Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Công nghiệp ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
lượt xem 3
download
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Công nghiệp ô tô - Cao đẳng) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái niệm chung về tổ chức và quản lý sản xuất; Nguyên lý cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất; Phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường; Lập kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch; Cách thức đánh giá và phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm; Mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Công nghiệp ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCG-KT&KĐCL tháng năm 2019 của Trường cao đẳng Cơ giới) Quảng Ngãi, năm 2019 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay tổ chức sản xuất đã phát triển rất mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học và đời sống. Chính vì vậy kiến thức tổ chức sản xuất rất cần thiết cho sinh viên trong quá trình đào tạo ngành công nghệ ôtô, cũng như mọi ngánh khác. Giáo trình này biên soạn để làm tài liệu giảng dạy cho môn học Tổ chức sản xuất cho sinh viên hệ cao đẳng chuyên ngành công nghệ ôtô, ngoài ra cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh chuyên ngành khác. Về nội dung giáo trình được đề cập một cách có hệ thống kiến thức quan trọng theo chương trình khung 2019 cho môn tổ chưc sản xuất, ngành công nghệ ôtô. Các chương mục đã được xắp xếp theo một trật tự nhất định để đảm bảo tính hệ thống chuyên môn. Giáo trình bao gồm: Chương 1: Khái niệm chung về tổ chức và quản lý sản xuất. Chương 2: Nguyên lý cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và phân tích thị trường Chương 4: Lập kế hoạch sản xuất và quản lý kế hoạch Chương 5: Cách thức đánh giá và phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm Chương 6: Mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Do thời gian có hạn, là một giáo viên chuyên ngành công nghệ ôtô, hiểu biết về môn học Tổ chức sản xuất còn hạn chế, chắc chắn rằng giáo trình không tránh khỏi thiếu sót rất mong đóng góp ý kiến của các bạn đọc để kỳ tái bản sau được hoàn hảo hơn. Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Quảng Ngãi, ngày…..tháng…. năm 2019 Tham gia biên soạn Nguyễn Thành Toản - Chủ biên 2
- MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ............................................................................. 6 Bài 1: Nội qui đơn vị thực tập ........................................................................... 8 1.1 Nội quy xưởng thực tập ............................................................................ 8 1.2 Khái niệm, vai trò và vị trí của xí nghiệp sản xuất ................................... 9 1. 3 Đặc điểm cơ bản của xí nghiệp sản xuất ............................................... 11 Bài 2: Thực tập an toàn và vệ sinh lao động.................................................. 12 2.1 An toàn lao động khi thực tập ................................................................. 12 2.2 Ý nghĩa .................................................................................................... 13 Bài 3: Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô ............................................................. 16 3.1 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp ................................................. 16 3.2 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hộp số ................................................. 39 3.3 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các đăng........................................... 111 3.4 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động ................................... 119 Bài 4: Thực tập bảo dưỡng động cơ ............................................................. 152 4.1 Kiểm tra thanh truyền (tay biên) ........................................................... 152 4.2 Kiểm tra trục khuỷu .............................................................................. 153 4.3 Quy trình và thực hành sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. ...... 153 4.4 Qui trình sửa chữa hệ thống phân phối khí ........................................... 157 Bài 5: Thực tập bảo dưỡng điện ô tô ........................................................... 160 5.1 Qui trình và thực hành sửa c h ữ a hệ thống cung cấp điện .......... 160 5.2 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống khởi động .......................................................................................... 162 5.3 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống đánh lửa ............................................................................................. 164 Bài 6: Thực tập sửa chữa gầm ô tô ............................................................... 166 6.1 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống di chuyển ........................................................................................... 166 3
- 6.2 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống lái....................................................................................................... 167 6.3 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh dẫn động thủy lực ................................................................... 169 6.4 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh dẫ động khí nén ..................................................................... 171 n Bài 7: Thực tập sửa chữa động cơ .............................................................. 172 7.1 Quy trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống nhiên liệu diesel ................................................................................ 172 7.2 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật HTLM ......................................................................................................... 176 7.3 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật HTBT .......................................................................................................... 180 Bài 8: Thực tập sửa chữa điện ô tô ............................................................. 185 8.1 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống điện thân xe ....................................................................................... 185 Bài 9: Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô ................ 190 9.1 Các phương pháp chẩn đoán ................................................................. 190 9.2 Quy trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống nhiên liệu xăng .................................................................................. 191 9.3 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống khởi động .......................................................................................... 194 9.4 Qui trình và thực hành sử dụng thiết bị chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống đánh lửa ............................................................................................. 196 Bài 10: Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở sản xuất ................................. 198 10.1 Tình hình hoạt động doanh nghiệp ..................................................... 198 10.2 Tổ chức hội thảo, lập kế hoạch ........................................................... 199 10.3 tổ chức công việc cá nhân ................................................................... 202 10.4 Chuẩn bị và triển khai ........................................................................ 203 Bài 11: Báo cáo thực tập ............................................................................. 204 11.1 Mục đích, yêu cầu và phạm vi thực tập .............................................. 204 11.2 Nội dung, quy trình thực tập. .............................................................. 205 11.3 Nội dung, quy trình viết báo cáo thực tập. ......................................... 206 4
- Sinh viên phải gắn kết được lý luận với thực tế tại đơn vị thực tập. .......... 206 11.4 Kết cấu và hình thức trình bày một báo cáo thực tập ......................... 207 11.5 Đánh giá kết quả báo cáo thực tập ..................................................... 213 5
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Mã số mô đun : MĐ 35 Thờ i gian mô đun: 180 giờ; (Lý thuyế t: 0 giờ; Thưc hà nh, thí nghiệm, thảo ̣ luận, bài tập: 161 giờ; Kiểm tra: 04 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: được bố trí dạy sau các mô đun sau: MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23, MĐ 24, MĐ 25, MĐ 26, MĐ 27, MĐ 28, MĐ 29, MĐ 30, MĐ 31, MĐ 32, MĐ 33, MĐ 34, MĐ 36, MĐ 37, MĐ 38, MĐ 39, MĐ 40. - Tính chất: là mô đun chuyên môn nghề. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN + Thực hiện được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô + Thực hiện được việc tổng hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành ở các môn học và mô đun đã học + Làm việc an toàn và năng suất + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Tổng Lý Thực Kiểm Số số thuyết hành, thí tra* Tên các bài trong mô đun TT nghiệm, thảo luận, bài tập 1 Nội qui đơn vị thực tập 10 15 2 Thực tập an toàn và vệ sinh lao động 10 15 3 Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô 20 20 4 Thực tập bảo dưỡng động cơ 20 19 1 5 Thực tập bảo dưỡng điện ô tô 20 20 6 Thực tập sửa chữa gầm ô tô 20 19 1 6
- 7 Thực tập sửa chữa động cơ 20 20 8 Thực tập sửa chữa điện ô tô 20 20 Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình 9 trạng kỹ thuật ô tô 20 19 1 Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở 10 sản xuất 10 10 11 Báo cáo thực tập 10 9 1 Cộng 180 176 4 7
- Bài 1: Nội qui đơn vị thực tập Mục tiêu - Trình bà y được các khá i niê ̣m cơ bản, vai trò và vi ̣trí, cá c đă ̣c điể m và yêu cầ u cơ bả n củ a xí nghiệp sả n xuất công nghiê ̣p - Phân tích rõ các khái niê ̣m cơ bản về viê ̣c ta ̣o lâ ̣p doanh nghiê ̣p vừ a và nhỏ - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong tổ chức sản xuất. Nội dung 1.1 Nội quy xưởng thực tập 1.1.1 Nội qui xưởng thực tập Để đảm bảo an toàn tuyệt đối về thiết bị, dụng cụ và tính mạng con người. Khi thực tập sản xuất tại phân xưởng nguội mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên và toàn thể học sinh, sinh viên phải nghiêm chỉnh chấp hành những điều sau đây: Điều 1: Học sinh phải đến xưởng trước giờ làm việc từ 10 15 phút, tập hợp ngoài phân xưởng, toàn bộ lớp kiểm tra quân số, trang bị bảo hộ lao động để báo cáo với giáo viên phụ trách biết rồi mới được vào xưởng. Điều 2: Vào xưởng thực tập phải gọn gàng, sử dụng quần, áo, giày, mũ, bảo hộ lao động hợp lý. Nghiêm cấm không được đi chân đất, dép lê hoặc mặc quấn áo không phù hợp trong lao động. Nếu học sinh nào không chấp hành đúng qui định, nội quy bảo hộ lao động thì giáo viên phụ trách được quyền đình chỉ thực tập của học sinh đó coi như nghỉ học không có lý do. Điều 3: Trước khi làm việc nếu thấy có việc gì khả nghi về thiết bị, dụng cụ không an toàn hoặc mất mát hư hỏng thì phải báo cáo với giáo viên phụ trách biết để xử lý kịp thời. Điều 4: Học sinh phải thực hiện nghiêm chỉnh qui trình quy phạm kỹ thuật, không được tự tiện thay đổi dụng cụ, thao tác. Nếu có sáng kiến cải tiến phải thông qua giáo viên phụ trách xét, nếu được nhất trí mới được thực hiện. Điều 5: Trong khi làm việc dụng cụ phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không đi lại lộn xộn, không đùa nghịch ồn ào, không tự động thay đổi vị trí làm việc, nếu đi ra ngoài hoặc cần đi sang phân xưởng khác phải xin phép giáo viên phụ trách và báo cáo cho cán sự lớp biết. Điều 6: Tuyệt đối không được làm đồ tư trong giờ thực tập. Không được đánh tráo bài tập của bạn làm bài tập của mình, phải có ý thức tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. 8
- Điều 7: Tuyệt đối không được tự động mở máy, không được sờ mó hoặc đùa nghịch ở cầu dao điện, hoặc máy đang hoạt động. Điều 8: Thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu được cấp phát phải bảo quản giữ gìn cẩn thận, nếu để hơ hỏng mất mát phải bồi thường. Điều 9: Khi có học sinh các nghề khác hoặc người lạ mặt vào phân xưởng đang thực tập mà không có lý do, giấy tờ và ý kiến của giáo viên phụ trách thì không được vào xưởng. Điều 10: Hết giờ làm việc phải cất đặt dụng cụ vào chỗ qui định bảo đảm phân xưởng gọn gàng, sạch sẽ, tập trung lớp giáo viên nhận xét rồi mới ra về. 1.1.2 Tổ chức lao động chỗ làm việc. Để bảo đảm chất lượng gia công khi thực hành nguội cần chú ý tổ chức chỗ làm việc hợp lý khi thực hành nguội. Tổ chức chỗ làm việc là bố trí các trang thiết bị, dụng cụ, chi tiết sao cho thao tác khi làm việc được thuận tiện, tốn ít sức áp dụng được các phương pháp tổ chức lao động tiên tiến, cơ khí hoá quá trình lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao. Khi tổ chức cho làm việc cần chú ý các yêu cầu sau: 1.Tại các chỗ làm việc chỉ bố trí các vật dụng cần thiết, xếp đặt chúng theo thứ tự nhất định để thực hiện công việc được giao một cách hợp lý nhất. 2. Dụng cụ, chi tiết gia công, các trang bị khác cần bố trí cho phù hợp với thao tác khi làm việc, những vật dụng thường xuyên sử dụng khi thao tác cần đặt ở vị trí gần, dễ lấy (hình l.l). Ví dụ: búa để bên phía tay phải, đục để phía bên trái... 3. Dụng cụ dùng bằng hai tay cần để gần người thợ phía trước mắt để dễ lấy khi thao tác. 4. Dụng cụ đồ gá các chi tiết gia công khi bố trí trong các ngăn hộp cần theo nguyên tắc: vật nhỏ hay dùng nên để ở bên trên vật lớn, vật nặng ít đùng để ở phía dưới. 5. Những dụng cụ chính xác, dụng cụ đo nên bảo quản trong các hộp gỗ, bao bì riêng. 6. Sau khi kết thúc công việc: dụng cụ được làm sạch, để đúng chỗ quy định, riêng dụng cụ đo cần bôi lên một lớp dầu mỏng để bảo quản. 1.2 Khái niệm, vai trò và vị trí của xí nghiệp sản xuất 9
- 1.2.1 Khái niệm Xí nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá hoặc tiến hành hoạt động dịch vụ nhằm sinh lợi và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sau khi đăng kí và được Nhà nước cho phép hoạt động, mọi xí nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Ngoài các xí nghiệp hiện nay nước ta phát triển mạnh các doanh nghiệp như: các nhà máy, công ty, tổng công ty, nông trường. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, loại hình dịch vụ được phát triển mạnh và ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Một số loại dịch vụ như: - Dịch vụ y tế: tư vấn, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ… - Dịch vụ Bưu điện - Dịch vụ vui chơi giải trí - Dịch vụ ăn uống nhà hàng, khách sạn. - Dịch vụ tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm. - Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa. - Dịch vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách. - Dịch vụ du lịch. - Dịch vụ tư vấn. - Dịch vụ thẩm mỹ… Các dịch vụ là một tổ chức sống, nó được lập ra theo mục đích của chủ sở hữu, phát triển hưng thịnh hoặc sa sút mà nếu không có giải pháp có thể sẽ dẫn tới phá sản. 1.2.2 Vai trò Để duy trì cuộc sống của con người và xã hội phải có những cơ sở đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Xí nghiệp ra đời và tồn tại chính là đơn vị trong nền kinh tế quốc dân, trực tiếp sản suất ra sản phẩm hàng hoá, là nơi cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra các của cải và các dịch vụ để thoả mãn những nhu cầu đó. + Quá trình hoạt động, xí nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy móc, thiết bị… để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận. 10
- + Xí nghiệp, doanh nghiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất nước thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. 1.2.3 Vị trí của xí nghiệp sản xuất + Sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã hội. + Tạo việc làm, thu hút lực lượng lao động dư thừa trong nước và ngày càng nâng cao đời sống cho người lao động. + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, pháp luật, luật kinh tế… + Quá trình hoạt động, doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào như nguyên liệu, máy móc, thiết bị… để sản xuất ra của cải vật chất bán cho các doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, thông qua đó để thu lợi nhuận. + Tạo ra lợi nhuận để duy trì hoạt động kinh doanh + Xí nghiệp, doanh nhiệp là nơi cung cấp nguồn tài chính chủ yếu cho đất nước thông qua đóng thuế và các khoản tài chính khác, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. + Không ngừng đầu tư phát triển doanh nghiệp đi đôi với nâng cao đời sống người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tật tự an toàn, an ninh xã hội. 1. 3 Đặc điểm cơ bản của xí nghiệp sản xuất - Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch - Là một pháp nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật - Có đăng ký ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ; quy mô nhằm mục đính thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Giám đốc xí nghiệp nhà nước do nhà nước cử để thay mặt Nhà nước quản lý và điều hành, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của xí nghiệp, doanh nghiệp 11
- Bài 2: Thực tập an toàn và vệ sinh lao động Mục tiêu - Phân tích được ý nghia các nguyên tắ c cơ bản củ a hê ̣ thố ng tổ chứ c, quả n lý ̃ sả n xuấ t - Trình bà y đầy đủ các nguyên tắc cơ bản và mố i liên hê ̣ củ a công tá c tổ chứ c và quả n lý sả n xuất - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong tổ chức sản xuất. Nội dung 2.1 An toàn lao động khi thực tập Người lao động trước khi làm việc phải được học về an toàn lao động. Khi vào làm việc ở các xưởng sản xuất phải tuân theo các quy định. Nội quy về an toàn lao động trong phân xưởng. Những nguy cơ gây tai nạn lao động trong xưởng cơ khí có rất nhiều: từ các chi tiết gia công có trọng lượng lớn. Phôi kim loại, cạnh sắc trên chi tiết, từ các bộ phận máy, dụng cụ khi quay, dịch chuyển, từ những phương tiện, vận chuyển như xe đẩy, băng tải ở dưới đất, cầu trục ở trên cao, từ những nguy cơ trong các mạng điện, cơ cấu điều khiển điện, việc nối mát thiết bị... Sau đây sẽ giới thiệu các quy định bảo đảm an toàn lao động: Trước khi làm việc cần phải: 1. Quần áo, đầu tóc gọn gàng, không gây nguy hiểm do vướng mặc, khi lao động phải sử dụng các trang bị bảo hộ: quần áo, mũ, giày dép, kính bảo hộ. 2. Bố trí cho làm việc có khoảng không gian để thao tác, được chiếu sáng hợp lý, bố trí phôi liệu, dụng cụ, gá lắp để thao tác được thuận tiện, an toàn. 3. Kiểm tra dụng cụ, gá lắp trước khi làm việc: bàn nguội kê chắc chắn, đồ kẹp chặt trên bàn nguội, các dụng cụ như búa, đục, cưa được lắp chắc chắn. 4. Kiểm tra độ tin cậy, an toàn của các phương tiện nâng chuyển khi gia công vật nặng, độ an toàn của các thiết bị điện. Trong thời gian làm việc: 1. Chi tiết phải được kẹp chắc chắn trên êtô, tránh nguy cơ bị tháo lỏng, rơi trong quá trình thao tác. 2. Dùng bàn chải làm sạch chi tiết gia công và phoi, mạt thép, vảy kim loại trên bàn nguội (không được dùng tay làm các công việc trên). 12
- 3. Khi dùng đục chặt, cắt kim loại cần chú ý hướng kim loại rơi ra để tránh hoặc dùng lưới, kính bảo vệ. Khi kết thúc công việc: 1. Thu dọn, xếp đặt gọn gàng lại chỗ làm việc. 2. Để dụng cụ, gá lắp, phôi liệu vào đúng vị trí quy định. 3. Các chất dễ gây cháy như dầu thừa, giẻ dính dầu... cần thu dọn vào các thùng sắt, để ở chỗ riêng biệt. 2.2 Ý nghĩa 2.2.1 Khái niệm về quản lý sản xuất - Quản lý là gì:Là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm có 5 yếu tố tạo thành là : kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy. 2.2.2 Ý nghĩa các nguyên tắc của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất 2.2.2.1 Ý nghĩa - Ý nghĩa của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất: Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy hệ thống tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt + Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả về nguyên, nhiên liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong xí nghiệp. + Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thực hiện mục tiêu kinh tế tổng hợp của xí nghiệp, tức là làm ăn có lãi. + Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các xí nghiệp. + Hoạt động quản lý doanh nghiệp, xí nghiệp là một công tác vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ phức tạp của quản lý doanh nghiệp là phải làm cho mọi người lao động hoạt động thống nhất theo mục đích chung, bảo đảm cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra đều đặn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các yếu tố vật chất - kỹ thuật. Như vậy, quản lý doanh nghiệp, xí nghiệp là sự tác động của người quản lý vào đối tượng quản lý để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Để quản lý có hiệu quả, doanh nghiệp, xí nghiệp cần coi trọng tăng cường cả hai cấp độ quản lý: 13
- Một là: Nâng cao hiệu lực quản lý, công tác quản lý phải cụ thể, chặt chẽ, từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với cộng việc. Hai là: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý trong mỗi doanh nghiệp, bộ máy quản lý càng gọn càng tốt, vai trò trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo. Trong doanh nghịêp, xí nghiệp Nhà nước, công tác tổ chức quản lý phải thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh tế, thực hiện các chức năng quản lý và không ngừng hoàn thiện các biện pháp, công cụ quản lý. 2.2.2.2 Các nguyên tắc của hệ thống tổ chức quản lý sản xuất Để đạt được mục đích trên, doanh nghiệp nhất thiết phải quản lý trước hết là chỉ huy con người, tuy nhiên, công tác quản lý doanh nghiệp cần nắm vững và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc sau: + Quyền chỉ huy ra quyết định (chế độ một thủ trưởng) Việc chỉ huy tập trung vào một người hay một nhóm người có năng lực và uy tín. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chủ yếu tập trung vào Giám đốc. Trong trường hợp quản lý theo cơ chế uỷ quyền, phân chia nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, kiểm tra cũng vẫn phải tôn trọng nguyên tắc một thủ trưởng. Giám đốc là người có quyền quyết định mọi vấn đề. Nguyên tắc này nhằm mục đích phát huy khả năng lãnh đạo, kịp thời giải quyết vấn đề nảy sinh, đồng thời gắn vai trò trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên, cần phải hiểu thấu đáo nguyên tắc này, tránh tình trạng chuyên quyền, độc đoán, không coi trọng ý kiến người khác. + Nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Gắn liền với sự vận động của cơ chế thị trường, công tác quản lý kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Nguyên tắc này đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ và đúng đắn mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Áp dụng nguyên tắc này, doanh nghiệp phải tính toán tỉ mỉ và hết sức tiết kiệm trong việc chi dùng vật tư, lao động, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất chi phí sản xuất. Trước mỗi đợt sản xuất hay kinh doanh, doanh nghiệp phải tính toán tỷ mỷ lượng vốn cần thiết cho mỗi giai đoạn, chủ động về tài chính, sử dụng đủ vốn cần thiết, tránh lãng phí vốn. + Kết hợp thống nhất các lợi ích kinh tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội. Nguyên tắc này thể hiện yêu cầu về sự thống nhất giữa nhiệm vụ kinh tế với chính trị – xã hội, giữa nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Sự kết hợp này đòi hỏi các doanh nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ với nhà nước, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng các phúc lợi tập thể, nâng cao thu nhập cho người lao 14
- động, tránh tình trạng làm ra đến đâu tiêu hết đến đó, không tích luỹ để đổi mới cộng nghệ, mở rộng sản xuất. 15
- Bài 3: Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô Mục tiêu - Trình bày rõ một số phương pháp nghiên cứ u thi ̣trường, phân tích được thi ̣ trường hà ng hó a, thi trường lao đô ̣ng ̣ - Phân tích được phương pháp xá c suấ t thố ng kê. - Tham quan, khảo sát thị trường để nắ m bắt yêu cầ u - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong phân tích và nghiên cứu thị trường. Nội dung 3.1 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp 3.1.1 Hiện tượng nguyên nhân, khu vực nghi ngờ hư hỏng của ly hợp Triệu Nguyên nhân có thể Biện pháp chứng Bộ ly hợp Xy lanh chủ Kẹt piston hoặc piston bị bẩn ăn bộ ly hợp Thay Lò xo hồi lực yếu không dễ hỏng Tháo để làm Đường dầu nạp/xả bị tắc sạch Lò xo hồi lực yếu Thay kẹt piston hoặc piston bị bẩn Thay Lò xo hồi lực yếu Bộ trợ lực ly Tháo để làm hợp hỏng Đường dầu nạp/xả bị tắc sạch Lò xo hồi lực yếu Thay Bề mặt bị méo Thay đĩa ly hợp Tháo các chi tiết Bề mặt trở nên cứng bị cứng/ thay Đinh rivê lỏng Thay đĩa ly hợp Đĩa ly hợp Thay dầu hoặc Dầu bẩn hỏng thay Sửa hoặc bôi Chốt chìm đĩa bị bẩn trơn chốt chìm dầu Lò xo xoắn bị hỏng hay yếu Thay đĩa ly hợp 16
- Chiều cao cần nhả không đúng Chỉnh Bộ ly hợp Lò xo áp suất yếu Thay hỏng Đĩa áp suất bị hỏng hoặc bị méo Thay hoặc sửa Bánh đà Hỏng hay vênh Thay hoặc sửa Bạc đạn định hướng bị thiếu dầu Thay hoặc bôi hoặc bị trơn mòn quá mức. Bearing Bạc đạn nhả thiếu chất bôi trơn hoặc bị mòn Thay đĩa ly hợp quá. Đĩa ly hợp Chốt chìm đĩa bị mòn Thay đĩa ly hợp Lò xo xoắn bị yếu hoặc hỏng Méo Thay nắp ly hợp Hệ điều khiển bô ly hợp bôi trơn Tra mỡ vào cần Đĩa đai kém chuyển ly hợp Khi cài ly Cao su gắn động cơ đàn hồi kém Thay hợp phát Thay hoặc bôi ra tiếng Bạc đạn nhả bộ ly hợp bị hỏng trơn ồn quá Vỏ bộ ly hợp lớn hỏng Thay hoặc bôi (Khi bộ số bị Cần chuyển ly hợp bị hỏng trơn tho ra) Chạc nhả ly hợp bị hỏng hoặc Thay mòn Điều chỉnh độ Chiều cao cần nhả không đúng cao hoặc thay hoặc cần nhả bị hỏng Bộ ly hợp hỏng Bulông chặn đĩa đai truyền bị Xiết chặt đến hỏng lực xiết quy định Độ phẳng vượt qúa giới hạn Sửa hoặc thay Bề mặt bị dính dầu Sửa hoặc thay Đĩa ly hợp Sửa hoặc thay Độ phẳng hoặc độ đảo quá lớn 17
- Tra mỡ vào chốt Chốt chìm bị mòn chìm hoặc thay Bánh đà Độ phẳng vượt quá giới hạn Thay hoặc sửa 3.1.2 Tháo kiểm tra, sửa chữa ly hợp * Kiểm tra bộ ly hợp loại kéo 1. Vỏ bộ ly hợp 2. Nắp bộ ly hợp 3. Lò xo màng bơm 4. Bạc lót nhả 5. Khoen chặn 6. Trục phuộc nhả 7. Trục phuộc nhả 8. Đĩa áp suất 9. Đĩa ly hợp 10. Bánh đà 11. Bánh răng nhỏ truyền Kiểm tra bàn ép bộ ly hợp Kiểm tra độ dày sự ma sát bề mặt đĩa áp suất Đo độ phẳng của bề mặt ma sát của đĩa áp suất. Nếu nó vượt giới hạn thì thay thế Đặc điểm kỹ 0.2 mm hay nhỏ thuật hơn Giới hạn 0.3 mm Tiến trình kiểm tra bề mặt ma sát của đĩa áp suất bằng mắt thường. Kiểm tra bằng mắt thường. Nếu vùng sờ thấy nóng hơn 50% với vùng trước đó, thay thế. Đặc điểm kỹ thuật 0 Giới hạn 1.1 mm 18
- Quy trình kiểm tra cho bề ngoài của vỏ Nếu thấy dầu và các vật liệu lạ, và méo mó vi nhiệt thì thay thế. Kiểm tra bộ đĩa ly hợp Đảo đĩa ly hợp Sử dụng máy kiểm tra đảo, đo độ đảo của đĩa. Nếu vượt giới hạn cho phép thì thay thế. Hướng Chiều dọc Chiều ngang Giới hạn 1.5mm 1.3mm Đặc điểm 1.5mm hay 1.3 mm hay kỹ thuật nhỏ hơn nhỏ hơn Kiểm tra lượng bánh răng đối diện Đo độ sâu bề mặt ngoài và đầu đinh tán. Nếu nó vượt giới hạn thì thay thế. Bộ phận Độ dày “A” Giới hạn 0.2mm Đặc điểm 1.5mm hay kỹ thuật nhỏ hơn Kiểm tra hành trình tự do của chốt theo hướng quay Dùng dây dương cầm, đo hành trình tự do giữa chốt rãnh đĩa và bánh răng nhỏ truyền động của bộ số. Nếu vượt giới hạn thì thay thế. Đặc điểm kỹ thuật 0.27 mm hay nhỏ hơn Giới hạn 0.5 mm Kiểm tra đĩa bằng mắt thường và tai Nếu tìm thấy sự kẹt dầu và các vật liệu ngoài, và nghe âm thanh khi lắc (vì sự hao mòn làm cho khoảng cách giữa các bô phận) thì thay thế. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
59 p | 14 | 8
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề Điện Công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
72 p | 36 | 7
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
253 p | 25 | 7
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
38 p | 36 | 6
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Công nghiệp ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
220 p | 13 | 6
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Vận hành máy thi công mặt đường - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
12 p | 10 | 3
-
Giáo trình Thực tập nghề nghiệp (Nghề: Vận hành máy thi công nền - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
12 p | 8 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
85 p | 10 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
173 p | 7 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - Vị trí việc làm 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 3 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
61 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
26 p | 1 | 0
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
27 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
33 p | 2 | 0
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
27 p | 2 | 0
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Mộc xây dựng và trang trí nội thất - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
26 p | 1 | 0
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn