intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tổng quan về đồ họa; các loại hình đồ họa; thiết kế một số sản phẩm đồ họa;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thiết kế đồ họa cơ bản (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CƠ BẢN NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác đồng thời đồ họa là nền tảng của thiết kế đồ họa sau này. Riêng ở Việt Nam, hiện nay đồ họa đang là một khái niệm mang tính tướng đối, bởi lĩnh vực này chia thành nhiều nghệ thuật khác nhau như tờ rơi, logo, biển quảng cáo, tranh cổ động… Nó được xem là giải pháp về mặt hình ảnh cho các chiến lược truyền thông và là một dạng thiết kế sử dụng yếu tố hình ảnh để tạo nên tính thông điệp cho sản phẩm. Có thể nói, đồ họa là một lĩnh vực rộng lớn, có rất nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu, học tập và giảng dạy. Giáo trình “Thiết kế Đồ họa cơ bản” sẽ trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về đồ họa, khả năng nhận biết các tác phẩm đồ họa từ truyền thống đến hiện đại, giúp người học bước đầu hiểu và nắm được thông tin của một số sản phẩm đồ họa, làm nền tảng cho các môn học tiếp theo. Giáo trình được dùng cho trình độ Cao đẳng ngành thiết kế đồ họa, cấu trúc Giáo trình bao gồm: Chương 1: Tổng quan về đồ họa: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về Đồ Họa và lịch sử Đồ Họa thế giới và Việt Nam qua các thời kỳ. Chương 2: Các loại hình đồ họa: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về đặc điểm các loại hình Đồ Họa Chương 3: Thiết kế một số sản phẩm đồ họa: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nguyên tắc khi thiết kế đồ họa chữ, card visit, các bước để tạo ra một sản phẩm đồ họa thủ công. Giáo trình được viết lần thứ hai đã được chỉnh và bổ sung để phù hợp với chương trình đào tạo và đối tượng người học. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên bộ môn Kiến Trúc Cơ Sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình rà soát, chỉnh sửa biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! 3
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỌA.................................................................................4 1.1. Khái niệm về đồ họa ................................................................................... 6 1.2. Lịch sử đồ họa ............................................................................................. 8 1.2.1. Giai đoạn phôi thai ............................................................................... 8 1.2.2. Giai đoạn định hình và phát triển (từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nửa đầu thế kỷ XX) .................................................................................... 12 1.2.3. Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay) ..... 22 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH ĐỒ HOẠ ............................................................................. 25 2.1. Đồ hoạ độc lập ........................................................................................... 25 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 25 2.1.2. Đặc điểm .............................................................................................. 25 2.2. Đồ hoạ in ấn ............................................................................................... 26 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 26 2.2.2. Đặc điểm .............................................................................................. 26 2.3. Đồ hoạ máy tính ........................................................................................ 31 2.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 31 2.3.2. Đặc điểm .............................................................................................. 31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM THIẾT KẾ ĐỒ HỌA ........................................... 42 3.1. Thiết kế đồ họa Chữ ................................................................................. 42 3.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 43 3.1.2. Quy tắc sử dụng chữ ........................................................................... 44 3.1.3. Thực hành ........................................................................................... 48 3.2. Card visit ................................................................................................... 48 3.2.1. Khái niệm card visit ............................................................................ 47 3.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế card visit........................................ 47 3.2.2.1. Hình dáng và kích thước của card visit ........................................ 47 3.2.2.2. Cách trình bày thông tin ............................................................... 49 3.2.2.3. Màu sắc ......................................................................................... 52 3.2.2.4. Cách chọn Font chữ khi thiết kế ................................................... 54 3.2.2.5. Chọn giấy in .................................................................................. 54 3.2.3. Thực hành sao chép card visit ............................................................ 55 3.2.3.1. Dựng hình ..................................................................................... 55 4
  5. 3.2.3.2. Tô màu (nếu card visit có màu) .....................................................56 3.2.3.3. Hoàn thành card visit ....................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 62 5
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỌA Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, lịch sử đồ họa. 1.1. Khái niệm về đồ họa Đồ họa là ngành cơ sở, là nền tảng của ngành Thiết kế đồ họa. Đồ họa là hình thức nghệ thuật tạo hình lên các bề mặt hai chiều như tường, đá, vải, giấy, gỗ… phần lớn là trên giấy, với mục đích để thông báo, quảng cáo, truyền thông tin tới mọi người thông qua con đường thị giác. Từ thuở sơ khai, con người đã làm quen với ngôn ngữ giao tiếp bằng ký hiệu. Đó là những hình khắc trên đá mô tả những chuyến đi săn hay xâm chiếm đất đai giữa các bộ lạc. Lịch sử hình thành ngôn ngữ giao tiếp có từ rất lâu và khá đa dạng. Có thể kể ra ở đây như chữ tượng hình của người Ai cập cổ đại, chữ viết tay của người Trung Quốc hay những bản thảo của người trung cổ. [6] [9] Hình 1 - 1. Các hình vẽ và chữ tượng hình được khắc trên đá ở Kim tự tháp. Một số dạng khác của đồ họa có thể dễ bắt gặp như: tranh khắc trên kẽm, trên đá, trên gỗ, đồng … Hình 1 – 2. Hình khắc trên vách măng đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) 6
  7. Hình 1 – 3. Hình khắc trên vách măng đá hang Đồng Nội (Lạc Thủy, Hòa Bình) được vẽ lại. Hình 1 - 4. Hình khắc trên vách hang Thượng Phú (Quảng Bình) Hình 1 - 5. Một số bức tranh Đông Hồ trên giấy gió. Ngày nay với công nghệ hiện đại ngoài việc chạm khắc bằng tay người ta có thể làm trên máy tính. Cũng chính vì điều này mà các phần mềm đồ họa ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. 7
  8. Hình 1 - 6. Những bức tranh Ai Cập cổ Như vậy, đồ họa chính là việc thể hiện một tác phẩm lên bề mặt một chất liệu nào đó theo nhiều hình thức khác nhau như chạm khắc, vẽ, hoặc in ấn nhằm truyền tải thông điệp tới người xem thông qua con đường thị giác. Nó mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích quảng cáo, trang trí, làm đẹp và phục vụ con người. 1.2. Lịch sử đồ họa 1.2.1. Giai đoạn phôi thai Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của ngành đồ họa, chữ viết (văn tự) và in ấn là hai yếu tố quan trọng, mỗi giai đoạn lại có những phát minh mới thay thế cho các phát minh cũ. Đó là lý do mà phái Constructivism cho rằng “Không có biên giới giữa nghệ thuật hàn lâm và đồ họa tạo hình”. [9] Danh từ Đồ họa (Graphic Art) được xem là có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Graphos hay Graphique (Graphein) có nghĩa là viết [9]; tuy nhiên, trước khi có văn tự, con người đã truyền thông tin bằng phương thức nào? - Giao tiếp bằng hình ảnh Lịch sử đồ họa đã có một quá trình lịch sử lâu dài và thú vị với khởi đầu là những con chữ và hình ảnh. Có thể nói những dấu hiệu đầu tiên của đồ họa giai đoạn này chính là việc giao tiếp bằng hình ảnh. Đồ họa đã có từ xưa, khi con người tự tìm cho mình những hình thức biểu hiện qua thị giác để dẫn dắt đến một ý nghĩa nào đó, dần dần tạo nên kinh nghiệm quen thuộc bằng hình ảnh. Từ những hình ảnh đó đã tạo nên các tín hiệu để con người truyền thông tin cho nhau. Hình 1 - 7. Hình ảnh và chữ Hy Lạp cổ được chạm khắc trên đá 8
  9. Đi ngược lại dòng lịch sử, từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng các hình ảnh được vẽ lên hang đá nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống săn bắt, hái lượm hay đề phòng thú dữ,… [9] Hình 1 - 8. Bức tranh trong hang động Magura Cave, một trong những hang động lớn nhất tại Bulgaria Tranh hang động thời kỳ này chủ yếu mô tả các loài động vật (ngựa, bò, nai), hoạt động săn bắt và các sinh hoạt cộng đồng của con người. Những bức tranh này không những có giá trị về mặt thời gian mà chúng còn có sức hấp dẫn về thẩm mỹ. Những hình ảnh được chắt lọc và khắc họa một cách giảu cảm xúc những cũng đầy bí ẩn về một thế giới đã từng được tồn tại hàng ngàn năm. Hình 1 - 9 .“The great hall of the Bulls”(được coi là một trong những bức tranh động vật lớn nhất được phát hiện cho đến nay) 9
  10. Bên cạnh các hình vẽ in trên vách đá, trên mặt đất; còn nhiều biểu hiện khác như các tín hiệu bằng tay và các dấu hiệu khắc trên đá, trên gốm v.v Những thứ đó được xem như một phương tiện truyền thông mang ý nghĩa trừu tượng, được xem là phuơng tiện nguyên thuỷ, bình dị để con người truyền thông tin với nhau. [6] Hình 1 - 10. Hình ảnh trên vách Tadrart Acacus. (một dãy núi ở sa mạc Sahara) Ngoài ra, có thể nói quảng cáo ngoài trời là lĩnh vực quảng cáo hình thành sớm nhất trong lịch sử, đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước đây, và gắn liền với sự ra đời của nghệ thuật từ khi chúng ta còn sống trong hang động và biết vẽ các hình ảnh lên những bức tường đá. Có một điều rất thú vị, rằng người Ai Cập cổ đại chính là “ông tổ” của những tấm biển bảng to đẹp, văn minh như ngày nay. Người Ai Cập cổ đại đã khắc những hình ảnh, ký hiệu lên đá và đặt tại những khu vực đông người qua lại để phổ biến luật và quy định của đất nước đến dân chúng Hình 1 - 11. Hình ảnh khắc trên đá của người Ai Cập Như vậy, có thể nói rằng các hình ảnh xuất hiện trên các phiến đá chính là hình thức cổ xưa và sơ khai nhất của bảng biển quảng cáo ngoài trời. 10
  11. - Sự khởi đầu của ngôn ngữ hình ảnh Sự phát triển tiếp theo của ngành đồ họa được thể hiện qua bảng chữ cái. Người Sumer đã phát minh ra chữ viết từ 3300 đến 3000 năm trước công nguyên. Dù ngôn ngữ này rất khó đọc và còn khá sơ khai nhưng nó chính là những bước khởi đầu cho chữ cái về sau. Những chữ cái đầu tiên được gọi là chữ tượng hình hay chữ hình nêm vì có hình dạng khá giống với những đối tượng được miêu tả [6] Hình 1 - 12. Ngôn ngữ viết của người Summer Hệ thống chữ tượng hình của người Ai Cập cổ đại không sử dụng các hình vẽ trừu tượng mà nó được xây dựng dựa trên những sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể trong thế giới vật chất xung quanh. Các ký tự rõ ràng và đầy đủ nhất miêu tả con người và các bộ phận trên cơ thể người. Một số hình vẽ khác cũng được sử dụng phổ biến là động vật, chim, công cụ, vũ khí, đồ trang sức,… Hình 1 – 13. Chữ viết kết hợp với hình vẽ có thể được xem là tiền thân của ngành thiết kế logo giống như quan niệm của con người ngày nay Những tín hiệu, biểu tượng, chữ viết của phương Đông cũng đã hình thành từ những buổi đầu, vào thời kỳ bình minh của loài người. Đã hơn 4.000 năm, kể từ khi ông Phục Hy vẽ ra những dấu ấn tượng hình của trời, đất, mây, núi, lửa, gió, (Tám 11
  12. quẻ, được khắc trên mu rùa v.v) [9]. Chữ viết cũng đã hình thành và phổ cập sau đó… Tuy nhiên, các vết tích còn lại mà chúng ta tìm thấy được qua những công trình khai quật, nhiều hơn hết là thời Ðông Chu (1100 ÷ 770 trước Công nguyên) đến thời Khổng Tử thì cực thịnh. Mãi đến năm 120 vào thời nhà Hán, có một vị quan tên là Xu Shen đã tổng hợp được gồm 9353 chữ. Vị này cho rằng kể từ thời Tam Hoàng, Ngũ Ðế, khởi thuỷ của văn tự đã thay đổi. Cho đến thời nhà Thanh, vua Khang Hy đã cho soạn bộ Hán tự với 40.000 chữ, tuy nhiên trong văn chương chỉ có 6000 chữ, số còn lại là những cổ ngữ phức tạp dùng vào thời Lão Tử, do đó ít dùng trong sinh hoạt hiện tại. Nói như thế, bản văn ngày nay mà người phương Đông dùng có lẽ là một bản chữ Hán đã dịch lại từ một bản chữ Hán cổ của Lão Tử. Ở phương Tây, bên những giao lưu, tiếp cận của một xã hội tổ chức cao, bắt buộc phải tạo nên một hệ thống thông tin, để rồi người Hy Lạp, La Mã, sau đến Ai Cập… đã có văn tự, những con chữ bao gồm 26 chữ cái, được kết hợp lại tạo thành một phương tiện thông tin đại chúng, sau cùng đưa đến một kỷ nguyên hoàn chỉnh của văn tự, mở đầu cho nền văn chương Kinh Thánh qua ngôn ngữ La Tinh gọi là “Logos” hay lời phán”Parole”.[9] Sau đó, văn minh nhân loại bước sang một trang mới với sự ra đời của chữ La tinh, chính là hệ thống chữ mà chúng ta vẫn dùng cho đến ngày nay 1.2.2. Giai đoạn định hình và phát triển (từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nửa đầu thế kỷ XX) Từ thế kỷ XV, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in kẽm) đã tạo ra nguồn sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu. Trong điều kiện như vậy, các họa sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là kinh thánh v.v… Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer thành lập đã tạo được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu. [6] Khi kỹ thuật làm giấy được du nhập từ phương Đông và nghề in mộc bản (Woodblock Print) ra đời từ 1370, đã làm cho việc truyền thông tin được cách mạng hóa hoàn toàn để đi vào đại chúng, tạo nên sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân. Những quyển kinh, truyện, sách được in làm nhiều ấn bản để tiêu thụ rộng rãi Hình 1 - 14. In mộc bản 12
  13. Ở thế kỷ này, đa số các bản in đều mô phỏng theo bản viết tay, đó là giai đoạn đầu giữa thế kỷ XV (từ 1400 ÷ 1450), có rất nhiều bản in được thực hiện. Hình 1 - 15. Cuốn sách in tiền đề của Kinh Kim Cương từ thời Đường, Trung Quốc, năm 868 [6] Trung bình, số lượng ấn loát được thực hiện ở giai đoạn này từ 200 bản đến 1.000 bản, con số này khá cao ở giai đoạn đó. Đến cuối thế kỷ XV, thị trường in ở Châu Âu đã phát triển sâu rộng, điển hình là Đức, Ý… đã tạo nên một cơn sốt tại đây (Ví dụ: xưởng in thời sự ở Nurember, Đức) Hình 1 – 16. Hình Bản viết tay và bản in Kinh Thánh của GUTENBERG thế kỷ XV. Năm 1456, Gutenberg đã in quyển Thánh Kinh gồm 42 dòng (tuy vẫn bị lỗi 03 chữ sau khi in) cùng với 200 ấn bản, bằng kỹ thuật in xếp chữ (Typography) [9]. Về mặt kỹ thuật, in ứng dụng thời đó coi như thành công, nhưng chi phí lại rất khó khăn, khiến ông trở thành con nợ của ngân hàng và không hề hoàn lại được vốn đã bỏ ra. Gutenberg mất năm 1468, kỹ thuật in Typography của ông đã bành trướng sang toàn Châu Âu sau đó. Đến thế kỷ XIIX phương pháp ăn mòn hóa học được áp 13
  14. dụng, cho đến năm 1798, phương pháp in offset ra đời tạo đà cho ngành in phát triển hơn nữa vào giai đoạn sau, mà điển hình là in lưới áp dụng trong công nghiệp dệt (thế kỷ XIX), in tự động bằng máy (thế kỷ XX). Đặc biệt, khi giấy in được sản xuất để phục vụ cho ngành in thì kỹ thuật in phát triển mạnh, nhất là sau năm 1950 do phát minh ra việc phục chế màu từ 03 màu cơ bản: Cyan, Magenta và Yellow. Năm 1922, William Addison Dwiggins, một nhà thiết kế phông chữ, người thực hành thư pháp phương Tây, và nhà thiết kế sách người Mỹ, đặt ra khái niệm “thiết kế đồ họa” (graphic design) để mô tả công việc của một cá nhân mang lại trật tự cấu trúc và hình dạng thị giác cho các loại sản phẩm truyền thông dạng in ấn. Thuật ngữ “Graphic design” cũng chính thức ra đời từ đó để chỉ một nghề nghiệp có tính chuyên nghiệp, nghề Thiết kế đồ họa. Hình 1 – 17. Thiết kế bìa sách của William Addison Dwiggins. Hình 1 – 18. William Addíon Dwiddins 14
  15. Giữa thế kỷ XV, sự ra đời của công nghệ in ấn ở Châu Âu cùng với nhu cầu truyền tải thông tin mạnh mẽ của con người đã cho ra đời của các thiết kế cho in ấn. Tại Đức, các nhà in đã tạo ra sách minh họa. Đây được xem là bước tiến quan trọng của ngành thiết kế đồ họa, không chỉ thỏa mãn cho nhu cầu thông tin giao tiếp và tự nó còn phát triển những phương cách thể hiện mới. Hình 1 – 19. Phát minh in ấn, ẩn danh, thiết kế bởi Stradanus, bộ sưu tập Bảo tàng Plantin-Moretus [13] Hình 1 – 20. Julian Gutenberg và mô hình máy in do ông sáng chế. Năm 1760 cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, làm tiền đề cho sự phát triển của ngành đồ họa. Cách mạng công nghiệp trong thế kỷ XIX tạo ra nhu cầu quảng cáo và hai cuộc Thế chiến trong thế kỷ XX tạo ra nhu cầu tuyên truyền. Tất cả làm tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành đồ họa và thiết kế đồ họa sau này. 15
  16. Hình 1 – 21. Tranh của Irakli Toidze Hình 1 – 22. Tấm poster kêu gọi nhập ngũ năm 1941 trong chiến tranh thế giới thứ hai Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, giai đoạn từ khoảng năm 1760 đến năm 1840, những công nghệ mới đã được ra mắt để tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất, nổi bật phải kể đến là kỹ thuật in thạch bản. In thạch bản giai đoạn này chủ yếu được sử dụng để in poster. Hình 1 – 23. In thạch bản Hình 1 – 24. Một bức tranh in thạch bản từ 1835 với mực cam, lục lam và đen 16
  17. Hình 1 – 25. Poster in thạch bản Hình 1 – 26. Poster quảng cáo thuốc chính thức cho vở Chaplin Revue lá Pelican của Yray năm 1930 Pháp của Leo Kauoer nằm 1959 Mỹ Năm 1869 công ty quảng cáo đầu tiên ra đời: công ty N.W.Ayer & Son được thành lập tại Philadenphia. Một loạt các trào lưu đồ hoạ ra đời. Các trào lưu này có ảnh hưởng khá nhiều đến các xu hướng thiết kế đồ họa hiện nay [6] • Trào lưu Art Nouveau Phát triển mạnh mẽ ở Tây Âu và Hoa Kỳ từ những năm 1880 cho đến chiến tranh thế giới thứ nhất. Đặc điểm khác biệt của trào lưu này là việc sử dụng các đường thẳng tự nhiên, bất đối xứng thay vì các hình khối đồng nhất, chắc chắn. [6] 17
  18. Hình 1 – 27. Tác phẩm nghệ thuật theo trường phái của Alphonse Mucha, được sử dụng để quảng cáo cho hãng in F.Champenois Bauhaus [6] • Trào lưu Bauhaus Nghệ thuật Bauhaus sử dụng các hình tam giác, hình vuông và hình tròn – để gợi tâm lý đưa mọi thứ trở lại những điều cơ bản. Mặc dù Bauhaus chỉ tồn tại ngắn ngủi trong 14 năm nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại ngày nay. [6] Hình 1 – 28. Áp phích thiết kế theo nghệ thuật Bauhaus vào năm 1923 • Trào lưu Art Deco Bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930.Art deco sử dụng các hình dạng hình học đơn giản để trang trí, cách điệu. [6] 18
  19. Hình 1 – 29. Một số áp phích theo trào lưu Art Deco Hình 1 – 30. Áp phích Chicago World’s Hình 1 – 31. Quảng cáo Rượu khai vị Fair của Weimer Pursell vào năm 1933 Pivolo của A.M. Cassandre năm 1924 • Trào lưu Swiss Styless Swiss Style thường được gọi là Phong cách Typographic quốc tế hay Phong cách quốc tế. Phong cách này bắt nguồn từ Thụy Sĩ trong những năm 1940 và 1950. Swiss style là cơ sở của sự phát triển thiết kế đồ họa giữa thế kỷ XX, được xây dựng dựa trên cách tiếp cận của nghệ thuật Bauhaus. Một đóng góp quan trọng từ trào lưu thiết kế này là việc họ sử dụng lưới (một yếu tố quan trọng trong thiết kế giao diện người dùng ngày nay) để sắp xếp thành các yếu tố trong thiết kế. Trào lưu Swiss Styless mang tính chất tối giản. Một phong cách thiết kế đã có sự trở lại trong xây dựng thương hiệu, thiết kế giao diện người dùng và bao bì những năm gần đây. Đồng 19
  20. thời, xu hướng này cũng truyền cảm hứng đến các công ty có ảnh hưởng như Apple và Google – những thương hiệu ưu tiên trải nghiệm đơn giản và gọn gàng. [6] Hình 1 – 32. Một số tác phẩm minh họa cho phong cách Thụy Sĩ (Swiss Style) Hình 1 – 33. Một số tác phẩm minh họa cho phong cách Thụy Sĩ (Swiss Style) • Trào lưu Pop Art (Nghệ thuật đại chúng) Tôn vinh văn hóa đại chúng, nâng tầm các đối tượng bình thường thành các biểu tượng. Pop Art thường lấy cảm hứng từ các bộ phim Hollywood, truyện tranh, nhạc pop để làm áp phích quảng cáo. [6] 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2