Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
lượt xem 5
download
Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) giúp sinh viên trình bày được cấu trúc, tính chất, đặc điểm của từng loại dây; nhận dạng và phân biệt được các loại dây; sử dụng và bảo quản được các loại dây trên tàu; biết được nút dây là kỹ thuật sử dụng dây để cột, buộc, kéo một vật nào đó hay để nối hai đầu dây lại với nhau; biết rõ tác dụng và tính chất của từng nút dây;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
- CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỦY NGHIỆP NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 01 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021 1
- BÀI I PHÂN LOẠI CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DÂY Thời gian : 4 giờ MỤC TIÊU CỦA BÀI : - Trình bày được cấu trúc, tính chất, đặc điểm của từng loại dây. - Nhận dạng và phân biệt được các loại dây. - Sử dụng và bảo quản được các loại dây trên tàu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao I. Phân loại : Căn cứ vào kích thước và nhiệm vụ của tàu, phải trang bị cho tàu đầy đủ số lượng và chất lượng dây theo đúng qui định của cơ quan đăng kiểm . Những dây thường dùng trên tàu gồm có: Dây thực vật, dây tổng hợp ( dây nylon ), dây kim loại ( dây cáp ) và dây hỗn hợp. Những dây đó làm bằng sợi thực vật ( sợi xen lu lô ), sợi tổng hợp ( sợi polyme ) hoặc sợi kim loại. Các đặc tính cơ bản của dây là sức kéo đứt, sức kéo làm việc, tính dẻo, tính đàn hồi .... Sức kéo đứt là sức kéo nhỏ nhất làm cho dây đứt. Sức kéo làm việc là sức kéo lớn nhất dây phải chịu đựng trong quá trình làm việc lâu dài mà không bị đứt, không biến dạng và chất lượng của dây không bị thay đổi. Sức kéo làm việc của dây bằng khoảng 1/6 sức kéo đứt của nó. Tính dẻo là khả năng uốn cong của dây, khi dây cong không bị biến dạng, cấu trúc bên trong không bị biến dạng và không làm giảm độ chắc của dây. Tính đàn hồi là khả năng co giãn của dây, khi có sức kéo dây giãn dài ra ,khi không còn sức kéo dây co lại về độ dài ban đầu. Người ta thường lấy chu vi tiết diện ngang để chỉ độ lớn cuả dây thực vật và dây tổng hợp . Còn dây kim loại thì dùng đường kính. 1. Dây thực vật : Dây thực vật được bện từ sợi xenlulô của các loại dây : Lanh , Gai, Dứa dại, Chuối rừng, Dừa v.v.... Người ta bện các sợi xenlulô từ trái sang phải ( T → P ) thành dảnh, rồi bện những dảnh này từ phải qua trái ( P → T ) thành tao, các tao bện từ trái sang phải ( T → P ) thành dây. Gọi là dây chiều phải. Có khi người ta bện dảnh, tao, dây theo chiều ngược lại gọi là dây chiều trái. Dây chiều trái ít được sử dụng. 2
- Mỗi dây có 3, 4, hoặc 8 tao. Dây 4 tao thường có lõi ở giữa, đó là tao thứ 5 mềm, các tao khác quấn xung quanh nó. Lõi có tác dụng làm cho dây bện được đều và để lấp chỗ trống giữa các tao với nhau. Trên tàu ít dùng loại dây 4 tao mà chỉ dùng vào chỗ dây có nhẵn, không gồ ghề. Trong thực tế dây 3 tao chiều phải được sử dụng nhiều nhất . Dây 4 tao dẻo hơn dây 3 tao có cùng độ lớn, nhưng độ chắc thì kém hơn 20 %. Nếu tăng số lượng rãnh trong tao thì sẽ bện được những cỡ dây lớn hơn, nhiều dây bện lại sẽ được dây cỡ đại, dây thực vật có nhiều cỡ loại : Dây cỡ nhỏ có chu vi 8,8 → 25 mm Dây cỡ trung bình có chu vi 25 → 100 mm Dây cỡ lớn có chu vi 100 → 150 mm Dây cỡ đại có chu vi 150 → 300 mm Dây thực vật bện từ những sợi Xenlulô đã được ngâm trong dầu thực vật nóng, dầu này chiếm khoảng 16 - 18 % trọng lượng của sợi. Trên tàu sử dụng nhiều loại dây thực vật sau : CẤU TẠO DÂY THỰC VẬT 3 TAO CHIỀU PHẢI 3
- DÂY CHIỀU TRÁI DÂY CHIỀU PHẢI DÂY 3 TAO DÂY 8 TAO DÂY VỎ BỌC HAI LỚP a. Dây gai : Được bện từ sợi dây lanh hoặc cây gai có độ dài từ 60 cm trở lên, dây gai chịu được sức kéo tốt nhất có thể ngâm dầu hoặc không ngâm dầu. Dây gai ngâm dầu có độ chắc giảm từ 10 – 25 % so với dây gai không ngâm dầu. nhưng tuổi thọ tăng vì hầu như không bị ẩm mục. Dây gai ngâm dầu dùng để làm viền vải bạt, dây neo, dây phao tiêu, tết quả đệm . . . Dây gai không ngâm dầu dễ bị ẩm mục, khi bị ướt dễ co ngắn lại và yếu đi khoảng 30% . Nếu tàu chạy ở những vùng vĩ độ cao trong mùa đông, dây ẩm ướt dễ bị cứng, giòn, và dễ gẫy. Dây gai không ngâm dầu thường dùng làm dây palăng kéo cần cẩu, dây pa lăng kéo xuồng, dây ròng rọc. Những dây lớn dùng làm dây buộc tàu, dây lai dắt . 4
- b. Dây Manila : Sợi dây này được bện từ sợi dây chuối rừng ở Manila ( Philippin ) có màu vàng nâu óng ánh, dây Manila có sợi dai, nhẹ nổi lên trên mặt tốt. Sử dụng trên tàu rất thích hợp, ưu điểm là tính đàn hồi lớn, đạt 15 → 20 %, dẻo và nhẹ. Khi bị ướt sẽ khô nhanh, mùa lạnh không bị cứng, sức kéo lớn hơn dây gai, dây Manila dùng làm dây lai dắt, dây buộc tàu, dây palăng . . . c. Dây dứa : Làm bằng sợi dứa dại, có màu vàng nhạt hoặc trắng bóng, so với dây Manila thì yếu hơn và kém đàn hồi hơn, dây dứa dễ bị ẩm, mùa đông dễ bị cứng giòn, có thể dùng làm dây buộc tàu, dây chằn cầu. d. Dây dừa : Làm từ sợi vỏ dừa, có tính nổi tốt, nhẹ hơn dây Manila và rất đàn hồi (có thể kéo dái thêm 30 → 35 % so với độ dài ban đầu trước khi dây bị đứt). Nhưng dây dừa yếu hơn dây gai, độ chắc của nó chỉ bằng ¼ độ chắc của dây gai, thường được dùng trên các tàu nhỏ ở cảng, làm dây buộc tàu, dây lai dắt như buộc của tàu kéo, tàu hoa tiêu, sà lan . . . 2 . Dây tổng hợp : Dây tổng hợp được chế từ sợi polyme, cách tết dây tổng hợp cũng như dây thực vật. Những sợi polyme rất nhỏ, tết theo chiều phải thành rãnh rồi tết những rãnh này từ phải sang trái thành tao, 3 tao tết lại theo chiều phải thành dây. Goi là dây chiều phải. Trong trường hợp đặc biệt có thể tết theo chiều trái. Sau khi đã qua xử lý nhiệt trong các nhà máy, sợi polyme sẽ có dạng xoắn ốc cố định, vì vậy dây có hình dạng cố định và không bị xổ . Dây tổng hợp có những đặc điểm chung như độ chắc tốt, nhẹ và đàn hồi, không sợ axit loãng, kiềm, dầu mỡ, dung dịch hoặc muối tác dụng, không bị mục và không bị các sinh vật hoặc thực vật biển tác dụng, do đó giảm nhẹ được công tác bảo quản rất nhiều . Nhược điểm chung của dây tổng hợp là do ma sát dây với các bề mặt khác và giữa các lõi các rãnh với nhau trên bề mặt dây sẽ tích tụ tĩnh điện khi điện tích này phóng điện sẽ kèm theo tia lửa dễ gây cháy. Nói chung, dây tổng hợp rất nhạy với ánh nắng mặt trời do đó sẽ hóa già, làm giảm độ chắc trở nên giòn và bị mòn nhanh chóng ở nhiệt độ 216 0 C . Dây nylong và dây capôrong sẽ bị nóng chảy ở – 0 0 dây tổng hợp vẫn giữ được tính dẻo và đàn hồi, nhưng đến âm – 80 0 C thì sức kéo đứt giảm xuống tới 70 % và tính đàn hồi giảm 24 % . Dây tổng hợp dùng làm dây lai dắt, dây buộc tàu, dây palang, dây cờ tín hiệu, dây xuồng cứu sinh trên tất cả các tàu chở hàng nhưng không dùng cho tàu chở dầu . 3 . Dây kim loại: Được chế tạo bằng nhiều sợi thép có nhiều cacbon, đường kính từ 0,2 → 5mm, trên mặt sợi có tráng kẽm hoặc nhôm để chống rỉ, từ những sợi nhỏ người ta 5
- tết thành tao,các tao tết xung quanh lõi thành dây, lõi làm dây thực vật ngâm dầu, lõi có tác dụng lắp chổ trống của dây, giữ cho dây không lọt vào tâm, làm cho dây mềm, dẻo hơn. Dầu trong lõi có tác dụng bảo vệ những lớp sợi bên trong không bị rỉ đồng thời làm giảm ma sát giữa chúng, do đó kéo dài tuổi thọ của dây. CẤU TẠO KIM LOAI ( DÂY CÁP 6 TAO ) Trên tàu thường dùng các dây cáp chiều phải có 6 tao, mỗi tao có 8,14,25,37 sợi hoặc nhiều hơn. Dây cáp chịu được sức kéo lớn, khỏe hơn dây gai và dây Manila khoảng 6 lần, nhưng dây cáp cũng có những nhược điểm như : dễ bị rỉ, dễ bị gẫy, đàn hồi kém, khi chịu tải không dài thêm quá 3 %. Trên tàu thường dùng các lại dây cáp sau : a. Dây cáp mềm : Dây này có sợi nhỏ và có 6 tao, mỗi tao đều có lõi thực vật, dùng làm dây treo canô cứu sinh và dây palang. b. Dây cáp cứng vừa phải : Dây này có 6 tao, mỗi tao có lõi hoặc có lõi nhưng rất nhỏ, dùng làm dây tĩnh palăng và dùng cho các thiết bị nâng cẩu. c. Dây cáp cứng: Dây này sợi to có 6 tao, mỗi tao không có lõi, dây chỉ có một lõi thực vật ở giữa dùng làm dây tĩnh palăng, dây buộc tàu, dây lai dắt. 4 . Dây hỗn hợp: Được chế tạo như sau : Dùng những sợi thép tráng kẽm bện thành tao rồi dùng rãnh bện những sợi gai hoặc dứa quấn bên ngoài, 4 hoặc 6 tao như vậy quấn theo chiều phải xung quanh lõi thực vật thì được dây tổng hợp. Dây này tránh được những nhược điểm của dây cáp như : không dẻo, dễ trơn trợt và dễ rỉ, nhưng yếu hơn dây cáp, dây hỗn hợp thường dùng trên các tàu đánh cá. 6
- II . Cách sử dụng và bảo quản : 1. Dây thực vật : Dây thực vật cũng giống như dây cáp khi xuất xưởng có nhiều độ dài khác nhau, từ 250m trở lên và được quấn thành cuộn. Trên mỗi cuộn đều có nhãn ghi tên sản phẩm, xưởng sản xuất, trọng lượng cả bì, chiều dài, dấu hiệu kiểm tra, . . . Khi nhận một cuộn dây mới, trước hết phải kiểm tra nhãn sau đó xem dây có bị mốc và hôi mùi mốc không. Dây không ngâm dầu phải có màu trắng nhạt, không bị đốm, không mốc, mặt nhãn không bị sờn, nếu dây ngã sang màu nâu có đốm đen tức là dây kém phẩm chất, dây gai ngâm dầu phải có mùi thơm dầu thực vật, dây có màu đồng nhất và bóng, dây Manila và dây dứa phải có màu vàng óng, dây dứa bóng hơn một chút, nếu có nghi ngờ về chất lượng thì phải kiểm tra giấy chứng nhận của dây trong đó ghi sức kéo đứt, sức kéo làm việc, số tao v. v… Muốn kéo dây ra khỏi cuộn dây thì tiến hành như sau : Đặt cuộn dây nằm hoặc đứng trên boong, sau đó từ rỗng trong lòng cuộn dây, rút đầu trong cho đến khi rút hết cả cuộn dây, dây thực vật sẽ bị hư hỏng nhanh khi ở nhiệt độ cao, bị khói, bị mỡ và axit tác dụng, bị ẩm , mốc . v .v … Do đó kho đựng dây phải sáng sủa, không khi lưu thông tốt, khô ráo, nhiệt độ ôn hòa. Không để dây trực tiếp xuống sàn kho mà phải đặt trên giá hoặc bệ bằng gỗ thanh đóng thưa, để dưới cuộn dây cũng được thông gió tốt không bị ẩm ướt, mục nát. Khi đánh dây thành cuộn cần chú ý dây chiều phải thì phải khoanh vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, dây chiều trái thì khoanh ngược lại sao cho chiều khoanh cuộn tròn theo chiều xoắn của dây . Nếu tàu chạy trên những vùng dưới 0 0 khi dây bị ẩm ướt có khả năng đóng băng thì tốt nhất nên tháo các dây động làm bằng dây thực vật của các palăng đem cất vào kho để nơi khô ráo, ấm áp, khi sử dụng mới lắp vào palăng như cũ. 7
- Có thể gần đúng trọng lượng của dây thực vật theo các công thức sau : C * Dây gai có chu vi < 100mm Q= 106 C * Dây gai có chu vi > 100mm Q= 112 C * Dây Manila có chu vi Q= 137 C * Dây dứa có chu vi Q= 145 Trong đó : Q : trọng lượng 1m dây (kg) C : Chu vi dây (mm) - Tính gần đúng sức kéo đứt của dây theo công thức : R = K. C2 Trong đó : R : Sức kéo khéo đứt (kg) C : Chu vi (mm) K : hệ số K = 0,4 → 0,6 Dây gai không ngâm dầu K = 0,3 → 0,5 Dây gai ngâm dầu K = 0,5 → 0,7 Dây Manila K = 0,3 → 0,5 Dây dứa - Tính gần đúng sức kéo làm việc của dây theo công thức : R P= N P : Sức kéo làm việc (kg) R : Sức kéo đứt (kg) N : Hệ số. Dây thực vật dùng để nâng người làm việc trên cao thì n =14. Dây thực vật dùng làm các việc khác thì n = 6 → 10 8
- 2. Dây tổng hợp : Khi xuất xưởng dây tổng hợp được quấn lại thành cuộn hoặc quấn vào khung quấn dây bằng gỗ. Khi nhận cuộn dây tổng hợp thì tiến hành như thực vật. Trước tiên kiểm tra nhãn, sau đó xem giấy chứng nhận và kiểm tra bên ngoài của dây. Muốn kéo dây ra khỏi cuộn hoặc khung quấn dây thì kéo đầu ngoài của cuộn. Muốn khoanh dây thành cuộn thì khoanh dây chiều phải theo chiều kim đồng hồ, dây chiều trái khoanh ngược lại, cũng có khi khoanh thành hình số 8. Nhưng cần chú ý khi quấn dây cần phải phơi thật khô, không nên để dây gần khoang lò những nơi có nhiệt độ cao, không để dây bẩn, cát bụi bám trên mặt dây, khi ma sát những thứ đó làm dây mòn nhanh, chóng, không để dây dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Dây tổng hợp dễ nhiễm tĩnh điện. Để khử tĩnh điện, cứ 2 tháng một lần nhúng dây xuống nước ngoài mạn tàu, sau đó rửa nước ngọt rồi phơi khô cất vào kho. Dây tổng hợp có tính đàn hồi lớn, do đó khi bị đứt hoặc bỏ sức kéo đột ngột sẽ co lại rất mạnh có thể đánh vào thủy thủ làm dây. Dây tổng hợp dễ trơn trợt, do đó khi cô vào bích hoặc sừng bò thì cô nhiều thêm một vài vòng . Khi đấu chầu hai dây với nhau cần kéo dài thêm mối đấu ra một chút. Những nút buộc cũng cần gia cố thêm. - Tính gần đúng trọng lượng dây tổng hợp theo công thức : C Q = 155 Q : Trọng lượng 1 mét dây (kg) C : Chu vi dây (mm) - Tính gần đúng sức kéo đứt theo công thức : R=K.C2 R : Sức kéo đứt ( kg) C : Chu vi dây ( mm ) K : Hệ số Dây có độ chắc tốt K = 1,5 Dây tổng hợp K = 1,4 9
- - Tính gần đúng sức kéo làm việc của dây theo công thức : R P= n P : Sức kéo làm việc ( kg ) R : Sức kéo đứt ( kg ) N : Hệ số ( phạm vi bằng 6 → 9 ) 3. Dây cáp Khi xuất xưởng dây cáp được quấn thành cuộn hoặc quấn vào khung dây bằng gỗ hay bằng sắt. Dây cáp dùng để cẩu hàng thường được quấn vào khung quấn dây. Mỗi cuộn đều có nhãn và giấy chứng nhận. Khi nhận dây mới căn cứ vào nội dung ghi trên nhãn và trong giấy chứng nhận để kiểm tra mặt ngoài của dây, xem thớ xoắn có đều không, các sợi có bị chồng chéo lẫn nhau không, mặt dây có bị sờn vì có sợi bị đứt không. Mặt dây phải nhẵn không có vết cắt, không lồi lõm, lớp tráng kẽm phải chắc, không bị rạn nứt. Tiết diện ngang của dây không bị biến dạng thành hình bầu dục mà phải hình tròn, dây không bị rỉ. Muốn kéo dây cáp ra khỏi cuộn hoặc khung thường do hai thủy thủ làm : một thủy thủ kéo đầu ngoài của cáp, thủy thủ thứ hai hổ trợ lăn vần cuộn dây hoặc khung. Nếu khung quay nhanh quá thì hãm khung lại, làm như vậy dây cáp sẽ không bị rối. Những cuộn dây đang sử dụng phải quấn lên khung quấn dây thành cuộn gọn gàng, bên ngoài có vỏ bọc che đậy. Nếu không có khung thì đánh cáp thành cuộn, dây chiều phải thì khoanh theo chiều kim đồng hồ thành từng vòng tròn có thứ tự gọn gàng, còn dây chiều trái thì khoanh ngược lại. Sau đó để cuộn dây lên bệ gỗ để đỡ bị ẩm và bị rỉ. Khi trời nắng thì bỏ vải bạt ra để thông gió. Nếu dây cáp bị rỉ thì kéo ra khỏi khung dây, dùng bàn chải sắt chải sạch rỉ, bụi bẩn và lớp mỡ cũ trên dây,lấy vải thấm dầu hỏa lau sạch mỡ, sau đó giẻ lau khô, bôi đều trên toàn bộ mặt dây một lớp mỡ mỏng rồi quấn cáp vào khung .Dây cáp đang dùng phải trải rỉ và bôi mỡ ít nhất ba tháng một lần, sau mỗi lần ngâm nước biển, dây cáp phải tráng nước ngọt và bôi mỡ. Nếu dây cáp ngâm lâu dưới nước biển thì sau khi làm việc phải rửa lại nước ngọt rồi phơi khô sau đó lấy mỡ thực vật trộn với vôi đun sôi bôi lên mặt dây. Dây để trong kho ít nhất một năm một lần đem ra mặt boong để kiểm tra, nếu trên một đoạn dài bằng 8 lần đường kính dây có 10% số sợi bị đứt hoặc toàn bộ 1 tao bị đứt thì không được dùng để cẩu hàng và buộc tàu. Dây cáp buộc tàu đầu dây phải đấu thành khuyết để dễ móc vào cọc. Dây cáp dùng trong thiết bị cần cẩu đầu dây đánh thành khuyết và có lót khuyên bằng sắt đệm vào trong đó. Dây cáp dùng vào các việc khác đầu dây không đấu thành khuyết thì dùng dây cáp nhỏ hoặc sợi dây thép nhỏ buộc chặt lại cho đầu dây khỏi bị sổ. Hai dây cáp có thể đấu thành một dây. Dây cáp có mối đấu sẽ yếu hơn trước từ 15 → 30%, vì vậy không dùng để cẩu hàng . 10
- * Có thể tính gần đúng trọng lượng dây cáp theo công thức : Q = K . L .d 2 Trong đó : Q : Trọng lượng dây (kg) L : Chiều dài dây (m) d : Đường kính dây (mm) K : Hệ số 11
- Dây 1 tao K = 0, 52 Dây 3 tao không lõi K = 0, 4 Dây 3 tao có lõi K = 0, 37 Dây nhiều lõi K = 0, 31 * Sức kéo đứt tính bằng công thức : R = K. d2 Trong đó : R : Sức kéo đứt ( kg ) D : Đường kính dây ( m ) K : Hệ số Dây một tao K = 70 Dây một lõi K = 40 Dây nhiều lõi K = 34 * Sức kéo làm việc được tính bằng công thức : R P= n Trong đó : P : Sức kéo làm việc ( kg ) R : Sức kéo đứt ( kg ) N : Hệ số Dây palăng tĩnh n = 4 Dây palăng động n = 6 Dây cẩu hàng n = 6 → 10 Dây cẩu người n = 14 Người ta dùng đường kính của dây cáp ( tính bằng mm ) để biểu thị độ lớn của nó, nhưng khi đo đường kính phải đặt thước chính xác. 12
- Phương pháp xác định cỡ dây Hai đơn vị này có thể chuyển đổi theo công thức : d, Ø(mm) = 8C(inches) Bảng so sánh các đặc tính cơ bản của các loại dây Sức kéo đứt Sức kéo làm việc Tính dẻo Tính đàn hồi Dây kim loại Dây kim loại Dây tổng hợp Dây tổng hợp Dây hổn hợp Dây hổn hợp Dây thực vật Dây thực vật Dây tổng hợp Dây tổng hợp Dây hổn hợp Dây hổn hợp Dây thực vật Dây thực vật Dây kim loại Dây kim loại Những chú ý khi sử dụng dây 1. Kiểm tra dây khi mới nhận Dây mới khi cấp cho tàu thường được đóng thành cuộn hoặc quấn trên khung quấn dây bằng gỗ và cần thiết phải được kiểm tra khi nhận lên tàu. Trước hết phải xem nhãn của dây để biết được chủng loại dây, hãng chế tạo, cỡ dây, chiều dài cả cuộn, tổng trọng lượng, ngày tháng xuất xưởng, dấu hiệu riêng và các nội dung khác nói lên đặc điểm của dây. Tài liệu thứ hai cần kiểm tra là hồ sơ chất lượng dây bao gồm các thông số 13
- như dạng kết cấu bện, số tao, sức kéo đứt, sức kéo làm việc và nhiều thông số khác. Sau khi đã xem các tài liệu trên nhãn thì gỡ bỏ bao bì và kiểm tra trực tiếp dây theo các thông số ghi trên nhãn để xem có sai khác hay không và sơ bộ đánh giá chất lượng thực tế theo hồ sơ dây. Dây đủ tiêu chuẩn phải mới, đúng chủng loại, bề mặt dây tròn, bóng và trơn nhẵn, các sợi không đứt, kết cấu bện đồng đều và vững chắc không bị lỗi. Đối với dây sợi, phải kiểm tra xem dây có bị ẩm mốc hay không bằng cách quan sát sự đồng nhất của màu sắc trên dây. Dây tốt luôn có màu đồng nhất như đã được ghi trên nhãn, không có vết ố, đốm, ngả màu, không có mùi mốc v.v. Dây kim loại phải bóng sáng, thớ bện phải đều, tiết diện ngang phải tròn đều và không bị bẹp, dây không bị gỉ, các sợi bện phải nằm sát bên nhau, không bị chồng chéo lên nhau và không có sợi đứt. 2. Tháo dây mới đưa vào sử dụng Dây mới đưa ra sử dụng trước hết phải tháo ra khỏi cuộn ban đầu và cuộn lại thành cuộn khác với dộ dài tuỳ ý hoặc cả cuộn và được gọi là cuộn sử dụng. Không bao giờ được phép sử dụng dây trực tiếp từ cuộn mới ( kể cả khi dây được quấn trên trống ), toàn bộ cuộn dây có thể bị rối, xoắn hoặc hư hỏng kết cấu bện. Trước khi xuất xưởng, dây có thể được cuốn trên trống bằng gỗ hoặc nhựa tổng hợp. Trong các trường hợp khác, dây sẽ được đánh thành cuộn để người sử dụng có thể tháo dây ra thuận với chiều xoắn của dây, đầu dây được đánh dấu và nếu gỡ đúng cách sẽ có một đường dây thẳng, không xoắn, gấp hay rối. a. Với các loại dây cuốn trên trống và dây gỡ từ ngoài vào trong Nếu dây được quấn trên trống, cách tốt nhất là đặt cả trống lên một bệ đỡ và kéo đầu dây để tháo ra khỏi cuộn. Nếu không có bệ đỡ, có thể lăn cuộn dây trên sàn boong để dây tự nhả ra khỏi cuộn và trải trên sàn boong Với các loại dây cùng loại ( gỡ từ ngoài vào trong ), nhưng không có trống gỗ, có thể làm bàn xoay bằng gỗ hoặc kim loại. Cách đơn giản nhất là dùng 2 tấm gỗ đặt thành hình chữ thập, một dây treo được bắt vào tâm chữ thập này và treo lên một móc xoay. Cuộn dây được lồng vào bàn xoay để gỡ dây b. Với các cuộn dây tháo từ phía trong Cách đánh dây tại nhà máy mà khi tháo dây phải bắt đầu từ phía ngoài cuộn thường chỉ áp dụng với dây kim loại và dây buộc tàu loại lớn. Các loại dây khác thường được đánh thành cuộn, không có lõi. Khi tháo dây, người sử dụng rút dây từ bên trong cuộn. Cần lưu ý là đầu dây dùng để rút dây ra đã được nhà sản 14
- xuất đánh dấu bằng băng màu và kéo ra phía ngoài từ một đầu cuộn dây. Khi tháo dây chỉ cần rút dây ra khỏi cuộn bằng đầu dây này . Tuyệt đối không được kéo dây ra từ đầu cuộn bên kia để tránh rối, xoắn và hư hỏng kết cấu dây. Nếu không gỡ toàn bộ dây mà cắt giữa chừng thì phải giữ nguyên đầu dây đã cắt bên ngoài cuộn. Với cách đánh dây kiểu tháo từ trong, không được tháo dây từ bên ngoài, kể cả đặt trên bàn xoay. c. Đánh thành cuộn sử dụng Dây được cấp lên tàu dù dưới dạng cuộn như thế nào thì sau khi tháo đều phải đánh thành cuộn để sử dụng. Việc đánh thành cuộn sử dụng phải theo chiều xoắn của dây để tránh làm hỏng kết cấu bện của dây và không làm cuộn dây bị xoắn, bị rối. Cách đánh cuộn phải tuân thủ nguyên tắc: - Dây chiều phải khi đánh thành cuộn sử dụng phải theo chiều kim đồng hồ. - Dây chiều trái khi đánh thành cuộn sử dụng phải ngược chiều kim đồng hồ. - Với các dây đánh thành cuộn gỡ từ trong ra, để đơn giản khi phân biệt, phải đánh dây ngược chiều với chiều tháo dây từ cuộn mới. - Dây kim loại và dây buộc tàu sau khi gỡ khỏi cuộn mới, tốt nhất là quấn lên trống quấn dây ( nếu tàu có thiết kế các trống quấn dây ) để lưu giữ và sử dụng. Khi quấn dây lên trống phải lưu ý quấn theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều trái . 3. Lưu ý khi sử dụng dây a. Tháo xoắn Một cuộn dây bị xổ hay gỡ không đúng cách sẽ có thể bị xoắn và số vòng xoắn trên dây có thể rất nhiều. Nếu tác động lực để kéo thẳng dây có thể làm phá vỡ kết cấu bện của dây. Với dây sợi loại 3 và 4 tao, trong các trường hợp xoắn khác nhau sẽ dẫn đến các hư hỏng khác nhau tuỳ theo chiều xoắn và trạng thái dây khi xoắn. Các trường hợp hỏng kết cấu dây do xoắn có thể là gấp tao (Kink), bó tao (Twist), tụt tao (Looseness). Đối với dây kim loại, một đặc điểm cần lưu ý là chất liệu chế tạo dây là các sợi kim loại. Chính vì vậy, dây có độ cứng rất cao, khả năng chịu uốn rất thấp. Khi bị xoắn, dây sẽ dễ dàng bị phá hỏng kết cấu (Hình 1.12). Các hư hỏng kết cấu của dây kim loại rất khó khôi phục lại. 15
- Các dạng hư hỏng do xoắn đối với dây sợi Tất cả các loại dây cần loại bỏ các vòng xoắn trước khi sử dụng hay cuộn lại. Để gỡ các vòng xoắn có thể lần lượt luồn đầu dây qua cuộn và kéo dây qua. Một phương pháp gỡ xoắn khác cũng hay được sử dụng ( nhất là khi số vòng xoắn trên dây nhiều ) là giữ một đầu dây trên boong, phần còn lại có thể ném xuống dưới hầm hàng hay một khoang trống nào đó. Đưa đầu dây lên trống tời và kéo dây lên khỏi hầm, một người đứng trong hầm để chỉnh dây và nắn các vòng xoắn trước khi dây được kéo lên. Dây lấy ra từ trống tời cuộn lại theo đúng chiều để tránh bị xoắn trở lại. b. Kéo dây bằng tời và quấn dây lên trống Khi kéo dây bằng tời, phải chạy tời đúng chiều để chiều quay của tời phù hợp với chiều dây. Dây đưa lên tời để thu cũng phải đặt đúng chiều ( Theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều trái ). Trường hợp quấn dây lên trống cũng phải quấn thuận chiều xoắn của dây, nhất là với dây kim loại. Nếu quấn hoặc kéo trái chiều, chỉ sau vài vòng quay, dây sẽ xoắn, rất khó thao tác, thậm chí làm hỏng kết cấu dây. Dây chiều phải 16
- Dây chiều trái a. Kéo dây bằng tời b. Quấn dây vào trống giữ dây Cách quấn dây lên trống và kéo dây bằng tời 17
- BÀI 2 NÚT DÂY Thời gian: 25 giờ MỤC TIÊU CỦA BÀI : Sau khi học xong bài này, người học có những khả năng sau : - Sinh viên biết được nút dây là kỹ thuật sử dụng dây để cột, buộc, kéo một vật nào đó hay để nối hai đầu dây lại với nhau. - Mỗi nút đây làm đúng, thích hợp cho từng công việc, vừa chắc chắn, thao tác nhanh chóng, dễ dàng khi buộc cũng như khi tháo. - Biết rõ tác dụng và tính chất của từng nút dây. 1. Khái niệm : Các mối nút được tạo thành từ dây có những ứng dụng khác nhau. Trải qua quá trình phát triển của ngành Hàng hải, bằng kinh nghiệm, những người đi biển đã thu thập và sáng tạo ra rất nhiều những mẫu mối, nút buộc đặc trưng phục vụ cho công việc trên tàu. 2. Các mối cơ bản : Các mối nút cơ bản bao gồm: Mối quai Mối vòng Mối vòng chết Mối khóa 18
- 3. Thực hành các nút đơn giản (nút cơ sở) để tạo ra các nút dây khác : - Nút thút nút : Là nút dây đơn giản nhất, dùng để giữ đầu dây không lọt qua lổ và qua khuyết. - Nút số 8 : Dùng để giữ đầu dây không lọt qua lổ và qua khuyết. Nút thút nút đơn Nút thút nút kép 19
- Nút số 8 4. Thực hành các nút để nói 2 đầu dây với nhau: * Cùng cở : - Nút dẹt : Dùng để nối hai đầu dây cùng cở với nhau. - Nút sống : Là nút dẹt sai chiều. Dùng để nối hai đầu dây cùng cở với nhau ( dây cở nhỏ ) - Nút câu : để nối hai đầu dây cùng cở với nhau ( dây nhỏ và trơn ) Nút dẹt đơn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hệ thống khí nén thủy lực - ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
137 p | 1720 | 589
-
Giáo trình truyền động thủy lực và khí nén - ĐH Nông nghiệp Hà Nội
403 p | 1057 | 430
-
Giáo trình thủy khí-Chương 6
6 p | 126 | 19
-
Giáo trình Thủy lực và khí nén - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
123 p | 68 | 11
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề: Điện tử công nghiệp) - Trường TCN Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương
84 p | 44 | 9
-
Giáo trình Thực tập điều khiển khí nén (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
50 p | 38 | 7
-
Giáo trình Điều khiển khí nén (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
50 p | 22 | 7
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
47 p | 17 | 7
-
Giáo trình Thủy nghiệp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
62 p | 17 | 6
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực I - Nghề: Cơ điện tử - CĐ Nghề Công Nghiệp Hà Nội
126 p | 49 | 5
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
47 p | 8 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 29 | 5
-
Giáo trình Bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (Nghề: Điều khiển phương tiện thuỷ nội địa) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
83 p | 15 | 4
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh
37 p | 65 | 4
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Nghề Điện tử công nghiệp) - CĐ nghề Vĩnh Long
31 p | 28 | 3
-
Giáo trình mô đun Điều khiển khí nén (Nghề: Điện tử công nghiệp – Trình độ trung cấp) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
78 p | 33 | 2
-
Giáo trình Điều khiển thủy lực (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
87 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn