Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 4
download
Giáo trình "Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên khái quát được tình hình cơ bản của doanh nghiệp; vận dụng được các kiến thức, kỹ năng thực hành kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại cơ sở;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cần Thơ Cần Thơ, năm 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu Thực tập tốt nghiệp này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Là môn học được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở và song song với môn kế toán doanh nghiệp. Thực tập tốt nghiệp là môn học chuyên môn bắt buộc chính trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các quý doanh nghiệp, công ty; Khoa Đại cương, các đơn vị và quý thầy cô trong và ngoài trường đã tham gia đóng góp xây dựng giáo trình này. Cần Thơ, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn Chủ biên: Ths. Phạm Thị Thanh Tâm 3
- MỤC LỤC Contents BÀI 1: THỰC TẬP CƠ BẢN ...................................................................................................6 1. Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tình hình cơ bản của doanh nghiệp ..........................6 2. Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp .............8 3. Hướng dẫn ban đầu về các chuyên đề kế toán lựa chọn .............................................13 3.1. Kế toán vốn bằng tiền ..............................................................................................13 3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ .............................................................13 3.3. Kế toán tài sản cố định ............................................................................................14 3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ................................................14 3.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm............................................15 3.6. Kế toán thanh toán ..................................................................................................36 3.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận............................37 4. Hướng dẫn ban đầu về phương pháp viết khoá luận thực tập tốt nghiệp .................45 BÀI 2: THỰC HÀNH KẾ TOÁN VIÊN ...............................................................................48 4
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN Tên mô đun: Thực Tập Tốt Nghiệp Mã số của mô đun: MĐ 30 Thời gian của mô đun: 360 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Thực tập tốt nghiệp là mô đun được học sau tất cả các môn chuyên môn của nghề kế toán doanh nghiệp và là cơ sở để xét tốt nghiệp cho người học trước khi ra trường. - Tính chất: Thực tập tốt nghiệp là mô đun bắt buộc, thông qua đợt thực tập tốt nghiệp, sinh viên tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán tài chính tại doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực tập thành thạo kỹ năng thực hành các công việc kế toán, để sau khi tốt nghiệp có khả năng tay nghề vững trong thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: + Khái quát được tình hình cơ bản của doanh nghiệp + Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng thực hành kế toán vào thực tiễn công tác kế toán tại cơ sở + Vận dụng được kỹ năng nghề trong thực hiện các phần mềm kế toán. + Tổ chức được công tác kế toán phù hợp theo từng loại hình doanh nghiệp + Lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chính xác chứng từ kế toán; + Sử dụng thành thạo chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo 1 hình thức trong 5 hình thức ghi sổ kế toán + Lập đúng các báo cáo tài chính theo quy định + Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán và thực tiễn công tác kế toán. + Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp + Nghiêm túc nghiên cứu, tuan thủ quy định kế toán III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Thực tập cơ bản 5 5 2 Thực tập kế toán viên 130 130 Cộng 135 135 2. Nội dung chi tiết: 5
- BÀI 1: THỰC TẬP CƠ BẢN Mã bài: MĐ 22-01 Giới thiệu: Phần thực tập cơ bản Mục tiêu: - Tiếp cận được hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý - Trình bày được quá trình tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp - Vận dụng được kỹ năng thực hành vào giải quyết các nghiệp vụ kế toán tại cơ sở - Viết được đề cương khoá luận thực tập tốt nghiệp - Nghiêm túc nghiên cứu, tuan thủ quy định kế toán Nội dung chính: 1. Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tình hình cơ bản của doanh nghiệp _Lịch sử hình thành và phát triển của công ty _Mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của công ty VD: Công Ty Cổ Phần TPT Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Trước đây việc sở hữu một chiếc máy vi tính được xem như một thứ xa xỉ với tất cả mọi người, công dụng của nó lại càng trở nên xa lạ và ít người có thể biết đến. Năm 1940, chiếc máy tính đầu tiên đã ra đời và đến nay trong chúng ta không ai là không hiểu rõ tầm quan trọng mà nó đem đến trong đời sống hằng ngày. Ngày nay, với tốc độ tăng nhanh đến vượt bậc về tính năng của công nghệ việc sở hữu và sử dụng máy vi tính nói riêng và các sản phẩm tin học nói chung đang và sẽ trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mọi người nhất là những người thuộc tầng lớp trí thức. Ngoài ra, đối với TP. Cần Thơ là một nơi phát triển nhất của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì nhu cầu đó lại càng không thể thiếu, người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở mong muốn sở hữu sản phẩm công nghệ cao, mà còn đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt phải được cung cấp tại những công ty có uy tính trên địa bàn. Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng tại địa bàn, vào ngày 18 tháng 09 năm 2009 thì Ban Quản trị của công ty Cổ phần TPT Cần Thơ, lúc đó chỉ là những cá thể kinh tế nhỏ lẻ đã cùng nhau hợp tác và cho ra đời công ty Cổ phần TPT Cần Thơ, công ty này chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông,...Vì vậy, công ty Cổ phần TPT Cần Thơ được thành lập ngày 18/09/2009 với mã số thuế là 1801069358 được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ. Từ khi thành lập đến nay công ty vẫn không ngừng hoạt động và phát triển trên lĩnh vực cung cấp và bảo hành thiết bị tin học. Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN TPT. Người đại diện: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Tổng Giám đốc - Ông Trần Thanh Tú. Trụ sở chính: số 17A, đường Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 6
- Website: www.tptcantho.com.vn Email:tptcantho@hcm.com.vn Điện thoại: 07103.834.566 Số tài khoản tại các ngân hàng: Số tài khoản 0111001357487 được mở tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Cần Thơ. Số tài khoản 000570406609 được mở tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Cần Thơ. Quy mô vốn: 9.900.000.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông,... Nhiệm vụ và chức năng của công ty ➢ Nhiệm vụ Do mong muốn phát triển không ngừng hoạt động kinh doanh của mình, sản phẩm công ty đang kinh doanh đã lên đến hơn 200 sản phẩm, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ kèm theo nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty Cổ phần TPT Cần Thơ đã mở rộng kinh doanh với các hoạt động và nhiệm vụ chủ yếu sau: -Cung cấp các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, máy scan, máy hủy tài liệu, máy đếm tiền của hãng: Panasonic, Samsung, Canon,… -Mua bán các loại máy tính xách tay của các hãng như: Sony, Acer, Asus, Dell, Emachines, HP Compaq, Lenovo, MSI, Toshiba, Apple,… -Cung cấp Software (windows office, phầm mềm diệt virut,…). -Bên cạnh công ty còn thực hiện các hoạt động dịch vụ sửa chữa bảo trì các thiết bị tin học văn phòng, dịch vụ cho thuê máy chiếu, đại lý ký gửi, mua bán hàng hóa,… ➢ Chức năng Cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ cao và với sự chỉ đâọ của các nhà quản lý, của Hội đồng Quản trị và đặc biệt là sự hỗ trợ thường xuyên từ các công ty đối tác (các nhà cung ứng hàng hóa), công ty Cổ phần TPT Cần Thơ đã thực hiện tôt các chức năng chính như sau: -Cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm tin học văn phòng chất lượng cao với giá cả phù hợp. -Sẵn sàn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất với hiệu quả cao nhất. 7
- -Tư vấn miễn phí các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cao giúp khách hàng luôn cập thường xuyên và tiếp cận công nghệ mới trong khu vực và trên thế giới một cách nhanh nhất. -Chính sách chăm sóc khách hàng cũng như hậu mãi sau bán hàng được thực hiện một cách tốt nhất nhằm đem lại cho khách hàng sự hài long tối đa. 2. Hướng dẫn ban đầu về tìm hiểu tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp _Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban _Tình hình nhân sự của công ty _Sản phẩm của công ty _Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty VD: Công Ty Cổ Phần TPT Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban. a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Hội đồng Quản trị Tổng Giám đốc Kho Phòng kinh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật doanh và bảo hành Thủ kho Giám đốc kinh Kế toán trưởng Trưởng phòng doanh Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân Nhân viên viên viên viên viên viên viên viên Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần TPT Cần Thơ Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Hộ đồng Quản trị Gồm toàn bộ cổ đông có phần vốn góp chiếm tỉ lệ cao nhất trong công ty, đây là cơ quan quản lý toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề quan trọng của công ty với những quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau: 8
- - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua, bán, vay và cho vay. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, thành lập chi nhánh và việc góp vốn. - Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng Quản trị luôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Giám đốc công ty Ông Trần Thanh Tú là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty, là gười có quyền lực trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty và là người đại diện cho công ty trước pháp lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động trong quá trình kinh doanh của công ty. - Giám đốc là người trực tiếp vạch ra những kế hoạch kinh doanh cho công ty, chỉ đạo xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty thông qua những nghiệp vụ chuyên sâu. - Là người tham gia và chỉ đạo chính trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường từ nhu cầu của người tiêu dùng cho đến mẫu mã, giá cả sản phẩm mà công ty quyết định cung cấp một cách linh hoạt. - Không ngừng nghiên cứu và phân tích những biến động của thị trường, dự đoán được những tình huống có thể xảy ra dù là xấu nhất để tránh thiệt hại cho công ty cả về ngắn hạn và dài hạn. Phòng kinh doanh Gồm 12 người: 1 trưởng phòng và 11 nhân viên. Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị bán hàng tới khách hàng nhắm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, ... thông qua những nhiệm vụ chính sau: - Thực hiện hoạt động bán hàng, các chương trình marketing, khuyến mãi nhắm thu hút khách hàng hiện tại và tiềm năng, mang lại doanh thu cho công ty. - Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện phân phối và cung cấp các sản phẩm đến khách hàng. - Đame bảo việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng đầy đủ và nhanh chóng nhất. - Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, kho, kỹ thuật và bảo hành,.. để thực hiện tốt mục tiêu công ty đề ra. 9
- Phòng kế toán Gồm 5 người: 1 kế toán trưởng, 1 thủ quỹ và 3 kế toán viên. Đây là bộ phận thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi và phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động thông qua các chỉ tiêu vốn, tài sản, chi phí, doanh thu, lợi nhuận,... bộ phận này có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Thực hiện công tác thống kê các khoản Thu - Chi trong lĩnh vực quản lý các hoạt động Tài chính - Kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý Tài chính Nhà nước. - Định kỳ tập hợp, phản ánh các thông tinh cho Ban Giám đốc công ty về tình hình biến động của nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn, vấn đề lợi nhuận,... - Là nơi trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán, quyết toán với Nhà nước và cơ quan thuế. - Phối hợp các phòng ban khác trong mọi công việc nhằm đạt được mục đích hoạt động của công ty một cách nhanh nhất. Phòng kỹ thuật và bảo hành Gồm 16 người: 1 trưởng phòng và 15 nhân viên. Là bộ phận quy tụ những nhân viên được đào tạo ngành công nghệ thông tin với những công việc chủ yếu sau: - Thực hiện công tác bảo trì, bảo hành sửa chữa đồng thời tư vấn khách hàng cách vận hành, sử dụng các thiết bị mạng, thiết bị văn phòng. - Thực hiện công việc xây dựng và cập nhật các tin tức về thị trường, về sản phẩm, về chương trình khuyến mãi... trên website của công ty để cho mọi đối tượng khách hàng có thể tham khảo. - Hỗ trợ và tham gia triển khai các dự án tin học đến các trường học khi có yêu cầu. Kho Gồm 8 người: 1 thủ kho và 7 nhân viên. Là bộ phận không thể thiếu trong công ty, là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công việc quản lý và bảo vệ hàng hóa tránh bị hư hỏng, cũng như mất mác tứ khi nhập kho đến khi xuất kho giao cho khách hàng. Họ lưu trữ hàng hóa theo một hệ thống nhất định, đảm bảo phục vụ ổn định quá trình kinh doanh của công ty. Với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng phù hợp với tình hình thực tế của mình. Công ty Cổ phần TPT dễ dàng tạo điều kiện cho các phòng ban làm việc đũng với chuyên môn và trình độ của từng nhân viên, các công việc không chồng chéo nhau dẫn đến các cá nhân trong công ty dễ dàng phát huy tính sáng tạo của mình giúp công ty ngày càng phát triển. Ngoài ra, với cơ cấu tổ chức linh động như vậy các chỉ thị từ ban lãnh đạo rất dễ dàng đến với từng nhân viên, giúp họ nhanh chóng nắm bắt thông tin và hoàn thành 10
- đúng tiến độ công việc cũng như nhiệm vụ đã được giao làm cho công ty ngày càng phát triển ổn định và vững mạnh. c.Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 11. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ( Bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức tập trung) Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán nhập xuất Kế toán Thủ quỹ tồn công nợ Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần TPT Cần Thơ Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Kế toán trưởng Là người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty, là người chịu sự quản lý của Giám đốc và chịu trách chịu đối với toàn bộ các vấn đề công tác kế toán tại công ty. Là người bổ trợ cho Giám đốc việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê và báo cáo cho Giám đốc các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho công ty. Đồng thời, tổ chức công tác kế toán hợp lý, khoa học, hoạch định các kế hoạch kinh tế, tài chính hằng năm cho công ty. Lập cáo cáo tài chính vào cuối kỳ sau khi đã khóa sổ và chịu trách nhiệm với Giám đốc về báo cáo quyết toán của công ty. Kế toán tổng hợp Kiểm tra tính chính xác của từng phần hành kế toán, làm cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh để kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế theo khung, mức lên sổ cái tổng hợp từng tài khoản để xác định kết quả kinh doanh, sau đó lên bảng cân đối số phát sinh, lập bảng cân đối kế toán. Kế toán xuất, nhập, tồn kho Theo dõi, kiểm tra giám sát tình hình mua vào, bán ra của công ty để từ đó phản ánh chính xác tình hình xuất, nhập, tồn hàng hóa của công ty Kế toán công nợ 11
- Có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết, theo dõi tình hình biến động các khoản nợ bên trong và bên ngoài công ty theo từng đối tượng. Thủ quỹ Thực hiện thu, chi, bảo quản tiền mặt, chi lương, chi thưởng cho nhân viên.Lập báo cáo quỹ hằng ngày đối chiếu với kế toán tổng hợp về tình hình thu, chi tiền mặt tại công ty. Tình hình nhân sự của công ty. Tổng số nhân viên lao động là 45 người Sản phẩm của công ty. Cung cấp và bảo hành các thiết bị tin học văn phòng. Thuận lợi khó khăn và định hướng phát triển của công ty Cổ phần TPT Cần Thơ. Thuận lợi - Công ty nằm ngay tại địa bàn quận Ninh Kiều, tp. Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, là một thị trường đầy tiềm năng, giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa nên thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty. - Công ty có đội ngũ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu. - Sản phẩm của công ty rất đa dạng nhiều chủng loại: cung cấp các thiết bị văn phòng như: máy in, máy fax, máy scan..của hãng Panasonic, Samsung, Canon,...mua mua bán các máy tính xách tay của các hãng như: Sony, Acer, Asus, Dell...kinh doanh các linh kiện máy tính như: DVD-DVD Write, HDD, Souncard,...máy tính để bàn được sản xuất bởi các nhà nổi tiếng như HP, IBM, Asus... - Sau nhiều năm kinh doanh công ty đã chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Do đó, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Khó khăn - Tình hình thị trường trên địa bàn tp. Cần Thơ cạnh tranh ngày càng gay gắt vì có nhiều công ty được thành lập với cùng ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế, đã tạo ra vị thế cạnh tranh cao và thị phần trên địa bàn ngày càng thu hẹp, gây áp lực trong kinh doanh của công ty. - Tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ của các công ty quá nhanh, phương thức bán hàng linh hoạt: giao hàng tận nơi, thanh toán sau, khuyến mãi đa dạng và nhiều chương trình hậu mãi khác,… Trong khi đó, công ty Cổ phần TPT Cần Thơ chuyên kinh doanh và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành làm cho sức cạnh tranh của khu vực bán giảm sút. - Các nhà sản xuất về mặt hàng công nghệ đua nhau tung ra thị trường nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nâng cao về tính năng, đảm bảo về chất lượng,… đòi hỏi các công ty nhất là công ty kinh doanh mặt hàng này phải thường xuyên cập nhật thông tin liên tục, nâng cao tay nghề chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. 12
- Định hướng phát triển - Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và uy tín của công ty, được khách hàng đánh giá cao trong kinh doanh cũng như trong thanh toán. - Phát triển hệ thống mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn để được hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Củng cố và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. - Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới hệ thống phân phối, nhà kho nhằm nâng cao lượng hang nhập khẩu kịp thời để đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. - Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty kinh daonh về lĩnh vực công nghệ buộc công ty phải đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa vừa để phát huy nguồn lực của công ty và đồng thời cũng tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động tạo tiền đề vững chắc trước thềm hội nhập của nền kinh tế quốc tế. 3. Hướng dẫn ban đầu về các chuyên đề kế toán lựa chọn 3.1. Kế toán vốn bằng tiền CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1. Các khái niệm 2.Sự cần thiết phải quản lý tiền mặt 3. Nội dung quản lý tiền mặt: -Các văn bản pháp luật về quản lý tiền mặt -Kế toán tổng hợp - Kế toán chi tiết CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI DN *Các chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt tại DN + Quy trình các chứng từ kế toán + Quy trình luân chuyển các chứng từ +Quy trình bảo quản các chứng từ *Hình thức kế toán mà DN áp dụng + Hệ thống sổ kế toán +Trình tự thủ tục ghi sổ kế toán(sổ kế toán tổn hợp, sổ kế toán chi tiết) +Nếu DN có dùng máy tính, cần tìm hiểu thực tế về trình tự nạp số liệu vào máy tính, lưu ý phần mềm kế toán mà DN sử dụng. + Quan hệ đối chiếu giữa số liệu tổng hợp – sổ chi tiết –sổ nhật ký – sổ cái – báo cáo tài chính + Quy trình lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Kết luận _ Kiến nghị 3.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1. Các khái niệm 2. Sự cần thiết của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm. 3. Đánh giá NVL-CCDC 13
- 4. Phân loại NVL-CCDC 5. Kế toán tổng hợp 6. Kế toán chi tiết CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI DN - Tên gọi cụ thể thực tế của NVL - DN đang sản xuất ra loại sản phẩm gì phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất - DN dùng cách tính giá nào cho quá trình nhập xuất kho NVL - Các chứng từ kế toán - Lập chứng từ- luân chuyển chứng từ-bảo quản chứng từ - Hình thức sổ ké toán mà DN áp dụng - Hệ thống sổ kế toán - Trình tự thủ tục ghi sổ kế toán như sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp - Quan hệ đối chiếu số liệu giữa các loại sổ kế toán-báo cáo tài chính CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Kết luận _ Kiến nghị 3.3. Kế toán tài sản cố định CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Các khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 2. Nội dung của công tác kế toán Kế toán chi tiết TSCĐ Kế toán tổng hợp TSCĐ như tình hình tăng , giảm TSCĐ Kế toán khấu hao TSCĐ Kế toán sửa chữa TSCĐ Kế toán thuê TSCĐ như thuê tài chính, thuê hoạt động CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI DN 1. Tổ chức kế toán tại DN - Hình thức kế toán - Hệ thống TK kế toán sử dụng - Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống báo cáo tài chính 2. Đặc điểm sử dụng TSCĐ - Phân loại TSCĐ - Đánh giá TSCĐ - Kế toán chi tiết - Kế toán tổng hợp như tình hình tăng, giảm TSCĐ, các phương pháp tính khấu hao, sửa chữa TSCĐ. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Kết luận _ Kiến nghị 3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Khái niệm, nguyên tắc tổ chức lao động tiền lương 2. Vai trò của tiền lương đối với đời sống kinh tế xã hội: - Tiền lương là đòn bẩy kinh tế kích thích tăng năng suất lao động - Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động 14
- - Tiền lương là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh giữa các DN 3. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương - Nguyên tắc trả lương - Mối quan hệ cân đối giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động 4. Công tác tổ chức lao động và định mức lao động 5. Phương pháp tính lương và đơn giá tiền lương - Hình thức trả lương - Chế độ thưởng 6. Chế độ bảo hiểm - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Kinh phí công đoàn - Bảo hiểm thất nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI DN 1. Thực tế tại doanh nghiệp - Các chứng từ về tiền lương và lao động - Hình thức trả lương - Quỹ tiền lương - Các khoản trích theo lương - Quy chế theo dõi ngày công - Hình thức sổ kế toán - Quy định chế độ nghỉ của người lao động CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ _ Kết luận _Kiến nghị 3.5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM A. Chi phí sản xuất. 1. Các khái niệm về chi phí sản xuất Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức và có mục đích, các yếu tố sản xuất đầu vào để hình thành các sản phẩm, dịch vụ nhất định. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhất định phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất đó là: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của 3 yếu tố trên vào quá trình hoạt động có sự khác nhau, từ đó hình thành nên các chi phí sản xuất tương ứng. Chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền lương cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm sáng tạo ra. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu, chi phí như thế nào nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được thể hiện bằng thước đo tiền tệ gọi là chi phí sản xuất. 15
- Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tệ của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phát sinh thường xuyên, liên tục trong một quá trình sản xuất, quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, để phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải hạch toán cho từng thời kỳ, hàng tháng, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mới được coi là chi phí sản xuất, còn các chi phí liên quan đến các hoạt động sản xuất khác như: Chi phí hao hụt về nguyên vật liệu ngoài định mức, lãi phải trả về các khoản vay quá hạn, thanh toán các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng....sẽ không phải là chi phí sản xuất kinh doanh. Thực chất của chi phí sản xuất là sự dịch chuyển vốn, dịch chuyển giá trị của các chi phí sản xuất yếu tố sản xuất vào các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. 2. Phân loại chi phí sản xuát Bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tiêu hao một lượng vốn, tài sản dưới nhiều hình thức để tiến hành SXKD nên chi phí sản xuất cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, để thuận lợi cho công tác hạch toán nhằm mục đích tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. 2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung tính chất kinh tế của chi phí, không phân biệt vào việc chúng phát sinh ở đâu, dùng vào mục đích gì để chia thành các yếu tố chi phí sau: ➢ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng vào mục đích kinh doanh (trừ phế liệu thu hồi) ➢ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền công, phụ cấp tính theo lương, chi ăn ca, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ…… ➢ Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ trong kì của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ➢ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra chi trả cho các loại dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. ➢ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ các chi phí bằng tiền chi ra dùng cho sản xuất kinh doanh mà chưa phản ánh ở các chi phí kể trên. Cách phân loại trên có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý cụ thể là: + Cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí. + Giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình thực tế kế hoạch, dự toán. + Làm cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất kì sau. + Làm cơ sở lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố. + Cung cấp tài liệu để tính thu nhập kinh tế quốc dân. 2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí để chia toàn bộ chi phí sản xuất theo các khoản mục bao gồm: ➢ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ. 16
- ➢ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất để chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ. ➢ Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Cách phân loại này có tác dụng sau: + Quản lý chi phí sản xuất theo định mức. + Làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch. + Làm cơ sở lập định mức CPSX và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kì sau. 2.3 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động Cách phân loại này xem xét mối quan hệ giữa chi phí với kết quả sản xuất, khối lượng hoạt động thực hiện được đó là những sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp. Toàn bộ chi phí được chia thành hai loại: ➢ Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng hoạt động trong kì như: chi phí NVLTT, tiền công phải trả theo sản phẩm… ➢ Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không có sự thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. Tính cố định của chi phí cần được hiểu ở mức độ tương đối, bởi vì khi có sự thay đổi lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi về chi phí. Đối với chi phí cố định có đặc điểm là tổng chi phí cố định thì “không thay đổi” nhưng chi phí cố định tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động lại thay đổi tỉ lệ nghịch với khối lượng hoạt động. Nó có thể chia làm 3 loại: chi phí cố định tương đối (cấp bậc), chi phí cố định tương đối, chi phí cố định tuỳ ý. 2.4 Phân loại CPSX theo quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành: ➢ Chi phí cơ bản: là những chi phí có mối quan hệ trực tiếp với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm ➢ Chi phí chung: là những chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính chất chung của toàn phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định đúng hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ 2.5 Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí ➢ Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí, những chi phí này kế toán có căn cứ vào số liệu chứng từ để ghi trực tiếp cho đối ttượng chịu chi phí ➢ Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nên cần phân bổ các chi phí này bằng các tiêu chuẩn hợp lý Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. 3. Tầm quan trọng của chi phí sản xuất trong việc tính giá thành Chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí bỏ ra cho từng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong sản phẩm, dịch vụ đã hoàn 17
- thành là bao nhiêu. Giá thành sản phẩm,dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi này. Giá thành sản phẩm, dịch vụ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm, dịch vụ là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính khách quan vừa amng tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng các loại tài ssản trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng do chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành có sự khác nhau: - Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau khi có chi phí sản xuất dở dang. Giá thành sản phẩm = CPSX DDĐK + CPSX PSTK – CPSX DDCK Trường hợp đặc biệt: Chi phí dở dang đầu kỳ = chi phí dở dang cuối kỳ hoặc không có chi phí dở dang thì tổng giá thành sẽ bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phí sản xuất là đầu vào, là nguyên nhân dẫn đến kết quả đầu ra là giá thành sản phẩm. Mặt khác, số liệu của kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. 4. Xác định đối tượng hạch toán tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau: • Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất): sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc. • Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hay phức tạp. • Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm. • Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán. Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm, có thể là từng hạng mục công trình…. 5. Xác định phương pháp hạch toán kế toán chi phí sản xuất Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn đối tượng hạch toán chi phí. 18
- Tùy theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể kế toán có thể vận dụng các phương pháp hạch toán tập hợp chi phí thích hợp. Có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà doanh nghiệp thường áp dụng: ❖ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tập hợp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Đây là phương pháp tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao, nó cũng có ý nghĩa lớn đối với kế toán quản trị doanh nghiệp. Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng phương pháp này được, trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không theo dõi trực tiếp được trường hợp này tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp tốn nhiều thời gian và công sức nhưng không chính xác hiệu quả. ❖ Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ các khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Tiêu thức phân bổ hợp lý giữ vai trò quan trọng trong khi tập hợp chi phí gián tiếp. Bởi vậy việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải tùy thuộc vào loại chi phí sản xuất và các điều kiện cho phép khác như: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, sản lượng sản xuất được….lựa chọn tiêu thức hợp lý là cơ sở để tập hợp chi phí chính xác cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. 6. Chi phí sản xuất trong việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm? Tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm vì khi năng suất lao động tăng do cải tiến công nghệ hay do tăng lượng lao động thì chi phí bỏ ra tăng lên giá thành từ đó cũng tăng theo. Còn nếu tăng năng suất, tiết kiệm các khoản chi phí khác thì giá thành có thể giảm đi. Điều này còn tùy thuộc vào sự quản lý doanh nghiệp, do đó giá thành ảnh hưởng tăng hay giảm phụ thuộc vào sự quản lý 7. Sổ kế toán Để đáp ứng yêu cầu công tác tài chính cũng như phục vụ cho kế toán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Về hạch toán chi tiết sản xuất, tùy theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết sản xuất có thể khái quát như sau: ➢ Mở sổ (thẻ) hạch toán chi tiết sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. ➢ Tập hợp chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc đối tượng hạch toán, làm cơ sở cho việc tính giá thành, đồng thời lập thẻ tính giá thành. Về hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán, đó là: ✓ Hình thức Nhật ký chung ✓ Hình thức Nhật ký sổ cái 19
- ✓ Hình thức Nhật ký chứng từ ✓ Hình thức Chứng từ ghi sổ Mỗi hình thức quy định số lượng, loại sổ, hình thức sổ và trình tự ghi sổ khác nhau tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp áp dụng một trong 4 hình thức ghi sổ tổng hợp nói trên. 8. Tài khoản sử dụng Tuỳ theo từng doanh nghiệp vận dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ hay kê khai thường xuyên mà kế toán tổ chức hệ thống cho phù hợp. - Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là: ➢ Tài khoản 621 : "chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ": phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm dịch vụ của các ngành. ➢ Tài khoản 622 : "chi phí nhân công trực tiếp" : phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. ➢ Tài khoản 627: " chi phí sản xuất chung" : phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở các phân xưởng, công trường… phục vụ sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ gồm : lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận... khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo qui định, khấu hao tài sản cố định dùng cho phân xưởng, đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động của phân xưởng. ➢ Tài khoản 154 : "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" : sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp số liệu tính giá thành. - Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Ngoài tài khoản 621, 622, 627 có nội dung giống trường hợp trên, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau : ➢ Tài khoản 154 : phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. ➢ Tài khoản 631 : "giá thành sản xuất" : dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khái niệm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của đoanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng,…). Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng,… Nguyên tắc hạch toán: ❖ Chỉ hạch toán vào tài khoản 621 những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH: HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DNSX
98 p | 2989 | 1816
-
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: Kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ
7 p | 11020 | 1775
-
Giáo trình hướng dẫn nội dung thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán DNSK part 1
10 p | 1363 | 378
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - TS.Mai Văn Bạn (Chủ biên)
323 p | 1436 | 340
-
Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - TS.Mai Văn Bạn (Chủ biên)
323 p | 1013 | 229
-
Giáo trình: "Hướng dẫn nội dung thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán DNSX "
98 p | 278 | 53
-
Giáo trình hướng dẫn về nội dung thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán DNSK part 10
8 p | 262 | 49
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
35 p | 28 | 9
-
Giáo trình Thực hành Kế toán máy (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên
174 p | 15 | 9
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
20 p | 13 | 6
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
50 p | 15 | 6
-
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 9
11 p | 88 | 6
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
16 p | 38 | 6
-
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 2
11 p | 70 | 6
-
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 p | 87 | 6
-
Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
110 p | 12 | 5
-
Giáo trình Khóa luận tốt nghiệp (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
94 p | 12 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn