intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức mua phân bón - MĐ03: Mua bán, bảo quản phân bón

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

135
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình mô đun “Tổ chức mua phân bón” được biên soạn bao gồm các nội dung khái quát về hợp đồng mua phân bón và các thao tác, bước công việc để mua và vận chuyển phân. Nội dung được phân bố giảng dạy trong 92 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức mua phân bón - MĐ03: Mua bán, bảo quản phân bón

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TỔ CHỨC MUA PHÂN BÓN MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ : MUA BÁN, BẢO QUẢN PHÂN BÓN Trình độ: Sơ cấp nghề 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển ngành nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung, kinh doanh mặt hàng phân bón nói riêng, là một trong những hướng đi quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngành nghề trong nông thôn phát triển tạo ra cơ sở dịch vụ thuân lợi đáp ứng được yêu cầu của người dân, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mua bán bảo quản phân bón là một nghề gắn liền với các hoạt động nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Nghề mua bán và bảo quản phân bón giúp cho người học biết phương pháp điều tra thị trường và lập kế hoạch mua bán phân bón, nắm vững được tính chất tác dụng và cách bảo quản các loại phân bón, phân biệt được phẩm chất các loại phân bón. Ngoài ra sau khi học xong, người học thực hiện đươc việc mua bán vận chuyển và bảo quản các loại phân bón đúng với quy trình nghiệp vụ, đồng thời thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động. Chương trình đào tạo nghề ”Mua bán bảo quản phân bón” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật được những quy định về hợp đồng kinh tế, các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm kinh doanh thực tế trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp ”Mua bán bảo quản phân bón” . Bộ giáo trình gồm năm quyển: 1. Giáo trình tìm hiểu thị trường 2. Giáo trình chuẩn bị điều kiện kinh doanh 3. Giáo trình tổ chức mua phân bón 4. Giáo trình tổ chức bán phân bón 5. Giáo trình bảo quản phân bón Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động thương binh và Xã hội, các ý kiến đóng góp của các nhà sản xuất, cán bộ kỹ thuật của các Viện, trường, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Hà 3
  4. nội. Chúng tôi xin được gửi lời cám ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, các ý kiến đóng góp của các nhà sản xuất, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề mua bán và bảo quản phân bón. Các thông tin trong bộ giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế vả tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình mô đun “Tổ chức mua phân bón” được biên soạn bao gồm các nội dung khái quát về hợp đồng mua phân bón và các thao tác, bước công việc để mua và vận chuyển phân Nội dung được phân bố giảng dạy trong 92 giờ. Giáo trình có sử dụng các tài liệu liên quan về nghiệp vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp và nghiệp vụ kinh doanh thương mại. Kết thúc khóa học học viên có khả năng xây dựng lập được hợp đồng mua phân bón cũng như biết chuẩn bị các bước để thực hiện mua và vận chuyển phân bón. Trong quá trình biên soạn giáo trình do kiến thức còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Tiến Nhã (Chủ biên) 2. Đỗ Thị Quý 3. Nguyễn Công Uẩn 4. Đặng Thế Thủy 5. Phan Thanh Vân 4
  5. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Trang bìa..................................................................................... 1 Lời giới thiệu.............................................................................. 2 Mục lục........................................................................................ 5 Mô đun: Tổ chức mua phân bón.............................................. 8 Bài 1: Hợp đồng mua bán phân bón........................................ 9 1.Khái niệm hợp đồng................................................................. 9 1.1. Hợp đồng là gì?..................................................................... 9 1.2. Phân loại hợp đồng.............................................................. 9 1.3. Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh - 10 thương mại................................................................................ 1.4. Các dạng hợp đồng............................................................. 11 1.4.1. Hợp đồng miệng................................................................ 11 1.4.2. Hợp đồng qua điện thoại................................................... 11 1.4.3. Hợp đồng bằng văn bản.................................................... 12 1.5. Soạn thảo hợp đồng mua bán phân bón................................ 15 1.6. Nguyên tắc ký kết hợp đồng mua bán................................... 20 1.7. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán phân bón........................ 20 1.8. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng............................ 22 Bài 2: Chuẩn bị mua hàng........................................................ 33 2.1. Kiểm tra lại các thông tin về nguồn phân bón..................... 33 2.2. Chuẩn bị tiền mua hàng........................................................ 34 2.3. Chuẩn bị nhân lực................................................................. 35 2.3.1. Tính chất của lao động trong kinh doanh phân bón........... 35 2.3.2. Các căn cứ để chuẩn bị nhân lực....................................... 36 2.4. Chuẩn bị phương tiện và các thiết bị cần thiết.................... 37 2.4.1. Chuẩn bị phương tiện........................................................ 37 2.4.2. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết ........................................... 38 5
  6. 2.5. Chuẩn bị kho chứa hàng...................................................... 43 2.5.1. Vị trí và tính chất của kho chứa hàng................................ 43 2.5.2. Nhiệm vụ của kho............................................................. 43 2.5.3. Yêu cầu chung đối với kho chứa hàng phân bón............... 43 2.5.4. Thiết bị trong kho kinh doanh phân bón........................... 44 2.6. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng............................ 52 Bài 3: Thực hiện mua hàng....................................................... 57 3.1. Xuất trình giấy tờ cần thiết................................................. 57 3.2. Lấy hóa đơn mua hàng........................................................ 57 3.3. Kiểm tra hóa đơn................................................................. 60 3.4. Thanh toán tiền.................................................................... 60 3.5. Bài tập thực hành và sản, phẩm cuối cùng.......................... 61 Bài 4: Kiểm nhận hàng............................................................ 64 4.1. Kiểm nhận số lượng hàng..................................................... 64 4.2. Kiểm tra bao bì................................................................... 66 4.3. Kiểm tra chất lượng hàng.................................................... 66 4.4. Ký nhận chứng từ sổ sách................................................... 67 4.5. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng............................ 68 Bài 5: Vận chuyển hàng hóa...................................................... 71 5.1. Yêu cầu............................................................................... 71 5.1.1. Khái niệm.......................................................................... 71 5.1.2. Vị trí, tác dụng................................................................... 71 5.1.3. Yêu cầu của tính chất vận chuyển................................... 72 5.2. Nguyên tắc lựa chọn phương tiện vận chuyển..................... 73 5.3. Các phương tiện sử dụng để vận chuyển............................. 73 5.3.1. Vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ......................... 73 5.3.2. Vận chuyển bằng xe ô tô.................................................. 74 5.3.3. Bảo vệ phân bón khi vận chuyển...................................... 75 5.4. Nhập hàng vào kho và hoàn tất chứng từ............................. 76 5.5. Sau khi mua hàng............................................................. 77 6
  7. 5.6. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng........................... 79 Điều kiện thực hiện môdun......................................................... 85 Phương pháp đánh giá.................................................................. 86 Hướng dẫn thực hiện mô đun...................................................... 87 Tài liệu tham khảo........................................................................ 88 Danh sách ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn 89 giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp............................................. Danh sách hội động nghiệm thu chương trình, biên soạn giáo 90 trình dạy nghề trình độ sơ cấp..................................................... 7
  8. MÔ ĐUN TỔ CHỨC MUA PHÂN BÓN Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun Mô đun tổ chức mua phân bón là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Mua bán bảo quản phân bón”, được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị điều kiện kinh doanh” trong chương trình. Tuy nhiên mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ lập hợp đồng kinh tế, các hoạt động mua và vận chuyển phân bón. Mô đun này cũng có thể giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề hoặc tại các địa phương khi có nhu cầu chuyển đổi nghề trong lao động nông thôn. 8
  9. Bài 1: Hợp đồng mua bán phân bón Mục tiêu: - Soạn thảo thành thạo hợp đồng mua bán phân bón, đảm bảo chính xác, cụ thể và đúng pháp luật - Ký kết được hợp đồng mua bán phân bón đảm bảo nguyên tắc, thể thức và thủ tục quy định - Nắm vững nguồn cung cấp phân bón và thực hiện tốt nghiệp vụ mua bán giao nhận phân bón. - Đánh giá phân loại phẩm cấp phân bón chính xác. Nội dung : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG 1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG 1.1. Hợp đồng là gì? Trong xã hội loài người để thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của mình thì các cá nhân, tổ chức phải xác lập các mối quan hệ với nhau, các mối quan hệ được thể hiện thông qua sự trao đổi, thỏa thuận làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên – trong phạm vi các mối quan hệ về dân sự, kinh tế, lao động thì sự trao đổi, thỏa thuận được coi là “Giao dịch”. Dưới góc độ pháp lý thì giao dịch nói trên luôn được thể hiện bằng hình thức “Hợp đồng”. Hay nói một cách khác “Hợp đồng” là một hình thức pháp lý của “Giao dịch”. 1.2. Phân loại hợp đồng. Nếu nhìn trên tổng thể các mối quan hệ trong xã hội, các giao dịch rất đa dạng, phụ thuộc vào mục đích, lợi ích mối quan hệ mà các chủ thể tham 9
  10. gia, giao dịch đó mong muốn. Từ đó để phân biệt các loại hợp đồng người ta phân ra ba nhóm (loại) hợp đồng cơ bản như sau: - Hợp đồng dân sự. - Hợp đồng kinh doanh – thương mại (hay là hợp đồng kinh tế). - Hợp đồng lao động. Các loại hợp đồng này có những đặc trưng khác nhau, chủ yếu khác nhau về các đối tượng và chủ thể của loại hợp đồng đó. Trong mỗi loại hợp đồng (nhóm) lại có những hình thức hợp đồng khác nhau, chủ yếu khác nhau về đối tượng của hợp đồng đó. 1.3. Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thƣơng mại: Khi chuẩn bị soạn thảo, ký kết hợp đồng làm thế nào để phân biệt hợp đồng nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng nào là hợp đồng kinh doanh – thương mại. Đây là vấn đề không đơn giản và để phân biệt được 2 loại hợp đồng này cần chú ý 2 đặc điểm cơ bản sau: Chủ thể của hợp đồng: Việc các chủ thể xác lập quan hệ trong một hợp đồng có thể giúp phân biệt đâu là hợp đồng dân sự và đâu là hợp đồng kinh doanh thương mại. Mục đích hợp đồng: Căn cứ vào mục đích của việc ký kết hợp đồng có hay không có lợi nhuận (hay mục đích phi lợi nhuận) có thể giúp phân biệt được hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh – thương mại.Như vậy có thể phân biệt 2 loại hợp đồng dân sự và kinh doanh – thương mại thông qua các đặc điểm của từng loại hợp đồng, cụ thể như sau: - Hợp đồng dân sự là hợp đồng có đặc điểm:- Chủ thể: Mọi cá nhân, tổ chức.- Mục đích giao dịch: Không có mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Cá nhân mua xe gắn máy để làm phương tiện đi lại). - Hợp đồng kinh doanh thương mại: Là hợp đồng có đặc điểm:- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh.- Mục đích giao dịch: Đều có 10
  11. mục đích lợi nhuận (Ví dụ: Công ty A mua nguyên liệu của cá nhân B kinh doanh nguyên liệu về để sản xuất và cả Công ty A, cá nhân B đều có mục đích lợi nhuận khi giao dịch) và thường có các dạng sau: 1.4. Các dạng hợp đồng 1.4.1. Hợp đồng miệng Trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp thương mại thường có các mối quan hệ kinh tế với nhau. Hình thức quan hệ kinh tế cơ bản thường được thực hiện qua hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với các tổ chức khi lượng hàng hóa trao đổi là rất nhỏ và thực sự có sự tin cậy và tín nhiệm lẫn nhau. Họ gặp nhau và thống nhất với nhau bằng lời các điều khoản của hợp đồng về việc mua bán hay vận chuyển phân bón hoặc cả các loại hàng hóa khác . Hình thức hợp đồng này đơn giản, nhanh gọn tiết kiệm thời gian, tận dụng được thời cơ kinh doanh,nếu thực hiện trôi chảy hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên tính rủi ro của loại hợp đồng này cũng rất lớn đặc biệt là khi đối tác chưa thật sự tin cậy hoặc do một bên kinh doanh thất bại cung rất dễ dẫn đến rủi ro cho quá trình kinh doanh.Vì vậy khi thực hiện loại hợp đồng này người kinh doanh phải hết sức tỉnh táo để lựa chọn hình thức hợp đông cho phù hợp. 1.4.2. Hợp đồng qua điện thoại Hợp đồng qua điện thoại cũng là một dạng của hợp đồng kinh tế cũng được thực hiện giữa các cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với các tổ chức khi lượng hàng hóa trao đổi là rất nhỏ và thực sự có sự tin cậy và tín nhiệm lẫn nhau khi họ không có điều kiện trực tiếp với nhau thì họ có thể sử dụng điện thoại để liên hệ. Đối với loại hợp đồng này nó cũng có đầy đủ các ưu nhược điểm như hợp đồng bằng miệng, trong một chừng mực nào đó nó còn thuận lợi hơn hợp đồng miệng do không cần trực tiếp gặp nhau nên còn tiết kiệm được thời gian, tận dụng được thời cơ nhanh nhạy hơn đặc biệt là khi khoảng cách giao dịch là xa các đối tác không thể gặp nhau ngay được 11
  12. .Tuy nhiên hình thức này cũng dẫn đến rủi ro cao như hợp đồng miệng nên người kinh doanh cũng phải hết sức tiỉnh táo khi thực hiện hình thức hợp đồng này. 1.4.3. Hợp đồng bằng văn bản Tính chất của hợp đồng Nội dung của hợp đồng phải thể hiện được tính chất pháp lý.kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tính chất pháp lý của hợp đồng thể hiện ở thủ tục ký kết và các điều khoản ký kết phải đúng các chế độ, thể lệ của nhà nước thể hiện quan hệ bình đẳng trong ký kết Tính kinh tế của hợp đồng thể hiện ở chỗ các thông số trong hợp đồng phải tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, xuất phát từ mục tiêu kinh doanh của chủ thể kinh doanh, trách nhiệm vật chất giữa hai bên ký kết mua bán giao nhận hàng hóa. Tính chất khoa học và kỹ thuật thể hiện ở chỗ các chỉ tiêu kỹ thuật phải được xác định trên cơ sở khoa học theo tiêu chuẩn định mức, công thức đẫ được các cơ quan nhà nước công bố. Nội dung của hợp đồng mua bán phân bón Gồm các điều khoản chủ yếu sau: Tên địa chỉ và của đơn vị ký hợp đồng, - Điện thoại - Fax - Số tài khoản - Ngân hàng giao dịch - Tên chức vụ của người ký kết, nếu người ký kết là người được uỷ quyền thì phải ghi rõ số, ngày của giấy ủy quyền. - Ngoài đại diện ký hợp đồng kinh tế đuợc luật pháp qui định là thủ trưởng đơn vị là đại diện đương chức, đại diện đương chức có quyền uỷ quyền cho người khác thay mình để ký kết. 12
  13. Tên hàng số lượng và tổng giá trị điều khoản này ghi: mặt hàng, số lượng hoặc khối lượng, đơn vị đo lường, tổng giá trị hàng giao dịch. Qui cách chất lượng và tổng giá trị: Điều khoản này ghi hàng hóa giao dịch theo tiêu chuẩn chất lượng nào thời gian bảo hành của từng loại cụ thể, xử lý hàng sai quy cách, lẫn loại , lẫn hàng Giá cả: điều khoản này ghi giá cho từng loại mặt hàng. Bao bì đóng gói trong chỉ tiêu giá thành hàng hóa đã có khoản chi phí về bao bì nên khi ký hợp đồng thương mại, bán buôn phải ghi rõ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về bao bì. Giao nhận hàng: điều khoản này ghi số lượng thời gian và địa điểm giao hàng. Phương tiện vận chuyển và cước phí do bên nào chịu. 13
  14. Thanh toán : điều khoản này ghi hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán khi có đủ chứng từ hợp lệ, trường hợp từ chối không thanh toán trách nhiệm vật chất khi một trong hai bên không thanh toán đúng qui định. Điều khoản về cam kết chung: điều khoản này cần thiết vì nó có tính pháp lý hợp đồng. Trong điều khoản chung cần ghi rõ những qui định về bồi thường, phạt và khen thưởng. đồng thời qui định rõ những công việc phải bảo đảm, công việc chưa hoàn thành. Điều khoản này phải thể hiện được sự công bằng hợp lý bình đẳng dân chủ giữa hai bên chủ thể hợp đồng. 14
  15. 1.5. Soạn thảo hợp đồng mua bán phân bón Mẫu hợp đồng kinh tế CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********** HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Số : [Số HD]/HĐMB - Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành. - Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên). Hôm nay, ngày [ngày – tháng- năm 201..] Tại địa điểm : [Xã(Phường) – Huyện(Quận) – Tỉnh(Thành Phố)], Chúng tôi gồm : Bên A - Tên doanh nghiệp : [Tên của Công ty kinh doanh phân bón] - Địa chỉ trụ sở chính : [Xã(Phường) – Huyện(Quận) – Tỉnh(Thành Phố)] - Điện thoại : …… Fax: …….. - Tài khoản số : ……………..Mở tại ngân hàng: [Tên ngân hàng] - Đại diện là Ông (bà) : ………………. - Chức vụ : [chức vụ] - Giấy ủy quyền số : [số giấy ủy quyền] (nếu có). - Viết ngày [ngày,tháng ,năm] Do ai ủy quyền, cần ghi rõ [họ và tên] chức vụ: ……ký. 15
  16. Bên B - Tên doanh nghiệp : (Tên người mua hàng, hoặc tên chủ cửa hàng mua phân bón) - Địa chỉ : [Xã(Phường) – Huyện(Quận) – Tỉnh(Thành Phố)] - Điện thoại : ………… Fax : ………….. - Tài khoản số : ………….. Mở tại ngân hàng : [tên ngân hàng] - Mã thuế cá nhân nếu có. Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau : Điều 1: Nội dung công việc giao dịch : 1. Bên A bán cho bên B : STT Tên Đơn vị Số Đơn Thành Ghi hàng tính lƣợng giá(đ) tiền(đ) chú 1 NPK Tấn 120 1.000.000 120.000.000 Lâm Thao 2 3 …. Cộng : (số tiền bằng số) Tổng trị giá (bằng chữ) : [số tiền bằng chữ] Điều 2 : Giá cả : Đơn giá mặt hàng trên là giá (theo báo giá) của đơn vị bán. Điều 3 : Chất lƣợng và quy cách hàng hóa : Chất lượng mặt hàng [chất lương,phẩm cấp] được quy định theo. [quy cách sản phẩm hàng hóa] có thể rời hoặc đóng bao. 16
  17. Điều 4 : Bao bì và ký mã hiệu : 1. Bao bì làm bằng : [Bao bì làm bằng ninon, caton, vải….] 2. Quy cách bao bì : (Có thể đóng bao kín, hoặc hàng rời) 3. Cách đóng gói : có thế đóng thủ công hoặc đóng máy. Trọng lượng cả bì : [………….] Trọng lượng tịnh : [……………] Điều 5 : Phƣơng thức giao nhận : 1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau : STT Tên Đơn Số Thời Địa Bốc Vận Ghi hàng vị tính lượng gian điểm dỡ chuyển chú 3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do [Bên nào chịu]. 4. Chi phí bốc xếp [Bên nào chịu] 5. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là [số tiền] đồng/tấn/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện. 6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành). 17
  18. Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản mời cơ quan kiểm tra trung gian đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. 7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ: - Giấy giới thiệu của cơ quan(nếu mua cho công ty) bên mua; - Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán; - Giấy chứng minh nhân dân. Điều 6 : Bảo hành và hƣớng dẫn sử dụng hàng hóa : 1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng [Tên hàng hóa] cho bên mua trong thời gian thỏa thuận. 2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần). Điều 7 : Phƣơng thức thanh toán : Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức [tiền mặt hay chuyển khoản] trong thời gian theo thỏa thuận. Điều 8 : Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần) [cách thức bảo đảm] Điều 9 : Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng : 1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt theo thỏa thuận của giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. 18
  19. 2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 10 : Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng : 1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). 2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án. Điều 11 : Các thỏa thuận khác (nếu cần) : Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Điều 12 : Hiệu lực của hợp đồng : Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày [Ngày tháng năm..] đến ngày [Ngày tháng năm] Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên [A hoặc B] có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý. Hợp đồng này được làm thành bốn bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ hai bản ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ Ký tên, đóng dấu Ký tên, đóng dấu 19
  20. 1.6. Nguyên tắc ký kết hợp đồng mua bán Tuân theo pháp luật và hợp đồng kinh tế. Theo nguyên tắc thoả thuận tự nguyện cùng có lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm về tà i sản và không trái pháp luật. Ngoài ra: phải tuân thủ đày đủ pháp luật chế độ, thể lệ của nhà nước. Hợp đồng phải rõ ràng cụ thể chính xác không tẩy xóa, nếu tẩy xóa phải được hai bên xác nhận. Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, nội dung ký kết phải được bàn bạc và thương lượng nhất trí giữa các bên. Đề cao sự hợp tác cùng nhau giải quyết những khó khăn để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả hai bên. 1.7. Tổ chức ký kết hợp đồng mua bán phân bón Hợp đồng ký kết phải phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, với luật lệ nhà nước, đúng với điều lệ về hợp đồng kinh tế. ký kết hợp đồng phải bảo đảm nguyên tắc thể thức và thủ tục qui định. Quá trình ký hợp đồng có thể thực hiện theo các cách sau: Theo cách ký gián tiếp. Chuẩn bị và ký hợp đồng đơn vị bán sản phẩm phải làm hợp đồng ký trước gửi cho bên mua ký tiếp sau. Khi nhận được hợp đồng đã ký trước của bên bán đã gửi đến trước bên mua phải nghiên cứu và ký ngay và gừi lại cho bên bán một bản. nếu thấy có điều khoản nào chưa thỏa thuận phải lập kiến nghị kèm theo. - Theo cách ký trực tiếp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2