intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Truyền thông khuyến nông (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Truyền thông khuyến nông là giáo trình dùng cho chương trình đào tạo hệ Cao đẳng. Nội dung cuốn giáo trình cung cấp cho học sinh về truyền thông; thiết kế tin bài khuyến nông; thiết kế áp phích; thiết kế tờ rơi sách mỏng; sử dụng các phương tiện truyền thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Truyền thông khuyến nông (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG NGÀNH/NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Lào Cai, năm 2017 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Truyền thông khuyến nông” là giáo trình dùng cho chương trình đào tạo hệ Cao đẳng. Nội dung cuốn giáo trình cung cấp cho học sinh về truyền thông; thiết kế tin bài khuyến nông; thiết kế áp phích; thiết kế tờ rơi sách mỏng; sử dụng các phương tiện truyền thông. Giáo trình “Truyền thông khuyến nông” người học có khả năng lựa chọn các hình thức/hoạt động/công cụ truyền thông phù hợp với điều kiện thực tế để thiết kế các sản phẩm truyền thông đó; Bố cục của giáo trình gồm có: Bài 1: Kiến thức cơ bản về truyền thông Bài 2: Thiết kế tin bài khuyến nông Bài 3: Thiết kế áp phích tuyên truyền Bài 4: Thiết kế tờ rơi, sách mỏng Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo của các tác giả có chuyên môn sâu về những lĩnh vực có liên quan. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp để hoàn thiện giáo trình. Xin trân trọng cảm ơn! Lào Cai, ngày tháng năm 2017 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Dương Thị Thảo Chinh 3
  4. MỤC LỤC BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG ................................................................. 7 2. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG. ............................................................ 8 3. MỤC ĐÍCH TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG................................................................... 8 4. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG ................................................................... 8 5. CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG ................................................. 9 1.6. CÁC GIAI ĐOẠN BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG. .. 9 1.7. CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG ..........................................................12 1.7.1. Nguồn thông tin .......................................................................................................... 12 1.7.2. Nội dung thông tin ...................................................................................................... 12 1.7.3. Kênh thông tin ............................................................................................................ 12 1.7.4. Người nhận thông tin .................................................................................................. 12 1.8. PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN...............................................................................................12 Bài 2: THIẾT KẾ TIN BÀI KHUYẾN NÔNG .............................................................................13 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................13 2.1. TIN BÀI..................................................................................................................................13 2.1.1. Quan niệm về thể loại Tin .......................................................................................... 13 2.1.2. Đặc điểm của tin ......................................................................................................... 13 2.1.3. Các dạng tin thông dụng ............................................................................................. 14 2.1.4. Nguyên tắc cơ bản của viết tin ................................................................................... 16 2.2. TRUYỀN THANH .................................................................................................................18 2.2.1. Mục đích của truyền thanh ......................................................................................... 18 2.2.2. Các hình thức truyền thanh phổ biến .......................................................................... 19 2.2.3. Những nguyên tắc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng ..................................... 20 2.2.4. Các phương tiện truyền thanh..................................................................................... 21 Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................25 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................26 3.1. KHÁI NIỆM THIẾT KẾ ÁP PHÍCH TUYÊN TRUYỀN .....................................................26 3.2. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ÁP PHÍCH TUYÊN TRUYỀN ......................................................26 3.2. MỐT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ AP PHÍCH ................................................................27 3.2.1. Nguyên tắc thiết kế màu sắc của áp phích .................................................................. 27 3.2.2. Nguyên tắc lựa chọn font chữ cho áp phích ............................................................... 27 4
  5. 3.2.3. Nguyên tắc sắp xếp bố cục trong áp phích ................................................................. 28 3.2.4. Nguyên tắc thiết kế nền và các chi tiết cho áp phích.................................................. 28 3.4. CÁC SẢN PHẨM HÌNH ẢNH ..............................................................................................29 3.4.1. Mục tiêu ...................................................................................................................... 29 3.4.2. Kỹ năng tạo ra sản phẩm hình ảnh cơ bản .................................................................. 30 3.4.3. Xây dựng bộ ảnh công trình cơ sở hạ tầng ................................................................. 33 Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................35 Bài 4: THIẾT KẾ TỜ RƠI, SÁCH MỎNG ...................................................................................36 Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT .............................................................................................36 4.1. TỜ RƠI ...................................................................................................................................36 4.1.1. Khái niệm tờ rơi.......................................................................................................... 36 4.1.2. Các loại tờ rơi ............................................................................................................. 36 4.1.3. Chất liệu dùng cho các loại tờ rơi ............................................................................... 37 4.1.4. Nguyên tắc thiết kế tờ rơi ........................................................................................... 37 4.1.5. Yêu cầu thiết kế tờ rơi và cách thiết kế tờ rơi ............................................................ 38 4.1.6. Các bước tiến hành làm tờ rơi .................................................................................... 38 4.2. SÁCH MỎNG (Brochure) ......................................................................................................39 4.1.1. Khái niệm sách mỏng ................................................................................................. 39 4.1.2. Phân loại sách mỏng ................................................................................................... 39 4.1.3. Các bước tiến hành làm sách mỏng ............................................................................ 40 Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH .........................................................................................41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................43 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 18 Tên mô đun: Truyền thông khuyến nông Mã mô đun: MĐ18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Modul truyền thông khuyến nông được giảng dạy modul lập kế hoạch khuyến nông, tổ chức hội họp khuyến nông; là cơ sở để tiếp thu tốt các modul sau như Đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn... - Tính chất: Mô đun Truyền thông khuyến nông lâm là một mô đun chuyên môn bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng nghề khuyến nông lâm. - Ý nghĩa và vai trò mô đun: Cung cấp kiến thức và kỹ năng về truyền thông khuyến nông; thiết kế tin bài khuyến nông; thiết kế áp phích; thiết kế tờ rơi sách mỏng; sử dụng các phương tiện truyền thông trong khuyến nông. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức: Trình bày được những kiến thức cơ bản về truyền thông; thiết kế tin bài khuyến nông; thiết kế áp phích; thiết kế tờ rơi sách mỏng; sử dụng các phương tiện truyền thông. Lựa chọn các hình thức hoạt động công cụ truyền thông phù hợp với điều kiện thực tế để thiết kế các sản phẩm truyền thông đó; - Về kỹ năng: Tổ chức thực hiện thành công các hoạt động truyền thông đã đề xuất. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có năng lực tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi; + Có khả năng trau dồi phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; + Phát triển được kỹ năng sử dụng và khai thác, xử lý tài liệu của ngành học có hiệu quả. + Có tinh thần học hỏi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. 6
  7. BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG Mô đun về kiến thức cơ bản về truyền thông giới thiệu về các khái niệm, nội dung, mục đích và đặc điểm truyền thông khuyến nông. Các yếu tố truyền thông và giới thiệu các phương tiện truyền thông trong khuyến nông. Học xong mô đun này học viên có khả năng: Trình bày được khái niệm truyền thông khuyến nông; Nội dung, mục đích, đặc điểm và các yếu tố truyền thông khuyến nông; Các phương tiện thông tin truyền thông. Học viên sẽ học những nội dung lý thuyết cơ bản sau đó thực hành để có thể thực hiện công việc. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm, nội dung, mục đích và đặc điểm truyền thông trong công tác khuyến nông; Các yếu tố truyền thông trong khuyến nông; Phân biệt được các loại phương tiện thông tin; Có tinh thần học hỏi, nghiêm túc trong quá trình học tập. Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1.1. KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG Nói đến khuyến nông là nói giáo dục đào tạo, là thông tin, tuyên truyền. Để truyển tải nhanh chóng các thông tin đến người dân giúp họ nâng cao trình độ dân trí, tiến hành sản xuất, xây dựng và phát triển nông thôn thì truyền thông khuyến nông có vai trò vô cùng quan trọng. Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin từ người này đến người khác một cách trực tiếp hay thông tin qua các phương tiện, thiết bị thông tin. Hình 01 : Trao đổi thảo luận qua bản tin trong cộng đồng Thông tin là những kiến thức, những hiểu biết về sự thay đổi trong cuộc sống lao động sản xuất, thậm trí là những ý tưởng có được do tư duy, do cảm nhận khách quan hoặc do sự giao lưu trao đổi của con người. Giữa thông tin và truyền thông có điểm khác nhau: - Thông tin là phương tiện giao tiếp, phát triển sản xuất, phát triển cộng đồng. - Sản xuất phát triển, đời sống càng tăng cao, nhu cầu thông tin đòi hỏi càng cao và có tính cập nhật. - Truyền thông 1 chiều nhiều khi mang tính áp đặt, hiệu quả không cao 7
  8. - Truyền thông có hiệu quả tốt phải là truyền thông 2 chiều (Truyền tin phải mang tính phản hồi của người nhận thông tin) Ví dụ: - Thông tin đại chúng: Là phương pháp truyền bá bằng các phương tiện thông tin như: đài, băng cát - sét, phim, ti vi, video, - Các phương tiện nhìn đọc: Sách, báo, tập chí, tranh ảnh, những tờ rơi, tờ gấp, poster, pano áp phích, mẫu vật, triển lãm, quảng cáo hay hội thi, Internet. - Phương tiện nghe: Đài phát thanh, loa đài truyền thanh xã, thôn, xóm… 1.2. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG. Phương pháp truyền thông là trọng tâm của mọi công tác khuyến nông. Trong thực tế nghĩa đen của từ” công tác khuyến nông “được các nhà khởi xướng chọn để truyền ý đồ thông tin vượt qua ranh giới của các trường Đại học đến với nông dân trong những vùng nông thôn lân cận. Vì vậy, mọi khuyến nông viên trong những lĩnh vực chuyên môn khác nhau phải là những nhà truyền thông viên tài giỏi, vì họ sống và làm việc tại nơi giao điểm quan trọng của một mạng lưới truyền thông rộng rãi. Mạng lưới đó bao gồm dân cư nông thôn, các trung tâm dịch vụ các trạm thực nghiệm, cơ sở giáo dục và các cơ quan chính phủ trung ương cũng như địa phương. Từ việc nghiên cứu mục tiêu của khuyến nông đã cho chúng ta thấy rằng: khuyến nông bao gồm việc tiếp nhận và giải thích các bức thông điệp đã được truyền đi qua các kênh thông tin khác nhau. Mà việc giải thích ở đây (bao gồm làm sáng tỏ và truyền đi) chính là lĩnh vực của truyền thông. Như vậy trong hoạt động khuyến nông thì truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sự quan trọng đó thể hiện qua một số điểm sau: - Cung cấp cho dân chúng những thông tin có ích cho họ. - Đáp ứng nguyện vọng của người dân trong những điều kiện không thuận lợi. 1.3. MỤC ĐÍCH TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG - Đưa thông tin đến cho người dân để nâng cao hiểu biết về các tiến bộ kỹ thuật mới, những kinh nghiệm trong sản xuất, các kiến thức về quản lý, kinh tế, thị trường nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, khoa học kỹ thuật công nghệ giữa nông dân với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhà khoa học. - Giúp người dân áp dụng vào thực tế sản xuất, có khả năng làm độc lập công việc. 1.4. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG - Kỹ thụât đơn giản và dễ làm, tính khả thi cao, cần được phổ biến rộng rãi. Truyền thông tin nhanh đến người nông dân. - Thông tin đã được khẳng định trong thực tế. Nằm trong những ưu tiên phát triển kinh tế, kỹ thuật của địa phương. Thông tin nhanh. - Phục vụ được nhiều người trong cùng một lúc. Linh hoạt trong mọi nơi, mọi lúc, chi phí thấp. 8
  9. - Không làm thay đổi được công việc người cán bộ khuyến nông. Chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. ( Người nông dân có thể tiếp thu được thông tin qua các giác quan với khả năng tiếp thu như sau: Qua sờ, nếm, ngửi: 10%; Qua nghe thấy: 15 %; Qua nhìn thấy: 75%) 1.5. CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG Trong thực tế có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Hình thức đơn giản nhất là truyền thông giữa hai người đang cùng nhau có mặt, đây gọi là truyền thông trực tiếp. Còn phức tạp hơn là truyền thông khi có nhiều người tham gia và gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Con đường truyền thông có 4 thành phần cỏ bản chuyển động qua 6 bước hay 6 giai đoạn: - Thành phần thứ nhất là nguốn thông tin, tức là người có những quan điểm hoặc các ý nghĩ cần truyền cho người khác. - Thành phần thứ hai là người nhận truyền thông, tức là người hay những người mà các quan điểm ý nghĩ đang nhằm vào để truyền đạt. Đây chính là đối tượng của truyền thông, tức là người nông dân. - Thành phần thứ ba là phải có một bức thông điệp có thể được truyền từ nguồn đến người nhận. Đây chính là các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới trong lĩnh vực nô ng nghiệp. - Thành phần thứ tư và là cuối cùng, thông điệp phải được phải hành trình qua một kênh hoặc một phương tiện trung gian để làm thành lối đi tốt từ nguồn đến người nhận. Người cán bộ khuyến nông có thể cung cấp những thông tin trên cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo, huấn luyện,... 1.6. CÁC GIAI ĐOẠN BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG. Bốn thành phần trên nó thường chuyển động qua 6 bước chính. - Bước 1: Sáng tạo. Tính sáng tạo là một đặc tính quan trọng nhất thiết phải có đối với truyền thông viên. Sáng tạo ở đây có nghĩa là phải tự mình nhận thức rõ hay làm rõ nội dung muốn truyền đạt. Điều này cần thiết bởi lẻ người nhận (đích), tức là đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ văn hoá lẫn phong tục tập quán, lối sống v.v... Chính vì vậy người cán bộ khuyến nông ngoài việc làm một nhà nông học tài giỏi anh ta còn phải là một nhà tâm lý học, có một kiến thức rộng về nông nghiệp đồng thời am hiểu nông thôn nông dân. Nếu như một vấn đề được nhận thức kém cỏi thì chắc chắn đưa lại một sự truyền đạt tồi. Ví dụ: Tôi muốn nói với một người bạn rằng tôi muốn tiếp anh ta như một vị khách mời thì tôi phải bày tỏ bằng một phương pháp nào đó mà người bạn kia sẽ hiểu được là có nên ở lại nhà hay không, có ở lại dùng cơm hay không, có nói chuyện phiếm không... Để làm cho người khách kia hiểu được những nội dung trên tôi phải nắm chắc cách tiếp đón anh ta, tôi có chắc chắn muốn anh ta ở lại chơi vài ngày... 9
  10. - Bước 2: Mã hoá. Chúng ta biết rằng quan điểm và nhận thức là những cấu trúc của trí tuệ. Người khác không thể nhìn, nghe hay cảm thấy được. Vì vậy, để có thể truyền chúng từ đầu óc của người này sang người khác được, chúng phải được dịch ra hay mã hoá ra thành những kí hiệu. Trái với quan điểm, kí hiệu có thể được người khác nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy. Thực tế kí hiệu thay cho quan điểm và nhận thức. Từ ngữ là kí hiệu thay cho nhận thức và động tác, tranh ảnh hay âm nhạc cũng vậy. Các kiến thức và tình huống khác nhau thì yêu cầu những nhận thức khác nhau. Chọn đúng kí hiệu là rất quan trọng và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đây là một điều hết sức quan trọng trong khuyến nông, bởi vì nội dung hoạt động khuyến nông rất đa dạng cộng với đối tượng khuyến nông cũng không đồng nhất. Có thể có lúc chúng ta không thể tìm ra những kí hiệu thích hợp để diễn tả một ý nghĩ muốn bộc lộ. Có lẽ một động tác hay một cái nhăn mặt có thể diễn tả một nhận thức của chúng ta tốt hơn. Song, chọn được kí hiệu chính xác diễn đạt nhận thức của chúng ta là chưa đủ; kí hiệu đó phải phù hợp với người nhận. Đây là một khía cạnh vô cùng khó khăn đối với người làm công tác khuyến nông. Khó khăn thứ nhất là trong nông nghiệp sản xuất bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau cho nên đòi hỏi phải có các cách nhận thức khác nhau. Thứ hai đối tượng khuyến nông phong phú và đa dạng cả về trình độ và phong tục tập quán nên đòi hỏi phải có các kí hiệu phù hợp với từng đối tượng. Hãy quay lại ví dụ trước chúng ta thấy rằng: Nếu như tôi (nguồn thông tin) muốn đích (người nhận thông tin - người bạn) hiểu rằng anh ta được mời đến để nói chuyện trong chóc lát nhưng không quá lâu, thì tôi phải chọn từ, động tác và nét mặt để anh ta hiểu đúng và chính xác rằng đây là một lời mời có giới hạn. Như vậy đòi hỏi chúng ta phải mã hoá các ý nghĩ nhận thức bằng những kí hiệu sao cho người nhận hiểu rõ và chính xác. - Bước 3: Truyền đạt. Một quan điểm trong nhận thức đã được mã hoá thành các kí hiệu gọi là một thông điệp. Như vậy một thông điệp đơn giản là một nhận thức được mã hoá và luôn luôn mã hoá bằng kí hiệu. Một thông điệp được mã hoá tốt là loại mà kí hiệu đại diện đầy đủ và chính xác quan điểm mà nguồn mong muốn truyền thông. Khi quan điểm đã được mã hoá thành thông điệp, thông điệp đó phải được truyền đạt đến người nhận. Nói cách khác là, những từ ngữ - kí hiệu phải được hoặc là nói ra hoặc là viết ra và trình bày; động tác phải được thực hiện; hình ảnh phải được trình bày; động tác phải được trình diễn và cứ như thế đối với các kí hiệu khác. Có nhiều phương pháp truyền đạt thông điệp. Ví dụ nói là một phương pháp rất thông dụng. Viết là một phương pháp khác. Hiện nay các anh chị đang đọc một bức thông điệp do tôi mã hoá ra thành những từ ngữ được truyền đạt đến các anh chị bằng văn viết. Nếu như tôi ghi chúng trên một cuốn băng và phát ra bằng cassette thí có lẽ có nhiều người cùng nghe. Đó là một cách khác để truyền đạt các bức thông điệp. Việc lựa chọn các kênh phù hợp để truyền đạt các bức thông điệp trước tiên tuỳ phụ thuộc vào tình hình truyền thông. Ai truyền thông chúng? Cự ly từ kênh này đến kênh kia bao xa? Thông điệp có dài không? Nguồn có trong tay phương tiện và kỹ thuật gì? Đó 10
  11. là một vài điều chú ý khi xem xét lựa chọn kênh thích hợp để truyền đạt thông điệp. Điều này đặt ra cho cán bộ khuyến nông là phải có những phương pháp truyền đạt khác nhau phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nói chung là phải sử dụng nhiều kênh khác nhau để truyền đạt thông tin. - Bước 4: Tiếp nhận. Cho dù bức thông điệp đã được truyền đi qua bất cứ một kênh nào thì việc người nhận có nhận được thông điệp đó không phụ thuộc vào môi trường xung quanh và trạng thái tâm lý của người nhận. Môi trường ở đây có thể là tiếng ồn, điều kiện chiếu sáng, cự ly từ nguồn đến người nhận cả về không gian lẫn thời gian v.v... Còn trạng thái tâm lý người nhận tức là anh ta có thực sự sẵn sàng tiếp nhận thông điệp đó không, điều này phụ thuộc vào khả năng và sự quan tâm của anh ta về thông điệp đó. Ví du: người nhận mệt hoặc bận việc thì thông điệp có thể gửi đến nhưng chưa chắc anh ta đã nhận. Những nếu coi như anh ta đã nhận thông điệp đó thì chúng ta phải còn xem thông điệp đó có tốt và đầy đủ với anh ta không? Đó chính là vấn đề trung thực của thông tin. Như vậy môi trường có liên quan trực tiếp với độ trung thực. Nhưng ngoài các điều kiện đó, độ trung thực còn tuỳ thuộc vào tình trạng hoạt động ra sao của 5 giác quan của người nhận khi tiếp nhận thông điệp. Năm giác quan này nó đảm bảo chúng ta tin vào thông điệp, tuy nhiên đôi khi chúng cũng bị đánh lừa. Vì vậy một người truyền thông viên giỏi và có kinh nghiệm sẽ truyền đạt các bức thông điệp của mình bằng nhiều kênh sao cho người nhận có thể tiếp nhận chúng không chỉ bằng một giác quan. Chúng ta thực hiện việc đó theo bản năng khi nói chuyện với nhau. Kinh nghiệm và cảm giác cho chúng ta thấy đó là phương pháp có hiệu quả đảm bảo việc tiếp nhận có hiệu quả. Như vậy khi đào tạo, huấn luyện nông dân, người cán bộ khuyến nông cần phải chú ý đến các khía cạnh có thể làm ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin của người nông dân. - Bước 5: Giải mã. Người nhận sau khi nhận được thông điệp họ phải giải mã để hiểu được chúng. Việc này phụ thuộc trước tiên vào sự nhận biết các kí hiệu của người nhận. Có trường hợp người nhận đã giải mã được thông điệp tuy nhiên lại hiểu sai ý của nguồn, điều này rất tai hại. Những trở ngại trên minh hoạ cho tầm quan trọng của của việc phản hồi trong phương pháp truyền thông. Có nhiều trường hợp truyền thông mà việc phản hồi ngay tức khắc là không thể thực hiện được ví dụ như viết thư hoặc phát thanh. Vì vậy cần hết sức thận trọng khi mã hoá thông điệp và truyền đạt chúng. - Bước 6: Tiếp thu. Sau khi giả mã thông điệp, thì cho dù thế nào đi nữa cũng sẽ có những quan điểm mới định hình trong đầu người nhận. Để thông điệp đó có ích cho người nhận thì phải có một sự hoà hợp giữa những kinh nghiệm có sẵn trong đầu với những kiến thức vừa mới nhận được. Điều này nói lên người nhận cảm nhận được, hiểu được thông điệp tức là họ giải thích được vấn đề chứ không phải là tiếp nhận để lặp đi lặp lại mà không hiểu tại sao lại như thế. Để đảm bảo giai đoạn này thành công người khuyến 11
  12. nông viên cần phải chú ý tới liều lượng thông tin, các loại ký hiệu cũng như khả năng nhận thức của người nhận. 1.7. CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THÔNG KHUYẾN NÔNG 1.7.1. Nguồn thông tin Nguồn thông tin (người cung cấp thông tin) đến nông dân có thể là cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức nào đó tham gia quá trình truyền thông.truyền thông khuyến nông. Nguồn thông tin có thể là chính sách, tiến bộ kỹ thuật, cách thức làm ăn mới. kinh nghiệm sản xuất tốt… 1.7.2. Nội dung thông tin Nội dung thông tin cần có tính chuẩn xác, cập nhật và cấp thiết. Tính cấp thiết của thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng có tác dụng thúc ñẩy năng cao kết quả hoạt động truyền thông khuyến nông. Tính cấp thiết thể hiện ở chỗ nội dung thông tin đáp ứng lòng mong muốn học tập của người tiếp nhận thông tin. để đảm bảo tính cấp thiết thông tin đến ngươi nhận thông tin còn cần chú ý tới xác định thông tin đó cần đưa tới những ai, những đối tượng nào. 1.7.3. Kênh thông tin Kênh truyền tin có thể áp dụng các phương tiện nghe, nhìn, đọc, viết …Thực hiện kênh thông tin 2 chiều đối với nông dân có thể là trao đổi trực tiếp, đơn thư, nêu và giải đáp thắc mắc… Những phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình truyền thông rất quan trọng. 1.7.4. Người nhận thông tin Có thể từ 1 hay nhiều nguồn cung cấp, có thể 1 hay nhiều chiều nhưng cần xử lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 1.8. PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN Phương tiện truyền thông hay phương tiện thông tin là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những phương tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác. Phương tiện truyền thông cũng được hiểu là những kênh truyền tải và lưu trữ hoặc công cụ được sử dụng để lưu và gửi thông tin hoặc dữ liệu, qua đó tin tức, giải trí, giáo dục, dữ liệu hoặc tin nhắn quảng cáo được phổ biến. Phương tiện truyền thông bao gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông hẹp vừa như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, và internet. 12
  13. Bài 2: THIẾT KẾ TIN BÀI KHUYẾN NÔNG Mô đun về thiết kế tin bài khuyến nông giới thiệu về các bước thiết kế tin bài khuyến nông, mục đích, các phương pháp và hình thức truyền thanh phổ biến hiện nay. Học xong mô đun này học viên có khả năng: Trình bày được tin và các đặc điểm của tin bài, nguyên tắc cơ bản của viết tin bài; Mục đích, các hình thức và các phương pháp tiếp cận truyền thanh chủ yếu, các yếu tố cơ bản trong việc thực hiện chương trình truyền thanh. Học viên sẽ học những nội dung lý thuyết cơ bản sau đó thực hành để có thể thực hiện công việc. Mục tiêu: Trình bày được tin và các đặc điểm của tin bài, nguyên tắc cơ bản của viết tin bài; Mục đích, các hình thức và các phương pháp tiếp cận truyền thanh chủ yếu, các yếu tố cơ bản trong việc thực hiện chương trình truyền thanh; Có tinh thần học hỏi, nghiêm túc trong quá trình học tập. Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 2.1. TIN BÀI 2.1.1. Quan niệm về thể loại Tin Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được thể hiện bằngchữ, bằng lời, bằng hình ảnh để phản ánh những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra,sắp xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằm thúc đẩy và cải tạo xã hội. - Tin là thể loại cơ bản, xung kích nhất trong các thể loại báo chí. - Tin tức phản ánh những cái mới(cụ thể, đang xảy ra, sắp xảy ra mà nhiều người muốn biết), tin phản ánh những sự kiện, sự việc có thật, tiêu biểu, có quan hệ và có ý nghĩa với nhiều người (tính điển hình ). - Tin đáp ứng những câu hỏi bức xúc của quần chúng về những cái mới xảy ra, để biết và có những hành động đúng đắn... - Tin chỉ phản ánh những sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm, không gian cụ thể, có ý nghĩa cụ thể theo quan điểm nhất định. Đó là những sự kiện có thật, mới vừa xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra... - Tin không phản ánh về những vấn đề của đời sống, mặc dù trong bất cứ sự kiện tiêu biểu nào mà tin phản ánh cũng chứa đựng nhữngvấn đề. Nếu đó là vấn đề cần phải được tiếp tục phản ánh kỹ càng hơn, một số thể loại khác như bình luận, điều tra, phóng sự... sẽ tiếp tục vào cuộc. 2.1.2. Đặc điểm của tin - So với tất cả các thể loại khác, Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới. Nói cách khác, thể loại Tin có nhiệm vụ thông tin, thông báo kịp thời nhất về những sự việc, sự kiện thời sự mới nhất, dưới một hìnhthức đơn giản, ngắn gọn nhất. - Nói đến Tin là nói đến sự kiện. Sự kiện là đối tượng nhận thức, là đối tượng phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội dung của tin. 13
  14. - Cần chú ý: Tin không phải là sự kiện. Nó chỉ là một cách phản ánh về sự kiện đó. Mối liên hệ giữa chúng là cái này có khả năng và nhiệm vụ phản ánh cái kia. Không phải chỉ có Tin mới được phản ánh sự kiện. Bất cứ thể loại báo chí nào cũng có mối liên quan chặt chẽ đến sự kiện hoặc bắt đầu từ sự kiện. - Không phải mọi sự kiện đều trở thành đối tượng phản ánh của tin. Tin chỉ quan tâm đến các sự kiện thời sự cấp bách. Đó là những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện được... - Sự kiện thời sự cấp bách thường tập trung phản ánh thời điểm bắt đầu và kết thúc của một quá trình vận động phát triển của những sự kiện có quy mô lớn hơn. - Sự khác biệt về phương diện thể loại của Tin với các thể loại báo chí khác là ở chỗ: nó có cách thức riêng trong việc phản ánh những sự kiện thời sự. Chính điều đó đã tạo ra những điểm khác biệt về nộidung và hình thức của thể loại. - Tin bám sát những sự kiện mới một cách nhạy bén và phản ánh sự kiện ở thời điểm tiêu biểu, đỉnh cao như sự mở đầu, kết thúc hoặc ở những thời điểm mà sự kiệnbộc lộ thêm những tính chất mới. - Tin không phản ánh sự kiện một cách đầy đủ theo tiến trình, diễn biến mà chỉ thông báo về sự kiện một cách kịp thời ở những thời điểm tiêu biểu - nơi sự kiện bộc lộ bản chất củanó rõ nhất. Tin phản ánh sự kiện giống như những “lát cắt”, ở những thời điểmđỉnh cao - nơi sự kiện bộc lộ bản chất của nó rõ nhất. - Nếu sự kiện mà Tin phản ánh vẫn còn đặt ra những vấn đề cần phải luận bàn hoặc cần được làm sáng tỏ thì các thể loại khác (như Bình luận, Điều tra, Ký chính luận, Phóng sự...) sẽ tiếp tục vào cuộc để tiếp tục phản ánh đầy đủ hơn, toàn diện hơn. - Tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn. Trước hết, nó tập trung vào bốn câu hỏi đầu tiên là: Chuyện gì? (What), Khi nào?(When), ở đâu?(Where), Ai?(Who)? Cácdạng tin ngắn, tin tường thuật còn có thể trả lời các câu hỏi như: Với ai (Which), Như thế nào How ), Tại sao(Why)... Trong hầu hết các trường hợp, ba câu hỏi đầu tiên thường được trả lời gọn trong một câu văn. 2.1.3. Các dạng tin thông dụng 2.1.3.1. Tin vắn - Có nhiệm vụ thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện với độ dài chỉ khoảng từ 30 đến 60 chữ (tương đương với thời lượng từ 10 đến 20 giây khi đọc trên đài phát thanh, truyền hình). - Trên báo in, dạng tin này thường được bố trí tâp trung trong một chuyên mục. Ví dụ : Tin giờ chót, Tin vắn thế giới; Thờisự quốc tế; Tin mới nhận; Tin vắn... - Tin vắn có nhiệm vụ thông báo vắn tắt về những sự việc , sự kiện xảy ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống . - Do dung lượng rất ngắn nên thông thường nó chỉ có thể trả lời bốn câu hỏi: Chuyện gì ? ở đâu ? Khi nào ? Ai ? - Toàn bộ nội dung của một Tin vắn có thể chỉ gói gọn trong một hoặc hai câu văn. 14
  15. - Tin vắn không có lời bình. Nó có thể có hoặc không cần có đầu đề (tít). - Tin vắn thường được viết ra theo các mô hình: hình chóp ngược và hình viên kim cương. Nó đòi hỏi khả năng nắm bắt sự kiện và diễn tả một cách chính xác những điều cơ bản của sự kiện đótrong một khuôn khổ tiết kiệm lời nhất. 2.1.3.2. Tin ngắn - Tin ngắn có độ dài lớn hơn Tin vắn. Nó có thể dao động từ 60 chữ đến gần 100 chữ (tương đương với thời lượng từ 20 đến 30 giây khi đọc trên phát thanh, truyền hình). - So với Tin vắn, Tin ngắn có thể thông báo tương đối trọn vẹn về mộtsự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí. Đây là dạng tin phổ biến nhất trên báo chí. - Ở cuối một Tin ngắn đôi khi có thể có một lời bình. Tuy nhiên, người ta chỉ dùng lời bình trong trường hợp phản ánh một sự kiện phức tạp, có thể gây ra những cách hiểu không đúng . - Giống như tin vắn, tin ngắn cũng có thể bám sát phản ánh những sự kiện đa dạng nảy sinh hàng ngày. Nó cũng thường được viết ra theo hai mô hình Viên kim cương và Hình chóp ngược. 2.1.3.3. Tin tường thuật - Tin tường thuật thường dài hơn Tin ngắn. Nó có thể dài tới gần 200 chữ ( hoặc thời lượng khoảng một phút trên sóng phát thanh, truyền hình). - Điểm nổi bật nhất của dạng tin này là bám sát theo tiến trình diễn biến của sự kiện. - Tin tường thuật thường đượcdùng để phản ánh những sự kiện lớn, nổi bật. - Mở đầu của một Tin tường thuật thường được viết theo mô hình Viên kim cương hoặc hình Tháp ngược. Tuy nhiên phần thân tin lại được cấu trúc theo mô hình Hình chữ nhật. Điều này có lý do ở chỗ Tin tường thuật có nhiệm vụ trình bày sự kiên theo đúng trục pháttriển tự nhiên của nó. - Giữa một Tin tường thuật so với một Bài tường thuật có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt này thường được thể hiệnở mấy điểm sau đây: + Tin tường thuật có dung lượng ngắn (tối đã chỉ khoảng 200 chữ), còn bài Tường thuật có dung lượng lớn hơn nhiều (có thể lên đến hơn một nghìn hoặc một nghìn rưỡi chữ). + Tin tường thuật có ít chi tiết và các chi tiết phải có tính chất khái quát (thể hiện một bước phát triển ở đỉnh cao của sự kiện), còn bài Tường thuật do có dung 15
  16. lượng lớn nên có thể chứa đựng một mật độ chi tiết dày đặc. Do đó, các chi tiết trong bài tường thuật thường nhiều hơn, cụ thể tỷ mỷ hơn, đa dạng hơn. + Tin tường thuật chỉ có thể thông báo một cách vắn tắt về sự kiện, còn bài tường thuật luận bàn, đánh giá, giải thích tương đối cặn kẽ về những diễn biến của sự kiện với bề rộng và chiều sâu cần thiết... + Ngôn ngữ của bài tường thuật sinh động, đa dạng và giàu sức biểu hiện hơn rất nhiều so với ngôn ngữ trong Tin tường thuật. 2.1.3.4. Tin tổng hợp - Dạng tin này được dùng khi phải đồng thời thông báo về hàng loạt những sự việc, sự kiện có tầm quan trọng ngang nhau. Ví dụ: thông tin về hoạt động toàn ngành Thuế nhân một ngày lễ lớn, nhân một dịp kỷ niệm trọng đại; thông tin về một đợt thi đua sôi nổi diễn ra trên nhiều địa phương, nhiều vùng,miền khác nhau... - Các chi tiết trong Tin tổng hợp thường được bố trí theo một trật tự nào đó có thể giúp cho công chúng tiếp nhận dễ dàng nhất (ví dụ: theo thứ tự trên- dưới; ngang - dọc; nhiều - ít hoặc theo trình tự thời gian, theo thứ tự địa lý v.v...). - Trong một số trường hợp, nếucó sự bùng nổ về dung lượng, một Tin tổng hợp có thể trở thành một bản tin (bao gồm nhiều Tin trong lòng nó). Trên các báo, hiện tượng này thường xảy ra dưới các hình thức: Tin cuối ngày, Tin giờ chót, Tin vắn, Điểm tin trong tuần v.v… - Nhìn trên tổng thể, Tin tổng hợp thường được xây dựng theo mô hình Hình chữ nhật. Tuy nhiên, một Tin tổng hợp cũng có thể được xây dựng bằng nhiều tin vắn nối tiếp nhau và trong trường hợp đó, mỗi Tin vắn có thể có cấutrúc theo hình Tháp ngược hoặc hình Viên kim cương. - Tuy không có những giới hạn cụthể về dung lượng nhưng một Tin tổng hợp khôngnên dài quá 200 chữ (hoặc một phút trên sóng phát thanh, truyền hình). Ngoài bốn dạng tin trên, còn có một số dạng tin khác như "Tin công báo", "Tin bình", "Tin sâu"v.v... Đó là chưa kể đến những hình thức giao thoa đan xen giữa các dạng. Tấtcả những điều đó đã tạo ra những cách thức đưa tin rất phong phú, đa dạng... 2.1.4. Nguyên tắc cơ bản của viết tin 2.1.4.1. Yêu cầu chung: - Câu hỏi thường trực của ngườiviết tin là: Viết cho ai? Viết về sự việc, sự kiện gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Tại sao nó lại xảy ra? Kết quả của sự việc, sự kiện đó ra sao? Một tin đơn giản nhất cũng phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?Ai? - Tin thông báo điểm đầu và điểm chót của sự kiện. Đó chính là những cái mới xuất hiện, mới mất đi, những cái mới đột biến, xảy ra rất nhanh nên người làm Tin phải có khả năng nắm bắt, chớp lấy nó. - Tin nói bằng sự kiện, có số liệu cụ thể, trực tiếp. Nó thuyết phục công chúng bằng sự thật tiêu biểu chứ không phải bằng lý lẽ hay ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu. 16
  17. - Ngôn ngữ của tin thể hiện rõ tính chất thông báo. Do đó, nó thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể, không có tính hình tượng, không giàu cảm xúc và cũng hầu như không có sự trau chuốt về câu chữ (như ngôn ngữ trong Phóng sự, bài phản ánh…). - Mào đầu (Đoạn mở đầu hoặc câu văn mở đầu) của tin phải có khả năng tóm tắt toàn bộ nội dung tin, phải thông báo ngay được điều quan trọng nhất, chủ yếu nhất của sự kiện mới. Đoạn này thườg ngắn gọn nhưng phải chứa đựng được những chi tiết, số liệu, tính chất… quan trọng nhất của tin(như: nguồn tin, thời gian xẩy ra sự kiện, địa điểm, người trong cuộc, sự kiện gì. - Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu. - Thể loại Tin thường không có phần kết. 2.1.4.2. Các bước viết tin - Để có thể viết được một Tin theo đúng những tiêu chí thể loại, thông thường người ta tiến hành theo các bước như sau : a. Lựa chọn sự kiện: Đây là bước đi quan trọng đầu tiên. Một sự kiện được lựa chọn để viết Tin phải đáp ứng được những yêu cầu sauđây: - Xác thực: Sự việc, sự kiện phải là sự thật, có thời gian xác định, có địa chỉ cụ thể ... - Mới xảy ra: ý nghĩa của cái mới ở đây có thể được hiểu theo hai cách: một là sự kiện vừa mới xảy ra (mà ngườiviết Tin là người đầu tiên phát hiện ,chứng kiến và viết về nó); hai là những khía cạnh mới được biết đến của những sự kiện đã biết. - Tiêu biểu: Trong đời sống có vô vàn những sự việc sự kiện ngẫu nhiên. Những sự việc sự kiện mà Tin phản ánh phải tiêu biểu cho sự vận động đích thực của đời sống. b. Lựa chọn dạng và mô hình - Căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự kiện và căn cứ vào ý đồ, vào mục đích thông tin, vào thái độ chính trị mà người viết Tin tiến hành lựa chọn dạng và mô hình thích hợp cho Tin. - Tầm quan trọng của sự kiện quyết định hình thức thể hiện của Tin. Việc lựa chọn dạng và mô hình cho Tin còn gắn liền với việc xác định chi tiết quan trọng nhất của sự kiện. c. Đặt đầu đề cho tin - Do Tin phản ánh những sự kiện mới nên đầu đề của Tin cũng trực tiếp tham gia thông tin và phải gắn liềnvới sự kiện mới đó. Đầu đề của Tin phải trực tiếp phản ánh nội dung. Do đó, nó chỉ được đặt theo cách thứ nhất(trong ba cách đã nêu ở trên). Yêu cầu chung của đầu đề tác phẩm Tin là phải chứa đựng những thông tin cốt lõi nhất. - Thông thường, người ta hay chọn một chi tiết hoặc số liệu nổi bật nhất, quan trọng nhất, hấp dẫn nhất để làm đầu đề cho Tin. Rất ít khi có những đầu đề Tin được đặt bằng những vấn đề toát ra từ sự kiện. Chú ý: 17
  18. - Một Tin thường chỉ có một đầu đề (đầu đề chính) hoặc có thể có hai đầu đề (đầu đề chính + đầu đề phụ hoặc: đầu đề dẫn + đầu đề chính). - Trong các dạng tin, Tin vắn có thể có hoặc không có đầu đề. - Chỉ những Tin phản ánh những sự kiện đặc biệt quan trọng mới có cả ba dạng đầu đề trên cùng một tác phẩm. d. Câu mở đầu của tin - Đối với Tin, câu mở đầu có một tầm quan trọng đặc biệt. Nếu như chỉ được phép nói một câu để thông báo về sự kiện, thì đó chính là câu mở đầu của Tin. - Câu mở đầu của Tin phải chứa đựngđược thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất. Nó là sự nhắc lại và bổ sung hoàn chỉnh cái quan trọng nhất mà tít đã thông báo. Khi viết tin cho đài phát thanh cần chú ý: + Tin viết cho phát thanh phải đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. Đó là lối viết để thông báo kịp thời về những điều vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra. + Tin viết cho phát thanh chỉ nên có thời lượng dao động trong khoảng từ 10 đến 30 giây, tức là trong khoảng từ 30 đến dưới 100 chữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, Tin phát thanh cũng có thể kéo dài tới 45 giây, thậm chí dài tới một phút (khoảng 180 chữ). Trong những trường hợp đặc biệt, một Tin tường thuật hoặc Tin tổng hợp trên sóng phát thanh có thể dài hơn một phút (tối đa là 200 chữ). + Tin phát thanh được viết theo hai mô hình chủ yếu là Hình tháp ngược và hình Viên kim cương. Đây là hai mô hình chiếm ưu thế. Sự hấp dẫn của những thông tin quan trọng được đưa lên trên sẽ thu hút thính giả ngay từ những lời đầu tiên. + Trong tin phát thanh, thông tin quan trọng nằm trong câu mở đầu nhưng không nên đặt ngay trong những chữ đầu tiên nhằm tránh tình trạng người nghe chưa kịp tập trung chú ý thì thông tin đã đi qua. + Viết cho phát thanh nói chung và viết Tin phát thanh nói riêng chỉ nên dùng những câu đơn giản, dao động trên dưới 20 chữ để khi thể hiện, phát thanh viên có thể nói gọn trong một hơi. Nếu là tin có dung lượng dài tới một chút thì nên chia ra thành nhiều đoạn ngắn, mỗi đoạn gồm hai hoặc ba câu để cho dễ đọc. + Trong phát thanh, ngôn ngữ càng trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu bao nhiêu thì hiệu quả càng cao bấy nhiêu. Ngôn ngữ trực tiếp, đơn giản, dễ hiểu phải được coi như những nguyên tắc trong phương thức biểu đạt của Tin viết cho phát thanh. 2.2. TRUYỀN THANH 2.2.1. Mục đích của truyền thanh - Thông tin được truyền tải đến nông dân, kịp thời, ít tốn kém. Người dân được lắng nghe hàng ngày, cả trong thời gian làm việc hoặc đang nghỉ ngơi. - Nội dung được cụ thể bằng âm thanh có tính thuyết phục cao, nhanh hơn các phương tiện thông tin khác. - Thông tin luôn được cập nhật hàng ngày. 18
  19. Ví dụ : Thông tin về sâu bệnh dịch hại, kế hoạch phun thuốc, tiêm phòng cho trẻ nhỏ, hội họp… - Những người không biết đọc hoặc biết đọc ít cũng có thể được tiếp thu những thông tin về khuyến nông lâm, về sản xuất và đời sống ở địa phương. - Các chương trình truyền thanh được quan tâm có thể ghi vào băng cátset và được người dân nghe lại trong thời gian thích hợp, tăng được số lượng người nghe. Chú ý: - Người phát thanh phải là người địa phương có giọng nói địa phương hấp dẫn, rõ ràng. - Cần phát thanh vào những thời điểm được mọi người có điều kiện nghe được. - Người phát thanh phải có kinh nghiệm thu hút sự chú ý của người nghe 2.2.2. Các hình thức truyền thanh phổ biến Theo nhiều chuyên gia, người nông dân có thể thu được thông tin qua các giác quan với khả năng tiếp thu như sau: - Nhớ được khoảng 10% những gì họ đọc được - Nhớ được khoảng 20% những gì họ nghe được - Nhớ được khoảng 30% những gì họ nhìn thấy - Nhớ được khoảng 50% những gì họ nhìn thấy, nghe thấy - Nhớ được khoảng 70% những gì họ thảo luận, tranh luận - Nhớ được khoảng 80% những gì họ đã làm và tự đúc rút kinh nghiệm - Nhớ được khoảng 95% những gì họ đã giảng giải, huấn luyện người khác. Phương pháp này có thể sử dụng để truyền tin về các kỹ thuật mới, những sản phẩm mới hoặc dự báo về dịch bệnh và kỹ thuật phòng trừ hay các dịch vụ mới. Các thông tin này thường có đặc điểm: - Kỹ thuật không phức tạp, đơn giản và dễ làm - Tính khả thi cao, cần được phổ biến rộng rãi - Đã được khẳng định trong thực tế - Nằm trong những ưu tiên phát triển của địa phương Phương tiện thông tin đại chúng gồm: - Nhóm truyền thanh (đài, băng cát-sét). - Nhóm kết hợp nghe nhìn (phim, tivi, video). - Nhóm ấn phẩm (báo trí, tranh ảnh và những tờ rơi)…. Khi sử dụng những phương tiện trên trong khuyến nông, có thể cùng lúc đưa thông tin đến được với nhiều người. Tuy nhiên những phương tiện đó cũng không làm thay được công việc của 1 người cán bộ khuyến nông. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chúng trong những trường hợp sau đây: 19
  20. - Tuyên truyền để giúp nông dân nhận thức được những sáng kiến mới và động viên họ đẩy mạnh tăng gia sản xuất. - Đưa ra lời khuyến cáo đúng lúc (ví dụ: khả năng bùng nổ của một loài sâu bệnh nào đó và hướng dẫn cho nông dân biện pháp xử lý) - Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động khuyến nông (ví dụ: đối với một điển hình trình diễn giống lúa mới khi chỉ có một số nông dân đến thăm được, nhưng nếu kết quả trình diễn được viết thành một bài báo hoặc phát trên đài thì sẽ có nhiều người biết đến). - Chia sẻ kinh nghiệm với nụng dõn ở những địa phương khỏc (vớ dụ: thành cụng của nụng dõn ở một địa phương nào đú trong chăn nuụi giống lợn siờu thịt, nếu được phỏt thanh trờn đài sẽ cú tỏc dụng khuyến khớch nụng dõn ở cỏc địa phương khỏc làm theo). - Trả lời những thắc mắc của nụng dõn. Cần nhớ rằng lời khuyờn về cỏch khắc phục một vấn đề nào đú nếu được phỏt trờn đài, ti-vi hoặc viết trờn bỏo chớ sẽ được nhiều người biết đến. - Nhắc đi nhắc lại nhiều lần một lượng thụng tin hoặc một lời khuyến cáo cho nông dân để làm cho họ nhớ kĩ và lâu hơn. Cần nhớ rằng nông dân sẽ sớm quên mất những điều phổ biến trong một cuộc họp. Nhưng nếu những điều đó tiếp tục được lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân sẽ nhớ lâu hơn. - Củng cố lòng tin của nông dân đối với một vấn đề gỡ đó. Đôi khi nông dân tin những điều phát trên đài hoặc viết trên báo hơn những điều cán bộ khuyến nông nói ra. Thông tin trên các phương tiện đại chúng đòi hỏi phải có chuyên gia mới làm được. Không phải người cán bộ khuyến nông nào cũng có thể viết được báo hoặc sản xuất được phim. Công việc của người cán bộ khuyến nông là phát huy tác dụng của chúng bằng nhiều cách. (Ví dụ: cung cấp các bài viết trên báo cho nông dân xem hoặc nghi âm lại một chương trình phát thanh nông thôn rồi mở băng cho bà con nghe) có thể phát những tài liệu, tờ rơi cho nông dân. Hoặc tổ chức cho nông dân xem ti-vi khi có các chương trình "Tình nguyện đưa tiến bộ kỹ thuật về nông thôn". 2.2.3. Những nguyên tắc sử dụng phương tiện thông tin đại chúng Muốn sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng cho khuyến nông, thì người nông dân phải: - Tiếp cận được phương tiện thông tin như có radio hoặc tivi không? - Có nghe đài hoặc có xem ti vi hay không? Vì thực tế nhiều nơi có người có đài nhưng không bao giờ nghe, hoặc người ta không nghe được tiếng phổ thông. - Nghe hoặc xem một cách chăm chú, muốn vậy thông tin phải gói đúng chỗ ngứa của người nông dân, núi đúng cái điều mà nông dân cần, hoặc nội dung thông tin phải được trình bày hấp dẫn. - Hiểu được thông tin: Thông tin khuyến nông thường cú tính giáo dục cho nên nếu không kết cấu chặt chẽ thì sẽ làm người nghe, hoặc xem chúng chán, nếu dài qúa sẽ làm họ chóng quên. Vì vậy thông tin cần phải: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2