Giáo trình Thực hành hình phát triển (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download
(NB) Giáo trình Thực hành hình phát triển với mục tiêu giúp các bạn có thể vận hành sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm. Thiết bị hàn, cắt; Tạo được ống khủy 2 nấc, 4 nấc, mối ghép chữ T, mối ghép hình chữ nhật, hình nón bằng phương pháp cắt bằng ngọn lửa khí cháy với oxy, cắt plmas. Đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; Gá lắp, hàn được ống khủy 2 nấc, 4 nấc, mối ghép chữ T, mối ghép hình chữ nhật, hình nón theo bản vẽ đúng trình tự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành hình phát triển (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI VŨ TRUNG THƯỞNG (Chủ biên) LÊ TRỌNG HÙNG – NGUYỄN VĂN KHANH GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH HÌNH PHÁT TRIỂN Nghề: Hàn Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
- LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, dạy nghề lắp ráp đường ống để phục vụ cho công nhân làm việc tốt ở các công trình trọng điểm trên phạm vi toàn quốc ngày một tăng đặc biệt là công việc lắp giáp trong ngành dầu khí, đường ống nước, dầu, khí… . Giáo trình hướng dẫn đảm bảo tính khoa học, hệ thống, ổn định và phù hợp với thực tế thị trường lao động nước ta thì còn hạn chế. Trước nhu cầu đó, Trường cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội đã đăng ký biên soạn giáo trình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nâng cao cho học sinh, sinh viên. Cuốn sách đưa ra các vấn đề rất cụ thể để thực hiện một cách có hiệu quả về công nghệ khai triển lắp ghép đường ống. Nội dung trong giáo trình đưa ra nhiều bài học thiết thực, bổ ích với các hình ảnh minh hoạ cụ thể, dễ hiểu. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày … tháng 09 năm 2019 Chủ biên 1
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 4 Bài 1: Tạo ống khửu 2 nấc .............................................................................. 6 1.1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ ....................................................................... 6 1.2 Tạo bản vẽ, vạch mẫu ............................................................................. 6 1.3 Chấm dấu ................................................................................................ 8 1.4 Vạch dấu.................................................................................................. 8 1.5 Cắt ......................................................................................................... 10 1.6 Lắp ráp và hàn đính ............................................................................... 11 1.7 Hàn ........................................................................................................ 12 1.8 Kiểm tra sản phẩm ................................................................................ 12 1.9 Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng ............................................................... 12 1.10 Hàn đính và lắp ráp ............................................................................. 12 1.11 Kiểm tra sản phẩm .............................................................................. 13 1.12 Dọn dẹp và vệ sinh công nghiệp ......................................................... 13 Bài 2: Tạo ống khửu 4 nấc............................................................................ 15 2.1 Khai triển bản vẽ ................................................................................... 15 2.2 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ ..................................................................... 16 2.3 Vật liệu .................................................................................................. 17 2.4 Vạch dấu................................................................................................ 19 2.5 Cắt ......................................................................................................... 19 2.6 Tạo hình và chế tạo. .............................................................................. 20 2.7 Lắp ráp và hàn đính. .............................................................................. 20 2.8 Hàn ........................................................................................................ 20 2.9 Làm thẳng và gia công. ......................................................................... 20 2.10 Kiểm tra sản phẩm. ............................................................................. 20 2.11 Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng. ............................................................ 20 2
- 1 Khai triển ống tròn: .................................................................................. 21 1.2 Khai triển ống gãy khúc ........................................................................ 22 1.3 Khai triển ống chữ T: ............................................................................ 23 1.4 Khai triển ống gắn xiên vào nhau ......................................................... 27 1.5 Ứng dụng các sản phẩm dân dụng: ....................................................... 36 Bài 3: Tạo mối ghép chữ t............................................................................. 40 3.1 Chuẩn bị ................................................................................................ 40 3.2 Kiến thức liên quan ............................................................................... 40 3.3 Các bước thực hiện ............................................................................... 42 3.4 Kiểm tra sản phẩm. ............................................................................... 43 3.5 Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng. .............................................................. 43 Bài 4: Tạo ống hình chữ nhật ....................................................................... 51 4.1 Chuẩn bị: Thiết bị, dụng cụ vật tư ........................................................ 51 4.2 Bản vẽ.................................................................................................... 52 4.3 Kiến thức có liên quan .......................................................................... 52 4.4 Các bước thực hiện ............................................................................... 54 4.5 Bài tập: .................................................................................................. 59 Bài 5: Tạo hình nón cụt lệch tâm ................................................................. 62 5.1 Chuẩn bị: Thiết bị, dụng cụ vật tư ........................................................ 62 5.2 Kiến thức có liên quan .......................................................................... 63 5.3 Các bước thực hiện ............................................................................... 63 5.4 Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng. .............................................................. 65 5.5 Bài tập: .................................................................................................. 66 Tài kiệu tham khảo ........................................................................................... 72 3
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực hành hình phát triển Mã số mô đun: MĐ24 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ,Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 39giờ; Kiểm tra: 6 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí học sau khi đã học xong các môn học, mô đun từ 07đến 24. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Hiểu được các bản vẽ hình học; + Có khả tính toán, thiết kế, chế tạo được mối ghép dạng góc, chữ T, hình chữ nhật… - Kỹ năng: + Vận hành sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo kiểm. Thiết bị hàn, cắt + Tạo được ống khủy 2 nấc, 4 nấc, mối ghép chữ T, mối ghép hình chữ nhật, hình nón bằng phương pháp cắt bằng ngọn lửa khí cháy với oxy, cắt plmas. Đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; + Gá lắp, hàn được ống khủy 2 nấc, 4 nấc, mối ghép chữ T, mối ghép hình chữ nhật, hình nón theo bản vẽ đúng trình tự . Đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; + Kiểm tra và đánh giá được chất lượng mối ghép; + Xác định được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khác phục; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp; + Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập; + Thực hiện tốt các công việc của người thợ lắp ráp đường ống tại các cơ sở lắp ráp đường ống trong nước và nước ngoài. III. Nội dung mô đun: 4
- 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành/thực tra tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 1 Tạo ống khủy 2 nấc 10 3 6 1 2 Tạo ống khủy 4 nấc 15 4 10 1 3 Tạo mối ghép chữ T 15 4 10 1 4 Tạo ống hình chữ nhật 10 3 6 1 5 Tạo hình nón cụt lệch tâm 8 1 7 6 Kiểm tra kết thúc Mô đun 2 2 Cộng 60 15 39 6 2. Nội dung chi tiết: 5
- Bài 1: Tạo ống khửu 2 nấc I. Mục tiêu của bài - Biết được các phương pháp khai triển, vạch dấu; - Thực hiện được công việc vạch dấu, cắt, gá, hàn theo đúng trình tự. Đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; - Tạo góc cắt và có khả năng tạo bản vẽ vạch mẫu, thiết kế và vạch dấu. - Có khả năng tạo ống khuỷu 2 nấc một cách chính xác - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Vệ sinh công nghiệp. II. Nội dung bài 1.1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ - Máy hàn hơi - Máy cắt hơi - Bộ chia - Thước vuông - Thước thép - Mũi đột tâm - Băng vạch dấu - Búa - Giũa song song * Vật liệu - Ống thép40A~400 - Tấm thiết kếA1 - Que hàn hơiφ2.6 1.2 Tạo bản vẽ, vạch mẫu Hình1-1 Nấc ống khuỷu 6
- Hình1-1 Tính toán chiều dài ống khuỷu 2 nấc Áp dụng công thức sau cho việc tính toán chiều dài ống khuỷu 2 nấc Hình1-3 .Bản thiết kế chi tiết có mặt vát chéo 90o 7
- 1.3 Chấm dấu Hình1-4. Đột dấu lên ống thép 1.4 Vạch dấu (A) Chỉ cắt bản thiết kế các bộ phận cần thiết. (B) Dán các lá thiết kế lên các đường ống một cách chặt chẽ bằng một sợi dây cao su hoặc những thứ khác. (C) Cố định ống bằng cách sử dụng kẹp hoặc khuôn cố định. (D) Đột trong khoảng thời gian 10 ~ 20 [mm] dọc theo dòng thiết kế. (Hình 1-4) (E) Có khả năng sửa chữa các khoảng gốc và góc bằng cách đột vào điểm phần tư dài 5 ~ 6 [mm] vào bên trong từ các đường cắt trên bề mặt của ống (F) Khi đột xong, tách các lá thiết kế khỏi các đường ống và làm sạch các đường vẽ bằng cọ vẽ bảng đen dọc theo điểm đột. (Hình 1-5) Hình1-5 Vạch dấu lên ống thép 8
- Hình1-5 Chia chu vi của đường ống thành các phần bằng nhau Phương pháp vẽ các đường sử dụng vạch dấu - Tạo bản vẽ vạch mẫu. - Vẽ dòng phần tư lên vật liệu đã được chuẩn bị -. Việc chia ống thép có thể được thực hiện bằng các dải vạch dấu hoặc hình vuông như trong hình 1- 6 - Dịch chuyển các điểm vạch dấu chia các phần bằng nhau trên bản vẽ vạch mẫu. (Hình 1-7) - Đột bằng mũi đột dấu lên điểm vạch dấu vừa di chuyển trên bản vẽ vạch mẫu sao cho điểm vạch dấu không bị lệch. - Vẽ các dòng cắt chính xác bằng cách vạch dấu điểm giữa ống thép lên dải vạch dấu theo như các điểm đã được vẽ. - Kiểm tra các điểm vạch dấu và dán dải vạch dấu vào các điểm một cách chính xác. [Hình 1-8] - Vẽ đường cắt bằng cọ vẽ bảng đen lên dải vạch dấu Phương pháp vạch dấu sử dụng dải vạch dấu đường viền - Tính ra góc cắt α bằng phép tính - Vẽ đường trung tâm hoặc đường nhánh lên ống (Hình 1-9) - Điều chỉnh góc độ của thước đo góc 9
- - Dán các dải vạch dấu đường viền lên ống như trên hình 1-9. - Vẽ các đường cắt một cách tự nhiên sau khi kiểm tra xem các điểm trung tâm có nằm trên cùng một chỗ hay không - Vạch dấu lên phía đối diện như trong hình 1-9. Hình1-7 Điểm vạch dấu Hình1-8 Phương pháp vạch dấu Hình1-9 Phương pháp sử dụng dải vạch dấu đường viền 1.5 Cắt Bước 1:Điều chỉnh ngọn lửa để làm nung nóng, phun oxy áp suất cao và điều chỉnh lại ngọn lửa. Bước 2:Duy trì khoảng tâm ngọn lửa 1,5 ~ 2 (mm) từ cuối khung hình nón tới chỗ bề mặt. Bước 3:Xác định các đường cắt, có xem xét khoảng gốc dài tầm 2 ~ 3 [mm] và cắt với chiều của mũi hướng về phía trung tâm của ống, và sau đó thực hiện việc cắt hồi có góc xiên (Hình 1-10) 10
- Hình1-10 Cắt Tạo hình và chế tạo. Loại bỏ xỉ cắt bằng đục hoặc một bàn chải sắt. Xử lý bề mặt cắt bằng một máy mài hoặc dũa. Xử lý các chi tiết gia công cố định, và xem xét môi trường xung quanh khi sử dụng máy mài dạng đĩa Kiểm tra các góc cắt từng phần và tình trạng của các chi tiết gia công Hình1-11 Chuẩn bị hàn đính 1.6 Lắp ráp và hàn đính Chọn điểm hàn đính (Hình 1-12) Chọn điểm hàn đính sao cho có thể sửa đổi góc một cách dễ dàng. Chọn 3 đến 4 điểm hàn đính. Cố định ống lên các điểm cố định bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ, khuôn hoặc hộp cát. (Hình 1-11) 11
- Tạo kích cỡ chỗ hàn đính nhỏ hơn 10 mm, duy trì khoảng gốc và tạo đủ khoảng cách thâm nhập. Sau khi hàn đính lần đầu, kiểm tra góc bằng cách sử dụng bản vẽ vạch mẫu và một góc, sau đó thực hiện việc sửa chữa. Hoàn thiện việc hàn đính bằng việc kiểm tra các góc, vv G.T.W là viết tắt của Hàn đính hơi. 4-G.T.W tức là có 4 điểm hàn đính hơi. 4 - A.T.W A.T.W là viết tắt của Hàn đính hồ quang. 4-A.T.W tức là có 4 điểm hàn đính hồ quang. Hình1-12 Các điểm hàn đính 1.7 Hàn 1.8 Kiểm tra sản phẩm 1.9 Dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng 1.10 Hàn đính và lắp ráp - Chọn điểm hàn đính tạo ra ít rắc rối cho việc hàn chính nhất. (Hình 1-12) - Chọn điểm hàn đính sao cho có thể sửa đổi góc hoặc những cái khác một cách dễ dàng. - Chọn 3 đến 4 điểm hàn đính. - Cố định ống lên các điểm cố định bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ, khuôn hoặc hộp cát. (Hình 1-11) 12
- - Tạo kích cỡ chỗ hàn đính nhỏ hơn 10 mm, duy trì khoảng gốc và tạo đủ khoảng cách thâm nhập. - Sau khi hàn đính lần đầu, kiểm tra góc bằng cách sử dụng bản vẽ vạch mẫu và một góc, sau đó thực hiện việc sửa chữa. - Hoàn thiện việc hàn đính bằng việc kiểm tra các góc, vv 4- G.T.W là viết tắt của Hàn đính hơi. 4-G.T.W tức là có 4 điểm hàn đính hơi. 4-A.T.Wlà viết tắt của Hàn đính hồ quang. 4-A.T.W tức là có 4 điểm hàn đính hồ quang. Hình1-12 Các điểm hàn đính 1.11 Kiểm tra sản phẩm - Độ vuông góc của sản phẩm; - Độ ngấu chắc của mối hàn đính; - Khoảng cách và kích thước mối hàn đính. 1.12 Dọn dẹp và vệ sinh công nghiệp - Thu dọn thiết bị dụng cụ để vào vị trí qui định - Vệ sinh xưởng thực tập Bài tập: Tạo ống khủy hai nấc 13
- Yêu cầu - Tạo ống khuỷu 2 nấc trong thời gian quy định, sử dụng tất cả các máy làm việc và công cụ cho kim loại dạng tấm như được hướng dẫn trên bản vẽ. - Không thực hiện việc mài bằng máy mài hoặc giũa lên phần bề mặt cắt hơi và vành hàn tiếp xúc với bên ngoài. 14
- Bài 2: Tạo ống khửu 4 nấc I. Mục tiêu của bài - Biết được các phương pháp khai triển, vạch dấu; - Thực hiện được công việc vạch dấu, cắt, gá, hàn theo đúng trình tự. Đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; - Tạo góc cắt và có khả năng tạo bản vẽ vạch mẫu, thiết kế và vạch dấu. - Có khả năng tạo ống khuỷu 4 nấc một cách chính xác - Đảm bảo an toàn lao động và Vệ sinh công nghiệp. II. Nội dung bài 2.1 Khai triển bản vẽ 1)Vẽ hình chiếu đứng của khuỷu cong có đường kính d và vẽ mặt cắt của d ống d (H.1). Chia làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Từ các 2 điểm này, dựng các đường chiếu kéo dài lên khúc ống B thì các đường này cắt 15
- đường giao tuyến AB của khúc ống A với khúc ống B lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Qua các giao điểm này, dựng các đường chiếu vào khúc ống C thì các đường này cắt đường giao tuyến CD của khúc ống B với khúc ống C lần lượt ở các điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’. 2) Khai triển khúc ống A (H.2). Ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại sẽ d đối xứng qua đường tâm 77’. Chiều dài của 1/2 hình khai triển bằng . 2 Chia chiều dài này làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm này, dựng các đường song song. Trên H.1, từ các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, dựng các đường Cciếu kéo dài xuống H.2 thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này bằng một đường cong ta được nửa hình khai triển của khúc ống A. 3) Khai triển khúc ống B (H.3). Ta vẽ 1/2 hình khai triển, nửa còn lại sẽ d đối xứng qua đường tâm 7’7”. Chiều dài của nửa hình khai triển bằng . Chia 2 chiều dài này làm 6 phần bằng nhau có đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Qua các điểm này, dựng các đường song song. Trên H.1, từ các giao điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, dựng các đường chiếu kéo dài xuống H.3 thì các đường này cắt các đường song song lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’. Nối các giao điểm này bằng một đường cong. Cũng trên H.1, từ các giao điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’, dựng các đường chiếu kéo dài xuống H.3 thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 lần lượt ở các điểm 1’’, 2’’, 3’’, 4’’, 5’’, 6’’, 7’’. Nối các giao điểm bằng một đường cong ta được 1/2 hình khai triển của khúc ống B. 2.2 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ - Bộ dụng cụ cắt hơi - Máy mài, máy cắt - Máy hàn hồ quang - Thước cặp có du xích - Thước đo chiều cao - Mũi nhọn kẻ vạch - Bộ chia - Thước vuông - Thước thép - Mũi đột tâm - Băng vạch dấu - Đe, Búa - Giũa song song 16
- 2.3 Vật liệu - Thép tấm có chiều dày 2.3×300×915 - Que hànE 4313φ3.2 - Khí oxy - Acetylene - Giấy ken - Tấm thiết kếA1 - Que hàn hơiφ2.6 2.3.1 Dựng hình vẽ mẫu Hình 2-1 Ống khuỷu 4 nấc (A) Chuẩn bị vật liệu và công cụ cắt. Hình 2.2 Vẽ đường trung tâm 17
- Hình 2.3 Vẽ đường giao cắt với mặt trước 2.3.2 Tạo bản vẽ vạch mẫu Vẽ một mặt và một phía của một mặt lên bản đã được thiết kế với kích cỡ bằng đường kính xi lanh trừ đi độ dày. Vẽ một đường góc vuông, thiết lập khoảng cách giữa O1 và O2 là 90 mm, và vẽ một vòng có đường kính bằng một nửa vòng quay của khuỷu ống. Chia góc giống như trên hình 2.3, sử dụng phương pháp chia đôi và chia ba góc vuông và phương pháp chia đôi góc bất kỳ. Vẽ một hình dây cung có điểm O2là tâm bằng một cái compa, phần thước của compa được điều chỉnh để vẽ ra vòng tròn có đường kính bằng với đường kính xi lanh trừ đi độ dày, và sau đó vẽ đường góc vuông từ A tới B, và tìm ra điểm giao cắt với đường đó tạo thành một góc 15°, và sau đó nối chúng bằng đường giao cắt. Chia đường tròn thành 12 phần bằng nhau và kí hiệu chúng là A, 1, 2, … B Vẽ đường trung tâm song song với điểm phân chia bằng đều và tìm ra điểm giao với đường giao cắt, và vẽ các dòng song song vuông góc với trục tâm của điểm đó, và tạo một bản vẽ vạch mẫu như trên hình 2.4. Hình 2.4 chi tiết ống khuỷu sau khi đã thiết kế 18
- 2.4 Vạch dấu. Đặt bản thiết kế lên vật liệu cho sẵn và thực hiện việc đột dấu. Vẽ các đường bằng kim vạch dấu sau khi đột dấu. Vẽ các đường cắt hỗ trợ để cho việc cắt dễ dàng hơn Vạch dấu các đường gốc để lắp ráp. Hình2 .5 Kích cỡ phần trước và phần sau của máy cắt 2.5 Cắt Các các phần thẳng dùng để điều chỉnh kích thước tại phần trước và phần sau của máy cắt như trong hình 2.5. Cắt phần cong tấm mỏng bằng máy cắt rung. Trước khi loại bỏ xỉ trên phần cắt và gia công chúng, hãy sửa sao cho kích thước khớp với bản đã thiết kế như trên hình 2.3. Hình 2.6 Tạo hình vật liệu phụ hình ống 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực hành sửa chữa tivi màu - Nguyễn Văn Huy
129 p | 819 | 325
-
Giáo trình Thực hành truyền thanh – truyền hình: Phần 1
55 p | 155 | 43
-
Giáo án Công Nghệ lớp 8: Bài tập thực hành. Đọc bản vẽ các khối đa diện
6 p | 818 | 15
-
Giáo án Công Nghệ lớp 8: Bài tập thực hành. Đọc bản vẽ các khối tròn xoay
6 p | 687 | 9
-
Giáo trình Điều chế biên độ xung (Pulse amplitude modualation) - Điều chế tương tự cho tín hiệu số
64 p | 136 | 8
-
Giáo trình Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba - CĐ Giao thông vận tải Đường thủy II
438 p | 13 | 7
-
Giáo trình Vận hành máy san (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
58 p | 53 | 7
-
Giáo trình Vận hành máy ủi (Nghề: Vận hành máy ủi) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
31 p | 47 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)
151 p | 12 | 6
-
Giáo trình Hàn thiếc cơ bản (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
20 p | 25 | 6
-
Giáo trình Hàn thiết cơ bản (Nghề Sửa chữa điện máy công trình – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
20 p | 39 | 6
-
Giáo trình hình thành phân kênh ứng dụng vận hành các trạm lặp kế hoạch hai tần số cho kênh RF p4
10 p | 70 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
43 p | 15 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng kỹ thuật các máy thi công mặt đường liên quan (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
16 p | 9 | 4
-
Giáo trình Bảo dưỡng các máy thi công mặt đường liên quan (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
12 p | 36 | 4
-
Giáo trình Thực hành hình phát triển (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
73 p | 17 | 3
-
Giáo trình Kỹ thuật điện (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
115 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn