intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức hoạt náo (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

40
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tổ chức hoạt náo cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan về tổ chức hoạt náo trong du lịch; Tổ chức hoạt náo trên phương tiện vận chuyển; Tổ chức hoạt náo tại điểm du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức hoạt náo (Ngành: Quản trị du lịch và lữ hành - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TỔ CHỨC HOẠT NÁO NGHỀ: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2020
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Tổ chức hoạt náo” là tài liệu biên soạn để phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên ngành Hƣớng dẫn du lịch của trƣờng Cao đẳng Lào Cai về kiến thức chuyên ngành. Giáo trình đƣợc biên soạn theo đề cƣơng môn học ở bậc Cao đẳng, Trung cấp. Giáo trình gồm 3 bài nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về hoạt động hoạt náo và tổ chức hoạt náo trong du lịch. Bài 1: Tổng quan về tổ chức hoạt náo trong du lịch Bài 2: Tổ chức hoạt náo trên phƣơng tiện vận chuyển Bài 3: Tổ chức hoạt náo tại điểm du lịch Giáo trình không những là tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần “Tổ chức hoạt náo” mà còn là tài liệu tham khảo, bổ trợ cho sinh viên ngành du lịch và những ai quan tâm đến ngành du lịch. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Cao đẳng Lào Cai đã tạo điều kiện để tác giả tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên giảng dạy môn Tổ chức hoạt náo đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
  4. 4 tham gia Hội đồng phản biện, Hội đồng thẩm định và Hội đồng nghiệm thu các chƣơng trình, giáo trình. Tổ chức hoạt náo là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Lào Cai, năm 2020 Ngƣời biên soạn Lê Thị Tính
  5. 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................. 3 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO 14 1. HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH ................................15 1.1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của hoạt động hoạt náo ...........................................................................15 1.1.1. Khái niệm về hoạt náo...........................................17 1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo .............19 1.2.Hoạt náo trong du lịch ...............................................21 1.2.1.Các hoạt động hoạt náo phổ biến thƣờng đƣợc tổ chức trong các chƣơng trình tham quan du lịch: .....................21 1.2.2.Ý nghĩa, vai trò của hoạt náo trong du lịch ............22 1.2.3.Sự giống và khác nhau giữa hoạt náo trong thể thao và hoạt náo trong du lịch ......................................................23 2. HOẠT NÁO VIÊN VÀ NGƢỜI QUẢN TRÒ ...........24 2.1.Khái niệm ..................................................................24 2.1.1.Hoạt náo viên .........................................................24 2.1.2.Ngƣời quản trò .......................................................25 2.2.Vai trò và nhiệm vụ của hoạt náo viên......................26 2.2.1.Xây dựng bầu không khí ........................................26
  6. 6 2.2.2.Giáo dục chiều sâu .................................................27 2.3.Các điều kiện cần thiết và yêu cầu kỹ năng đối với một hoạt náo viên ...................................................................27 2.3.1.Các điều kiện cần thiết của hoạt náo viên ..............27 2.3.2.Những kỹ năng cần có của hoạt náo viên ..............28 2.4.Những điều cần lƣu ý trong quá trình tổ chức hoạt náo32 2.5. Bí quyết tổ chức hoạt náo thành công ......................35 BÀI 2: TỔ CHỨC HOẠT NÁO TRÊN PHƢƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN...............................................................38 Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ...............................39 1. VAI TRÒ CỦA HOẠT NÁO VIÊN TRÊN PHƢƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ....................................................39 1.1. Lí do nên tổ chức hoạt náo trên phƣơng tiện vận chuyển .........................................................................................39 1.2. Vai trò của hoạt náo viên trên phƣơng tiện vận chuyển .........................................................................................40 2. KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO .........................................................................................41 2.1.Thời điểm thực hiện các hoạt động hoạt náo ............41 2.2.Phƣơng tiện vận chuyển và vị trí của HDV trên phƣơng tiện vận chuyển ................................................................44
  7. 7 2.3.Ý nghĩa của các hoạt động ........................................45 2.3.1.Hoạt động văn nghệ ...............................................45 2.3.2.Kể chuyện ...............................................................46 2.3.3.Trò chơi ..................................................................47 2.4.Thực hiện lời dẫn ......................................................49 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO TRÊN PHƢƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ..................................53 3.1.Tổ chức các hoạt động văn nghệ ...............................53 3.1.1.Tìm hiểu kỹ về đối tƣợng khách tham gia .............54 3.1.2.Chuẩn bị kỹ nội dung giao lƣu văn nghệ ...............55 3.1.3.Chuẩn bị cho hoạt động văn nghệ ..........................55 3.1.4.Những lƣu ý khi tổ chức thực hiện ........................56 3.2.Tổ chức kể chuyện ....................................................58 3.2.1.Hoạt náo viên kể chuyện ........................................58 3.2.2.Khách kể chuyện ....................................................61 3.3.Tổ chức trò chơi ........................................................63 3.3.1.Khái niệm trò chơi..................................................63 3.3.2.Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi ...............................63 3.3.3.Phƣơng pháp tổ chức và hƣớng dẫn trò chơi .........64
  8. 8 3.3.4.Các loại hình trò chơi phổ biến trên phƣơng tiện vận chuyển .............................................................................69 3.3.5.Một số điểm chú ý khi tổ chức trò chơi .................72 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH...........................75 1. Thực hành tổ chức hoạt náo trên phƣơng tiện vận chuyển .........................................................................................75 2. Câu hỏi bài tập, ôn tập.................................................78 BÀI 3: TỔ CHỨC HOẠT NÁO TẠI ĐIỂM DU LỊCH .79 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ...............................80 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO TẠI ĐIỂM DU LỊCH..............................................................80 1.1. Vai trò của hoạt náo viên tại điểm ...........................80 1.2. Kỹ năng tổ chức các hoạt động hoạt náo .................81 1.2.1. Thời điểm thực hiện ..............................................81 1.2.2. Vị trí của hƣớng dẫn viên ......................................82 1.2.3. Ý nghĩa của các hoạt động ....................................82 1.2.4. Thực hiện lời dẫn ..................................................88 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO TẠI ĐIỂM THAM QUAN, ĐIỂM DU LỊCH ...................................89 2.1. Tổ chức trò chơi tại điểm .........................................89
  9. 9 2.1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến trò chơi ..................89 2.1.2. Phân loại trò chơi tại điểm ....................................93 2.1.3. Chuẩn bị tổ chức ...................................................95 2.1.4. Thực hiện tổ chức ................................................100 2.1.5. Giai đoạn kết thúc ...............................................103 2.2. Tổ chức lửa trại ......................................................104 2.2.1. Nguồn gốc lửa trại ...............................................104 2.2.2. Nguyên tắc của đêm lửa trại ................................109 2.2.3. Nguyên tắc thực hành ..........................................111 2.2.4. Các loại hình lửa trại ...........................................112 2.2.5. Chuẩn bị tổ chức .................................................113 2.2.6. Tổ chức thực hiện ................................................123 2.2.7. Những lƣu ý trong quá trình tổ chức ...................128 2.3. Tổ chức Gala dinner ...............................................129 2.3.1. Chuẩn bị tổ chức .................................................129 2.3.2. Tổ chức thực hiện ................................................133 2.3.3. Những lƣu ý trong tổ chức hoạt náo tại Gala dinner .......................................................................................138 Phần 2: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH.........................141 1. Thực hành một số trò chơi tại điểm du lịch ..............141
  10. 10 2. Câu hỏi ôn tập, bài tập:..............................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................146 PHỤ LỤC TRÒ CHƠI ..................................................148
  11. 11 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Tổ chức hoạt náo Mã môn học: MH17 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Là môn học chuyên ngành của ngành Hƣớng dẫn Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành đƣợc bố trí giảng dạy sau các môn học cơ sở. - Tính chất: Là môn học tự chọn nhằm giúp học sinh, sinh viên ngành Hƣớng dẫn Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch & Lữ hành có những kỹ năng cơ bản về cách tổ chức, thực hiện các hoạt động hoạt náo trong tour du lịch. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Môn học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn đời sống + Trang bị cho ngƣời học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về cách tổ chức các hoạt động hoạt náo. + Qua môn học giúp phát hiện và bổ sung những tố chất của ngƣời học để hoàn thiện và phát huy năng lực cá nhân trong quá trình thực hiện chƣơng trình du lịch hoặc trong cuộc sống.
  12. 12 + Rèn luyện những phẩm chất cần có của một hoạt náo viên du lịch. Mục tiêu của môn học thực hành Tổ chức hoạt náo - Về kiến thức: + Hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản về hoạt động hoạt náo, lịch sử ra đời và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và với ngành Du lịch. + Phân loại đƣợc các hoạt động hoạt náo trong các hoạt động hƣớng dẫn khi thực hiện chƣơng trình du lịch. - Về kỹ năng: + Thực hiện đƣợc các hoạt động hoạt náo trên phƣơng tiện vận chuyển du lịch. + Tổ chức đƣợc các hoạt động hoạt tại điểm du lịch phù hợp với các đối tƣợng khách khác nhau. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có năng lực dẫn dắt chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm. + Có khả năng cập nhật, vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc trong thực tế.
  13. 13 + Có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành mọi công việc đƣợc giao.
  14. 14 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG HOẠT NÁO Giới thiệu: Hoạt náo với nhiều hình thức đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thƣờng nhật. Bản thân nó là những hoạt động gây sự chú ý, thu hút đám đông một cách vui vẻ, náo nhiệt nhƣng hầu nhƣ ít ngƣời quan tâm và tìm hiểu một cách khoa học. Bài học sẽ làm sáng tỏ những kiến thức nhập môn cơ bản về hoạt động hoạt náo, đặc biệt là những yêu cầu, kỹ năng cần thiết, những lƣu ý để tổ chức hoạt náo thành công cho ngƣời học. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, ngƣời học có thể: - Trình bày đƣợc khái niệm hoạt náo, hoạt náo viên và ngƣời quản trò - Trình bày đƣợc vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo trong đời sống xã hội. - Nhận biết đƣợc các hoạt động hoạt náo thƣờng đƣợc tổ chức trong các chƣơng trình du lịch. - Trình bày những yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với ngƣời hoạt náo viên
  15. 15 - Trình bày những điều cần lƣu ý giúp thành công trong hoạt động hoạt náo. 1. HOẠT NÁO TRONG DU LỊCH 1.1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của hoạt động hoạt náo Hoạt động hoạt náo xuất hiện phổ biến trong cuộc sống của, nhƣng rất ít ngƣời biết về nguồn gốc và sự hình thành của nó, kể cả những hoạt náo viên đang làm việc trong lĩnh vực này. Năm 1898, một sinh viên trƣờng đại học Minnesota tên là Johnny Campbell đã tập hợp 5 ngƣời bạn khác lập nhóm hoạt náo viên. Nhiệm vụ của họ không chỉ là bắt nhịp, hò hét trong các trận bóng bầu dục mà còn khuấy động bầu không khí trƣớc trận đấu. Sự ra đời của nhóm sinh viên này đã đƣợc coi là dấu mốc cho sự hình thành và phát triển của hoạt động hoạt náo về sau. Nhóm Campbell đã trở nên nổi tiếng và các trận đấu của đội bóng bầu dục trƣờng Minnesota luôn đông cổ động viên theo dõi. Bởi ngƣời hâm mộ không chỉ muốn đƣợc xem trận đấu bóng mà còn muốn xem những màn biểu diễn nhào lộn bắt mắt của các hoạt náo viên, đƣợc cổ vũ trong không khí phấn khích dƣới sự chỉ đạo của những con ngƣời vui
  16. 16 nhộn này. Sau nhóm của Campbell, nhiều nhóm hoạt náo viên đƣợc thành lập và phát triển khắp nƣớc Mỹ. Hình 1.1 Trường đại học Minnesota Năm 1948, Hiệp hội hoạt náo viên quốc gia (National Cheerleaders Association) đƣợc thành lập và bắt đầu từ từ đẩy mạnh hoạt động cổ vũ lên hệ thống hóa và chuyên nghiệp hóa. Ngày nay, ngƣời ta biết tới hoạt náo không chỉ thông qua các hoạt động thể thao mà chúng còn xuất hiện trong các chƣơng trình, sự kiện, lễ hội… Sự hiện diện của hoạt náo viên là không thể thiếu để khiến không khí trở nên sôi động và náo nhiệt hơn.
  17. 17 1.1.1. Khái niệm về hoạt náo Có rất nhiều cách định nghĩa về hoạt động hoạt náo: Hoạt náo là các hoạt động nhằm tạo nên bầu không khí vui vẻ, náo nhiệt cho những ngƣời tham gia và những ngƣời xung quanh. Hoạt náo có thể đƣợc hiểu là tất cả các hoạt động cổ vũ, khuấy động và kích thích khán giả cổ vũ reo hò trong các hoạt động cộng đồng, hoạt động tập thể hay các buổi sinh hoạt,….nhằm gây sự chú ý, khuấy động không khí, kích thích sự thoải mái trong giao tiếp và tạo lập mối quan hệ tích cực ở môi trƣờng tập thể, cộng đồng hoặc giữa các cá nhân, làm tiền đề cho các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể và trong xã hội.
  18. 18 Hình 1.2 Tổ chức hoạt náo tạo không khí vui vẻ Kỹ năng hoạt náo là việc sử dụng sự khéo léo khả năng lôi cuốn của cá nhân để khiến mọi thành viên tham gia các hoạt động chung một cách hào hứng. Hoạt náo viên cần phải có kỹ năng nói chuyện trƣớc đám đông, sự duyên dáng, tinh tế và hài hƣớc để khuấy động không khí trong các hoạt động tập thể. Nhờ kỹ năng hoạt náo việc kết nối các cá nhân để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho hoạt động chung trở nên dễ dàng hơn. Kỹ năng này thƣờng có ích đối với MC, hƣớng dẫn viên du lịch,.. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng kỹ năng hoạt náo khi tham gia các câu lạc bộ, hội trại của lớp hay team building của công ty…
  19. 19 Hoạt náo không chỉ là việc tổ chức trò chơi cho các thành viên mà còn thể hiện khả năng giao tiếp, cách nói chuyện thân thiện, năng động vui vẻ và có sức thuyết phục của bạn. Thông qua các hoạt động hoạt náo, mọi ngƣời sẽ tự tin và hòa nhập vào tập thể. Điều này sẽ giúp chúng ta tạo mối liên hệ, tăng tình đoàn kết cho tập thể. Kỹ năng hoạt náo có thể đƣợc trang bị bằng cách rèn luyện qua những buổi hoạt động ngoại khóa chung... 1.1.2.Vai trò và ý nghĩa của hoạt động hoạt náo a) Vai trò - Giúp giảm bớt căng thẳng (stress) trong công việc, trong học tập và cuộc sống hằng ngày; - Hạn chế và xóa đi sự xung đột trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trong gia đình và ngoài xã hội; - Kích thích mọi ngƣời hứng thú với công việc hoặc hăng say tham gia hoạt động của tập thể; - Làm sinh động một vấn đề khô khan (các môn học: lịch sử, địa lý, triết học,…); - Tôn vinh và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong thơ ca (trò chơi hát đối đáp chủ đề trái cây vùng miền hoặc địa danh,… );
  20. 20 - Tạo dựng cầu nối giao tiếp cho mọi ngƣời trong một tập thể mới (làm quen, kết bạn,…) b) Ý nghĩa - Đánh thức khả năng sinh hoạt tập thể của các thành viên trong đội, nhóm; - Nâng cao ý nghĩa niềm vui cuộc sống - Gắn kết những mối quan hệ láng giềng, đồng đội Hình 1.3 Hoạt động hoạt náo gắn kết tập thể - Tạo bầu không khí sôi động, thoải mái cho môi trƣờng làm việc; - Trao đổi kinh nghiệm và kiến thức xã hội thông qua hoạt động giao tiếp và chơi trò chơi;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0