intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tổ chức thi công hoàn thiện, nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tổ chức thi công hoàn thiện, nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Phương pháp đo bóc khối lượng; phương pháp tính thời gian, hao phí vật tư, nhân công, máy cần thiết để thi công công tác hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tổ chức thi công hoàn thiện, nội thất (Ngành: Công nghệ kỹ thuật nội thất và điện nước công trình - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: TỔ CHỨC THI CÔNG HOÀN THIỆN, NỘI THẤT NGÀNH/NGHỀ: NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NỘI THẤT & ĐIỆN, NƯỚC CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 597/QĐ-CĐXD1, ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2023 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để nâng cao tính thực hành trong giảng dạy và giúp người học có thể bắt tay vào công việc ngay sau khi ra trường, bộ môn công nghệ Thi công biên soạn giáo trình môn "TỔ CHỨC THI CÔNG HOÀN THIỆN NỘI THẤT". Giáo trình được trình bày gồm 4 chương: Chương 1. Những nội dung cơ bản của thiết kế tổ chức thi công Chương 2. Tổ chức sử dụng vật tư, nhân công, máy trong thi công xây lắp Chương 3. Tiến độ thi công theo sơ đồ ngang Chương 4. Tổng mặt bằng thi công Nội dung chủ yếu của giáo trìnhtrang bị cho sinh viên: những khái niệm cơ bản của công tác thiết kế tổ chức thi công xây dựng; các phương pháp cơ bản lập kế hoạch tiến độ thi công và các điều kiện để tổ chức tốt mặt bằng thi công cho một công trường xây dựng, phù hợp với điều kiện thi công thực tế của từng đơn vị. Trong quá trình biên soạn giáo trình này chúng tôi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Trung cấpXây dựng số 1. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn đó, cảm ơn các tác giả của các cuốn tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Một lần nữa chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và học sinh để cuốn giáo trình này hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị! Hà nội ngày…. tháng….. năm Tham gia biên soạn : Chủ biên : Th.s Nguyễn Thị Lý Ts Trần Đăng Quế TỪ VIẾT TẮT 2
  3. STT KÝ HIỆU CHÚ GIẢI 1 BPKTTC Biện pháp kỹ thuật thi công 2 CĐT Chủ đầu tư 3 CN Công nhân 4 ĐM Định mức 5 MMTB Máy móc thiết bị 6 NC Nhân công 7 QLDA Quản lý dự án 8 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 9 TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công 10 TVGS Tư vấn giám sát 11 XD Xây dựng 12 XM Xi măng 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 8 I. Giới thiệu ................................................................................................................. 8 II. Mục tiêu .................................................................................................................. 8 III. Nội dung ................................................................................................................ 8 III.1. Kế hoạch tiến độ thi công .........................................................................................8 III.1.1. Khái niệm: .........................................................................................................8 III.1.2. Tác dụng ............................................................................................................8 III.1.3. Phân loại:...........................................................................................................8 III.2. Xác định biện pháp công nghệ xây lắp và an toàn lao động.....................................9 III.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng ....................................................................................9 III.2.2. Căn cứ lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp..................................................9 III.2.3. Nội dung các bước lựa chọn biện pháp xây lắp ..............................................10 III.2.4. Xác định biện pháp an toàn lao động ..............................................................10 III.3. Điều tra số liệu – chuẩn bị thi công ........................................................................10 III.3.1. Tầm quan trọng của số liệu .............................................................................10 III.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................10 III.3.3. Nội dung, mục đích sử dụng các loại số liệu ..................................................11 III.3.4. Công tác chuẩn bị thi công ..............................................................................12 III.4. Các phương pháp tổ chức thi công xây lắp.............................................................15 III.4.1. Thi công tuần tự: .............................................................................................15 III.4.2. Thi công song song: ........................................................................................16 III.4.3. Thi công gối tiếp: ............................................................................................16 III.4.4. Thi công theo phương pháp dây chuyền: ........................................................17 III.5. Câu hỏi ôn tập .........................................................................................................19 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ, NHÂN CÔNG, MÁY TRONG THI CÔNG XÂY LẮP ................................................................................................ 20 I. Giới thiệu ............................................................................................................... 20 II. Mục tiêu ................................................................................................................ 20 III. Nội dung .............................................................................................................. 20 III.1. Tổ chức sử dụng vật tư ...........................................................................................20 III.1.1. Nội dung tổ chức sử dụng vật tư trên công trường .........................................20 III.1.2. Tính toán khối lượng vật tư cần thiết cho một số công công tác: ...................20 III.1.3. Ví dụ ................................................................................................................21 4
  5. III.2. Tổ chức sử dụng nhân công ................................................................................... 23 III.2.1. Tính lượng lao động cần thiết ......................................................................... 23 III.2.2. Tổ chức tổ đội sản xuất................................................................................... 24 III.2.3. Ví dụ: .............................................................................................................. 26 III.3. Tổ chức sử dụng máy ............................................................................................. 27 III.3.1. Nội dung tổ chức sử dụng máy trên công trường ........................................... 27 III.3.2. Chọn phương án về máy xây dựng: ................................................................ 28 III.4. Tính chi phí cần thiết .............................................................................................. 30 III.4.1. Tính chi phí cần thiết theo khối lượng hao phí vật tư, nhân công, máy và thiết bị thi công và bảng giá tương ứng .............................................................................. 31 III.5. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................ 33 CHƯƠNG 3. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ NGANG 34 I. Giới thiệu ............................................................................................................... 34 II. Mục tiêu ................................................................................................................ 34 III. Nội dung .............................................................................................................. 34 III.1. Các yêu cầu, căn cứ để lập kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị ............... 34 III.1.1. Các yêu cầu ..................................................................................................... 34 III.1.2. Căn cứ lập kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị. ................................ 34 III.2. Lập tiến độ thi công công trình đơn vị theo sơ đồ ngang ....................................... 35 III.2.1. Trình tự và nội dung các bước lập tiến độ thi công công trình đơn vị theo sơ đồ ngang ..................................................................................................................... 35 III.2.2. Thực hành ....................................................................................................... 41 III.3. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................ 47 CHƯƠNG 4. TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG ..................................................... 48 I. Giới thiệu ............................................................................................................... 48 II. Mục tiêu ................................................................................................................ 48 III. Nội dung .............................................................................................................. 48 III.1. Khái quát về tổng mặt bằng thi công xây dựng công trình .................................... 48 III.1.1. Khái niệm và tác dụng thiết kế tổng mặt bằng thi công ................................. 48 III.1.2. Phân loại tổng mặt bằng thi công ................................................................... 49 III.1.3. Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng thi công xây dựng ................................... 49 III.2. Thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình đơn vị ................................................ 50 III.2.1. Tổ chức các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công ..................................... 50 III.2.2. Trình tự, nội dung thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình đơn vị............ 61 III.3. Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................ 62 5
  6. 6
  7. MÔN HỌC/MÔ ĐUN: TỔ CHỨC THI CÔNG 1. Tên môn học/mô đun: TỔ CHỨC THI CÔNG HOÀN THIỆN NỘI THẤT 2. Mã môn học/mô đun: MH20 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: 3.1. Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ III; 3.2. Tính chất: Là môn học chuyên ngành 3.3 Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là môn chuyên ngành cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về tổ chức thi công công trình của người cán bộ kỹ thuật trình độ trung cấp trên công trường. 4. Mục tiêu của môn học/mô đun: Môn học dành cho học sinh chuyên ngành công nghệ kỹ thuật nội thất & điện, nước công trình. Sau khi học xong môn học này học sinh có khả năng: 4.1. Kiến thức: Học sinh trình bày được: + Phương pháp đo bóc khối lượng + Phương pháp tính thời gian, hao phí vật tư, nhân công, máy cần thiết để thi công công tác hoàn thiện; 4.2. Kỹ năng: + Đo bóc khối lượng, tính được: thời gian; hao phí vật tư, nhân công, máy; chi phí cần thiết để thi công công công tác hoàn thiện. + Đọc được biểu tiến độ; + Đọc được tổng mặt bằng; 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cẩn thận, chính xác trong công việc; + Có tinh thần tự học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng có sáng tạo trong các công việc thực tế; + Có khả năng học tập và tổ chức làm việc theo nhóm; + Tuân thủ nghiêm ngặt quy định, quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động; + Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7
  8. CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG I. Giới thiệu Bài này giới thiệu những nội dung cơ bản của thiết kế tổ chức thi công, xác định các biện pháp công nghệ xây lắp và an toàn lao động, điều tra số liệu – chuẩn bị thi công. II. Mục tiêu + Trình bày được những nội dung cơ bản của kế hoạch tiến độ thi công; + Phương pháp điều tra số liệu, chuẩn bị thi công III. Nội dung III.1. Kế hoạch tiến độ thi công III.1.1. Khái niệm: Kế hoạch tiến độ thi công là một loại biểu kế hoạch quy định trình tự khởi công và thời gian thi công của các công trình trong công trường hoặc của các công việc trong một công trình. III.1.2. Tác dụng Là cơ sở để cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý tổ chức và chỉ đạo thi công trên công trường; Là căn cứ để lập các kế hoạch khác như: kế hoạch ngắn ngày, nhân lực, vật tư, xe, máy thi công … và tổ chức đảm bảo các điều kiện thi công khác trên công trường. III.1.3. Phân loại: Theo mức độ lập ta có thể chia thành: + Kế hoạch tổng tiến độ - kế hoạch tiến độ thi công cho cả dự án hay nhiều công trình/ nhiều hạng mục công trình; + Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị - là kế hoạch tiến độ thi công cho một công trình/ một hạng mục công trình trong dự án; + Kế hoạch ngắn ngày – kế hoạch tiến độ thi công trong quý, tháng, tuần. 8
  9. III.2. Xác định biện pháp công nghệ xây lắp và an toàn lao động III.2.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng Lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp hợp lý sẽ giúp cho công tác tổ chức thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và sử dụng tối đa năng lực hiện có của đơn vị sản xuất nhờ đó giúp cho đơn vị thi công giảm được giá thành sản phẩm. Nếu chọn không đúng biện pháp công nghệ xây lắp sẽ dẫn đến lãng phí, hay chất lượng không đảm bảo thậm chí làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình… III.2.2. Căn cứ lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp Tiến hành lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp căn cứ vào: + Khối lượng công việc cần thực hiện; + Kích thước (dài, rộng, cao) của công trình; + Yêu cầu về chất lượng công trình; + Tiến độ thi công công trình; + Trình độ công nghệ và mặt bằng sản xuất của địa phương và của doanh nghiệp tham gia xây dựng công trình. Ví dụ với công trình lớn tại các khu vực các thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh… đòi hỏi chất lượng cao thường sử dụng ván khuôn định hình sản xuất tại nhà máy/ ván khuôn gỗ phủ phin/ ván khuôn nhôm thay cho ván khuôn gỗ tấm sản xuất và lắp dựng tại công trường. Khi khối lượng bê tông nhỏ (ví dụ thi công đổ bê tông cột nhà cấp 4) ta sẽ dùng bê tông trộn bằng máy trộn loại nhỏ trộn tại công trường, nhưng khi đổ bê tông dầm, sàn với khối lượng lớn (ví dụ nhà cấp 3 trở lên) nên sử dụng bê tông trộn bằng trạm trộn tại công trường hoặc bê tông thương phẩm. Tuy nhiên cũng với nhà cấp 3 nhưng thi công ở khu vực không có cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm thì trộn bê tông bằng máy trộn loại nhỏ tại công trường lại là giải pháp tối ưu 9
  10. Chú ý: Biện pháp công nghệ xây lắp phải thể hiện được tính kinh tế, và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị III.2.3. Nội dung các bước lựa chọn biện pháp xây lắp Để lựa chọn biện pháp xây lắp thường căn cứ vào: + Khối lượng công việc cần thực hiện; + Đặc điểm của công trình + Yêu cầu về tiến độ; + Yêu cầu về chất lượng; + Năng lực hiện có của đơn vị sản xuất, của khu vực. Ví dụ: khi ta cần đào hố móng có tổng khối lượng cần đào là 90m 3 trong 1 ngày, hố móng có kích thước dài x rộng x cao bằng 10 x 6 x 1,5m. Với khối lượng đào lớn, thời gian thi công ngắn như vậy chọn phương án sử dụng máy đào để đáp ứng được tiến độ. III.2.4. Xác định biện pháp an toàn lao động Với mỗi giải pháp, biện pháp công nghệ xây lắp sẽ có những đặc trưng khác nhau, từ đó dẫn tới khả năng xảy ra tai nạn lao động khác nhau. Chính vì vậy với mỗi giải pháp, biện pháp công nghệ xây lắp ta phải lập bản phân tích an toàn để: + Tìm ra những khả năng gây mất an toàn trong thi công; + Xác xuất xảy ra với mỗi khả năng; + Biện pháp khắc phục, phòng ngừa. III.3. Điều tra số liệu – chuẩn bị thi công III.3.1. Tầm quan trọng của số liệu Thiết kế tổ chức thi công phải căn cứ vào nhiều loại số liệu, nếu số liệu không đúng hoặc không bảo đảm tin cậy sẽ dẫn đến chọn giải pháp kỹ thuật không tốt hoặc kém hiệu quả, thậm chí gây tổn thất nghiêm trọng. Số liệu đầy đủ, tin cậy tạo điều kiện làm tốt công tác chuẩn bị thi công III.3.2. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu ở các cơ quan quản lý xây dựng, ở chủ đầu tư, ở cơ quan 10
  11. khảo sát thiết kế hay từ các đơn vị sản xuất vật liệu, cung ứng vật tư. Tự tổ chức điều tra, khảo sát thực địa: Nếu số liệu chưa đầy đủ hoặc chưa đảm bảo tin cậy III.3.3. Nội dung, mục đích sử dụng các loại số liệu 1. Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng a. Các số liệu về khí tượng: Số liệu về khí tượng cần khảo sát gồm: Nhiệt độ, mưa, gió. Mục đích: Để dự kiến biện pháp thi công, lập tiến độ thi công, biện pháp thi công theo mùa, có giải pháp thi công và phòng hộ thích hợp trên cao. b. Số liệu về địa hình: Số liệu địa hình gồm: bản đồ địa hình khu vực xây dựng và vị trí công trình; quy hoạch đô thi có liên quan; vị trí các mốc cao độ chuẩn. Mục đích: + Để thiết kế tổng MBTC; + Tính toán san lấp mặt bằng; + Chọn đất sử dụng tạm trong thi công; + Biết rõ các chướng ngại vật biện pháp xử lý các chướng ngại dưới móng, phòng ngừa xảy ra động đất trong thời gian thi công; c. Số liệu về địa chất công trình: Số liệu địa chất công trình gồm: Bản đồ vị trí lỗ khoan thăm dò; mặt cắt địa chất, độ dày các lớp đất; tính chất cơ lý các lớp đất; các chướng ngại dưới lòng đất Mục đích: + Lựa chọn phương án thi công đất; + Chọn phương án thi công móng; + Đề ra biện pháp xử lý phá bỏ các chướng ngại dưới nền móng. d. Số liệu động đất gồm: Động đất có xảy ra không? Cấp động đất? Mục đích: Phòng ngừa xảy ra động đất trong thời gian thi công e. Số liệu địa chất thủy văn gồm: Nước ngầm, nước trên mặt đất 11
  12. Mục đích: + Chọn phương pháp hạ mực nước ngầm khi thi công móng; + Xử lý và khai thác nước trong thi công. 2. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật và kinh tế - xã hội khu vực xây dựng Việc khảo sát điều kiện hạ tầng kỹ thuật và kinh tế- xã hội khu vực xây dựng nhằm xác định: + Tình hình sản xuất vật liệu và thị trường vật liệu xây dựng; + Khả năng thuê máy móc thiết bị thi công; + Điều kiện giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy; + Điều kiện cung cấp nước, điện, thông tin: - Cấp nước: Mạng lưới nước có sẵn, lưu lượng cấp, áp lực nước, khả năng khai thác, chất lượng nước; Điều kiện khai thác nước ở sông, hồ, hay giếng đào, giếng ngầm; - Thoát nước: Tình hình thoát nước; - Điện: Vị trí nguồn điện, điều kiện khai thác và dẫn về công trường…; - Mạng thông tin. + Sử dụng lao động và xã hội: - Về lao động: khả năng sử dụng lực lượng lao động địa phương, trình độ văn hóa, khả năng lao động; - Về điều kiện chỗ ở: Nhà cửa có sẵn có thể sử dụng làm nhà tạm, điều kiện làm nhà tạm. + Điều kiện xã hội: - Phong tục tập quán, mức sinh hoạt, tình hình cung cấp hàng hóa phục vụ cuộc sống và sinh hoạt trên khu vực. Y tế, văn hóa…; - Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. III.3.4. Công tác chuẩn bị thi công 1. Chuẩn bị trước khởi công xây dựng công trình a. Chuẩn bị của chủ đầu tư: + Thành lập Ban quản lý dự án; 12
  13. + Hoàn thành thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng; + Hoàn thành thủ tục khai thông đường xá, điện nước, thông tin; + Có kế hoạch bố trí nguồn vốn phù hợp cho công tác đầu tư xây dựng công trình. + Lựa chọn đơn vị tư vấn QLDA (nếu cần) + Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế + Theo dõi, đôn đốc công tác khảo sát, thiết kế + Cùng đơn vị TVGS phê duyệt biện pháp thi công, thống nhất các mẫu biểu hồ sơ quản lý chất lượng…. + Tổ chức đấu thầu, chọn thầu; + Đôn đốc, giám sát nhà thầu làm công tác chuẩn bị trước khi khởi công; + Làm thủ tục báo cáo khởi công đúng quy định. b. Chuẩn bị của Nhà thầu: + Thiết lập cơ cấu quản lý; + Xác định lực lượng tham gia thi công và cơ cấu lực lượng chuyên môn, tuyển chọn thầu phụ và các nhà cung ứng; + Tiếp nhận hồ sơ thiết kế; + Điều tra số liệu phục vụ thiết kế tổ chức thi công; + Dự kiến sử dụng đất thi công, làm thủ tục mượn hoặc thuê đất thi công + Bổ sung và điều chỉnh hồ sơ tổ chức thi công phù hợp với thực tế + Làm tốt công tác chuẩn bị trong và ngoài công trường về: ✓ Giao thông, điện nước. Mặt bằng thi công; ✓ Xác định mốc trắc đạc phục vụ thi công; ✓ San lấp mặt bằng, làm hệ thống kho bãi, nhà tạm, đường xá. + Đưa thiết bị, máy thi công, vật liệu, công nhân về công trường. 2. Chuẩn bị của nhà thầu trước khởi công từng hạng mục a. Về tổ chức - kỹ thuật Tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu bản vẽ, dự toán chi phí xây dựng; Lập kế hoạch tác nghiệp cho các công tác chủ yếu theo biện pháp kỹ thuật 13
  14. và tổ chức thi công đã chọn, phân công tổ đội thi công hạng mục. b. Chuẩn bị mặt bằng thi công hạng mục Phá dỡ công trình cũ (nếu có). San mặt bằng, làm hệ thống thoát nước mặt bằng, làm đường tạm,... Làm đường ống cấp nước, đường điện,... đến công trình. Làm kho bãi, lán trại, khu vực gia công mộc, thép… Bố trí vị trí đặt máy thi công, đường di chuyển của máy. Dẫn mốc vào công trình. Thực thi các giải pháp an toàn lao động, có phương án bảo vệ môi trường. c. Chuẩn bị vật tư kỹ thuật Tổng hợp nhu cầu vật tư kỹ thuật, lập kế hoạch cung cấp theo tiến độ thi công. Đặt mua các sản phẩm gia công sẵn. Tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị thi công, lực lượng lao động theo thời gian thích hợp của tiến độ. 3. Công tác chuẩn bị thường xuyên của nhà thầu trong quá trình thi công a. Lý do Mặt bằng hạn chế, các công việc trước chưa xong, máy móc thiết bị luôn luôn thay đổi, vật liệu luôn phải bổ sung … do vậy phải thực hiện công tác chuẩn bị thường xuyên trong quá trình thi công. b. Nội dung công tác chuẩn bị thường xuyên Bố trí mặt bằng thi công các công việc (Bê tông, lắp ghép…) phù hợp với biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công đã chọn. Tập kết vật liệu, cấu kiện. Kiểm tra, đối chiếu về số lượng, chủng loại, quy cách vật liệu, cấu kiện đưa về công trình (kể cả thí nghiệm khi cần thiết). Tiếp nhận bản vẽ thi công chi tiết, nghiên cứu nắm vững bản vẽ. Tổ chức kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên xe máy, thiết bi, công cụ thi công trong quá trình sử dụng. Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức và chỉ dẫn tác nghiệp khi áp dụng công nghệ 14
  15. thi công mới. III.4. Các phương pháp tổ chức thi công xây lắp Giả sử cần tổ chức thi công và lập tiến độ thi công một nhóm có m công trình (hoặc 1 công trình được chia ra m đoạn thi công). Khối lượng và cơ cấu công tác gần giống nhau, có thể tổ chức thi công theo các phương thức sau: III.4.1. Thi công tuần tự: Thi công tuần tự: Triển khai làm từng việc một, hết việc này đến việc khác, hết hạng mục này đến hạng mục khác hoặc hết công trình này đến công trình khác Phương pháp thi công tuần tự được thể hiện trên sơ đồ ngang như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Hình 1.4. Phương pháp thi công tuần tự Nhận xét: + Mức độ sử dụng tài nguyên Q trong quá trình thi công thấp và bằng mức độ sử dụng nguồn lực khi thi công một công trình/ một đoạn thi công, không gây căng thẳng trong quản lý và tổ chức thi công; + Thời gian thi công toàn bộ công trình dài; + Luôn xảy ra tình trạng gián đoạn trong thi công (phải ngừng việc vì lý do nào đó: do điều động nhân công, do bố trí máy móc). 15
  16. III.4.2. Thi công song song: Nguyên tắc tổ chức thi công theo phương pháp thi công song song là các sản phẩm xây dựng được bắt đầu thi công cùng một thời điểm và kết thúc sau một khoảng thời gian như nhau. 1 2 3 4 Hình 1.5. Phương pháp thi công song song Nhận xét: + Thời gian thi công rất ngắn T=t; + Cường độ sử dụng các nguồn lực tăng vọt so với thi công tuần tự rất căng thẳng trong thi công và quản lý, công trường luôn ở tình trạng khẩn trương; + Luôn xảy ra tình trạng gián đoạn trong thi công (phải ngừng việc vì lý do nào đó: do điều động nhân công, do bố trí máy móc). III.4.3. Thi công gối tiếp: Các hạng mục, các công trình, các đoạn…được lập kế hoạch đưa vào thi công trước sau một khoảng thời gian ước lượng nhất định (đây là cách áp dụng phổ biến trong thực tế), nó cũng hoàn thành trước sau một khoảng thời gian. Nhận xét: + Thời gian thi công giảm đáng kể so với tuần tự; 16
  17. + Giảm sự căng thẳng trong thi công quản lý xây dựng cũng như cường độ sử dụng vật liệu. Việc sử dụng nguồn lực tương đối điều hòa; + Giảm được ngừng việc ở các tổ đội, tuy nhiên việc ấn định thời gian thi công bắt đầu khó mà đạt được một trị số thích hợp, nên vẫn xảy ra tình trạng gián đoạn thi công ở một khâu nào đó. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hình 1.6. Phương pháp thi công gối tiếp III.4.4. Thi công theo phương pháp dây chuyền: Phương pháp xây dựng dây chuyền - là sự kết hợp một cách logic phương pháp tuần tự và song song, nó khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của hai phương pháp trên. Để thi công theo phương pháp xây dựng dây chuyền, chia quá trình kỹ thuật thi công một sản phẩm xây dựng thành n quá trình thành phần và quy định thời hạn tiến hành các quá trình đó cho một sản phẩm là như nhau, đồng thời phối hợp các quá trình này một cách nhịp nhàng về thời gian và không gian theo nguyên tắc: 17
  18. + Thực hiện tuần tự các quá trình thành phần cùng loại từ sản phẩm này sang sản phẩm khác; + Thực hiện song song các quá trình thành phần khác loại trên các sản phẩm khác nhau; + Đối tượng của phương pháp dây chuyền có thể là một quá trình phức hợp, một hạng mục hay toàn bộ công trình. 1 2 3 4 5 6 7 8 Hình 1.7. Phương pháp thi công dây chuyền Nhận xét: + Các quá trình sản xuất được tiến hành liên tục nhịp nhàng qua các khu vực từ khởi công đến kết thúc; + Do tính chất đơn chiếc và đa dạng của sản phẩm xây dựng nên các dây chuyền sản xuất hầu hết ngắn hạn, thời gian ổn định ít hoặc không ổn định, nghĩa là sau một khoảng thời gian không dài lắm người ta phải tổ chức lại để xây dựng công trình khác. Chính vì vậy phương pháp này chỉ áp dụng cho những loại công tác có khối lượng đủ lớn có điều kiện chia ra nhiều đoạn thi công. 18
  19. III.5. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy nêu các phương pháp tổ chức thi công xây lắp (khái niệm, cách thể hiện, ưu nhược điểm của từng loại) 2. Hãy nêu nội dung các bước lựa chọn biện pháp công nghệ xây lắp 3. Hãy nêu tầm quan trọng của số liệu, nội dung, mục đích sử dụng các loại số liệu đó 19
  20. CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC SỬ DỤNG VẬT TƯ, NHÂN CÔNG, MÁY TRONG THI CÔNG XÂY LẮP I. Giới thiệu Chương này giới thiệu những nội dung cơ bản về tổ chức sử dụng vật tư, máy, nhân công trong thi công xây lắp, cách tính toán giá thành cho một số công tác hoàn thiện. II. Mục tiêu + Trình bày được phương pháp tính lượng vật tư, máy, nhân công cần thiết cho một số công tác hoàn thiện, nội thất + Tính toán được giá thành cho một số công tác hoàn thiện, nội thất III. Nội dung III.1. Tổ chức sử dụng vật tư Việc tính toán, tổ chức sử dụng vật tư trên công trường là rất quan trọng giúp cho cán bộ kỹ thuật quản lý được lượng vật tư cần thiết, điều động vật tư đưa về công trình đúng tiến độ đã định cũng như tổ chức việc sử dụng kho bãi hợp lý. III.1.1. Nội dung tổ chức sử dụng vật tư trên công trường Xác định khối lượng, chủng loại vật tư cần đưa về công trường phù hợp với kế hoach sử dụng trong tiến độ. III.1.2. Tính toán khối lượng vật tư cần thiết cho một số công công tác: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong thi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành công tác xây lắp. Số lượng vật liệu này đã bao gồm hao hụt ở khâu thi công. Tính khối lượng vật tư cần thiết VL = Vi × hm i (đơn vị vật tư) (1.1) Trong đó: + VL: Khối lượng vật tư cần để thi công công việc i; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2