intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vận hành máy kéo nông nghiệp (Nghề: Vận hành máy kéo nông nghiệp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vận hành máy kéo nông nghiệp (Nghề: Vận hành máy kéo nông nghiệp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: vận hành máy kéo; vận hành máy kéo với cơ cấu chấp hành cày; vận hành máy kéo với cơ cấu chấp hành bừa và phay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vận hành máy kéo nông nghiệp (Nghề: Vận hành máy kéo nông nghiệp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. 649/QĐ-CĐCĐ 29/07/2020 16:31:07 i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Cuốn giáo trình học tập "Mô đun: Vận hành máy kéo nông nghiệp" được biên soạn làm giáo trình chính thức cho học viên nghề Vận hành máy kéo nông nghiệp. Các kiến thức trong giáo trình có cập nhật các kỹ thuật mới, tuy nhiên nó cũng chỉ là một phần trong nội dung trong chương trình đào tạo cho nên người dạy và người học cần tham khảo các giáo trình có liên quan đến nghề để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Trong quá trình biên soạn chúng tôi dựa trên những nội dung chính của chương trình khung đào tạo thường xuyên nghề Vận hành máy kéo nông nghiệp và dựa trên cơ sở thiết bị thực tế ở địa phương để biên soạn. Khi biên soạn giáo trình đã cố gắng đưa những kiến thức cần thiết nhất, cập nhật và phù hợp nhất với đối tượng học viên học nghề. Mặc dù vậy, trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc đóng góp ý kiến, để cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Kon Tum, tháng 7 năm 2020 Tham gia biên soạn 1 KS. Nguyễn Đăng Hiển Chủ biên 2 KS. Trịnh Đình Tiến Thành viên 3 KS. Nguyễn Ngọc Phương Thành viên 4 KS. Nguyễn Xuân Thi Thành viên
  2. ii MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ i BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY KÉO .................................................................... 1 1. Vận hành máy kéo 2 bánh........................................................................... 1 1.1. Giới thiệu về máy kéo 2 bánh .................................................................. 1 1.2. Các dạng kết nối máy kéo với máy công tác ........................................... 2 1.3. Quy tắc an toàn trước khi vận hành máy kéo .......................................... 3 1.4. Điều chỉnh máy kéo 2 bánh ..................................................................... 3 1.5. Vận hành máy kéo 2 bánh........................................................................ 4 2. Vận hành máy kéo 4 bánh........................................................................... 3 2.1. Giới thiệu về máy kéo 4 bánh .................................................................. 3 2.2. Các dạng kết nối máy kéo với máy công tác ........................................... 4 2.3. Quy tắc an toàn trước khi vận hành máy kéo .......................................... 5 2.4. Vận hành máy kéo 4 bánh: ..................................................................... 7 2.5. Các phương pháp chuyển động của liên hợp cày đất. ............................. 9 Câu hỏi ôn tập: .............................................................................................. 12 BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY KÉO VỚI CƠ CẤU CHẤP HÀNH CÀY........ 13 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu chấp hành cày: .......................... 13 1.1. Cày treo .................................................................................................. 13 1.2. Cày chảo: ............................................................................................... 16 2. Lắp cơ cấu chấp hành cày ......................................................................... 18 2.1. Máy kéo 2 bánh:..................................................................................... 18 2.2. Máy cày 4 bánh: ..................................................................................... 18 3. Quy tắc an toàn khi sử dụng liên hợp máy cày:........................................ 21 4. Hiện tượng hư hỏng thường gặp ở lưỡi cày.............................................. 22 5. Thao tác vận hành cơ cấu chấp hành cày (4 bánh) ................................... 22 5.1. Vận hành máy kéo: thực hiện như bài 1 ................................................ 22 5.2. Vận hành cơ cấu chấp hành cày............................................................. 22 Câu hỏi ôn tập: .............................................................................................. 23 BÀI 3: VẬN HÀNH MÁY KÉO VỚI CƠ CẤU CHẤP HÀNH BỪA VÀ PHAY ...................................................................................................................... 24 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu chấp hành bừa và phay. ............ 24 1.1. Bừa: ........................................................................................................ 24
  3. iii 1.2. Phay:....................................................................................................... 27 2. Lắp cơ cấu chấp hành bừa và phay ........................................................... 32 2.1. Tiến hành kiểm tra ................................................................................. 33 2.2. Cách sử dụng và lắp dao phay ............................................................... 33 2.3. Những điều cần chú ý: ........................................................................... 34 3. Quy tắc an toàn khi sử dụng liên hợp với máy bừa và phay .................... 34 4. Hiện tượng hư hỏng thường gặp khi bừa và phay: ................................... 34 5. Thao tác vận hành cơ cấu chấp hành bừa và phay (máy kéo 2 bánh) ...... 35 5.1. Chuẩn bị và khởi động trước khi chạy máy........................................... 35 5.2. Cho máy tiến .......................................................................................... 35 5.3. Lái trên đường ........................................................................................ 35 5.4. Khi lùi máy ............................................................................................ 36 5.5. Phanh...................................................................................................... 36 5.6. Dừng máy............................................................................................... 36 Câu hỏi ôn tập: .............................................................................................. 36 Tài liệu tham khảo: ....................................................................................... 37
  4. 1 BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY KÉO Giới thiệu: Sau khi học xong bài học này người học nhận dạng các bộ phận điều khiển của máy kéo, từ đó có thể tháo, lắp các cơ cấu chấp hành liên hợp với máy cày. Bên cạnh đó người học làm quen với các quy tắc an toàn trước và sau khi tiến hành vận hành máy kéo. Mục tiêu: - Nhận dạng được các bộ phận, hệ thống của máy kéo nông nghiệp. - Thực hiện được tháo, lắp của liên hợp máy cày đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện được các bước vận hành máy kéo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. - Vận hành máy kéo rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tư duy kỹ thuật, chính xác, khoa học an toàn và đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Nội dung chính: 1. Vận hành máy kéo 2 bánh 1.1. Giới thiệu về máy kéo 2 bánh Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo chung của máy kéo 2 bánh 1. Động cơ 6. Tay gạt số 11. Hộp phay 2. Dây đai 7. Tay gạt ly hợp 12. Bánh lốp 3. Hộp số 8. Càng lái 13. Bán trục lốp 4. Ly hợp 9. Ghế ngồi 14. Giá đỡ máy 5. Dây chuyển hướng 10. Bánh đuôi phay
  5. 2 Hình 1.2. Bộ phận gầm của máy kéo 1. Hộp số; 2. Cụm ly hợp; 3. Truyền động cuối cùng; 4. Bán trục lốp 1.2. Các dạng kết nối máy kéo với máy công tác 1.2.1. Lắp với cơ cấu chấp hành cày Hình 1.3. Lắp cơ cấu chấp hành cày 1.2.2. Lắp cơ cấu chấp hành phay Hình 1.4. Lắp cơ cấu chấp hành phay
  6. 3 1.2.3. Lắp cơ cấu chấp hành bừa: Hình 1.5. Lắp cơ cấu chấp hành bừa 1.3. Quy tắc an toàn trước khi vận hành máy kéo 1.3.1. Quy tắc chung đối với máy - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại máy kéo đang khi sử dụng. - Hãy học lái máy thành thạo rồi mới học thao tác trên máy công tác . - Đưa máy ra đồng làm việc hoặc lái moóc chạy trên đường. - Chăm sóc dầu nhờn, nước làm mát cho động cơ . - Thường xuyên kiểm tra và xiết chặt lại các bu lông, ốc vít sau 1 ngày làm việc. 1.3.2. Quy tắc an toàn khi vận hành - Cấm máy đang chạy vừa kéo tay gạt ly hợp phanh vừa bóp chuyển hướng. - Cấm chạy lên xuống dốc ở tốc độ cao, gài máy về số không, hoặc khi lên xuống dốc bóp hai tay chuyển hướng trái, phải cùng một lúc. - Cấm chạy tốc độ cao khi vòng gấp hoặc trên đường xấu. - Cấm vòng gấp khi lưỡi phay còn đang ngập trong đất. - Cấm ngắt ly hợp và lái ngang trên đường dốc. - Theo quy định trong hướng dẫn của động cơ, chú ý các tình trạng của động cơ. 1.4. Điều chỉnh máy kéo 2 bánh 1.4.1. Điều chỉnh dây chuyển hướng Nới đai ốc 4, điều chỉnh độ dài của dây chuyển hướng 3, sao cho khi bóp tay chuyển hướng 2 (ví dụ bên phải) thì bóp bên phải, lốp bên phải đứng yên, còn lốp
  7. 4 bên trái quay, sau đó điều chỉnh cho dây chuyển hướng ngắn thêm 1-3mm rồi hãm chặt đai ốc 4 là được. Hình 1.6. Tay chuyển hướng 1. Tay nắm 2. Tay lái chuyển hướng 3. Dây chuyển hướng 4. Đai ốc 5. Đầu nối Điều chỉnh độ thăng bằng của cày đảm bảo độ sâu đồng đều giữa 2 lưỡi cày. Thực tế sử dụng cho thấy đối với cày ở tình trạng kỹ thuật tốt, điều chỉnh đúng, số truyền và số vòng quay của động cơ hợp lý được thể hiện ở hiện tượng là khi bỏ 2 tay máy kéo vẫn đi thẳng từ đầu đến cuối đường cày hoặc số lần điều khiển tay lái là ít nhất. 1.4.2. Vào số và thay đổi tốc độ Máy kéo hai bánh lắp phay đất đều có hai tốc độ nhanh và chậm. Tay gạt số có 3 vị trí: Vị trí ở giữa là số mo, hai vị trí hai bên là nhanh và chậm. Muốn vào số nhanh hay chậm chỉ cần đưa tay gạt số sang phải hay sang trái. Trong trường hợp cần thiết có thể kéo tay gạt ly hợp về vị trí “ngắt” để gạt tay số. Muốn có hai tốc độ phay khác thì phải đổi vị trí hai bánh xích trong hộp xích phay. 1.5. Vận hành máy kéo 2 bánh 1.5.1. Kiểm tra trước khi vận hành: 1.5.1.1. Nước làm mát: Kiểm tra nước làm mát, nếu bẩn phải thay, nếu thiếu phải bổ sung bằng nước sạch vào động cơ qua cổ rót. - Đối với động cơ thùng nước (hình 1.7): rót nước vào đến khi nhìn thấy phao báo ở vị trí cao nhất.
  8. 5 Cổ rót Phao báo Hình 1.7 – Thùng nước - Đối với động cơ két nước - quạt gió (hình 1.8): mở nắp két nước, rót nước vào đầy đến miệng cổ rót sau đó đậy nắp lại. Nắp két nước Hình 1.8 – Két nước, quạt gió * Lưu ý đối với động cơ két nước - quạt gió: - Không được kiểm tra hoặc bổ sung nước khi động cơ còn nóng. - Không được mở nắp két nước trong bất kỳ thời điểm nào, trừ khi kiểm tra hoặc bổ sung nước làm mát (khi động cơ không còn nóng). 1.5.1.2. Nhớt. - Kiểm tra lượng nhớt bằng que thăm dầu (hình 1.9). Mức nhớt phải nằm trong khoảng đánh dấu. Nếu thừa (cao hơn vạch khắc trên) phải xả ra; Nếu thiếu (thấp hơn vạch khắc dưới) thì phải bổ sung. - Kiểm tra chất lượng nhớt: Nếu bẩn hoặc có lẫn nước phải thay ngay. Que thăm dầu Hình 1.9 – Kiểm tra nhớt động cơ
  9. 6 - Kiểm tra hoạt động của hệ thống bôi trơn: Đưa tay ga về vị trí tắt máy “Stop”; Tay trái ấn vào cần giảm áp; Quay nhẹ động cơ bằng tay quay; Quan sát phao báo nhớt (hình 1.10), nếu phao nâng lên là được, phao không nâng lên thì phải kiểm tra lại hệ thống bôi trơn (có thể do thiếu nhớt, hỏng Phao báo nhớt bơm, hỏng phao, tắc đường ống...) và phải khắc phục trước khi đưa vào hoạt động. Hình 1.10 – Phao báo nhớt 1.5.1.3. Bầu lọc gió. - Kiểm tra lượng nhớt ở đáy bầu lọc (khoảng 50ml). Nếu bẩn phải thay, nếu thiếu phải bổ sung. - Kiểm tra lọc gió. Nếu bẩn phải rửa sạch, rách phải thay. 1.5.1.4. Kiểm tra nhiên liệu và xả khí. 1 2 3 4 6 5 Hình 1.11 – Kiểm tra nhiên liệu và xả khí 1. Khóa nhiên liệu 4. Tay ga, 2. Start 5. Van xả khí 3. Stop 6. Bầu lọc - Kiểm tra lượng nhiên liệu trong thùng, nếu thiếu phải bổ sung. Chú ý: Đề phòng cháy nổ nên phải dừng động cơ trước khi rót nhiên liệu và tránh xa tia lửa hay ngọn lửa. - Mở khóa nhiên liệu để nhiên liệu chảy xuống bầu lọc và bơm cao áp. - Dùng cà lê nới lỏng van xả khí trên bơm cao áp và bầu lọc. Quan sát không thấy bọt khí trong nhiên liệu chảy ra, xiết chặt van lại.
  10. 2 1.5.2. Khởi động động cơ. Sau khi làm xong các khâu kiểm tra ở trên, nếu đảm bảo sẽ tiến hành khởi động động cơ theo trình tự như sau: Tay quay Cần giảm áp Hình 1.12 – Khởi động động cơ - Đặt tay ga (núm điều chỉnh tốc độ) tại vị trí khởi động “Start” - Đưa tay quay vào vị trí vấu khởi động, tay trái ấn cần giảm áp (hình b), tay phải nắm chắc tay quay (hình a), quay nhanh dần (đồng thời nghe tiếng phun nhiên liệu đặc trưng “clắc” qua vòi phun) đến tốc độ nhanh nhất thì nhanh chóng bỏ cần giảm áp ra nhưng tay phải vẫn tiếp tục quay thật nhanh, động cơ sẽ nổ. Với loại động cơ khởi động bằng tay quay, khi động cơ nổ tay quay sẽ tự trượt ra. Vì vậy cần nắm chắc tay quay để tránh xảy ra tai nạn. Sau khi khởi động, máy nổ, cần lưu ý: Để động cơ chạy không tải khoảng 3-5 phút ở tốc độ thấp. Không kéo tải ngay sau khi khởi động vì động cơ còn nguội, chưa sẵn sàng làm việc. Trong thời gian này, người vận hành cần kiểm tra và quan sát để phát hiện những bất thường và dừng động cơ ngay để khắc phục, nếu: - Phao báo nhớt không hoạt động. - Bộ lọc gió bị bốc khói do động cơ quay ngược. - Có tiếng kêu lạ bất thường, khói đen qua ống xả - Rò rỉ nhiên liệu, nhớt hoặc nước làm mát. 1.5.3. Ngừng động cơ. - Cắt tải đồng thời giảm tốc độ động cơ, để động cơ chạy ở tốc độ thấp trong vài phút, tắt máy bằng cách đưa tay ga về vị trí “Stop” động cơ sẽ dừng. - Trong trường hợp cần dừng động cơ khẩn cấp thì có thể nới đai ốc đường nhiên liệu cao áp hoặc ấn tay vào cần giảm áp. 1.5.4. Lái máy kéo 1.5.4.1. Nổ máy a. Theo yêu cầu nội dung trong hướng dẫn sử dụng động cơ, kiểm tra dầu nhớt, dầu diesel và nước v.v... và chuẩn bị các công việc khác trước khi chạy máy. b. Kiểm tra mức dầu của hộp số, hộp truyền động phay.
  11. 3 c. Kiểm tra các bu lông lắp ghép ở những bộ phận chủ yếu. d. Kéo tay gạt ly hợp phanh đến vị trí “Ngắt”, tay gạt số đến vị trí trung gian “mo” đưa tay ga đến vị trí khởi động. e. Theo hướng dẫn sử dụng động cơ khởi động máy. 1.5.4.2. Lái máy đi thẳng a. Cài tay gạt số vào số b. Kiểm tra bánh răng chuyển hướng trái phải đã vào khớp chưa (phương pháp kiểm tra: không bóp tay chuyển hướng, lắc tay cầm sang trái, phải nếu lắc không được thì như vậy bánh răng chuyển hướng đã vào khớp). c. Chọn chỗ bằng phẳng thuận tiện từ từ thả tay gạt ly hợp phanh đến ví trí “đóng”, máy chuyển bánh và chạy. 1.5.4.3. Lái máy lùi Ngắt ly hợp, đưa tay gạt số vào vị trí số lùi, đóng từ từ tay gạt ly hợp để cho máy lùi vào vị trí cần thiết. 1.5.4.4. Lái máy trên đường. a. Lái trên đường bằng phẳng. Khi lái trên đường bằng dùng hai tay giữ tay nắm lắp trên càng lái, giữ cho xe đi thẳng. Muốn lái sang bên nào thì bóp tay lái bên đó và đạp chân cùng bên của bánh lái. b. Lái trên đường vòng. Khi muốn máy kéo đi vào đường vòng thì trước hết phải về số thấp, giảm tốc độ, vòng bên phải thì bóp tay lái phải và ngược lại. c. Lái xuống dốc Khi xuống dốc cần cho máy kéo đi tốc độ chậm, muốn vòng bên nào thì bóp tay lái bên đó. Chú ý trường hợp độ dốc lớn (khi tốc độ quán tính lăn xuống dốc lớn hơn tốc độ đang sử dụng của máy kéo) thì phải bóp tay lái ngược với phía muốn quay vòng (vòng bên phải thì bóp tay lái trái và ngược lại). 1.5.4.5. Phanh Kéo tay gạt ly hợp - phanh đến vị trí “PHANH” máy kéo dừng lại. 1.5.4.6. Dừng máy a. Kéo tay gạt ly hợp - phanh về vị trí “NGẮT”. b. Đưa tay gạt số về vị trí trung gian (mo) và tắt máy. c. Đưa tay gạt ly hợp - phanh về vị trí “ĐÓNG”. 2. Vận hành máy kéo 4 bánh 2.1. Giới thiệu về máy kéo 4 bánh
  12. 4 Hình 1.13. Cấu tạo máy cày 4 bánh 1. Động cơ 10. Hộp truyền động cuối cùng 2. Nhóm cơ cấu lái 11. Nhóm phanh 3. Nhóm hộp số 12. Nhóm giá kéo 4. Nhóm hạn chế hành trình 13. Li hợp 5. Nhóm chắn bùn 14. Nhóm vành bánh 6. Nhóm nâng hạ thuỷ lực 15. Nhóm cầu trước 7. Nhóm cơ cấu treo sau 16. Nhóm giá đỡ máy 8. Nhóm các đăng 17. Bình ắc quy 9. Nhóm trích công suất 2.2. Các dạng kết nối máy kéo với máy công tác Hình 1.14. Lắp cơ cấu chấp hành phay
  13. 5 Hình 1.15. Lắp cơ cấu chấp hành cày chảo 3 lưỡi Hình 1.16. Lắp cơ cấu chấp hành cày diệp 3 lưỡi 2.3. Quy tắc an toàn trước khi vận hành máy kéo 2.3.1. Quy tắc chung: 2.3.1.1. Yêu cầu đối với người điều khiển: - Trước khi sử dụng phải đọc kỹ “Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy kéo” do nhà máy chế tạo quy định. - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại máy kéo khi sử dụng. - Hãy học lái máy thành thạo rồi mới học thao tác trên máy công tác. - Đưa máy ra đồng làm việc hoặc lái moóc chạy trên đường. - Chăm sóc dầu nhờn, nước làm mát cho động cơ. - Thường xuyên kiểm tra và xiết chặt lại các bu lông, ốc vít sau 1 ngày làm việc.
  14. 6 - Phải là người có đủ sức khỏe, đã qua lớp huấn luyện, đào tạo về sử dụng cũng như kiến thức về an toàn lao động khi lái máy kéo. - Quần áo, giày và mũ bảo hộ của người lái máy phải sạch, kích thước phù hợp với tầm vóc người. Quần áo, giày mũ bảo hộ phải đảm bảo cho thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, không ảnh hưởng đến sự hô hấp và các thao tác khi lái máy kéo. - Nếu phụ nữ lái máy kéo thì phải cho tóc vào trong mũ công tác, khăn quấn phải gọn. Tiện nhất là dùng bộ áo liền quần. Giày phải vừa chân, đế cứng và nhám, gót không cao, không rộng; ngược lại, nếu giày đế mềm thì bắp cơ chân chóng mỏi. Tuyệt đối không được dùng dép khi lái máy, vì dép không bó sát chân, nên khi sử dụng bàn đạp điều khiển dễ bị sai sót. - Tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc của người sử dụng máy kéo có ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động và an toàn lao động. Nếu sức khỏe và khả năng làm việc tốt thì mức độ xử lí các tình huống sẽ nhanh, chính xác, làm việc an toàn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thể lực và khả năng làm việc của người sử dụng máy kéo như: ít ngủ, dùng rượu mạnh hoặc uống thuốc…Đặc biệt nguy hiểm là trước và trong thời gian làm việc uống rượu hoặc uống các loại thuốc chữa bệnh có tác dụng gây ngủ. 2.3.1.2. Yêu cầu đối với máy kéo: - Buồng lái máy kéo: Buồng lái là nơi thợ lái ngồi thao tác ở trên đó nhiều thời gian nhất, bởi vậy buồng lái phải sạch, sáng sủa, kính không có vết nứt vết xước, nếu không người điều khiển sẽ bị mỏi mắt, mất tập trung tư tưởng. - Vô lăng lái: Khi động cơ làm việc, tay lái phải có khoảng chạy tự do không quá 150, bộ trợ lái thủy lực phải tốt. Các chi tiết điều khiển lái không hỏng hóc, được cố định chặt và lắp chốt chẻ. - Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống điều khiển của máy kéo 2 bánh: Máy kéo hai bánh, hệ thống lái gồm tay lái và hai côn chuyển hướng phải, trái nằm trong hệ truyền động. - Kiểm tra, điều chỉnh tay lái (chiều dài, chiều rộng, góc lắp,…) phù hợp với loại công việc mà máy kéo thực hiện; - Khi các bàn đạp phanh hoặc tay điểu khiển ở vị trí tự do, các dải phanh không được chạm vào các trống phanh, còn khe hở phải tương ứng với những yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo. - Phanh làm việc tốt phải đạt các yêu cầu sau : + Dừng được máy kéo đồng thời khi bắt đầu phanh hãm cả hai bánh xe; + Chiều dài đoạn đường phanh trên đường khô bằng phẳng khi máy kéo chạy với tốc độ cực đại không vượt quá 8 - 10m; + Giữ được máy kéo ở trên sườn dốc tới 200; - Máy kéo bánh lốp đều có trang bị hệ thống thủy lực, hệ thống này có chức năng nâng hạ các máy canh tác trong nông nghiệp (cày, bừa, gieo, xới, san đất ruộng…). Kiểm tra hệ thống thủy lực gồm: tình trạng kỹ thuật của bơm thủy lực,
  15. 7 ngăn kéo phân phối, hệ thống ống dẫn, các xi lanh lực và dầu thủy lực đủ về số lượng và chất lượng. Khi phát hiện thấy dầu nhờn chảy, các bộ phận làm việc tự hạ xuống, các ống dẫn cao su bị đứt, không được cho máy kéo làm việc. - Kiểm tra hệ thống di động của máy kéo bánh hơi để phát hiện những vết nứt, vết đứt trên lốp. Những hư hỏng này cần được sửa chữa ngay hoặc phải thay lốp mới. - Hệ thống điện trên máy kéo gồm: Máy phát điện, máy khởi động (máy đề), còi, các loại đèn trước đèn sau, đèn phanh, đèn tín hiệu, dây điện phải làm việc tốt. Tất cả các đèn phải sáng đúng với chức năng, ví dụ: Khi bật đèn tín hiệu xin đường thì đèn phải nhấp nháy màu vàng; nếu bật đèn chiếu xa (đèn pha) thì chùm sáng phải đi xa; khi chuyển sang chiếu gần (đèn cốt) thì chùm sáng phải chiếu gần… 2.3.2. Quy tắc an toàn khi vận hành - Không khởi động động cơ khi chưa khẳng định là các cần số và cần trích công suất đã ở vị trí trung gian hoặc đã ngắt. - Cấm chạy lên xuống dốc ở tốc độ cao, gài máy về số không. - Cấm quay vòng gấp và tốc độ cao. Đặc biệt là máy kéo liên hợp với máy nông nghiệp móc, khi quay vòng gấp rất nguy hiểm, vì những mấu bánh xe hoặc xích có thể chạm vào móc, gây vỡ máy, gây thương tật cho công nhân phục vụ. - Cấm vòng gấp khi lưỡi phay còn đang ngập trong đất. - Cấm ngắt ly hợp và lái ngang trên đường dốc. - Theo quy định trong hướng dẫn của động cơ, chú ý các tình trạng của động cơ. - Khi máy đang di chuyển không nên nhảy lên máy kéo và máy công tác hoặc nhảy từ máy xuống, không được ngồi trên chắn bùn của máy kéo, trên các thùng đựng hạt, trên các chân máy, không được đi từ máy kéo sang rơ moóc và ngược lại. - Tránh làm việc trên máy kéo ở ngoài đồng trống trải khi có giông to, ban đêm cũng như ban ngày. Khi có giông, nên dừng máy kéo lại, tắt động cơ và tránh xa máy kéo. Sau khi mưa, phải đặc biệt chú ý ở những chỗ quay gấp, những chỗ dốc và các mương rãnh khi cho máy kéo làm việc. 2.4. Vận hành máy kéo 4 bánh: 2.4.1. Khởi động máy: Kiểm tra cơ cấu an toàn, hệ thống điện, dây đai, nước, dầu, bu lông, đai ốc,... Kéo tay ga (chi tiết số 13) về phía sau (vị trí làm việc). Bật điện, bật giảm áp, bật công tắc đề. Đạt tốc độ bật lại giảm áp, đưa tay ga về chế độ máy nổ ổn định.
  16. 8 Hình 1.17. Vị trí các cần điều khiển 1. Khoá điện; 2. Công tắc đề; 3. Ga chân; 4. Phanh phải; 5. Cần số; 6. Cần gạt biến tốc; 7. Cần gạt thuỷ lực; 8. Khoá thuỷ lực; 9. Cần gạt phay; 10. Cần gạt vi sai; 11. Ly hợp (côn); 12. Phanh trái;13. Ga tay. 2.4.2. Di chuyển Đạp bàn đạp côn (chi tiết số 11) xuống sẽ ngắt li hợp. Kéo cần số về sau, gạt số sang phải là số 1 nhả côn từ từ, ga để tiến (ga chân). Tiếp tục côn-số theo yêu cầu làm việc lần lượt từ chậm tới nhanh. Chậm 1-2-3 Nhanh là 4-5-6. Kết hợp cần số với cần gạt biến tốc. 2.4.3. Quay vòng Muốn rẽ trái: Quay vô lăng về trái máy kéo rẽ trái. Muốn rẽ phải: Quay vô lăng về phải máy kéo rẽ phải. Khi cần quay vòng gấp thì đạp phanh bên tương ứng (đạp phanh bên phải máy sẽ quay phải và ngược lại). Khi đi trên đường có thế xỏ chốt ở trục phanh để phanh cả hai bánh.
  17. 9 2.4.4. Đi lùi Cài số lùi: Kéo cần số về phía sau, gạt sang trái kết hợp với cần gạt biến tốc để có lùi nhanh, chậm. 2.5. Các phương pháp chuyển động của liên hợp cày đất. 2.5.1. Cày úp sống trâu: 1. Phạm vi áp dụng: Cày các thửa ruộng trũng giữa, cần tạo luống để san phẳng mặt ruộng 2 . Trình tự thực hiện: Chia vạt ruộng thành 2 phần bằng nhau, cắm tiêu ở giữa. Liên hợp máy cày đường đầu tiên đi vào giữa vạt ruộng, đường cày thứ 2 bánh trước và sau bên phải đi lên phần đất đã cày. Mấy đường đầu LHM phải quay vòng hình nút, LHM luôn phải quay vòng từ trái sang phải làm cho đất ở 2 đường cày đầu tiên lật úp vào nhau tạo ra giữa ruộng có 1 luống sống trâu.( hình vẽ). Hình 1.18 - Sơ đồ chuyển động úp sống trâu * Ưu điểm: Phương pháp này dễ nhớ, đơn giản chỉ cần làm 1 hàng tiêu ở giữa vạt. * Nhược điểm: LHM phải quay vòng hình nút ở những đường cày đầu tiên và luôn quay vòng về bên phải làm cho bộ phận di động, chuyển hướng mòn không đều. Ứng dụng: thường cày ở những vạt ruộng hẹp, trũng giữa.
  18. 10 2.5.2. Cày xẻ lòng máng. 1. Phạm vi áp dụng: Cày các thửa ruộng cao giữa, cần phá luống để san phẳng mặt ruộng. 2. Trình tự thực hiện: Đường cày đầu tiên LHM đi sát ven ruộng bên phải, LHM luôn quay vòng từ phải sang trái. Nếu bờ ruộng thẳng không cần cắm tiêu. Sau khi cày xong giữa ruộng sẽ có 1 rãnh xẻ lòng máng.(hình vẽ). Hình 1.19 - Sơ đồ chuyển động cày xẻ lòng máng * Ưu điểm: Đơn giản, dễ nhớ. * Nhược điểm: Những đường cày sau cùng phải quay vòng dạng hình nút, LHM luôn phải quay vòng từ phải sang trái nên bộ phận di động, chuyển hướng mòn không đều. 2.5.3. Cày đan vạt đơn. 1. Phạm vi áp dụng: Cày các thửa ruộng có bề ngang rộng, cần tạo nhiều rãnh luống để làm phẳng mặt ruộng, tiết kiệm đường chạy không. 2. Phương pháp thực hiện: Chia khoảng đất ra 2 phần bằng nhau - Cày xẻ lòng máng ở vạt thứ 1 đến khi LHM phải quay vòng theo dạng hình nút thì thôi không tiếp tục cày nữa mà chuyển sang vạt thứ 2 cũng chuyển động theo phương pháp úp sống trâu. Đến khi LHM bắt đầu phải quay vòng dạng hình nút thì tiến hành cày đan 2 vạt theo kiểu úp sống trâu. Sau khi cày xong mặt phẳng ruộng cũng tạo ra 2 rãnh và 1 luống. Mặt ruộng tương đối bằng phẳng. * Ưu điểm: Không phải quay vòng dạng hình nút, khoảng cách chừa đầu vạt nhỏ, quay đầu vạt nhanh LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ. * Nhược điểm: Chia các phần lớn thì quãng đường chạy không đầu vạt hơi dài, hơi phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có tay nghề. Sau khi cày xong mặt ruộng vẫn còn 2 rãnh, 1 luống
  19. 11 Hình 1.20 - Sơ đồ chuyển động cày đan vạt đơn 2.5.4. Cày phối hợp đan vạt kép Đầu tiên cắm tiêu cách bờ bên phải ¼ chiều rộng vạt ruộng. Bắt đầu cày 1 và 3 trước theo phương pháp xẻ lòng máng. Sau đó cày 2 và 4 theo phương pháp úp sống trâu. Sau khi cày xong mặt ruộng sẽ có rãnh và 1 luống. * Ưu điểm: LHM quanh đầu vạt dễ dàng, không phải quay theo dạng hình nút, do đó khoảng cách chừa đầu vạt giảm xuống, hệ số đường làm việc φ tăng. LHM quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều, LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi cày tương đối bằng phẳng. Hình 1.21 - Sơ đồ chuyển động cày đan vạt kép * Nhược điểm: Khá phức tạp, khó nhớ, đòi hỏi người điều khiển máy phải linh hoạt, tay nghề vững, mặt ruộng sau khi cày xong vẫn còn 1 rãnh, 1 luống. * Ứng dụng: Ở mọi vạt ruộng nhưng thích hợp ở vạt ruộng rộng, chiều dài ngắn.
  20. 12 2.5.5. Cày đan bốn góc nhấc cày. Phạm vi áp dụng: cày các thửa ruộng có hình vuông hay hình dạng không chuẩn có nhiều cạnh, góc. Phương pháp thực hiện: Cày đến các góc nhấc cày và quay máy dưới 1 góc 90 . Phương pháp chuyển động này LHM luôn quay vòng về phía trái làm cho đất 0 lật ra phía bờ có tác dụng giữ nước, phân cho đất. Hình 1.22 - Sơ đồ chuyển động cày đan 4 góc nhấc cày Ưu điểm: Cày sát bờ, sát góc, tránh LHM quay gấp ở các góc, giảm được quãng đường chạy không, máy móc đỡ hao mòn, công nhân đỡ mệt. Nhược điểm: LHM luôn phải quay vòng 1 bên, nếu hình dạng thửa ruộng phức tạp sẽ làm cho LHM chuyển động không được ổn định. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Giới thiệu về máy kéo 2 bánh và các dạng kết nối máy kéo với máy công tác? Câu 2: Trình bày quy tắc an toàn trước khi vận hành máy kéo? Câu 3: Giới thiệu về máy kéo 4 bánh và các dạng kết nối máy kéo với máy công tác? Câu 4: Trình bày thao tác vận hành máy kéo 4 bánh và máy kéo 2 bánh?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2