intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Ứng dụng mã nguồn mở trong web (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng/Trung cấp)" trình bày các nội dung chính sau đây: Hướng dẫn về WordPress; Xây dựng website tin tức bằng WordPress; Xây dựng website bán hàng bằng WordPress. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG WEB NGÀNH/NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 451/QĐ-NSG, ngày 08 tháng 08 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2
  3. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Ứng dụng mã nguồn mở trong Web” là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên hệ Cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ sở của việc ứng dụng mã nguồn mở WordPress vào thiết kế website. Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học “Ứng dụng mã nguồn mở trong Web” của hệ cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. Nội dung của giáo trình này bao gồm 03 chương: Chương 1: Hướng dẫn về WordPress Chương 2: Xây dựng website tin tức bằng WordPress Chương 3: Xây dựng website bán hàng bằng WordPress Trong quá trình biên soạn, tác giả đã chọn lọc những kiến thức cơ bản, bổ ích nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên tại trường; nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhất là về mặt từ ngữ. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp và các bạn sinh viên để hiệu chỉnh giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. TP.HCM, ngày 08 tháng 08 năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2. ………… 3. …………. Trang 3
  4. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng MỤC LỤC Chương 1. HƯỚNG DẪN VỀ WORDPRESS ................................................. 8 1.1 Giới thiệu tổng quan về Wordpress ................................................................. 8 1.1.1 Giới thiệu về hosting, domain ................................................................. 8 1.1.2 Quy trình làm website ........................................................................... 10 1.1.3 Giới thiệu về WordPress ....................................................................... 18 1.1.4 Làm quen giao diện quản trị ................................................................. 18 1.1.5 Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng category, tags, post .......................... 22 1.2 Quản lý nội dung, Theme, Plugin .................................................................. 29 1.2.1 Quản trị nội dung trong WordPress ...................................................... 29 1.2.2 Giới thiệu và sử dụng Page ................................................................... 29 1.2.3 Quản lý file (video, hình ảnh, …) trong WordPress ............................. 30 1.2.4 Quản lý giao diện Theme ...................................................................... 30 1.2.5 Quản lý Plugin ...................................................................................... 37 1.3 Quản lý user và các plugin thông dụng ......................................................... 38 1.3.1 Vai trò của các nhóm người dùng (user role)........................................ 38 1.3.2 Tạo người dùng (user) mới và quản lý.................................................. 38 1.3.3 Tùy biến quyền người dùng với Advanced Access Manager ............... 40 1.3.4 Thêm / sửa ảnh Avatar người dùng với Gravatar ................................. 43 1.3.5 Tạo thêm thông tin user và hiển thị ra theme........................................ 46 1.3.6 Chức năng revision của WordPress ...................................................... 47 1.4 Hỗ trợ SEO và đa ngôn ngữ........................................................................... 48 1.4.1 Khái niệm SEO, các plugin hỗ trợ SEO................................................ 48 1.4.2 Viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO ...................................................... 49 1.4.3 Một số plugin đa ngôn ngữ ................................................................... 52 1.4.4 Plugin tạo slide hình ảnh và plugin Việt hóa website trong WordPress53 1.5 Bài tập ............................................................................................................ 53 1.5.1 Bài tập 1 ................................................................................................ 53 1.5.2 Bài tập 2 ................................................................................................ 54 1.5.3 Bài tập 3 ................................................................................................ 54 Trang 4
  5. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng 1.5.4 Bài tập 4 ................................................................................................ 56 Chương 2. XÂY DỰNG WEBSITE TIN TỨC BẰNG WORDPRESS ......... 61 2.1 Cài đặt WordPress, xây dựng dữ liệu cho website ........................................ 61 2.1.1 Cài đặt WordPress................................................................................. 61 2.1.2 Xây dựng dữ liệu cho website .............................................................. 61 2.2 Xây dựng hệ thống sidebar, menu và footer .................................................. 62 2.2.1 Tạo sitebar cho các bài viết ................................................................... 62 2.2.2 Tạo hệ thống menu................................................................................ 64 2.2.3 Thêm logo và favicon ........................................................................... 66 2.2.4 Xây dựng footer .................................................................................... 69 2.3 Xây dựng giao diện cho trang chủ và các trang chuyên mục ........................ 72 2.3.1 Xây dựng giao diện cho trang chủ ........................................................ 72 2.3.2 Xây dựng danh mục .............................................................................. 73 2.3.3 Xây dựng menu ..................................................................................... 73 2.3.4 Xây dựng trang liên hệ và gửi mail....................................................... 73 2.3.5 Tìm hiểu tính năng trong theme panel .................................................. 77 2.4 Upload và publish website............................................................................. 79 2.4.1 Kiểm tra website lần cuối ..................................................................... 79 2.4.2 Chuyển website tin tức sang một hosting khác..................................... 80 2.5 Bài tập ............................................................................................................ 90 2.5.1 Bài tập 1 ................................................................................................ 90 2.5.2 Bài tập 2 ................................................................................................ 95 2.5.3 Bài tập 3 ................................................................................................ 97 Chương 3. XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG BẰNG WORDPRESS .. 100 3.1 Cài đặt giao diện và import dữ liệu mẫu cho webite ................................... 100 3.1.1 Cài đặt giao diện cho website bán hàng .............................................. 100 3.1.2 Import dữ liệu mẫu cho website.......................................................... 105 3.2 Xây dựng chức năng sản phẩm .................................................................... 105 3.2.1 Xây dựng chức năng sản phẩm theo danh mục .................................. 105 3.2.2 Xây dựng chức năng sản phẩm mới .................................................... 106 Trang 5
  6. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng 3.2.3 Xây dựng chức năng sản phẩm mua nhiều ......................................... 112 3.2.4 Xây dựng chức năng sản phẩm đặc biệt (sản phẩm có biến thể) ........ 112 3.2.5 Xây dựng chức năng sản phẩm liên quan ........................................... 118 3.2.6 Xây dựng chức năng Sildeshow trình chiếu sản phẩm ....................... 122 3.2.7 Xây dựng chức năng Banner quảng cáo ............................................. 126 3.3 Xây dựng các chức năng khác ..................................................................... 127 3.3.1 Xây dựng chức năng đặt hàng............................................................. 127 3.3.2 Xây dựng chức năng mua hàng........................................................... 130 3.3.3 Xây dựng chức năng thanh toán ......................................................... 131 3.3.4 Xây dựng chức năng liên hệ ............................................................... 132 3.4 Tối ưu onpage website cho công cụ tìm kiếm google ................................. 133 3.4.1 Tối ưu hóa cấu trúc HTML ................................................................. 133 3.4.2 Tối ưu hóa nội dung ............................................................................ 134 3.5 Đưa website lên môi trường internet ........................................................... 135 3.5.1 Upload source lên Hosting .................................................................. 135 3.5.2 Khởi tạo database ................................................................................ 136 3.5.3 Cấu hình để chạy được trên Hosting ................................................... 140 3.6 Bài tập 1 ....................................................................................................... 141 3.7 Bài tập 2 ....................................................................................................... 141 Bài tập tổng hợp ................................................................................................. 142 Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 147 Trang 6
  7. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Ứng dụng mã nguồn mở trong WEB Mã môn học/mô đun: MH23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn Ứng dụng mã nguồn mở trong web là môn chuyên ngành, trong chương trình đào tạo hệ cao đẳng ngành Tin học Ứng dụng. - Tính chất: Môn Ứng dụng mã nguồn mở trong web là môn học cung cấp những kiến thức, hướng dẫn các tiện ích và các tính năng trong WordPress, xây dựng được các thành phần mở rộng như: Plugin, theme, widget, shortcode, meta boxes, custom post types, custom taxoonmies, metadata. Ứng dụng mã nguồn mở để xây dựng Website theo nhu cầu thực tế. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: Sau khi học xong môn học / mô đun này, sinh viên có khả năng: - Về kiến thức: + Phân biệt được các chức năng trong WordPress; + Trình bày được cấu trúc và quan hệ trong hệ thống database của WordPress. + Trình bày được khái niệm SEO. - Về kỹ năng: + Xây dựng được các thành phần mở rộng như: Plugin, theme, widget, shortcode, meta boxes, custom post types, custom taxoonmies, metadata; + Xây dựng và thiết kế được website tin tức; + Thiết kế được website bán hàng. + Tạo được website đa ngôn ngữ. + Upload và publish website lên máy chủ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc. Trang 7
  8. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Chương 1. HƯỚNG DẪN VỀ WORDPRESS Mục tiêu: Sau khi học xong chương này học sinh có thể: − Trình bày được wordpress là gì; − Nhận dạng được cấu trúc hệ thống wordpress; − Tìm kiếm, lựa chọn và cài đặt được wordpress; − Cài đặt được máy chủ ảo Vertrigo, PHPMyadmin, My SQL...; − Quản lý được các nội dung trong wordpress; − Trình bày được cấu trúc theme trong wordpress; − Cài đặt và sử dụng được các plugin và theme có sẵn và không có sẵn trong wordpress; − Phân biệt, tạo và thay đổi được vai trò của các nhóm người dùng; − Trình bày được khái niệm SEO; − Thực hiện được viết bài chuẩn SEO với Yoast SEO; − Tạo được website đa ngôn ngữ. 1.1 Giới thiệu tổng quan về Wordpress 1.1.1 Giới thiệu về hosting, domain 1.1.1.1 Web hosting là gì? Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như FTP, www, nơi đó chúng ta có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do phải thuê Web hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, FTP, vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định mỗi khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP), còn nếu truy cập vào Internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet. Tùy theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như: Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó; Dung lượng đĩa là yếu tố có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu hay không. Có 3 loại hosting: Trang 8
  9. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Dedicated Server: Là 1 máy chủ vật lý riêng và bạn toàn quyền với máy chủ này. Giá thuê đắt và khó sử dụng, không phù hợp với người mới. Virtual Private Server (VPS): Cũng là máy chủ riêng nhưng là máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý. Bạn vẫn có thể toàn quyền với máy chủ ảo này, nhưng cũng khó sử dụng với người mới. Shared host: Là 1 hosting được sinh ra bởi 1 máy chủ riêng biệt, và ở 1 máy chủ này người ta tạo ra nhiều shared host ví dụ A, B, C, D,… Nếu bạn sử dụng A thì B, C, D là những người hàng xóm của bạn. Tuy dùng chung máy chủ nhưng các dữ liệu lại riêng biệt. Shared host dễ sử dụng với người mới tiếp cận và đây là dạng host nên dùng ở thời điểm bắt đầu. 1.1.1.2 Domain Khi xây dựng website, bạn phải cho thế giới online biết được website của mình, muốn vậy bạn phải đặt cho website của bạn một cái tên, tên miền chính là tên của website, ví dụ: namsaigon.edu.vn là tên miền…. Theo một nghĩa khác tên miền thay thế cho cách định danh địa chỉ IP của website là các con số rất khó nhớ. Ví dụ tên miền namsaigon.edu.vn có địa chỉ IP là 123.30.130.248. Khi quảng bá đến với mọi người chúng ta nói rằng: hãy vào website của tôi theo địa chỉ 123.30.130.248 thì rất ít người nhớ được website của chúng ta, thay vào đó chúng ta quảng bá với tên miền namsaigon.edu.vn thì sẽ dễ nhớ hơn nhiều. Trang 9
  10. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Để có tên miền chúng ta phải đăng ký với nhà cung cấp tên miền, nên chọn lựa các nhà cung cấp uy tín để đăng ký. Sau đây là quá trình đăng ký tên miền: 1. Xác định tên miền cần mua là tên miền quốc tế hay tên miền .vn sau đó tìm một nhà cung cấp uy tín để đăng ký, phù hợp với ngân sách của bạn; ví dụ: pavietnam.vn 2. Sử dụng công cụ kiểm tra tên miền, để đảm bảo tên miền định mua còn hiệu lực chưa có ai đăng ký. 3. Tiến hành đăng ký tên miền, thường đăng ký tên miền được tính theo năm, tức là mỗi năm phải đăng ký gia hạn lại. Giá cả của tên miền dao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn cho mỗi năm đăng ký sử dụng, thường tên miền .vn có giá cao hơn tên miền .com, .net hoặc .org. Giá cả đôi khi còn phụ thuộc vào chính sách của công ty, một số công ty có khuyến mãi nếu đăng ký hosting thì miễn phí tên miền… Chi tiết có thể xem thêm tại một số công ty cung cấp tên miền nổi tiếng tại Việt Nam như PAVietNam, matbao, tenten… 1.1.1.3 Localhost Localhost là một máy chủ được vận hành trực tiếp trên máy tính của bạn có tính năng tương đương như trên máy chủ thật. Để hỗ trợ lập trình viên có thể lập trình ngay trên máy tính nên tốc độ xử lý công việc sẽ nhanh hơn. Localhost hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình bao gồm cả PHP, ASP, ASPX, JAVA… Localhost gồm các thành phần chính như: Database (PhpMyAdmin), Root (www), Webserver tên Apache Localhost chạy bằng tên miền nào? Localhost thường chạy mặc định với những tên miền chính gồm: http://localhost; http://127.0.0.1; http://tenmay (tenmay chính là tên máy tính của bạn khi cài đặt Window) 1.1.2 Quy trình làm website Bước 1: Cài đặt môi trường chạy wordpress trên máy tính − Tải gói phần mềm Xampp Trang 10
  11. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng − Download gói cài đặt theo hướng dẫn từ trang chủ Xampp − Sau khi tải về, nhấn cài đặt phần mềm vào máy tính Bước 2: Cài đặt wordpress phiên bản mới nhất − Khởi động môi trường Trang 11
  12. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng − Bật ứng dụng Apache và MySql − Tải wordpress phiên bản mới nhất − Giải nén vào thư mục C:\xampp\htdocs, đặt tên website tương ứng Trang 12
  13. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng − Mở phần mềm Xampp, bật ứng dụng MySql nhấn vào nút Admin − Tạo CSDL cho website, đặt tên tương ứng (dễ nhớ) − Mở trình duyệt, gõ vào đường dẫn http://localhost/web1 (web1 = tên thư mục đã đặt lúc giải nén wordpress tương ứng) Trang 13
  14. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng − Quá trình cài đặt diễn ra với 6 bước: chọn tên CSDL, Tên Người dùng, Tên Website tương ứng và hoàn tất (Lưu ý: trên localhost, Username của database luôn là root, mật khẩu để trống (vẫn có cách thiết lập nhưng không cần thiết) và Database Host luôn là localhost. Table Prefix nghĩa là tiền tố của database chứa dữ liệu WordPress, mặc định nó sẽ là wp_, chúng ta có thể đổi nó thành bất cứ cái gì nhưng phải bắt buộc có _ đằng sau.) Trang 14
  15. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Trang 15
  16. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt phiên bản wordpress mới nhất lên máy tính cá nhân, môi trường localhost. Việc cài đặt này giúp cho bạn dễ dàng phát triển và xây dựng website hoàn chỉnh trước khi triển khai web lên môi trường chạy thực tế (mạng internet). Nếu truy cập vào tên miền chính như http://localhost/web1, nó sẽ ra trang chủ của website WordPress như thế này: Còn nếu muốn truy cập vào trang quản trị Admin của WordPress thì sẽ thêm /wp- admin vào đường dẫn thành http://localhost/web1/wp-admin.php hoặc http://localhost/web1/wp-login.php Trang 16
  17. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Nhập thông tin đăng nhập. Nếu đăng nhập thành công sẽ xuất hiện giao diện trang quản trị: Bước 3: Chọn giao diện cho trang web của bạn (themes): Website của bạn được xây dựng dựa trên mã nguồn mở WordPress, nên việc các bên thứ 3 sẽ tạo ra hàng triệu giao diện có sẵn. Bản thân WordPress cũng có một kho giao diện miễn phí và trả phí mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích website của bạn: website tin tức; website bán hàng; blog riêng; viết những kiến thức; dịch vụ riêng; … Mỗi mục đích khác nhau đều phải chọn những giao diện sao cho phù hợp. Bước 4: Cài đặt các WordPress plugin cơ bản: WordPress plugin là những công cụ có những tính năng riêng biệt, mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp. Cũng như themes, WordPress plugin có 2 loại trả phí và miễn phí. Nhưng với 1 website mới, bạn chỉ cần dùng những thứ miễn phí (cả theme và plugin). Trang 17
  18. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng 1.1.3 Giới thiệu về WordPress WordPress là một Content Management System (hệ thống quản trị nội dung) được viết tắt là CMS là một dạng phần mềm mã nguồn mở được Christine Selleck đề xuất. Mọi người biết đến WordPress đơn giản là để viết Blog, để đăng tải thông tin của mình lên mạng nhưng không đơn giản như vậy, WordPress còn có chức năng như mọi website khác. Nó có thể làm website tin tức, đánh giá, bán hàng… thậm chí là… mạng xã hội. Có thể ứng dụng WordPress để tạo cho mình 1 website trên nền WordPress, 1 website được tạo ra nhanh chóng đơn giản mà lại tiện cho việc quảng bá sản phẩm, thông tin, kiến thức ….WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database. WordPress là “con” của B2 / Cafelog, được xây dựng trên sự tiện dụng, cùng các định dạng chuẩn của web. Phiên bản mới nhất của WordPress tính đến tháng 2/2020 là 5.3. Rất nhiều Website nổi tiếng đang sử dụng WordPress làm nền tảng để phát triển như CNN, ebay, bata,…. 1.1.4 Làm quen giao diện quản trị 1.1.4.1 Trong khu vực này, chia ra làm các phần chính như sau: 1. Khung menu trái: Đây là nơi để truy cập vào các thành phần công cụ có trong WordPress Dashboard. 2. Khung nội dung bên phải: Trang 18
  19. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng Đây là phần hiển thị nội dung các chức năng tương ứng với từng phần đã chọn trong khu vực 1. Ở đó, có thể thao tác sử dụng các chức năng của nó. 3. Tùy chọn hiển thị: Khi click vào nút Screen Options, có thể chỉnh được việc hiển thị/ẩn các đối tượng cụ thể có trong khu vực 2 để làm nó gọn đi nếu thấy có nhiều tính năng không cần thiết. 4. Thanh điều hướng nhanh cho Admin (Admin Quick Bar) Khi đăng nhập vào WordPress thì dù có ở đâu trong trang, vẫn có thể thấy được thanh công cụ nhanh này, nó giúp di chuyển tới các phần quan trọng như viết bài mới, tạo page mới,… nhanh hơn. 1.1.4.2 Ý nghĩa các công cụ trong WordPress Dashboard: 1. Dashboard: Khu vực Dashboard tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bản theme, plugin, WordPress,… Nó có 2 phần: • Home: Khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,… • Update: Cập nhật những bản vá mới nhất của theme, plugin, WordPress đang sử dụng. Mỗi khi có bản mới, nó sẽ hiển thị thông báo. 2. Posts: Đây là phần quan trọng nhất, đó chính là phần để đăng bài viết lên cũng như quản lý nó. • All Posts: Xem và chỉnh sửa, quản lý tất cả các bài viết đang có trên website. • Add New: Đăng bài mới. • Categories: Quản lý các chuyên mục bài viết đang có. • Tags: Quản lý các thẻ bài viết đang có. 3. Media: Phần này để quản lý các file media đang có trên website (ảnh, nhạc, video,… nhưng thông thường chỉ chứa ảnh trong bài viết). Trang 19
  20. Giáo trình Ứng dụng mã nguồn mở trong web Hệ Cao đẳng • Library: Thư viện media - nơi quản lý các tập tin đã upload lên. • Add New: Thêm mới một file media. 4. Pages: Tương tự phần Posts, nhưng sẽ không có categories và tags. Dùng để đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và không được phân loại bởi một category hay tag nào, ví dụ như: trang giới thiệu, trang liên hệ, ... • All Pages: Xem và quản lý tất cả các page hiện có. • Add New: Tạo page mới. 5. Comments: Đây là khu vực có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận ở blog. 6. Appearance: Đây cũng là một phần rất quan trọng, nơi này để quản lý và chỉnh sửa những thứ liên quan đến giao diện của website. Nếu đang dùng giao diện mặc định thì phần này sẽ thấy các menu sau: • Themes: quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) đang có. Nó cũng tích hợp tính năng tìm theme có trong thư viện WordPress. • Customize (không phải theme nào cũng có): tùy biến giao diện đang có như đổi màu sắc, màu chữ, thêm banner,…. • Widgets: quản lý và sử dụng các widget được hỗ trợ. Widget là một tính năng nhỏ, có thể kéo nó vào sidebar (thanh bên cạnh nội dung) để sử dụng. • Menus: quản lý và chỉnh sửa menu hiện có trong theme. • Background: thêm ảnh nền cho theme. • Theme Editor: Nơi để can thiệp vào phần code của theme. 7. Plugins: Plugin như là một tính năng trong WordPress mà khi cài đặt WordPress sẽ không có, muốn có phải cài thêm plugin để sử dụng. • Installed Plugins: quản lý các plugin hiện có, có thể bật/ tắt hoặc xóa nó ra khỏi website ở đây. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2