intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vật liệu, trang thiết bị và phụ kiện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vật liệu, trang thiết bị và phụ kiện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vật liệu hoàn thiện nội thất, biết lựa chọn vật liệu thích hợp cho các thành phần cơ bản của nội thất, đó là trần, tường và sàn; thiết kế hoặc lựa chọn trang thiết bị sử dụng trong nội thất về chức năng sử dụng, hình dáng, mầu sắc, vật liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vật liệu, trang thiết bị và phụ kiện (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHỤ KIỆN NỘI THẤT NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT KIẾN TRÚC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368 ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, tháng 10 năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nhu cầu về vẻ đẹp trong không gian ở và sinh hoạt của con người được hình thành từ rất sớm, khi còn sống trong các hang động, người tiền sử đã biết sử dụng các loại đất, đá mầu vẽ lên vách hang động để làm đẹp nơi ở. Trong ngôi nhà ở, từ những ngôi nhà đơn sơ nhất con người đều chú trọng đến vẻ đẹp bên trong bằng cách lợi dụng sự liên kết về kết cấu của vật liệu làm nhà để tạo nên các dạng trang trang trí hoặc làm đẹp các thành phần này bằng cách chạm trổ thêm các chi tiết trang trí. Ngày nay để công trình có thể đạt được những yêu cầu về chất lượng sử dụng, chất lượng thẩm mỹ…thì các đội ngũ thiết kế, thi công cũng cần phải có kiến thức sâu rộng về vật liệu, trang thiết bị nội thất, trang thiết bị kỹ thuật thì mới có thể đưa công trình trên bản vẽ thành hiện thực. Chương trình này đề cập đến các kiến thức cơ bản sau: - Kiến thức tổng hợp về vật liệu hoàn thiện nội thất, biết lựa chọn vật liệu thích hợp cho các thành phần cơ bản của nội thất, đó là trần, tường và sàn. - Kiến thức về thiết kế hoặc lựa chọn trang thiết bị sử dụng trong nội thất về chức năng sử dụng, hình dáng, mầu sắc, vật liệu... - Kiến thức về các phụ kiện cơ bản trong không gian nội thất để chỉ định lắp đặt đúng vị trí, thích hợp cho cho các không gian nội thất đó và không làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như thẩm mỹ công trình. 3
  4. MỤC LỤC BÀI 1: VẬT LIỆU CHO THÀNH PHẦN BAO CHE……………………………….....…2 A.Vật liệu hữu cơ ………………………………………………………….…………….2 B. Vật liệu hữu cơ …………………………………………………………….…………5 C. Vật liệu kim loại ……………………………………………………………….……..9 D. Vật liệu tổng hợp ……………………………………………………………….…...10 1.1. Vật liệu bề mặt nền, sàn ……….………………………………...…..…………...13 1.1.1. Gạch ……………………………………………………………………...……....14 1.1.2. Gỗ ………………………………………………………………......…....……....19 1.1.3. Chất dẻo ……….. ......………………………………………………....................20 1.1.4. Các loại vật liệu khác …………………………………………………….............20 1.2. Vật liệu phủ bề mặt tường …………………………………………………..…....22 1.2.1. Sơn, vôi ……………………………………………………………………..........22 1.2.2. Gạch, đá, gỗ, gương ………………………………………………………....…...22 1.2.3. Giấy, vải …..………………………………………………………………...…....25 1.2.4. Các loại vật liệu khác ………………………………………………………...…..25 1.3. Vật liệu làm trần …………………………………………………………..……...27 1.3.1. Thạch cao ………………...…………………………………………………...….27 1.3.2. Gỗ …………………………………………………………………………..……32 1.3.3. Gỗ nhựa …………………………………………………………………..……...34 1.3.4. Kính, kính xuyên sáng …………………………………………………..……….35 1.3.5. Nhôm ………………………………………………………………..………...…36 1.3.6. Kim loại ………………………………………………………………..………...37 1.3.7. Các vật liệu khác …………………………………………………………..…….38 BÀI 2: THÀNH PHẦN ĐỒ ĐẠC VÀ TRANG TRÍ SỬ DỤNG TRONG NỘI THẤT..….42 2.1. Đồ đạc sử dụng trong nội thất .……………………………………………….....42 2.1.1. Đồ gỗ ………………………………………………………………………..…...42 2.1.2. Đồ kim loại ………………………………………………………………………46 2.1.3. Đồ mây tre ............................................................................................................ 47 2.1.4. Đồ công nghiệp …………………………………………………………….……47 2.1.5. Một số loại đồ đạc khác …………………………………………….…………...48 2.1.6. Thiết kế tạo dáng ………………………………………………………..……….49 2.2. Các thành phần trang trí ………………....……………………..…………..…...50 2.2.1. Thành phần trang trí mỹ thuật ……………………………………………....…...50 2.2.2. Thành phần trang trí kèm chức năng sử dụng ………………………………..….56 BÀI 3: TRANG THIẾT BỊ VÀ PHỤ KIỆN NỘI THẤT……………………..……..62 3.1. Trang thiết bị…………………………………………………………………..…...62 3.1.1. Thiết bị chiếu sáng…………………………………………………………...…...62 3.1.2. Thiết bị điều khiển không khí……………………………………………..……...64 3.1.3. Thiết bị phòng vệ sinh …………………………………………………….......…68 3.1.4. Các thiết bị khác ………….………………………………………...………...….69 3.1.5. Các phụ kiện nội thất ………………………………………………………..…...70 3.2. Một số hình ảnh công trình thực tế ………………………………………..….....76 BÀI 4: BÀI TẬP LỚN …………………………………..………………………...…..78 4
  5. BÀI 1: VẬT LIỆU CHO THÀNH PHẦN BAO CHE Mục tiêu: - Trình bày được các vật liệu lát sàn - Trình bày được cácvật liệu phủ bề mặt tường - Trình bày được các vật liệu làm trần - Lựa chọn được các vật liệu cho thành phần bao che. Nội thất được hình thành bởi nhiều thành phần khác nhau, đó là vật liệu hoàn thiện, là trang thiết bị, là các phụ kiện kỹ thuật… do vậy cùng với sự phát triển trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nội thất ngày càng đòi hỏi rất cao về các thành phần trên. Từ những không gian nội thất đơn sơ đầu tiên của con người được làm nên bằng các vật liệu tự nhiên như tre nứa, gỗ, gạch đá… cũng đã đòi hỏi những con người tạo ra các không gian nội thất đó không chỉ là những không gian sống đơn thuần mà là các không gian đầy chất trang trí. Có thể chia vật liệu hoàn thiện nội thất thành 4 loại: A. Vật liệu hữu cơ Vật liệu hữu cơ thuộc nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ bị phân hủy trong nhiệt độ cao, trong môi trường ẩm. * Ưu, nhược điểm Ưu điểm - Vật liệu truyền thống tạo cảm xúc thân thuộc. - Dễ gia công với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. - Mầu sắc và chất liệu bề mặt đẹp. - Là vật liệu an toàn sinh học, không gây độc hại. Nhược điểm - Độ bền nhiệt không cao, dễ bị phân hủy trong môi trường ẩm. - Độ cứng không lớn * Một số loại vật liệu hữu cơ sử dụng trong nội thất Những vật liệu tự nhiên như tre, gỗ… có độ bền khác nhau do chất liệu bản thân của nó. Trong hàng trăm loại gỗ có một số có độ cứng lớn như đinh, lim, sến táu… có độ bền cao do tính dẻo dai như gù hương, hoàng đàn, pơmu, dẻ, dổi … 5
  6. Hình 1.2.Gỗ sồi tự nhiên Hình 1.1. Ván gỗ tre Hình 1.3. Gỗ óc chó tự nhiên Hình 1.5. Ván gỗ công nghiệp plywood Hình 1.4. Ván gỗ công nghiệp plywood Hình 1.6. Ván gỗ công nghiệp osb Ngoài ra còn một số loại vật liệu có tính thân thiện, bề mặt có chất liệu đẹp như plywood, melamine, laminate, veneer, acrylic, giấy dán tường… 6
  7. Hình 1.7. Vật liệu sơn Hình 1.8. Tủ bếp gỗ MDF phủ acrylic Hình 1.9. Giấy dán tường B. Vật liệu vô cơ Vật liệu vô cơ được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố kim loại kết hợp với các nguyên tố khác không phải là kim loại hoặc được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố không phải là kim loại liên kết với nhau. Vật liệu vô cơ bao gồm: các loại gạch có độ cứng do tính chất hóa học của xi măng như gạch đúc xi măng, gạch hoa (gạch bông), các loại đá (đá marble, đá granite…) vật liệu 7
  8. công nghiệp chế biến từ chất vô cơ như gạch, ngói, gốm (ceramic), xi măng, kính, granite nhân tạo, thạch cao, tấm xi măng đúc sẵn (cemboard) … * Ưu, nhược điểm vật liệu vô cơ Ưu điểm - Có độ bền và tuổi thọ cao. - Có cường độ chịu nén cao. - Màu sắc, hình thức đa dạng. Nhược điểm - Trọng lượng nặng nên khó khăn trong việc thi công và vận chuyển. - Khó sửa chữa. * Một số loại vật liệu vô cơ sử dụng trong nội thất - Vật liệu gạch hoa (gạch bông): Có mặt trong nội thất nhiều thế kỷ trước, được sử dụng ở nước ta đầu thế kỷ XX cho đến khoảng thập niên 80 thế kỷ XX. Hình 1.10. Gạch xi măng hoa (Gạch bông) Trong những năm gần đây các công trình nhà ở, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn... có đưa loại gạch hoa vào nội thất làm sống lại vẻ đẹp hoài cổ, gợi lại tính truyền thống. - Vật liệu đá Đá marble, đá granite (đá hoa cương) … là gốc vô cơ nên vật liệu này rất bền chắc, bề mặt có độ cứng cao và có nhiều họa tiết tự nhiên đẹp. Từ lâu loài người đã biết khai thác và sử dụng vật liệu này trong xây dựng và nội thất nhưng cũng như nhiều loại vật liệu khác nguồn khai thác trong tự nhiên cũng ít dần nên trong nhiều thập kỷ gần đây loại vật liệu này cũng được chế biến công nghiệp. Với công nghệ hiện đại các sản phẩm được sản xuất công nghiệp nhưng vẫn có chất lượng cao về độ bền, độ đồng đều và có thể đáp ứng những yêu cầu tẩm mỹ khác nhau. 8
  9. Hình 1.11. Vật liệu đá tự nhiên và đá nhân tạo - Vật liệu nung Vật liệu nung lâu đời nhất là từ đất sét nung con người đã cho ra các sản phẩm rất hữu ích và tiện dụng như gạch xây, gạch lát, gạch trang trí, ngói… Các sản phẩm này cho đến nay vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại bởi tính truyền thống của nó, bởi chất liệu và mầu sắc và giá thành của nó. Tuy nhiên quy trình sản xuất được nâng cao để sản phẩm có chất lượng tốt hơn về độ bền, sự đa dạng mẫu mã, kích thước và tỉ lệ sản phẩm hư hỏng do nung thủ công ít hơn. Vật liệu nung như granite nhân tạo ra đời khoảng 20 năm nay nhưng cũng đã chiếm lĩnh thị trường rất lớn bởi những đặc tính vượt trội như cường độ chịu lực cao, mầu sắc, chất liệu bề mặt phong phú, sản phầm có kích thước lớn. Cùng với dòng sản phẩm đất sét nung, dòng sản phẩm đất sét hoặc đất cao lanh (đất sét trắng) nung có phủ men (gạch ceramic) cũng xuất hiện ngày càng nhiều và dần chiếm ưu thế trong hệ thống vật liệu xây dựng và hoàn thiện nội thất. Đất sét hoặc đất cao lanh có một số ưu điểm sau: + Có thể sản xuất mỏng (độ dày từ 5mm đến 10mm. Gạch lát truyền thống dày từ 30mm đến 50mm) + Kích thước có thể lớn (kích thước phổ biến có thể 300mm đến 800mm) 9
  10. + Hình thức bề mặt do phủ men nên màu và hoạ tiết trang trí rất phong phú + Kích thước sản phẩm đồng đều về kích thước, sai số nhỏ, ít cong vênh, ít khuyết tật, độ hút nước thấp, độ cứng bề mặt cao… + Sản xuất công nghiệp nên giá thành thấp. Hình 1.12. Vật liệu gạch nung - Vật liệu tấm Các tấm vật liệu này hiện nay là vật liệu không thể thiếu trong hoàn thiện nội thất. Với kích thước khá lớn (thường từ 1,22m x 2,44m) trọng lượng nhỏ, mỏng (từ 6mm đến 12mm) vật liệu này thích hợp cho các vách ngăn không gian, trần, ốp tường. Những sản phẩm phổ biến hiện nay là tấm thạch cao, tấm xi măng đúc sẵn (cemboard). Những vật liệu này có cường độ thấp và chống ồn không tốt nên chủ yếu sử dụng trong nhà. Hình 1.113. Vật liệu tấm ốp đúc sẵn 10
  11. Vật liệu gỗ conwood (tên đầy đủ là concretewood) hay còn được gọi là tấm xi măng giả gỗ là loại gỗ nhân tạo có bề mặt tương tự gỗ nhưng thực chất bên trong được làm từ xi măng với tỉ lệ xi măng porland (tỷ lệ 80%) và sợi xenlulo (tỷ lệ 20%), là một trong những vật liệu xanh tốt hiện nay được sử dụng rộng rãi cho cả nội và ngoại thất như cầu thang bằng gỗ, sàn ngoài trời, ốp tường và trần, làm diềm mái, giàn hoa, sàn ở hồ bơi, hàng rào... Gỗ nhân tạo conwood có một số ưu điểm sau: + Giá thành hợp lý, rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên + Kết cấu xi măng cứng chắc nên bền bỉ theo thời gian. + Là vật liệu xanh thân thiện với môi trường. + Khả năng chịu nước, chống thấm, chống ẩm hiệu quả. + Không cong vênh biến dạng, chống mối mọt ăn mòn tốt. + Được làm từ xi măng nên có khả năng cách nhiệt, chống cháy và cách âm tốt. + Thi công đơn giản: dễ sơn, trám trét, dán keo. + Màu sắc đa dạng với nhiều kiểu dáng phù hợp với mọi phong cách kiến trúc. Hình 1.14. Vật liệu gỗ conwood (xi măng giả gỗ) C. Vật liệu kim loại Vật liệu kim loại được sử dụng nhiều trong xây dựng cơ bản cũng như trong nội thất. Phổ biến là thép, inox, nhôm, gang… tiền chế sử dụng trong các hệ kết cấu trần, tường, sàn… Phần lớn hệ thống kết cấu này được che kín bởi các vật liệu phủ bề mặt tuy nhiên cũng có những công trình không cần lớp phủ nhưng cũng tạo được hiệu quả thẩm mỹ. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng vật liệu kim loại trong nội thất không được cao, chủ yếu dùng trong cấu kiện đồ nội thất, một phần là chi tiết điểm nhấn. Vật liệu kim loại cũng được phủ lên bề mặt vật liệu chất dẻo khác nhưng tổ hợp vật liệu này không được xem là vật liệu kim loại. * Ưu, nhược điểm 11
  12. Ưu điểm - Vật liệu có cường độ chịu lực cao, bền vững, ít bị phá hủy trong môi trường bình thường. - Bề mặt có độ cứng cao thích hợp những vị trí nhiều tiếp xúc va chạm. - Bề mặt có tính ánh kim nên cũng dễ gây ấn tượng hào nhoáng, hiện đại… Nhược điểm - Thiếu cảm xúc (ngoại trừ có chú ý đến xử lý mỹ thuật bề mặt). - Có trọng lượng lớn. - Hạn chế kết hợp được với các vật liệu khác. Hình 1.15. Ứng dụng vật liệu kim loại trong trang trí nội thất D. Vật liệu tổng hợp Vật liệu tổng hợp bao gồm một số loại như: bột bả, polime, polime phủ kim loại, composite, epoxy… 12
  13. Hình 1.16. Ứng dụng vật liệu composite Hình 1.17. Ứng dụng vật liệu sơn epoxy Hình 1.18. Ứng dụng vật liệu bột bả Rất nhiều sản phẩm, vật liệu, phụ kiện nội thất thất có nguồn gốc từ chất dẻo và đang rất được ưa chuộng. Có thể điểm qua một số sản phẩm vật liệu chính. Sơn Epoxy là loại sơn chế tạo từ chất dẻo tổng hợp đông cứng hóa học bởi phụ gia đi kèm, chủ yếu được sử dụng trong các công trình công nghiệp vì thi công nhanh, tạo được các sàn kín, chống thấm tốt, giá thành thấp nhưng thường chỉ là mầu đơn sắc. Trong những năm gần đây người ta đã cũng đã tạo được chất liệu cho loại sơn này nên nội thất các công trình dân dụng bước đầu có sử dụng. * Các loại vật liệu tổng hợp - Gỗ nhựa Gỗ nhựa được chế tạo từ bột gỗ, bột khoáng chất, phụ gia và chất dẻo. Hỗn hợp này được ép qua nhiệt để tạo hình các vật liệu trong xây dựng, trong nội ngoại thất, có nhiều mẫu mã để lựa chọn cho các vị trí khác nhau. Ưu điểm - Có mầu sắc, chất liệu bề mặt gần giống với gỗ tự nhiên. - Có độ bền cao trong môi trường nóng, ẩm. 13
  14. - Có giá thành hợp lý. - Kích thước lớn để sử dụng thay thế gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Nhược điểm - Do chỉ mang tính tạo hình bên ngoài thực chất là rỗng bên trong do vậy liên kết các thành phần với nhau yếu, lỏng lẻo, dễ bị hư hỏng do các chi tiết liên kết kim loại mỏng manh. - Kích thước sản phẩm hạn chế chủng loại nên trong nhiều công trình tỉ lệ vật liệu thải khá cao và chất thải này tồn tại rất lâu trong thiên nhiên. Hình 1.19. Gỗ nhựa trong nội thất Hình 1.20. Ứng dụng gỗ nhựa cho trang trí cảnh quan sân vườn - Tấm composite phủ kim loại (aluminium) Thực chất là các tấm composite có độ dày từ 4mm - 6mm phủ bề mặt bằng nhôm mỏng. Vật liệu này có trọng lượng nhẹ, không bị ăn mòn, chế tạo dễ dàng, ít bị ảnh hưởng của thời tiết và vật liệu thải có thể tái chế. Sản phẩm này thích hợp trong các công trình công cộng, thương mại. Sản phẩm này mang tính công nghiệp nên không thích hợp trong các công trình có tính thẩm mỹ cao hoặc cần sự yên tĩnh như nhà ở, khu nghỉ ngơi… 14
  15. Hình 1.21. Ứng dụng tấm composite phủ kim loại Ưu điểm: - Kết cấu mỏng nhẹ, độ bền cao. - Có khả năng cách nhiệt và chịu nhiệt rất tốt. - Khả năng chống thấm tường, chống ăn mòn cao. - Dễ tạo hình bằng phương pháp uốn cong, xẻ rãnh mà không gây bong tróc, trầy xước. - Màu sắc phong phú, đa dạng, bề mặt bằng phẳng, sáng bóng, dễ dàng trong việc lau chùi. Nhược điểm: - Khó tái chế, tái sử dụng khi hư hỏng hoặc là phế phẩm trong quá trình sản xuất. - Giá thành nguyên liệu thô tương đối cao, phương pháp gia công tốn thời gian. - Phức tạp trong phân tích cơ, lý, hóa tính của mẫu vật. 1.1. Vật liệu bề mặt nền, sàn 15
  16. Hình 1.22. Sàn nhà Trong công trình kiến trúc, ngoài sự chịu lực chung về mặt kết cấu của công trình thì trong quá trình sử dụng bề mặt sàn chịu tác động nhiều nhất do các hoạt động trên bề mặt. Sàn là giới hạn dưới của một không gian nội thất, là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của con người, là nơi đặt các đồ đạc. Bề mặt sàn trực tiếp chịu các tác động va chạm rất lớn, lại thường xuyên được lau rửa nên phải chịu mài mòn, chịu nước... do đó sàn thường được làm bằng vật liệu bền vững, bằng phẳng và mầu sắc dịu, trung tính để đúng với tinh thần của nó : đó là “Nền” (background) nhiệm vụ chính của nó là tôn vẻ đẹp cho các thành phần khác. 1.1.1. Gạch 1.1.1.1. Gạch đất sét nung - Gạch lá nem là một loại gạch làm từ đất nung ở nhiệt độ cao giống gạch đất nung truyền thống. Dùng để lát sàn, lát sân vườn, lát sân đình chùa, chòi vỉa hè, quảng trường, đường đi, thềm cầu thang… + Có ưu điểm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. + Khả năng hút ẩm tốt, thẩm mỹ truyền thống cao. + Gạch dễ bị bám rêu và bạc màu theo thời gian. + Khả năng chịu lực thấp, dễ vỡ khi có trọng tải quá lớn đè lên. + Có giá thành rẻ, là sản phẩm lát sàn truyền thống của người Việt Nam. 16
  17. Hình 1.23. Gạch lá nem - Gạch ceramic hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết công trình kiến trúc. Màu sắc, hoa văn phong phú, bề mặt bóng đẹp, chịu mài mòn nhưng dễ bị đọng nước bề mặt trong khí hậu ẩm. Gạch ceramic có độ giãn nở, do đó nên dùng đến các chi tiết ke lát gạch chất dẻo để tạo nên khe hở co dãn. + Sản phẩm được sản xuất với nhiều kích cỡ (200x200mm; 300x300mm; 400x400mm; 500x500mm...) cho nhiều mục đích sử dụng (loại trơn lát sàn, loại sần lát sân, loại chống trơn lát khu vệ sinh...) và giá thành khác nhau, do đó cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn sao cho phù hợp với công năng từng không gian trong công trình. Ngoài ra trong nhóm này còn có loại đá nhân tạo (đá ép) được sử dụng thay đá tự nhiên nhưng rẻ hơn. + Các công trình công cộng lượng người sử dụng rất lớn như công sở, trung tâm thương mại, các loại nhà ga… nên hạn chế sử dụng gạch ceramic có in hoa văn vì lớp men phủ bề mặt tuy độ cứng, độ mài mòn đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng lớp men mầu in hoa văn rất mỏng, trong quá trình sử dụng những vị trí dòng người di chuyển nhiều sẽ dẫn đến bị mài mòn mầu men bề mặt, nhất là lớp men in các hình trang trí dẫn đến bị mài mòn nên về mặt hình thức sàn công trình xuống cấp nhanh. 17
  18. Hình 1.24. Ốp lát bằng vật liệu gạch Hình 1.25. Lát khít mạch và lát có khe hở bằng ke chữ thập nhựa - Gạch granite: là dòng gạch có chất liệu đồng nhất từ xương gạch tới bề mặt gạch với thành phần chủ yếu là bột đá (chiếm 70%), 30% tràng thạch và chất phụ gia. Gạch được nung ở nhiệt độ cao trên 1200 độ C cho thành phẩm có độ cứng cao, khả năng chịu lực lớn và vô cùng bền màu, độ nhẵn trên bề mặt gạch đạt được do mài bóng.. Kích thước của gạch cũng đa dạng, từ 300x600, 600x600 đến 800x800… Hình 1.26. Vật liệu gạch granite 1.1.1.2. Gạch không nung 18
  19. - Gạch bông: đúc bằng xi măng cát, bề mặt phủ màu hoặc hoa văn, ít trơn, màu sắc hoa văn phong phú, hút ẩm tốt, kích thước nhỏ (200mm x 200mm), bề mặt xỉn, ráp khó làm vệ sinh, khó lát đều mạch. Hiện nay được sử dụng ở công trình nhà ở, nhà hàng, khách sạn... có thể sử dụng kết hợp với các vật liệu khác. Hình 1.27. Sàn nhà sử dụng gạch bông - Gạch terrazzo là dòng gạch không nung, sử dụng cốt liệu với các thành phần như xi măng, bột đá, cát, bột màu, phế thải công nghiệp. Gạch được sản xuất bằng cách ép thủy, gạch sau khi ép, sẽ được mài, đánh bóng và có thể được vát cạnh. Gạch terrazzo được dùng cho các công trình vỉa hè đường, lát sân nhà, sân để xe hơi, lát công viên, sân trường học, sân nhà thờ, đền chùa, resort, khu đô thị, khu dân cư, nơi sinh hoạt công cộng, bể bơi, khu chung cư, …Gạch terrazzo được phân ra thành 2 loại: mài và không mài. Trong đó loại không mài có bề mặt nhám hơn, thích hợp sử dụng cho các công trình yêu cầu có độ ma sát cao, là những khu vực ngoại thất, bị tác động bởi nước mưa để tránh trơn trượt. Còn loại đã mài có bề mặt trơn bóng hơn, thích hợp sử dụng cho không gian nội thất. 19
  20. Hình 1.28. Gạch terrazo không mài Hình 1.29. Gạch terrazo mài 1.1.1.3. Gạch, đá tự nhiên - Sàn lát gạch, đá tự nhiên: là vật liệu lát sàn thông dụng nhất được gia công chế tạo bằng vật liệu thiên nhiên hoặc nhân tạo theo kích thước định hình sẵn, có độ cứng, chịu mài mòn tốt. Mỗi loại có tính năng, phạm vi ứng dụng khác nhau: + Granitô (đá mài): được làm bằng đá hạt nhỏ trộn xi măng pha màu, đánh bóng. Chịu mài mòn tốt, hoa văn màu sắc theo ý đồ thiết kế. Thi công tại chỗ, rất hiệu quả khi sử dụng cho các không gian nhiều góc cạnh hoặc tường uốn lượn. Cũng thường được sử dụng cho cầu thang, nhất là cầu thang tròn. Giá thành vừa phải, khi cũ có thể đánh bóng lại. Sàn (gạch) Granitô còn được sản xuất tại nhà máy thành từng viên, được lát như gạch đá hoặc đúc bậc cầu thang khổ lớn tuỳ yêu cầu sử dụng. Ngoài ra còn có loại gạch granitô có cốt thép chịu lực để lát gara ôtô và gạch granitô được ghép bằng nhiều viên đá nhỏ khác nhau rồi đánh bóng, thường dùng để lát sân nhiều hơn dùng trong nhà. Hình 1.30. Cầu thang granito (đá mài) + Đá Granite (đá hoa cương), đá marble...: là các loại đá thiên nhiên được cắt xẻ, đánh bóng; Có vân tự nhiên đẹp tuy màu sắc không phong phú, khi bị xước có thể đánh bóng lại; Chịu mài mòn tuỳ thuộc độ cứng từng loại đá; Là vật liệu đắt tiền, thường được sử 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0