intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tư vấn sử dụng thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tư vấn sử dụng thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình tư vấn sử dụng thuốc và cách áp dụng quy trình này trong từng tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học về cách sử dụng các dạng bào chế đặc biệt, cách tra cứu thông tin và đưa ra câu trả lời cũng như nội dung tư vấn phù hợp với các đối tượng bệnh nhân cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tư vấn sử dụng thuốc (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng “Tư vấn sử dụng thuốc ” được các giảng viên Bộ môn Dược biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Dược chương trình 2 dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học “Tư vấn sử dụng thuốc ” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức để tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân trên thực tế nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Mai Văn Bảy 2. Hoàng Linh 3. Nguyễn Thị Huê 4. Cao Thùy Hân 5. Nguyễn Thị Yến 6. Bùi Thị Kim Oanh
  4. 2 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Đại cương về tư vấn sử dụng thuốc 4 3. Quy trình tư vấn sử dụng thuốc 11 4. Tư vấn sử dụng một số dạng thuốc đặc biệt 17 5. Tư vấn sử dụng thuốc cho đối tượng đặc biệt 27 6. Hệ thống hóa kiến thức về bệnh và thuốc trong quá trình tư vấn sử dụng thuốc. 37 7. Thực hành chuẩn bị tờ thông tin tư vấn bệnh nhân 41 8. Thực hành đóng vai tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc tim mạch, chuyển hóa 44 9. Thực hành đóng vai tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc hô hấp 49 10.Thực hành đóng vai tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc cơ xương khớp 53
  5. 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Tư vấn sử dụng thuốc Mã môn học/mô đun: MH23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học “Tư vấn sử dụng thuốc” thuộc khối kiến thức chuyên ngành, thực hiện sau môn Thông tin thuốc. - Tính chất: Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình tư vấn sử dụng thuốc và cách áp dụng quy trình này trong từng tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, sinh viên còn được học về cách sử dụng các dạng bào chế đặc biệt, cách tra cứu thông tin và đưa ra câu trả lời cũng như nội dung tư vấn phù hợp với các đối tượng bệnh nhân cụ thể. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:Môn học “Tư vấn sử dụng thuốc” là môn học quan trọng, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được quy trình và những vấn đề cần lưu ý trong tư vấn sử dụng thuốc. - Về kỹ năng: + Xây dựng được tờ thông tin thuốc dành cho bệnh nhân đối với một số thuốc có nguy cơ cao. + Hướng dẫn được bệnh nhân sử dụng thuốc và tư vấn được các biện pháp điều trị không dùng thuốc trong các tình huống cụ thể. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành nghề nghiệp từ đó có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, đồng cảm với bệnh nhân trong thực hiện tư vấn sử dụng. Chủ động ứng dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn và có khả năng tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu.
  6. 4 Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC Mã Bài: 01 Giới thiệu: Bài học "Đại cương về tư vấn sử dụng thuốc" cung cấp cho người học kiến thức về tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân như: khái niệm, các mô hình tư vấn, vai trò của tư vấn bệnh nhân, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành nghề nghiệp. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Trình bày được một số khái niệm về tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. 2. Trình bày được vai trò của hoạt động tư vấn bệnh nhân. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành nghề nghiệp từ đó có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, đồng cảm với bệnh nhân trong thực hiện tư vấn sử dụng. Nội dung chính: 1. Khái niệm về tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân 1.1 Khái niệm và các mô hình tư vấn bệnh nhân 1.1.1 Khái niệm Một trong những định nghĩa toàn diện nhất về tư vấn bệnh nhân được xây dựng bởi dược điển Mỹ (USP) năm 1997. Theo USP, tư vấn bệnh nhân là “cách tiếp cận tập trung vào nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của bệnh nhân với mục tiêu cải thiện hoặc duy trì chất lượng sức khỏe và chất lượng cuộc sống”. Định nghĩa này nhấn mạnh rằng nhân viên y tế cung cấp và thảo luận về thông tin thuốc với từng đối tượng bệnh nhân để đạt được mục tiêu trên. Bản chất của mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế là tương tác và học hỏi kinh nghiệm cho cả hai bên. Theo USP, tư vấn sử bệnh nhân được phân thành 4 mức độ: độc thoại của dược sỹ, hỏi đáp đơn thuần, đối thoại và thảo luận. Các mức độ phát triển liên tục từ mức thấp nhất là độc thoại của dược sĩ đến mức cao nhất là thảo luận, từ chỗ dược sĩ chỉ cung cấp thông tin một chiều đến có những trao đổi chi tiết với bệnh nhân để đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân. Các mức độ tư vấn này có thể coi là tương ứng với các mô hình tư vấn bệnh nhân khác nhau. 1.1.2 Các mô hình tư vấn bệnh nhân Mô hình tư vấn bệnh nhân là cách thức của quá trình tương tác giữa dược sĩ và bệnh nhân trong tư vấn. Năm 1993, Ingrosso chia mô hình tư vấn bệnh nhân thành 3 loại: • Mô hình tư vấn một chiều (magisterial health counselling) • Mô hình tư vấn hai chiều (participative health counselling) • Mô hình tư vấn khuyến khích (promotional health counselling) - Mô hình tư vấn một chiều Mô hình tư vấn một chiều (magisterial health counselling) là mô hình trong đó bệnh nhân được coi như một cỗ máy thực hiện tiếp nhận thông tin một chiều. Tynjälä năm 1999 cho rằng mô hình tư vấn một chiều có thể so sánh với
  7. 5 mức độ độc thoại của dược sĩ trong 4 mức độ của tư vấn bệnh nhân theo USP. Tương tự như trong tư vấn độc thoại của dược sĩ, bệnh nhân tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà không có sự phản hồi đối với dược sĩ. Mô hình tư vấn một chiều được coi là trung lập, bất đối xứng và dựa trên lý thuyết học tập hành vi. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa chú ý đến điểm riêng biệt của mỗi bệnh nhân, chưa nhìn nhận đúng về khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập của họ. Do đó, bệnh nhân chỉ kiểm soát và tuân thủ nghiêm túc những lời khuyên của dược sĩ mà không xem xét liệu việc điều trị có phù hợp với mình hay không. - Mô hình tư vấn hai chiều Mô hình tư vấn hai chiều (participative health counselling) là mô hình trong đó bệnh nhân có quyền tự đưa ra các lựa chọn, quyết định liên quan đến việc điều trị của mình. Mô hình tư vấn hai chiều có thể so sánh với mức độ hỏi đáp đơn thuần giữa dược sĩ và bệnh nhân trong 4 mức độ tư vấn bệnh nhân theo USP. Theo đó quá trình tư vấn được coi như là sự chia sẻ thông tin giữa bệnh nhân và dược sĩ. Mô hình tư vấn hai chiều dựa trên lí thuyết về khả năng học của bệnh nhân, theo đó mỗi bệnh nhân tự có ý thức về bệnh và thuốc của mình. So với mô hình tư vấn một chiều, mô hình này đã nhấn mạnh sự phù hợp đối với từng bệnh nhân, bệnh nhân có thể tự đưa ra những quyết định có lợi cho tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, mô hình vẫn chưa đề cập đến khả năng suy nghĩ và đánh giá những quyết định đưa ra liên quan đến điều trị của bệnh nhân. - Mô hình tư vấn khuyến khích Mô hình tư vấn khuyến khích (promotional health counselling) là mô hình bao gồm quá trình tương tác học hỏi kinh nghiệm giữa dược sĩ và bệnh nhân. Mô hình này tăng cường các kĩ năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ và cách đánh giá riêng của bệnh nhân về mỗi hành động của mình. Mô hình tư vấn khuyến khích có thể so sánh với mức độ đối thoại và thảo luận giữa dược sỹ và bệnh nhân trong 4 mức độ tư vấn bệnh nhân theo USP. Tư vấn sức khỏe khuyến khích được thiết lập dựa trên tâm lí học nhận thức và học thuyết hành động liên quan đến nhận thức. Bàn về vấn đề này, Rauste-von Wright năm 1994 cho rằng việc học ở đây dựa trên quan niệm học tập mang tính chất xây dựng, thông tin không được truyền trực tiếp cho người học, mà họ sẽ tự nhận thức và tự tìm thông tin cho chính mình. Mô hình tư vấn khuyến khích đã quan tâm tới hiểu biết và suy nghĩ độc lập của từng bệnh nhân trong suốt quá trình tư vấn. Đây chính là vấn đề mà hai mô hình tư vấn trước chưa đề cập đến. Như vậy từ mô hình tư vấn một chiều tới mô hình tư vấn khuyến khích đã từng bước hướng tới bệnh nhân trong quá trình tư vấn. Mỗi mô hình tư vấn hướng tới và giải quyết những mục tiêu riêng, nhưng tư vấn khuyến khích là mô hình đạt được đầy đủ nhất các mục tiêu của một quá trình tư vấn bệnh nhân. 1.2 Các cách tiếp cận của bệnh nhân trong quá trình tư vấn bệnh nhân Bệnh nhân có cách tiếp cận khác nhau đối với từng mô hình tư vấn cũng như từng mức độ tư vấn. Khi mô hình tư vấn phát triển từ một chiều đến khuyến khích,từ mức độ tư vấn độc thoại của dược sĩ đến mức độ thảo luận thì cách tiếp cận của bệnh nhân thay đổi dần từ tuân thủ đến đồng thuận. 1.2.1 Tuân thủ (Compliance) Khái niệm chung về tuân thủ
  8. 6 Haynes và cộng sự năm 1979 đã đưa ra định nghĩa tuân thủ là “mức độ một bệnh nhân tuân theo chế độ ăn, thực hiện thay đổi lối sống theo các lời khuyên về thuốc và sức khỏe”. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), tuân thủ là “mức độ bệnh nhân tuân theo lời hướng dẫn của bác sĩ”. Năm 1999, Blenkinsopp cho rằng tuân thủ thuốc đề cập đến hành vi của bệnh nhân liên quan đến các loại thuốc của họ. Trong tư vấn bệnh nhân, cách tiếp cận tuân thủ không công nhận bệnh nhân là người có thể chủ động kiểm soát việc điều trị của họ. Thay vào đó, cách tiếp cận này xem các chuyên gia chăm sóc sức khỏe là người đưa ra quyết định cho bệnh nhân. Vì vậy, quá trình tư vấn coi như một quá trình truyền thông tin từ nhân viên y tế tới bệnh nhân một cách thụ động. Cách tiếp cận tuân thủ tương ứng với mô hình tư vấn một chiều và giai đoạn tư vấn độc thoại của dược sĩ. Bản chất của mô hình này chưa nhìn nhận đúng khả năng và cách giải quyết vấn đề của bệnh nhân, chưa chú ý đến thái độ và niềm tin của bệnh nhân, vì vậy tạo cho bệnh nhân cách tiếp cận vấn đề một cách thụ động, chỉ tuân thủ mà không xem xét sự phù hợp với bản thân mình. Với cách tiếp cận này bệnh nhân không có cơ hội thảo luận với dược sĩ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình dùng thuốc để tìm cách giải quyết. Và chính những vấn đề này ảnh hưởng và là rào cản tới sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân Tuân thủ là một hiện tượng đa chiều được xác định bởi sự tương tác qua lại của nhóm 5 yếu tố: yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe, yếu tố liên quan đến bệnh, yếu tố liên quan đến phác đồ điều trị, yếu tố liên quan đến bệnh nhân, trong đó bệnh nhân chỉ là một yếu tố quyết định. ❖ Yếu tố kinh tế - xã hội Một vài yếu tố được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến sự tuân thủ như: tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, nghèo đói, mù chữ, trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, điều kiện sống không ổn định, xa trung tâm điều trị, chi phí đi lại cao, chi phí cho thuốc điều trị cao, thay đổi môi trường, thái độ và niềm tin về bệnh, về phương pháp điều trị. ❖ Yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe Những yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe ảnh hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân bao gồm dịch vụ y tế và hệ thống phân phối thuốc kém phát triển, đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe thiếu kiến thức trong việc quản lí bệnh mãn tính, năng lực của hệ thống giáo dục bệnh nhân còn yếu, thiếu kiến thức về tuân thủ và những can thiệp có hiệu quả để cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân. ❖ Yếu tố liên quan đến bệnh Các yếu tố này tiêu biểu cho những yêu cầu đặc biệt liên quan đến bệnh mà bệnh nhân phải vượt qua. Một số yếu tố quan trọng quyết định sự tuân thủ liên quan đến mức độ nặng của triệu chứng bệnh, mức độ khuyết tật (thể chất, tâm lí, xã hội), mức độ tiến triển của bệnh, sự sẵn có của các phác đồ điều trị có hiệu quả. Tác động của những yếu tố này phụ thuộc vào việc nó ảnh hưởng đến
  9. 7 nhận thức về nguy cơ của bệnh nhân, đến tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị, đến sự ưu tiên việc tuân thủ như thế nào. Loại bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng, ví dụ bệnh nhân bệnh tim thường tuân thủ tốt, trong khi bệnh nhân bệnh hen thường không tuân thủ. ❖ Yếu tố liên quan đến phác đồ điều trị Có nhiều yếu tố của phác đồ điều trị ảnh hưởng tới sự tuân thủ. Đáng chú ý nhất là những yếu tố liên quan sự phức tạp của chế độ điều trị, thời gian điều trị,thất bại của phác đồ điều trị trước đó, sự thay đổi thường xuyên phác đồ điều trị,hiệu quả tức thì của phác đồ, tác dụng không mong muốn, và các biện pháp y tế sẵncó để giải quyết những vấn đề này. ❖ Yếu tố thuộc về bệnh nhân Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân có ảnh hưởng đến sự tuân thủ tiêu biểu là kiến thức, thái độ, niềm tin, nhận thức và nguồn lực của bệnh nhân (resources). Các yếu tố này bao gồm: tính hay quên, tâm lí căng thẳng, thiếu kiến thức và kĩ năng kiểm soát triệu chứng và phương pháp điều trị, thiếu nhu cầu tự nhận thức về phương pháp điều trị, thiếu nhận thức về hiệu quả của phương pháp điều trị, thiếu hiểu biết về bệnh, không tin tưởng vào chẩn đoán, hiểu sai về hướng dẫn điều trị, thiếu sự kiểm soát và theo dõi, bi quan, thất vọng, lo lắng về tác dụng không mong muốn của thuốc, cảm giác bị kì thị vì mắc bệnh. Rào cản tới sự tuân thủ thuốc Năm 1984, Becker cho rằng rào cản thứ nhất của sự tuân thủ thuốc là sự phức tạp của phác đồ điều trị và sự khó khăn trong việc tuân thủ phương pháp điều trị đã đưa ra. Phác đồ điều trị càng phức tạp thì bệnh nhân càng ít tuân thủ thuốc. Khó khăn trong việc nhớ uống thuốc vài lần mỗi ngày hoặc trong việc điều chỉnh dùng thuốc cho phù hợp với thói quen hàng ngày của bệnh nhân cũng được xem như lý do để bệnh nhân ít tuân thủ thuốc hơn. Thời gian điều trị dài cũng làm cho bệnh nhân ít tuân thủ hơn. Nguyên nhân của việc này là do bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhớ và sắp xếp lịch uống thuốc. Việc giảm tuân thủ theo thời gian sẽ làm bệnh nhân ít quan tâm đến bệnh hơn hoặc ít có nhu cầu tiếp tục dùng thuốc. Tác dụng không mong muốn của thuốc khi xảy ra cũng làm giảm sự tuân thủ thuốc, do bệnh nhân thấy khó chịu, lo lắng tác dụng này sẽ nặng thêm. Đặc biệt khi bệnh nhân không được cảnh báo trước về khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn hoặc không được hướng dẫn các biện pháp để làm giảm những tác dụng không mong muốn này. Rào cản về nhận thức, ngôn ngữ, khả năng đọc viết làm bệnh nhân không hiểu được lí do phải dùng thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc. Vì vậy bệnh nhân sẽ không thể tuân thủ đúng cách dùng thuốc. Các yếu tố ảnh hưởng và rào cản làm giảm sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân cần được thảo luận với dược sĩ trong tư vấn để cùng nhau tìm ra cách giải quyết các vấn đề bệnh nhân gặp phải. Khi bệnh nhân thảo luận những vấn đề này với dược sĩ tức là họ đã chuyển sang một cách tiếp cận mới, từ tuân thủ một cách thụ động đến đồng thuận trong quá trình tư vấn. 1.2.2 Đồng thuận (Concordance) Năm 1997, Marinker cho rằng đồng thuận là cách tiếp cận dựa trên quan điểm dược sĩ và bệnh nhân tương tác ngang bằng, do đó giữa họ sẽ hình thành
  10. 8 sự liên hệ về điều trị. Bàn về vấn đề Blenkinsopp năm 1999 cũng khẳng định đồng thuận không đồng nghĩa với tuân thủ, trong đồng thuận bệnh nhân có quyền đưa ra quyết định việc chăm sóc sức khỏe của mình. Đồng thuận dựa trên quan niệm mới về việc trao đổi thông tin giữa dược sĩ và bệnh nhân. Trong phương pháp đồng thuận, vai trò của dược sĩ là để hỗ trợ bệnh nhân hình thành kiến thức và thái độ trong việc sử dụng thuốc. Bệnh nhân được xem như chuyên gia về bệnh và việc sử dụng thuốc của mình. Điều này không làm giảm vai trò chuyên gia thuốc của dược sĩ, mà thay vào đó một cuộc trao đổi, thảo luận giữa dược sĩ và bệnh nhân là cần thiết để thúc đẩy và hỗ trợ bệnh nhân theo dõi bệnh của mình. Như vậy, cách tiếp cận đồng thuận tương ứng với mô hình tư vấn khuyến khích hay giai đoạn đàm luận, thảo luận trong tư vấn bệnh nhân. Mô hình và giai đoạn này đã chú ý hướng tới bệnh nhân, đề cập đến khả năng, thái độ, suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề của bệnh nhân, bởi vậy tạo cơ hội cho bệnh nhân trao đổi với dược sĩ và tự đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Cách tiếp cận đồng thuận buộc dược sĩ định hình lại về thái độ của mình đối với việc tư vấn bệnh nhân. Dược sĩ với vai trò là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp mọi người duy trì sức khỏe tốt nhất và nâng cao lợi ích của việc dùng thuốc. Để đảm nhận vai trò này dược sĩ đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn mới và khi tư vấn phải lấy bệnh nhân làm trung tâm. Dược sĩ nên chuyển từ cách tư vấn chỉ tập trung vào thuốc, tư vấn một chiều sang tư vấn tập trung vào bệnh nhân và đưa thông tin phù hợp với nhu cầu từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Thực hiện được những điều này thì quá trình tư vấn bệnh nhân sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân mà còn mang lại lợi ích cho dược sĩ. 2. Vai trò của hoạt động tư vấn bệnh nhân 2.1 Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân Tư vấn bệnh nhân là quá trình dược sĩ thảo luận với bệnh nhân về các thuốc điều trị của họ nhằm hai mục tiêu chính: • Giáo dục bệnh nhân những thông tin liên quan đến thuốc. • Giúp đỡ bệnh nhân để đạt được lợi ích tốt nhất của việc dùng thuốc. 2.1.2 Mục tiêu giáo dục bệnh nhân Mục tiêu giáo dục bệnh nhân bao gồm nâng cao kĩ năng và kiến thức để mang lại những thay đổi trong thái độ và hành vi dùng thuốc của bệnh nhân. Để đạt được mục tiêu giáo dục bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, dược sĩ phải thực hiện từng bước. Các dược sĩ thường nghĩ giáo dục bệnh nhân là cung cấp thông tin thông qua lời nói hay văn bản. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin đơn thuần không đảm bảo được kĩ năng và kiến thức về bệnh và việc dùng thuốc của bệnh nhân được cải thiện. Với mục tiêu giáo dục thì dược sĩ phải đưa thông tin phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Thông qua việc thảo luận với bệnh nhân dược sĩ phải xác định được bệnh nhân biết về bệnh hoặc về thuốc đến đâu, họ có bất kì sự hiểu sai nào về thuốc và bệnh không. Ví dụ, bệnh nhân có thể nghĩ rằng bệnh tăng huyết áp của họ là kết quả của trạng thái thần kinh căng thẳng, thuốc điều trị tăng huyết áp là để hạ huyết áp và thuốc này chỉ cần khi bệnh nhân cảm thấy
  11. 9 huyết áp của mình tăng. Sau khi khám phá ra nhận thức, suy nghĩ của bệnh nhân, dược sĩ cũng cần phải truyền đạt thông tin rõ ràng về bệnh tăng huyết áp, mục tiêu của thuốc và tầm quan trọng của việc dùng thuốc đều đặn. 2.1.2 Mục tiêu hỗ trợ bệnh nhân Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân là giúp đỡ bệnh nhân vượt qua bệnh tật và những thay đổi do bệnh gây ra. Ví dụ bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp có thể cần giúp đỡ để vượt qua những thay đổi trong chế độ ăn, trong thói quen công việc và hoạt động giải trí. Thêm vào việc giải quyết những vấn đề trước mắt, tư vấn bệnh nhân nên có những thảo luận để phòng tránh vấn đề có thể xảy ra trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc và nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề này cho bệnh nhân. Thông qua tư vấn bệnh nhân, dược sĩ có thể dự đoán trước một số vấn đề nhờ đó có thể phòng ngừa được hoặc ít nhất là giảm thiểu tối đa các vấn đề bất lợi của thuốc. Dược sĩ thảo luận với bệnh nhân để biết ý định và khả năng tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bệnh nhân. Ví dụ một bệnh nhân đi ăn tiệc có thể quyết định bỏ qua một liều thuốc tăng huyết áp và uống rượu trong bữa tiệc. Nếu tình huống này được dự đoán trước và thảo luận với dược sĩ thì bệnh nhân có thể có một quyết định tốt hơn. Dược sĩ có thể chỉ ra những nguy cơ khi bệnh nhân bỏ một liều thuốc hoặc gợi ý những thay đổi như bệnh nhân nên hạn chế uống rượu trong khi đang uống thuốc. Một vấn đề khác cần chú ý đó là sự gia tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Ví dụ, các tác dụng không mong muốn như táo bón, nước tiểu đổi màu cũng có thể làm bệnh nhân lo âu và có thể dẫn đến dừng thuốc. Vì vậy trong quá trình tư vấn dược sĩ nên tư vấn để bệnh nhân nhận ra những triệu chứng nào là tác dụng không mong muốn của thuốc, tìm cách giải quyết và không tự ý dừng thuốc. Như vậy trong trường hợp bệnh nhân phải điều trị lâu dài, mục tiêu của tư vấn là phát hiện ra tất cả những vấn đề nói trên và đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Khi đã phát hiện ra các vấn đề có thể xảy ra thì mục tiêu của tư vấn là nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề này cho bệnh nhân. Tư vấn bệnh nhân với hai mục tiêu chính là giáo dục bệnh nhân các thông tin liên quan đến thuốc và giúp đỡ bệnh nhân vượt qua những vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. Như vậy, việc dược sĩ có thực hiện được 2 mục tiêu này trong quá trình tư vấn hay không sẽ quyết định cách tiếp cận của bệnh nhân với những gì họ được tư vấn. 2.2 Vai trò của dược sĩ trong tư vấn bệnh nhân Khi bệnh nhân tiến đến cách tiếp cận đồng thuận trong tư vấn thì đây là một thử thách để dược sĩ nhìn lại vai trò của mình đối với việc tư vấn bệnh nhân. Đảm nhiệm vai trò này đòi hỏi dược sĩ phải có năng lực mới, khi tư vấn phải lấy bệnh nhân làm trung tâm để đưa thông tin phù hợp với từng đối tượng nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Thông qua quá trình tư vấn, dược sĩ tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của bệnh nhân. Dược sĩ phải đánh giá được bệnh nhân đã biết những gì, kĩ năng gì họ muốn cải thiện, vấn đề gì họ đang gặp phải và muốn giải quyết. Thêm vào đó dược sĩ phải xác định được những hành vi, thái độ mà bệnh nhân cần phải
  12. 10 thay đổi. Dược sĩ cũng cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về nhu cầu, sở thích của bệnh nhân để hỗ trợ mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân có thể nói với dược sĩ những điều mà họ không muốn thảo luận với bác sĩ hoặc hỏi dược sĩ về việc lựa chọn phương pháp điều trị của bác sĩ. Vì vậy dược sĩ có thể giúp cả hai bên trở nên hiểu nhau hơn bằng cách khuyến khích bệnh nhân thảo luận các vấn đề với tất cả nhân viên y tế và nếu bệnh nhân cho phép có thể thay mặt bệnh nhân thảo luận với nhân viên y tế khác. Ghi nhớ Sau khi học xong bài này, sinh viên cần ghi nhớ một số nội dung chính: - Khái niệm và các mô hình tư vấn bệnh nhân - Mục tiêu của tư vấn bệnh nhân + Mục tiêu giáo dục bệnh nhân + Mục tiêu hỗ trợ bệnh nhân -Vai trò của dược sĩ trong tư vấn bệnh nhân Lượng giá 1. Trình bày khái niệm về tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân? 2. Trình bày vai trò của hoạt động tư vấn bệnh nhân?
  13. 11 BÀI 2: QUY TRÌNH TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC Mã Bài: 02 Giới thiệu: Bài học " Quy trình tư vấn sử dụng thuốc" cung cấp cho người học kiến thức về các bước trong quy trình tư vấn bệnh nhân khi có đơn và không có đơn thuốc, từ đó hình thành kỹ năng và thái độ nghiêm túc trong thực hiện tư vấn trong các tình huống thực tế. Mục tiêu: 1. Trình bày được các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. 2. Áp dụng được quy trình tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành nghề nghiệp từ đó có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, đồng cảm với bệnh nhân trong thực hiện tư vấn sử dụng. Chủ động ứng dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn và có khả năng tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu. Nội dung chính: Năm 1997, hiệp hội dược sĩ Mỹ (ASHP) đưa ra một hướng dẫn về cách tư vấn bệnh nhân cho dược sĩ. Theo đó, quá trình này gồm 4 bước: (1) thiết lập mối quan hệ với bệnh nhân, (2) đánh giá kiến thức và thái độ của bệnh nhân về thuốc và bệnh, khả năng bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hợp lí, (3) cung cấp thông tin bằng lời nói và các phương tiện hỗ trợ khác để nâng cao, cải thiện nhận thức và hiểu biết của bệnh nhân, (4) kiểm tra lại nhận thức và hiểu biết của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc. Các nội dung của quá trình tư vấn nên diễn ra theo một trình tự logic. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sẽ hiểu và nhớ thông tin tốt hơn nếu thông tin được xếp thành từng nhóm hoặc từng mục. Quá trình tư vấn được thực hiện qua 3 giai đoạn sau: 1. MỞ ĐẦU TƯ VẤN Mục tiêu của phần mở đầu là làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái tham gia vào quá trình tư vấn, từ đó xây dựng mối liên hệ thân mật giữa dược sĩ và bệnh nhân và tạo cho bệnh nhân cảm giác tin tưởng vào dược sĩ. Nếu bệnh nhân và dược sĩ trước đây chưa từng gặp nhau, dược sĩ nên tự giới thiệu bản thân và làm cho cuộc thảo luận trở nên thoải mái, đồng thời giải thích mục tiêu của cuộc tư vấn cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có thời gian để thảo luận ngay lúc đó, cần phải sắp xếp một cuộc thảo luận khác có thể là gặp trực tiếp hoặc là bằng điện thoại ở thời điểm khác. Đối với bệnh nhân có đơn mới, dược sĩ cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tư vấn nếu trước đó bệnh nhân chưa từng được tư vấn. Đối với bệnh nhân có đơn kê lại dược sĩ nên đánh giá hiệu quả của thuốc, theo dõi việc sử dụng thuốc để xác định những vấn đề liên quan đến thuốc có thể xảy ra đặc biệt là việc không tuân thủ và tác dụng không mong muốn của thuốc. 1.1 Thảo luận để thu thập thông tin và xác định nhu cầu của bệnh nhân Nếu bệnh nhân mới, dược sĩ cần thu thập thông tin cơ bản của bệnh nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, tuổi và giới tính. Thêm vào đó cần thu thập thông tin về tiền sử dị ứng, phản ứng thuốc của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân khám lại, các thông tin đã có sẵn từ lần tư vấn trước hoặc từ đơn của bệnh nhân. Dược sĩ chỉ cần xác nhận bệnh nhân không có sự thay đổi gì như có
  14. 12 thêm bệnh mới, hay dùng thuốc khác kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. ❖ Đối với bệnh nhân có đơn mới Đối với bệnh nhân có đơn mới, các thông tin dưới đây nên được thu thập, thêm vào những thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân như đã được thảo luận ở trên: • Tiền sử dùng thuốc Dược sĩ phải xác định xem liệu rằng trước đó bệnh nhân đang có sử dụng thuốc gì không. Thậm chí đối với bệnh nhân khám lại, những thuốc không có trong đơn nhưng bệnh nhân có thể mua ở nơi khác, trực tiếp từ bác sĩ hoặc qua thời gian nằm viện. Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc trước đó, phần còn lại của cuộc tư vấn sẽ chuyển sang tư vấn cho đơn kê lại phù hợp hơn là cho đơn mới. • Kiến thức về bệnh và về mục đích của thuốc Nếu thực sự là đơn mới thì dược sĩ phải xác định bệnh đang được điều trị, hiểu biết và nhận thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh này. Dược sĩ cũng nên hỏi bệnh nhân về những gì bác sĩ đã nói với họ về mục đích sử dụng thuốc. Điều này cho phép dược sĩ đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của bệnh nhân về bệnh và về mục đích của thuốc, đây là cơ hội cho bệnh nhân bày tỏ vấn đề liên quan đến tình trạng bệnh của họ. Từ đó dược sĩ có thể đánh giá được nhu cầu của bệnh nhân và xác định được những vấn đề bệnh nhân hiểu sai hoặc sự thiếu động lực dẫn đến không tuân thủ trong dùng thuốc. Thông qua thảo luận dược sĩ có thể thu thập được thông tin để đánh giá tính phù hợp của thuốc được kê. Nếu có thể, dược sĩ nên cung cấp thêm những thông tin về chẩn đoán hoặc mục tiêu điều trị thực sự của bác sĩ. • Kiến thức về chế độ dùng thuốc Dược sĩ phải xác định hiểu biết của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc. Dược sĩ nên hỏi xem bác sĩ đã nói cho họ biết cách sử dụng chưa và liệu bệnh nhân có bất kì khó khăn nào trong quá trình dùng thuốc được kê không. Điều này cho phép dược sĩ đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và có thể tiết kiệm thời gian nếu bệnh nhân cho biết họ đã biết những thông tin đó một cách rõ ràng. • Mục tiêu điều trị Bệnh nhân có thể được hỏi họ muốn đạt tới điều gì khi dùng thuốc. Điều này sẽ làm sáng tỏ bất kì nhận thức nào của bệnh nhân về thuốc liên quan đến sự không tuân thủ. • Những vấn đề có thể xảy ra Ở thời điểm này, dược sĩ có thể bắt đầu xác định những vấn đề có thể xảy ra. Hỏi bệnh nhân cảm thấy thế nào khi uống thuốc và liệu có bất kì khó khăn nào mà họ sẽ gặp phải với việc dùng thuốc hay không để dược sĩ đánh giá và đưa ra cách giải quyết. ❖ Đối với đơn kê lại hoặc theo dõi việc dùng thuốc tiếp theo Trong trường hợp này, những thông tin dưới đây nên được thu thập, thêm vào những thông tin về bệnh nhân và cách sử dụng thuốc đã được bàn ở trên khi cần thiết: • Chi tiết việc sử dụng thuốc Dược sĩ nên xác định bệnh nhân đang sử dụng thuốc thế nào, có gặp bất kì khó khăn nào khi dùng thuốc không (ví dụ quá liều hay chưa đủ liều…). Nếu
  15. 13 thấy bệnh nhân không tuân thủ thuốc, dược sĩ nên hỏi về việc thường xuyên dùng thuốc hoặc lí do cho sự không tuân thủ. Nhờ đó những yếu tố làm bệnh nhân không tuân thủ sẽ được phát hiện. • Hiệu quả của thuốc Dược sĩ nên đánh giá liệu thuốc có hiệu quả hay không, thuốc có tác dụng như những gì mong muốn không, những dấu hiệu cho thấy thuốc có hiệu quả. Thảo luận này cho phép dược sĩ phát hiện những mối nghi ngại của bệnh nhân (ví dụ bệnh nhân có thể cho biết giảm mức huyết áp nhưng họ không cảm thấy có sự khác biệt gì , bởi vậy có thể ít tiếp tục sử dụng thuốc hơn). • Tác dụng không mong muốn xảy ra Dược sĩ nên xác định xem có bất kì tác dụng không mong muốn nào xảy ra hay không, thu thập thông tin về thời gian và mức độ nặng để dược sĩ và bác sĩ có thể quyết định tác dụng này có thể kiểm soát được hay phải thay thuốc. Việc khai thác thông tin về tác dụng không mong muốn nên được cân bằng với việc nhắc lại lợi ích của thuốc. 1.2 Thảo luận để đưa ra kế hoạch chăm sóc và giải quyết vấn đề ❖ Đối với đơn mới Khi đã xác định được các vấn đề có thể xảy ra thì dược sĩ nên thông báo với bệnh nhân và thảo luận để đưa ra cách giải quyết. Tiếp đó, thiết lập mục tiêu về hiệu quả điều trị cho mỗi vấn đề. Nếu thảo luận với bệnh nhân dẫn đến phác đồ của bệnh nhân cần thay đổi, dược sĩ phải làm rõ sự thay đổi. Sự thay đổi này phải được thảo luận với bệnh nhân và nếu có sự thay đổi về thuốc thì phải thảo luận với bác sĩ. Sau khi cân nhắc kĩ dược sĩ nên xác định giải pháp tốt nhất và phù hợp với điều trị của từng bệnh nhân. Cuối cùng dược sĩ nên thảo luận kế hoạch theo dõi điều trị cho bệnh nhân. ❖ Đối với đơn kê lại hoặc tiếp tục theo dõi việc dùng thuốc tiếp theo Trong phần này của quá trình tư vấn dược sĩ nên ghi lại tất cả những thay đổi về kế hoạch điều trị và thông tin bệnh nhân cung cấp trong các cuộc thảo luận về những việc bệnh nhân đã làm được trong kế hoạch điều trị. 2. TƯ VẤN 2.1 Đối với đơn mới Đối với đơn mới, bệnh nhân cần được giáo dục về tất cả các vấn đề của thuốc. Các loại thông tin cần thiết cung cấp cho bệnh nhân mới được liệt kê dưới đây: - Tên và mô tả về thuốc - Mục tiêu tác dụng của thuốc - Cách dùng và thời gian uống - Cách tuân thủ và tự theo dõi điều trị - Tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc - Thận trọng, chống chỉ định và tương tác thuốc - Hướng dẫn bảo quản thuốc - Thông tin nếu phải kê đơn lại và kế hoạch theo dõi tiếp theo. 2.2 Đối với đơn kê lại hoặc tiếp tục theo dõi việc dùng thuốc tiếp theo Nếu vấn đề như không tuân thủ, tác dụng phụ hay phản ứng có hại của thuốc được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin của bệnh nhân thì dược sĩ không cần cung cấp thêm thông tin mới cho bệnh nhân. Dược sĩ chỉ nhấn
  16. 14 mạnh lại thông tin về những thận trọng cần theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc, khuyến khích bệnh nhân nên tiếp tục tuân thủ sử dụng thuốc. Đối với các vấn đề liên quan đến tuân thủ thuốc dược sĩ có thể cung cấp thông tin về tình trạng bệnh, thông tin về cách thuốc hoạt động trong cơ thể, khẳng định lại hiệu quả của thuốc, đề nghị thay đổi chế độ điều trị để cải thiện sự tuân thủ, hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi, hoặc đề nghị những thảo luận chi tiết hơn với bác sĩ. Nếu tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại của thuốc xảy ra, dược sĩ nên cung cấp thông tin về cách để làm giảm các tác dụng phụ, cách tiếp tục theo dõi tác dụng phụ và cách giải quyết nếu nó trở nên nặng hơn, hoặc đề nghị những thảo luận chi tiết hơn với bác sĩ. 3. KẾT THÚC TƯ VẤN Trong phần kết thúc thảo luận, dược sĩ nên để bệnh nhân có cơ hội để xem xét lại các thông tin đã được tư vấn và hỏi lại những gì chưa hiểu. Dược sĩ cũng nên yêu cầu bệnh nhân nhắc lại hầu hết các thông tin đã được tư vấn như hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Dược sĩ nên tạo cho bệnh nhân cảm giác thoải mái khi hỏi bất cứ vấn đề gì. Phần kết thúc thảo luận dược sĩ nên tóm lại và nhấn mạnh điều quan trọng nhất của cuộc tư vấn, vì thông điệp cuối cùng thường là cái mà bệnh nhân nhớ nhất. Lượng giá THẢO LUẬN: SV thực hiện quy trình tư vấn sử dụng theo theo các tình huống cụ thể. Phụ lục Phụ lục 1 BẢNG KIỂM TƯ VẤN THEO ĐƠN Khôn A MỞ ĐẦU KHI TƯ VẤN Có g 1 Xác định đối tượng mua thuốc theo đơn. - Có phải Bệnh nhân trực tiếp mua không ? - Có phải đơn thuốc lần đầu không? - Đặt 3 câu hỏi ban đầu: 1. Bác sĩ đã nói cho anh/chị biết thuốc này điều trị bệnh gì? 2. Bác sĩ đã dặn anh/chị dùng thuốc này như thế nào? 3. Bác sĩ đã nói với anh/chị về kết quả điều trị? - Giải thích với BN mục đích của việc tư vấn 2 Xác định sơ bộ tính chất bệnh/đơn thuốc - Bệnh cấp tính/mạn tính? - Đơn thuốc có nhiều thuốc không? Có dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt không? 3 Xác định các đặc điểm bệnh nhân. - Có phải đối tượng đặc biệt không - Thông tin tiền sử bệnh - Các bệnh mắc kèm, tiền sử dị ứng - Hỏi BN về các thuốc hiện đang sử dụng, có thể bao gồm các thuốc bán không cần đơn, thuốc có nguồn gốc thảo dược, thực
  17. 15 phẩm chức năng - Xác định xem BN có các yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng đến tác dụng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc (VD các thói quen có hại, nghề nghiệp có liên quan…) B TƯ VẤN 1 Vấn đề mục đích và cách sử dụng thuốc trong đơn - Trao đổi với bệnh nhân về tên và vai trò của từng thuốc. - Cách dùng thuốc (lưu ý dạng bào chế hay dụng cụ đặc biệt) - Giải thích chế độ liều, bao gồm thời gian uống thuốc và độ dài đợt điều trị. - Giúp BN lập được kế hoạch uống thuốc phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày. - Tư vấn cho BN việc cần làm khi sử dụng hết đơn thuốc - Giải thích cách khắc phục khi BN trót quên 1 lần uống thuốc - Quá liều và xử trí 2 Vấn đề theo dõi hiệu quả điều trị - Giải thích cho BN hiểu những dấu hiệu về hiệu quả của thuốc có thể/không thể tự theo dõi được - Cách theo dõi hiệu quả điều trị, khi nào tình trạng tốt hơn/xấu hơn - Nhấn mạnh để BN hiểu lợi ích của việc dùng đúng và dùng đủ các thuốc đã được kê. 3 Trao đổi về các phản ứng bất lợi (ADR) - Thông báo cho bệnh nhân các ADR quan trọng (thường gặp và/hoặc có thể gây nguy hiểm cho BN) - Cách xử trí các ADR trên 4 Vấn đề tương tác thuốc - Tra cứu về các tương tác thuốc-thuốc có trong đơn - Lưu ý tương tác thuốc - thuốc (ngoài đơn) thuốc - thức ăn… - Trao đổi về cách xử trí tương tác nếu có 5 Các biện pháp điều trị không dùng thuốc C KẾT THÚC TƯ VẤN Kiểm tra lại xem BN đã nắm được thông tin chưa, thông qua 1 khả năng phản hồi. 2 Tóm tắt lại thông tin hoặc nhấn mạnh những điểm chính. 3 Hỏi xem BN có câu hỏi gì nữa không. Ghi nhớ Sau khi học xong bài này, sinh viên cần ghi nhớ một số nội dung chính: Quá trình tư vấn được thực hiện qua 3 giai đoạn sau: - Mở đầu tư vấn - Tư vấn - Kết thúc tư vấn
  18. 16 Trong mỗi giao đoạn, cần ghi nhớ mục đích, các bước thực hiện. Từ đó áp dụng được quy trình tư vấn sử dụng thuốc trong thực hành lâm sàng Lượng giá Sinh viên thực hiện các bước trong quy trình tư vấn sử dụng thuốcvới các tình huống cụ thể. Giảng viên lượng giá theo bảng kiểm.
  19. 17 BÀI 3: TƯ VẤN SỬ DỤNG MỘT SỐ DẠNG THUỐC ĐẶC BIỆT Mã Bài: 03 Giới thiệu: Bài học " Tư vấn sử dụng một số dạng thuốc đặc biệt" cung cấp cho người học kiến thức về nội dung tư vấn sử dụng một số dụng cụ phân phối thuốc, insulin và một số thuốc không được nhai, nghiền, bẻ; từ đó áp dụng để tư vấn bệnh nhân trên các đơn thuốc cụ thể. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1. Trình bày được nội dung tư vấn sử dụng một số dụng cụ phân phối thuốc. 2. Trình bày được nội dung tư vấn sử dụng insulin dạng lọ tiêm và bút tiêm. 3. Thực hiện được các bước trong tư vấn sử dụng một số dạng thuốc đặc biệt được đề cập trong bài. 4. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn sử dụng một số dạng thuốc đặc biệt từ đó có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, đồng cảm với bệnh nhân trong thực hiện tư vấn sử dụng. Chủ động ứng dụng kiến thức trong các tình huống thực tiễn và có khả năng tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu. Nội dung chính: 1. Tư vấn sử dụng một số dụng cụ phân phối thuốc Thuốc sử dụng đường xông-hít ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) ở cả người lớn và trẻ em. Sử dụng thuốc bằng đường xông-hít giúp đưa thuốc trực tiếp vào đường thở, nơi cần đưa thuốc đến, nên giảm được tác dụng phụ toàn thân của thuốc so với dùng đường chích/uống. Đường xông hít đồng thời cũng giúp thuốc có tác dụng nhanh hơn, điều này rất cần trong những trường hợp cần phải cắt cơn khó thở nhanh chóng khi bệnh nhân lên cơn khó thở. Không giống như cách dùng thuốc bằng đường uống hay chích mà hiệu quả điều trị chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học hay chất lượng của thuốc; hiệu quả điều trị của thuốc dùng đường xông hít ngoài phụ thuộc vào chất lượng của thuốc còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng hít thuốc đúng kỹ thuật của bệnh nhân. Do vậy, biết cách hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng kỹ thuật là một khía cạnh then chốt góp phần thành công trong việc quản lý hen và BPTNMT. Có rất nhiều dụng cụ cung cấp thuốc qua đường xông-hít tạm thời được chia thành các loại như sau: (1) Loại dụng cụ xịt thuốc có dùng chất đẩy (MDI còn được viết tắt là pMDI) hoặc dùng lực nén của lò xo (respimat); (2) Loại dụng cụ hít bột khô không có chất đẩy (DPI) và (3) Máy phun khí dung 1.1 Tư vấn sử dụng bình xịt định liều (MDIs) 1.1.1 Bình xịt định liều (MDIs) a) Cấu tạo và đặc điểm MDIs Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung
  20. 18 dịch, chất surfactant, propellant, van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm. − Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm khuẩn. – Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác thuốc với hít vào. Kiểm tra thuốc trong bình còn hay hết bằng cách: cho hộp thuốc vào trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong bình hoàn toàn hết thuốc. b) Nội dung tư vấn sử dụng bình hít định liều (MDIs) Hình 1. Hướng dẫn sử dụng bình hít định liều (MDIs) c) Nội dung tư vấn sử dụng buồng đệm Để khắc phục tình trạng hít không đúng kỹ thuật với MDI, một dụng hỗ trợ khác được dùng kèm là buồng đệm. Dụng cụ này khi phối hợp với MDI sẽ giúp bệnh nhân có thể hít thuốc vào phổi nhiều hơn, ít lắng đọng ở vùng hầu họng hơn mà không cần phải phối hợp chặt chẽ động tác ấn và hít. Sở dĩ buồng đệm làm được việc này vì nó giảm được lực quán tính của hạt thuốc trước khi đi vào vùng hầu họng nên giảm được thuốc lắng đọng ở nơi này và tăng tỷ lệ hạt thuốc có kích thước nhỏ (2-5 µm) nên thuốc đi vào sâu trong đường hô hấp tốt hơn. Sử dụng buồng đệm đã được chứng minh cải thiện hiệu quả hít thuốc qua dụng cụ MDI đặc biệt là đối với những bệnh nhân sử dụng MDI một mình khó khăn. − Ưu điểm: + Giúp cải thiện phân bố thuốc, giảm lượng thuốc dính ở họng và mất vào không khí. + Hỗ trợ khi bệnh nhân phối hợp kém hoặc khó sử dụng bình hít đơn thuần. − Nhược điểm: dụng cụ cồng kềnh, diện tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1