn học Xử lý ảnh với Photoshop (sử dụng phần mềm Adobe Photoshop) được đưa vào vào giảng dạy trong chương trình nghề Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) (ứng dụng phần mềm). Giáo trình “Xử lý ảnh với Photoshop” trình bày các kỹ thuật xử lý ảnh từ cơ bản đến nâng cao các tính năng mới giúp người học tạo được các hình rõ nét, và mang tính kỹ thuật cao, hỗ trợ đắc lực cho kỹ thuật tách ghép hình ảnh, điều chỉnh màu sắc; Phục hồi được ảnh cũ, nhàu, ố,...; Tạo hiệu ứng cho bức ảnh, lồng ghép khung ảnh nghệ thuật; Chèn chữ nghệ thuật vào trong bức ảnh; Xuất ảnh với nhiều định dạng khác nhau; In ảnh với màu sắc trung thực… Để có thể đọc hiểu giáo trình này người đọc cần nắm vững các kiến thức về: Tin học cơ bản, Tin học văn phòng, làm chủ việc duyệt và quản lý thông tin trong máy tính. Tìm hiểu những thuật ngữ của xử lý ảnh. Đây là lần đầu tiên biên soạn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn giáo trình này phục vụ cho việc học tập của học sinh. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021 Chủ biên: Đặng Minh Ngọc 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 MỤC LỤC ........................................................................................................ 2 Bài 1 Giới thiệu Adobe photoshop ................................................................ 5 1.1 Các khái niệm trong PhotoShop .......................................................... 5 1.2 Giao diện chương trình:....................................................................... 5 1.3 Phần mềm PhotoShop: ........................................................................ 6 1.4 Các thao tác di chuyển và phóng ảnh: ............................................... 12 1.5 Các công cụ thường dùng:................................................................. 12 Bài 2 Các thao tác trên vùng chọn .............................................................. 17 2.1 Lệnh thao tác vùng chọn: .................................................................. 17 2.2 Tô màu cho đối tượng: ...................................................................... 18 2.3 Tô màu cho đối tượng ....................................................................... 19 2.4 Lệnh Fill ............................................................................................ 19 2.5 Lệnh Stroke ....................................................................................... 19 2.6 Hiệu chỉnh vùng chọn ....................................................................... 20 Bài 3 Các thao tác trên Layer ..................................................................... 31 3.1 Sử dụng các lệnh trên Layer: ............................................................. 31 3.2 Các chế độ hòa trộn: .......................................................................... 33 3.3 Các công cụ tô vẽ .............................................................................. 33 Bài 4 Tạo văn bản trong Photoshop ........................................................... 42 4.1 Tạo văn bản ....................................................................................... 42 4.2 Công cụ Type .................................................................................... 43 4.3 Bộ công cụ Pen .................................................................................. 44 4.4 Văn bản với công cụ Path.................................................................. 46 4.5 Bộ công cụ path Componet Selection/ Direct Selection ................... 47 4.6 Bộ công cụ Shape Tool ..................................................................... 58 Bài 5 Quản lý vùng chọn .............................................................................. 61 5.1 Các chế độ hiển thị ảnh ..................................................................... 61 2
- 5.2 Quản lý vùng chọn: ........................................................................... 62 5.3 Điều chỉnh màu sắc: .......................................................................... 67 Bài 6 Hiệu chỉnh hình ảnh ........................................................................... 77 6.1 Các chế độ màu : ............................................................................... 77 6.2 Điều chỉnh hình ảnh .......................................................................... 77 6.3 Các bộ lọc .......................................................................................... 79 Bài 7 Các kỹ thuật nâng cao ...................................................................... 106 7.1 Layer Style: ..................................................................................... 106 7.2 Layer điều chỉnh, layer tô màu ........................................................ 108 7.3 Sử dụng mặt nạ ................................................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 116 3
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun 28: Thiết kế đồ họa bitmap Mã số mô đun: MĐ 28 Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 46 giờ; thi KT: 04 giờ) I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun được bố trí cho học sinh sau khi đã học xong các môn học chung theo quy định của Bộ LĐTB-XH, học xong các môn học/ mô đun kỹ thuật cơ sở. - Tính chất: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề tự chọn. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Sau khi hoàn tất mô đun, học viên có năng lực: - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về các ứng dụng trên máy tính, chuyên về lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp bao gồm: vẽ phác hoạ mẫu sản phẩm kỹ thuật và mỹ thuật, phục chế và xử lí hình ảnh; - Sau khi học xong môn học này học sinh có thể ứng dụng những kiến thức được trang bị vào lĩnh vực thiết kế quảng cáo và xử lí ảnh. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1. Giới thiệu Adobe Photoshop 04 02 02 0 2. Các thao tác trên vùng chọn 04 01 03 0 3. Các thao tác trên lớp 15 02 12 01 4. Tạo văn bản trong Photoshop 05 01 03 01 5. Quản lý vùng chọn 05 01 04 0 6. Hiệu chỉnh hình ảnh 20 02 17 01 7. Các kỹ thuật nâng cao 07 01 05 01 Cộng 60 10 46 04 4
- Bài 1 Giới thiệu Adobe photoshop 1.1 Các khái niệm trong PhotoShop 1.1.1 Điểm ảnh(pixel - px): Là những phần tử hình vuông cấu tạo nên file ảnh. Nói cách khác 1 file ảnh là tập hợp của nhiều điểm ảnh, số lượng & độ lớn của các điểm ảnh trong file ảnh phụ thuộc vào độ phân giải của file đó. 1.1.2 Độ phân giải (Resolution-pixel/inch,dpi): Là số lượng điểm ảnh trên 1 đơn vị dài (thường dùng inch). VD: độ phân giải của ảnh bằng 72 (72 điểm ảnh trên 1 inch dài ) Có thể nói nếu độ phân dải thấp thì số lượng điểm ảnh ít, diện tích của px lớn, hình ảnh sẽ k được rõ nét. 1.1.3 Vùng chọn(selection): Là miền được giới hạn bằng đường biên & nét đứt được dùng để quy vùng sử lí riêng. Mọi thao tác sử lí hình ảnh chỉ có tác dụng bên trong vùng chọn. Vùng chọn được tạo ra bằng các công cụ tạo vùng chọn or 1 số lệng tạo vùng chọn khác. 1.1.4 Layer: Là lớp ảnh, trong 1 layer chứa các vùng có điểm ảnh hoặc có điểm ảnh . Vùng có điểm ảnh được gọi là vùng trong suốt (Transparent). 1.2 Giao diện chương trình: Giao diện:Sau khi khởi động xong sẽ thấy xuất hiện một màn hình bao gồm các thanh công cụ, các bảng hỗ trợ và vùng màn hình có vùng xám như hình dưới đây. Hình 1.1. Màn hình giao diện phần mềm Adobe Photoshop 5
- Màn hình giao diện của photoshop bao gồm các thanh menu, thanh công cụ, thanh thuộc tính, thanh công cụ, và các bảng điều khiển ( bảng hỗ trợ) và vùng làm việc mầu xám. 1.3 Phần mềm PhotoShop: 1.3.1 Môi trường làm việc Hình 1.2. Màn hình làm việc của Photoshop * Thanh tiêu đề (Title bar) Mỗi cửa sổ đều có thanh Tiêu đề, ghi tên chương trình hoặc tên tập tin đang được mở. Bên phải thanh Tiêu đề có các nút điều khiển để thu cực nhỏ (Minimize)/phóng thật to (Maximize)/hoàn nguyên (Restore)/đóng cửa sổ (Close). * Thanh Menu (Menu bar) Gồm 9 nhóm lệnh (Commands) thực hiện các chức năng liên quan đến: Tập tin (File), Chỉnh sửa (Edit), Tính chất ảnh (Image), Lớp (Layer), Vùng chọn (Select), Bộ lọc (Filter), Không gian nhìn (View), Các cửa sổ (Window) và Hướng dẫn (Help). Ví dụ, bấm nhóm File và lệnh Save As… để lưu và đổi tên tập tin. (Ta quy ước, việc Vào bằng Menu sẽ được viết dưới dạng: Menu/File/Save As…). * Thanh tùy chọn (Option bar) Mỗi công cụ có nhiều thông số tương ứng. Sau khi chọn công cụ, người dùng có thể thay đổi thông số thích hợp trên thanh tùy chọn này. 6
- Ví dụ để tẩy xóa hình, người dùng bấm nút Eraser Tool trong hộp công cụ, chọn kích cỡ tẩy tại nút Brush trên thanh tùy chọn, rồi mới tiến hành tẩy xóa. Hình 1.3. Thanh tùy chọn của Eraser Tool Trên thanh tùy chọn thường có các nút điều khiển sau: - Hộp thả xuống (Pull-down box), bấm vào mũi tên và thay đổi các thông số trong hộp thoại xuất hiện bên dưới. Hình 1.4. Hộp thả xuống - Hộp danh sách (List box), bấm vào mũi tên rồi bấm chọn 1 mục trong danh sách bên dưới. Hình 1.5. Hộp danh sách - Hộp tăng giảm (Spinbox), bấm vào mũi tên rồi kéo con trượt thay đổi giá trị. (Có thể gõ số trực tiếp vào hộp). Hình 1.6. Hộp tăng giảm - Hộp văn bản (Text box), gõ giá trị (và đơn vị) trực tiếp vào hộp. Hình 1.7. Hộp văn bản - Nút chọn (Check box), bấm đánh dấu chọn hoặc không chọn. Hình 1.8. Nút chọn 7
- * Hộp công cụ (Tool box) Gồm các công cụ thao tác. Ví dụ Eraser để tẩy xóa. Các công cụ được chia thành 4 nhóm, phân cách bằng vạch ngang: Chọn, chia cắt và di chuyển vùng ảnh Chỉnh sửa ảnh Chữ và đường nét (dạng vectơ) Các chức năng khác Hình 1.9. Hộp công cụ Khi đưa chuột vào nút chọn, sẽ xuất hiện tên và phím tắt Khi bấm chuột phải vào công cụ, sẽ hiển thị danh sách các công cụ bị che khuất. * Bảng điều khiển (Palette) Bảng điều khiển dùng để kiểm soát một nhóm thành phần, tính chất hoặc trạng thái của hình ảnh. Ví dụ: bảng Navigator dùng để quản lý tình trạng thu nhỏ phóng to hình ảnh hoặc di dời vị trí quan sát. Hình 1.10. Bảng Navigator 8
- Các bảng điều khiển được xếp vào khay (Dock) nằm bên phải màn hình và chia thành 2 nhóm: các bảng được hiển thị đầy đủ và các bảng chỉ hiển thị biểu tượng. Bấm nút Expand/Collapse phía trên (có hình 2 mũi tên sang trái, phải) để mở rộng hoặc thu hẹp khay. Một cửa sổ có thể chứa nhiều bảng điều khiển, bấm vào tên bảng nếu muốn hiển thị (ví dụ bấm Histogram để xem bảng điều khiển Histogram). Hình 1.11. Bảng Histogram Có thể kéo bảng điều khiển ra ngoài thành cửa sổ riêng hoặc đưa vào cửa sổ có sẵn bằng cách giữ chuột trái và kéo-thả (drag and drop). * Cửa sổ hình ảnh 9
- 1.3.2 Mở file ảnh : - Vào Menu File/ Open (Ctrl+O). - Xuất hiện hộp thoại Open-> Lựa chọn thư mục chứa ảnh cần mở trong hộp Look in. Hình 1.12. Hộp thoại Open - Lựa chọn File ảnh cần mở trong danh sách các file hoặc nhập tên File cần mở vào mục File name. - Chọn định dạng cần mở trong mục File of Type (Vì File ảnh photoshop có thể lưu ở nhiều dạng khác nhau, tốt nhất nên chọn lựa chọn All File) - Nháy chọn Open hoặc nháy đúp chuột vào ảnh cần mở. 1.3.3 Tạo file mới : - Vào Menu/File/New hoặc sử dụng phím tắt Ctr+N Hình 1.13. Tạo tập tin mới - Sau đó hộp thoại New sẽ hiện ra: Hình 1.14. Hộp thoại New 10
- - Chọn đơn vị đo bề rộng (Width) và chiều cao (Height) ảnh (ví dụ: cm), rồi gõ kích thước. - Chọn đơn vị độ phân giải (Resolution), thường là pixels/inch (ppi, số điểm ảnh trên 1 inch), rồi gõ giá trị. - Bấm nút mũi tên chọn chế độ màu (Color Mode) và độ sâu màu. (Thường là RGB Color và 8 bit). Các chế độ màu thông dụng: + Bitmap: Ảnh chỉ gồm các pixel đen và trắng + Grayscale: Ảnh đen trắng (và xám) + RGB Color: Ảnh màu, dựa trên 3 thành phần ánh sáng là Đỏ (Red), Xanh lục (Green) và Xanh lơ (Blue). Hệ thống này phù hợp với thiết bị hiển thị kỹ thuật số (vd màn hình). + CMYK Color: Ảnh màu, dựa trên 4 thành phần mực in là Xanh lam (Cyan), Đỏ tươi (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (Black). Hệ thống này phù hợp với thiết bị in. + Lab Color: Ảnh màu, dựa trên phạm vi màu nhìn được bằng mắt người. Hệ thống gồm 3 thành phần là Lightness (độ sáng) 0 - 100, phạm vi a, từ màu xanh dương (-128) đến màu đỏ (127) và phạm vi b, từ màu xanh lơ (-128) đến màu vàng (127). Hệ thống màu này không phụ thuộc vào phần cứng. + Độ sâu màu (Bit depth) là số bit (ký số nhị phân) được sử dụng để diễn tả màu cho 1 điểm ảnh. Càng nhiều bit thì càng nhiều màu thể hiện. + Ảnh Bitmap có độ sâu màu là 1. Mỗi điểm ảnh chỉ mang 1 trong 2 giá trị là đen hoặc trắng. + Ảnh Grayscale 8 bit có 28 = 256 sắc độ xám + Ảnh RGB 8 bit có 28x3 kênh = 16.777.216 màu - Chọn màu nền (Background contents) là trong suốt (Transparent), màu trắng (White) hoặc theo màu của nút công cụ Set background color. Nếu chọn màu trắng, tập tin mới sẽ có lớp đặc biệt mang tên Background. - Bấm nút OK để tiến hành tạo. Có thể bấm nút mũi tên Preset để chọn dạng tập tin đã được khai báo sẵn. Nếu muốn lưu các thông số vừa khai báo, đặt tên tại hộp Name (ví dụ: Name card) và bấm nút Save Preset. 1.3.4 Lưu file ảnh [Menu]File>Save(Ctrl+S) Khai báo hộp thoại Save File name: Nhập tên file ảnh cần lưu 11
- 1.4 Các thao tác di chuyển và phóng ảnh: 1.4.1 Các lệnh thu - phóng ảnh - Chọn công cụ Zoom trên thanh công cụ. - Kéo chuột quanh vùng mà người học muốn phóng to (Ctrl+=) - Chọn biểu tượng( ) và nháy chuột trái để thu nhỏ (Ctrl+-) Hình 1.15. Công cụ Zoom - Phóng to ảnh đồng thời phóng to cửa sổ file ảnh : Ctrl + Alt + (+) - Thu nhỏ ảnh đồng thời thu nhỏ cửa sổ file ảnh : Ctrl + Alt + (-) - Thu ảnh về mức độ vừa phải (Fit on screen) : Ctrl + 0 - Thu ảnh về 100% Ctrl + Alt + 0 1.4.2 Lệnh cuộn ảnh (Pan): Khi đang ở dạng phóng lớn file ảnh muốn xem ảnh ở khu vực khác có thể dùng 2 thanh cuộn trên 2 cạnh ngang và dọc của file ảnh. Hoặc có thể mượn công cụ hand trong khi sử dụng công cụ nào đó bằng cách giữu phím Spacebar (phím cách) xuất hiện biểu tượng hình bàn tay cuả công cụ hand, dùng nó để dich chuyển cửa sổ làm việc sang khu vực khác. Sau khi thả phím Spacebar ra công cụ trở lại công cụ hiện hành. 1.5 Các công cụ thường dùng: 1.5.1 Bộ công cụ Marquee - Công cụ chọn Rectangular Marquee: Cho phép tạo một vùng chọn là hình chữ nhật trên ảnh hoặc hình vuông bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím. - Công cụ Eliptical Marquee: Cho phép chọn vùng chọn là một vùng chọn Elip hoặc hình tròn bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím. - Công cụ Single Row Marquee và Single column Marquee: Cho phép chọn một vùng chọn là một dòng cao 1 pixel và một cột rộng 1 pixel. 12
- Hình 1.16. Bộ công cụ Marquee 1.5.2 Bộ công cụ Lasso Tool Hình 1.17. Bộ công cụ Lasso Tool - Công cụ Lasso: Hay còn gọi là công cụ chọn tự do. Sử dụng công cụ này khi chọn những vùng ảnh không có hình dạng hình học và không cần độ chính xác cao. Để sử dụng người học kéo một vùng chọn tùy ý quanh vùng ảnh mình cần chọn sao cho điểm cuối cùng trùng điểm đầu tiên để tạo nên một vùng chọn khép kín. Hình 1.18. Thanh Menu của phần mềm Photoshop - Công cụ Polygon lasso : Nối các đoạn thẳng để tạo nên một vùng chọn. Công cụ này thường được dùng để tạo vùng chọn hình đa giác. Click từng điểm để tạo nên các đoạn thẳng liên kết, có thể dể dàng chọn các đường gấp khúc khác.Để kết thúc vùng chọn nhấp vào điểm cuối cùng đặt trùng vào điểm click đầu tiên. Hình 1.19. Công cụ Polygon lasso 13
- - Công cụ Magnetic Lasso : Công cụ tạo biên vùng ảnh. Công cụ này có tính chất bắt dính (Snap) vào biên của phần ảnh dựa vào vùng đồng màu tương tự, nói một cách khác công cụ này cho phép chọn sát vào mép của vùng hình cần chọn. 1.5.3 Công cụ Magic Wand - Công cụ Magic Wand: cho chọn một phần ảnh dựa trên độ tương đồng về màu sắc của các pixel kề nhau. Thanh tuỳ chọn của công cụ Magic Wand cho phép thay đổi tính năng của công cụ. Ví dụ như thay đổi Tolerance cho biết có bao nhiêu tone màu sẽ đươc chọn khi click vào một vùng ảnh nào đó. Giá trị mặt định là 32 (32 tone màu sáng xấp xỉ nhau và 32 tone màu đậm tương tự nhau được chọn). 1.5.4 Công cụ Crop Công cụ Crop: Dùng để xén những phần ảnh không cần thiết. Chọn vùng ảnh muốn giữ lại, (người học còn có thể xoay hoặc thu phóng vùng ảnh chọn muốn giữ lại). Nhấn Enter. 1.5.5 Các thao tác xoay ảnh - Mở phần mềm Photoshop vào menu Image lựa chọn làn lượt theo 3 bước: Hình 1.20. Bộ công cụ xoay ảnh * Sau đó tại bước 3 ta sẽ có các lựa chọn sau: - 180 : Quay hình 180 độ - 90 CW: Xoay hình 90 độ theo chiều kim đồng hồ - 90 CCW: Xoay hình 90 độ ngược chiều kim đồng hồ - Arbitrary... : Xoay hình tùy ý bao nhiêu độ ngược hay theo chiều kim đồng hồ sau khi người học nhập. - Flip Canvas Horizontal : Lật ảnh theo chiều ngang - Flip Canvas Vertical : Lật ảnh theo chiều dọc 14
- 1.5.6 Lệnh Free Transform Dùng để xoay, thay đổi kích thước ảnh, xô nghiêng, lật ảnh... - Tạo vùng chọn hoặc chọn lớp ảnh cần thao tác - [menu] Edit > Free Transform - Thao tác với các handle xung quanh ảnh để thực hiện chỉnh sửa ảnh - Nhấn Enter để kết thúc việc chỉnh sửa. Hình 1.21. Bộ công cụ Free Transform Menu Edit / Transform ( Ctrl+T) • Scale: Co giãn vùng ảnh chọn hoặc đối tượng ảnh trên layer • Skew: Làm nghiêng vùng chọn hoặc đối tượng ảnh trên layer. • Distort: Hiệu chỉnh biến đổi dạng hình ảnh. • Perspective: Thay đổi phối cảnh của vùng chọn. • Rotate: Xoay vùng ảnh hoặc đối tượng ảnh trên layer. • Number: Tính chính xác theo điểm ảnh. • Elip horizonta: Lật theo phương dọc. • Elip Vertical: Lật đối xứng theo phương ngang. 1.5.7 Các lệnh Transformm khác 1.5.7.1 Lệnh Free Transform(Ctrl+T) - Kích hoạt lớp định transform (ngoại trừ lớp Background) - Vào Edi t> Free Transform - Các thao tác tương tụ như thao tác Transform vùng chọn trong lệnh Transform bên dưới. 15
- 1.5.7.2 Các lệnh Transform khác - Bấm chọn lớpảnh hoặc vùng ảnh trên lớp cần hiệu chỉnh - Chọn Edit->Transform sẽ cho các lựa chọn hiệu chỉnh sau: Hình 1.22. Bộ công cụ Transform khác +Scale Phóng to, thu nhỏ ảnh chọn +Rotate Xoay vùng ảnh chọn +Skew Kéo xô ảnh +Distort Bóp méo ảnh +Perspective Bóp méo ảnh đối xứng +Numeric Hiệu chỉnh kích cỡ và xoay ảnh bằng giá trị thực (nhập vào giá trị phóng to, thu nhỏ hoặc góc xoay ảnh) +Rotate 1800 Xoay ảnh chọn 1800 +Rotate 900CW Xoay ảnh 900 ngược chiều kim đồng hồ + Rotate 900 CCW Xoay ảnh 900 xuôi chiều kim đồng hồ +Flip Horizontal Lật ảnh theo chiều ngang +Flip Vertical Lật ảnh theo chiều dọc. THỰC HÀNH Thực hành làm quen thao tác mở file ảnh mới, mở file ảnh đã có. Phân biệt vị trí giao diện chương trình và vùng làm việc.Các thao tác di chuyển và phóng ảnh. Các lệnh thu - phóng ảnh . Lệnh cuộn ảnh (Pan). Các công cụ thường dùng .Cách hiện/ẩn các thanh công cụ. Các thao tác xoay ảnh trong photoshop. 16
- Bài 2 Các thao tác trên vùng chọn 2.1 Lệnh thao tác vùng chọn: 2.1.1 Vẽ thêm vùng chọn: Nhấn giữ shift drag mouse để thêm một vùng chọn lựa. 2.1.2 Loại trừ bớt vùng chọn: Nhấn giữ Alt drag mouse vào vùng chọn có sẵn để trừ bớt vùng chọn đang lựa. 2.1.3 Giữ lại phần giao nhau của hai vùng chọn Chọn nút lệnh Intersect with selection trên thanh tùy chọn công cụ 2.1.4 Lệnh Select All: Vào menu Select \All (Ctrl+A) dùng để tạo vùng chọn bao kín toàn bộ hình ảnh. Hình 2.1. Bộ công cụ Select 2.1.5 Lệnh đảo ngược Vào menu Select\ Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn. 2.1.6 Lệnh huỷ chọn Để hủy vùng đã chọn vào menu Select /Deselect hoặc bấm phím tắt(Ctrl+D). 2.1.7 Lệnh Reselect Vào menu Select\ Reselect (Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn đã hủy. 2.1.8 Sao chép - Chọn vùng ảnh bằng công cụ chọn bất kỳ. Chọn công cụ Move, đặt trỏ vào giữa vùng chọn và drag mouse sang cửa sổ đang mở một file khác (file đã được mở sẵn đang nằm trên vị trí màn hình khi drag ảnh ) Đến khi con trỏ xuất hiện là dấu mũi tên kèm theo hình dấu (+) cho người học biết là vùng ảnh chọn đã được copy sang, người học mới thả chuột. 17
- - Có thể copy vùng ảnh chọn sang file khác bằng lệnh Copy, Copy Merge bằng cách sử dụng menu Edit\Copy hoặc Copy Merge + Lệnh Copy: Dùng để sao chép vùng chọn trên Layer hoặc Background hiện hành. + Lệnh Copy Merged: Sao chép vùng chọn trên tất cả các Layer đang hiển thị. 2.1.9 Dán những điểm ảnh đã được sao chép Có thể paste vùng ảnh vào vị trí cần chọnbằng lệnh: Paste, Paste Into bằng cách sử dụng menu Edit\ Paste hoặc Paste Into. + Lệnh Paste: Dán giữ liệu đã được Cut hoặc Copy sang vị trí khác của file ảnh hoặc sang file khác để tạo nên một Layer mới. + Lệnh Paste Into: Dán dữ liệu đã được cắt hoặc sao chép vào bên trong một vùng chọn khác trong file ảnh. 2.1.10 Chọn toàn bộ các điểm ảnh trên 1 layer Để chọn lựa tất cả các điểm ảnh pixel không trong suốt trên một layer giữ phím Control (Windows) rồi click trên layer đó trong bảng Layers Palette. Lưu ý là điều này ngược lại so với việc sử dụng “Select All” là chọn lựa toàn bộ layer. 2.1.11 Xoá toàn bộ điểm ảnh trên vùng chọn: Để xóa toàn bộ điểm ảnh trong vùng chọn, ta chỉ việc nhấn phím Delete. 2.2 Tô màu cho đối tượng: Tô màu cho đối tượng bằng công cụ PEN TOOL B1: Đầu tiên mở 1 tấm hình người học muốn tô màu B2: Click chọn công cụ PEN TOOL (P), sau đó chọn quanh đối tượng B3: Chọn Subtract from... trên thanh công cụ. B4: Sau khi cắt xong người học nhấn Ctrl + click chuột trái vào shape 1, tiếp theo người học tạo 1 layer mới có tên là layer 2 B5: Chọn công cụ Paint Bucket Tool (G) để tô màu cho đối tượng, sau khi tô màu xong người học người học click bỏ layer shape 1. 2.2.1 Lệnh tô màu tiền cảnh: Tô vùng chọn với màu của Foreground color: Nhấn phím Alt + Delete Hình 2.2. Công cụ chọn màu 18
- 2.2.2 Lệnh tô màu hậu cảnh Tô vùng chọn với màu của Background color: Nhấn phím Ctrl + Delete 2.3 Tô màu cho đối tượng 2.3.1 Lệnh tô màu tiền cảnh Tô bằng màu Foreground 2.3.2 Lệnh tô màu hậu cảnh Tô bằng màu Background 2.4 Lệnh Fill Fill là chức năng cho phép chúng ta tô màu đồng nhất cho một vùng chọn trên ảnh hay toàn bộ lớp được chọn. - Chọn menu Edit, chọn Fill. - Hộp thọai xuất hiện. Hình 2.3. Công cụ Fill - Xác lập các thuộc tính: Use: Cách thức chọn màu tô. Mode: Chế độ hoà trộn màu. Opacity: Tỷ lệ mờ đục. Preserve Trasparency: Chỉ khả dụng với lớp bình thường và không bị khoá điểm ảnh trong suốt. Nếu đánh dấu chức năng này thì sẽ bảo toàn các điểm ảnh trong suốt. 2.5 Lệnh Stroke - Lệnh stroke cho phép chúng ta vẽ phác theo biên của vùng chọn. - Cách thực hiện: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa 3D
88 p | 267 | 43
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ bằng phần mềm photoshop - Trường Cao đẳng Lào Cai
87 p | 98 | 27
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa 2D (Ngành: Thiết kết và quản lý website-Trung cấp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
130 p | 133 | 22
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa quảng cáo và in ấn (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
82 p | 52 | 16
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
65 p | 74 | 14
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng CorelDRAW - Trường Trung cấp Tháp Mười
89 p | 23 | 13
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ và xử lý ảnh (Nghề: Công nghệ thông tin - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
63 p | 51 | 11
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ Corel Draw (Nghề: Tin học văn phòng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
138 p | 24 | 11
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
117 p | 48 | 10
-
Giáo trình Thiết kế đồ hoạ bằng Corel Darw (Nghề: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
56 p | 15 | 8
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng phần mềm Adobe Illustrator (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 14 | 7
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bitmap (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
75 p | 58 | 7
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa bằng phần mềm CorelDraw 12 - Trường Cao đẳng Lào Cai
71 p | 44 | 7
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa hình ảnh 3D bằng phần mềm SketchUp (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
69 p | 16 | 6
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa hình ảnh 2D bằng phần mềm AutoCAD (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
107 p | 9 | 5
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
95 p | 11 | 4
-
Giáo trình Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
62 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn