intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vệ sinh công nghiệp (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản nhất về Vệ sinh công nghiệp trong thực tiễn sản xuất cũng như cuộc sống. Cụ thể bao gồm các bài sau: Điều kiện lao động; Yếu tố tiếng ồn trong lao động; Yếu tố rung động trong lao động; Yếu tố thông gió trong lao động; Yếu tố chiếu sáng trong lao động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vệ sinh công nghiệp (Nghề: Bảo hộ lao động - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2019)

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : VỆ SINH CÔNG NGHIỆP NGHỀ : BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 659/QĐ-CĐDK ngày 10 tháng 06 năm 2019 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2019 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh trong Trung tâm Đào tạo An toàn môi trường, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước biên soạn nên giáo trình “Vệ sinh công nghiệp”. Giáo trình được dùng cho các giáo viên trong Trung tâm làm tài liệu chính thức giảng dạy cho học sinh nghề Bảo hộ lao động. Nội dung giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản nhất về Vệ sinh công nghiệp trong thực tiễn sản xuất cũng như cuộc sống. Cụ thể bao gồm các bài sau: • Bài 1: Điều kiện lao động. • Bài 2: Yếu tố tiếng ồn trong lao động. • Bài 3: Yếu tố rung động trong lao động. • Bài 4 : Yếu tố thông gió trong lao động. • Bài 5: Yếu tố chiếu sáng trong lao động. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn và người đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Phạm Lê Ngọc Tú 2. Th.S Nguyễn Ngọc Linh 3. Trần Thị Liễn
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................................. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................................... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... 9 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ...................................................... 10 1. Tên mô đun. .................................................................................................................... 10 2. Mã mô đun...................................................................................................................... 10 3. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................................ 10 4. Mục tiêu mô đun............................................................................................................. 10 5. Nội dung môn học .......................................................................................................... 10 5.1. Chương trình khung ................................................................................................. 10 5.2. Chương trình chi tiết ................................................................................................ 12 6. Điều kiện thực hiện môn học: ........................................................................................ 12 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành ............................................................................. 13 6.2. Trang thiết bị dạy học .............................................................................................. 13 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, trang thiết bị bảo hộ cá nhân. 13 6.4. Các điều kiện khác ................................................................................................... 13 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: .............................................................................. 13 7.1. Nội dung: ................................................................................................................. 13 7.2. Phương pháp: ........................................................................................................... 13 8 Hướng dẫn thực hiện môn học ....................................................................................... 14 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng ..................................................................................... 14 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học ............................................................... 14 9 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 15 BÀI 1: ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ............................................................................................ 16 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. ............................................. 17 1.2. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG .................................... 18 1.2.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa ........... 18 1.2.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi ..................................................... 18 Trang 4
  5. 1.2.3. Các yếu tố môi trường lao động ........................................................................... 18 1.2.4. Các yếu tố nguy hiểm trong lao động .................................................................. 22 1.3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIÁM SÁT ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. .......................................... 23 1.4. CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. ..................................................................... 24 1.4.1. Phương pháp khoa học kỹ thuật ........................................................................... 24 1.4.2. Phương pháp xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật ... 30 1.4.3. Phương pháp giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền về ATVSLĐ .......................... 30 BÀI 2: YẾU TỐ TIẾNG ỒN TRONG LAO ĐỘNG ............................................................... 32 2.1. KHÁI NIỆM VỀ TIẾNG ỒN. .................................................................................... 33 2.2. TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI ........................ 33 2.3. CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC. ........................ 34 2.3.1 Biện pháp giảm tiếng ồn tại nguồn ...................................................................... 34 2.3.2 Biện pháp giảm tiếng ồn trên đường lan truyền ................................................... 35 2.3.3 Biện pháp giảm ồn bằng phương tiện bảo vệ cá nhân ......................................... 35 2.3.4 Biện pháp giảm tiếng ồn bằng tổ chức lao động khoa học .................................. 36 BÀI 3: YẾU TỐ RUNG ĐỘNG TRONG LAO ĐỘNG .......................................................... 38 3.1. KHÁI NIỆM VỀ RUNG ĐỘNG. ............................................................................... 39 3.2. TÁC HẠI CỦA RUNG ĐỘNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI. .................. 39 3.3. CÁC BIỆN PHÁP LÀM GIẢM RUNG ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC. ................... 40 BÀI 4: YẾU TỐ THÔNG GIÓ TRONG LAO ĐỘNG ............................................................ 43 4.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẶC TÍNH NHIỆT KHÍ HẬU. ............................ 44 4.2. TỔ CHỨC THÔNG GIÓ. CÁC SƠ ĐỒ THÔNG GIÓ CƠ BẢN ............................. 48 4.2.1. Sơ đồ thông gió chung ......................................................................................... 48 ............................................................................................................................................ 49 4.2.2. Sơ đồ thông gió khống chế ................................................................................... 49 4.2.3. Thông gió tại chỗ (thông gió cục bộ) ................................................................... 50 4.2.4. Thông gió phối hợp .............................................................................................. 50 4.2.5. Thông gió sự cố .................................................................................................... 50 4.3. CÁC QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ. ....................................................... 50 4.4. ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ .......................................................................................... 52 Trang 5
  6. 4.5. THÔNG GIÓ CÔNG NGHIỆP .................................................................................. 52 4.5.1. Phương pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên ........................................................ 52 4.5.2. Biện pháp thông gió công nghiệp sử dụng quạt hút ............................................. 53 4.5.3. Biện pháp thông gió công nghiệp bằng quạt đẩy khí ........................................... 54 4.5.4. Biện pháp thông gió công nghiệp bằng quạt thông gió mái................................. 54 4.5.5. Biện pháp thông gió công nghiệp bằng tấm Cooling Pad .................................... 55 4.5.6. Biện pháp thông gió công nghiệp bằng kênh dẫn gió .......................................... 56 4.5.7. Biện pháp thông gió công nghiệp kết hợp............................................................ 57 BÀI 5: YẾU TỐ CHIẾU SÁNG TRONG LAO ĐỘNG .......................................................... 59 5.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÁNH SÁNG VÀ KỸ THUẬT ÁNH SÁNG. ................. 60 5.2. TÁC ĐỘNG CỦA ÁNH SÁNG, MÀU SẮC ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỊ GIÁC CỦA CON NGƯỜI. ....................................................................................................................... 63 5.3. NGUỒN SÁNG, THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG SỬ DỤNG TRONG KỸ THUẬT CHIẾU SÁNG. ...................................................................................................................... 63 5.3.1. Chiếu sáng tự nhiên .............................................................................................. 63 5.3.2. Chiếu sáng nhân tạo ............................................................................................. 66 5.4. PHƯƠNG PHÁP, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TẠO MÔI TRƯỜNG ÁNH SÁNG TIỆN NGHI TRONG LAO ĐỘNG. ..................................................................................... 90 Trang 6
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động ĐGRR : Đánh giá rủi ro PPE : Personal Protective Equipment – Phương tiện bảo vệ cá nhân. Trang 7
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Bịt tai chống ồn và bảo vệ cổ tay giảm rung chấn ................................................... 41 Hình 3.2: Cầm chắc chắn dụng cụ có động cơ để giảm rung ................................................... 41 Hình 4.1: Thông gió gian phòng ............................................................................................... 49 Hình 4.2: Thông gió tại chỗ ...................................................................................................... 50 Hình 4.3: Thông gió trong các phòng ở.................................................................................... 51 Hình 4.10: Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió.............................................................. 56 Hình 5.1: Dải ánh sáng nhìn thấy được .................................................................................... 60 Hình 5.2: Quang thông ............................................................................................................. 60 Hình 5.3: Cường độ sáng .......................................................................................................... 61 Hình 5.4: Độ rọi ........................................................................................................................ 61 Hình 5.5: Độ chói ..................................................................................................................... 62 Hình 5.8: Đèn dây tóc ............................................................................................................... 67 Hình 5.9: Đèn huỳnh quang ...................................................................................................... 67 Trang 8
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Truyền nhiệt do đối lưu ............................................................................................ 47 Trang 9
  10. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 1. Tên mô đun: Vệ sinh công nghiệp 2. Mã mô đun: ATMT19MĐ11 3. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Đây là mô đun chuyên ngành, được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung. - Tính chất: Mô đun trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc. 4. Mục tiêu mô đun - Về kiến thức: A1: Trình bày được các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động. A2: Trình bày được các yếu tố nguy hiểm, có hại tác động đến quá trình lao động và nêu cách kiểm soát các yếu tố có tác động đến sức khỏe người lao động tại nơi làm việc. A3: Trình bày được khái niệm và các tác hại của tiếng ồn. A4:Trình bày được các biện pháp kỹ thuật làm giảm tác hại của tiếng ồn. A5: Trình bày được các tác động của yếu tố thông gió trong công việc. A6: Trình bày được các biện pháp kỹ thuật thông gió tại nơi làm việc. A7: Trình bày được vai trò, ý nghĩa của kỹ thuật chiếu sáng tại nơi làm việc. - Về kỹ năng: B1: Đề xuất được các biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng tiếng ồn, rung động, thông gió, chiếu sáng tại nơi làm việc. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1: Đảm bảo điều kiện vệ an toàn sinh lao động tại nơi làm việc. 5. Nội dung môn học 5.1. Chương trình khung Số tín Thời gian học tập (giờ) Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun chỉ Trong đó Tổng Trang 10
  11. số Thực hành/ Kiểm tra thực tập/ Lý thí nghiệm/ thuyết bài tập/ LT TH thảo luận I Các môn học chung 11 210 112 87 8 3 MHCB19MH01 Giáo dục chính trị 2 30 28 0 2 0 MHCB19MH03 Pháp luật 1 15 14 0 1 0 MHCB19MH05 Giáo dục thể chất 1 30 0 29 0 1 MHCB19MH07 Giáo dục quốc phòng và An 2 14 29 ninh 45 1 1 MHCB19MH09 Tin học 2 30 28 0 2 0 TA19MH01 Tiếng Anh 3 60 28 29 2 1 Các môn học, mô đun II 79 1680 644 956 46 34 chuyên môn ngành, nghề ATMT19MH07 Tâm lý học lao động 3 45 22 20 3 0 ATMT19MĐ08 Pháp luật BHLĐ 3 60 28 29 2 1 ATMT19MĐ09 Ecgonomic 2 45 14 28 1 2 ATMT19MĐ10 Sơ cấp cứu 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ11 Vệ sinh công nghiệp 4 75 42 29 3 1 ATMT19MĐ12 Phương tiện bảo vệ cá nhân 3 60 28 29 2 1 ATMT19MH13 Tín hiệu, biển báo an toàn 3 45 42 0 3 0 ATMT19MĐ14 Kỹ thuật an toàn điện 4 90 28 58 2 2 An toàn phòng chống cháy ATMT19MĐ15 6 42 87 nổ 135 3 3 ATMT19MĐ16 Kỹ thuật an toàn cơ khí 6 120 56 58 4 2 ATMT19MH17 An toàn hóa chất 2 45 14 29 1 1 ATMT19MĐ18 An toàn xây dựng 4 90 28 58 2 2 ATMT19MĐ19 An toàn thiết bị áp lực 3 60 28 29 2 1 Trang 11
  12. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số tín Thực hành/ Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun Tổng Kiểm tra chỉ thực tập/ số Lý thí nghiệm/ thuyết bài tập/ LT TH thảo luận ATMT19MĐ20 An toàn thiết bị nâng 6 120 56 58 4 2 ATMT19MĐ21 An toàn hàng hải 6 120 56 58 4 2 ATMT19MĐ22 Đánh giá rủi ro 4 90 28 58 2 2 An toàn làm việc không gian ATMT19MĐ23 4 28 58 hạn chế 90 2 2 Ứng phó khẩn cấp và sơ tán ATMT19MĐ24 4 28 58 thoát hiểm 90 2 2 ATMT19MĐ25 Điều tra tai nạn 3 60 28 29 2 1 ATMT19MĐ26 Khóa luận tốt nghiệp 5 150 0 145 0 5 Tổng cộng 90 1890 756 1043 54 37 5.2. Chương trình chi tiết Thời gian (giờ) Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành, tra Stt Tên các bài trong mô đun thí nghiệm, thảo luận, bài tập 1. Điều kiện lao động 15 9 6 0 2. Yếu tố tiếng ồn trong lao động 15 9 5 1 3. Yếu tố rung động trong lao động 15 8 6 1 Trang 12
  13. 4. Yếu tố thông gió trong lao động 15 8 6 1 5. Yếu tố chiếu sáng trong lao động 15 8 6 1 Cộng 75 42 29 4 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, trang thiết bị bảo hộ cá nhân. 6.4. Các điều kiện khác 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1 Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng dầu khí như sau: Trang 13
  14. Điểm đánh giá Trọng số Điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1) 40% Điểm kiểm tra định kỳ (hệ số 2) Điểm thi kết thúc môn 60% 7.2.2 Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Trắc nghiệm Trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, 1 Sau 15 giờ. trên giấy A5, A6, A7 Định kỳ Trắc nghiệm Trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, 1 Sau 32 giờ trên giấy A5, A6, A7, B1, và sau 45 C1 giờ Kết thúc môn Trắc nghiệm trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 45 giờ học Máy tính A6, A7, B1, C1 7.2.3 Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng dầu khí 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1 Đối với người dạy Trang 14
  15. * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2 Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn An Lương. (2006). Bảo hộ Lao động. NXB lao động. [2]. GS Trần Ngọc Chấn. (1998). Kỹ thuật thông gió. NXB xây dựng Hà Nội. [3]. GS Trần Ngọc Chấn. (2001). Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. [4]. Vũ Hùng Cường. (2011). Giáo trình kỹ thuật chiếu sáng. Trường đại học khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 15
  16. BÀI 1: ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ❖ Giới thiệu bài 1 Bài học giúp người học hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động từ đó lựa chọn các phương pháp đánh giá điều kiện lao động hiệu quả. ❖ Mục tiêu của bài này là: − Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động. − Trình bày được các phương pháp đánh giá điều kiện lao động. − Thực hành đánh giá điều kiện lao động. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Bài 1: Điều kiện lao động Trang 16
  17. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: không có ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. Lao động là việc thực hiện công việc nhất định của người lao động theo thoả thuận với người sử dụng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người, nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động (Luật ATVSLĐ 2015). Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động (Luật ATVSLĐ 2015). An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động (Luật ATVSLĐ 2015). Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động (Luật ATVSLĐ 2015). Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi trường lao động rất khác nhau, và do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động ... nên những tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều. Bài 1: Điều kiện lao động Trang 17
  18. 1.2. NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG 1.2.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: công việc phải làm, máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, điều kiện ATVSLĐ, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động. Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với cấp trên, bảo hiểm xã hội, tiền lương, phụ cấp, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc... Tính chất của quá trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ công, cơ giới, tự động... Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động... 1.2.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi Yếu tố tâm - sinh lý: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan... Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động… Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động. 1.2.3. Các yếu tố môi trường lao động Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại… a. Vi khí hậu Bài 1: Điều kiện lao động Trang 18
  19. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. − Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... − Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. − Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. b. Tiếng ồn và rung sóc Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra. Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động. c. Bức xạ và phóng xạ Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong. Bài 1: Điều kiện lao động Trang 19
  20. d. Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc. Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá). e. Bụi Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh: − Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật. − Bụi nhân tạo: nhựa, cao su... − Bụi kim loại: sắt, đồng ... − Bụi vô cơ: silic, amiăng ... − Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng. − Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng: − Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp. − Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch... − Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn. − Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng: − Tổn thương cơ quan hô hấp: xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi. Bài 1: Điều kiện lao động Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2