intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được mối liên quan giữa môi trường - sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật; Trình bày được tiêu chuẩn về vệ sinh trường học, bệnh viện, nhà trẻ; Trình bày được tiêu chuẩn vệ sinh nguồn nước, các biện pháp xử lý nguồn nước không hợp vệ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VỆ SINH PHÒNG BỆNH NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳnTrung Cấp nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 30 giờ, (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 5 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) Môn Vệ sinh phòng bệnh giảng dạy cho học sinh với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm nguồn nước, cách phòng bệnh thông thường. - Xác định các vấn đề sức khỏe của cộng đồng và cách giải quyết Do đối tượng giảng dạy là Học sinh trung cấp nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những vấn đề thường gặp ở cộng đồng, tương ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Đại cƣơng về môi trƣờng và sức khỏe Bài 2. Nƣớc và đời sống Bài 3. Tiêu chuẩn của nguồn nƣớc hợp vệ sinh Bài 4. Các nguồn nƣớc trong tự nhiên Bài 5. Phƣơng pháp khai thác các nguồn nƣớc Bài 6. Xử lý nƣớc Bài 7. Phòng bệnh theo mùa, bao vây dập tắt dịch Bài 8. Thu gom và xử lý phân Bài 9. Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh Bài 10. Vệ sinh trƣờng học Bài 11. Vệ sinh nhà trẻ Bài 12. Phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Bài 13. Vệ sinh cá nhân Bài 14. Vệ sinh bệnh viện và trạm y tế hộ sinh xã Bài 15. Xử lý rác
  4. Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Vệ sinh hòng bệnh có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác sĩ về lĩnh vực này như: Vệ sinh phòng bệnh, Bài giảng Sức khỏe môi trường. Các kiến thức liên quan đến phòng bệnh chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Nguyễn Văn Dũng 2. Thành viên: Vì Minh Phương 3.Thành viên: Hà Thị Mai Phương
  5. MỤC LỤC BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE ..................................... 1 BÀI 2: NƢỚC VÀ ĐỜI SỐNG ................................................................................... 13 BÀI 3: TIÊU CHUẨN CỦA NGUỒN NƢỚC HỢP VỆ SINH ............................... 19 BÀI 4: CÁC NGUỒN NƢỚC TỰ NHIÊN ................................................................ 27 BÀI 5: CÁC NGUỒN NƢỚC TỰ NHIÊN ................................................................ 34 BÀI 6: XỬ LÝ NƢỚC ................................................................................................. 40 BÀI 7: PHÒNG BỆNH THEO MÙA - PHÒNG DỊCH BAO VÂY DẬP TẮT MỘT VỤ DỊCH TẠI CỘNG ĐỒNG ......................................................................... 47 BÀI 8: THU GOM VÀ XỬ LÝ PHÂN ...................................................................... 55 BÀI 9: TIÊU DIỆT CÔN TRÙNG TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH ................... 63 BÀI 10: VỆ SINH TRƢỜNG HỌC ........................................................................... 70 BÀI 11: VỆ SINH NHÀ TRẺ ..................................................................................... 79 BÀI 12: VỆ SINH LAO ĐỘNG – BỆNH NGHỀ NGHIỆP ..................................... 85 BÀI 13: VỆ SINH CÁ NHÂN ..................................................................................... 93 BÀI 14: VỆ SINH BỆNH VIỆN - TRẠM Y TẾ VÀ HỘ SINH XÃ ..................... 100 BÀI 15: XỬ LÝ RÁC ................................................................................................ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 115
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Vệ sinh phòng bệnh 2. Mã môn học: 210128 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ, (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 5 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Y sỹ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vệ sinh nước, vệ sinh bệnh viện, vệ sinh trường học, vệ sinh nhà trẻ. Nhằm nâng cao kiến thức phòng bệnh nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời môn học còn giới thiệu về các côn trùng trung gian truyền bệnh và các cách tiêu diệt các loại côn trùng trung gian truyền bệnh nhằm cắt đứt vector truyền bệnh từ đó hạn chế được bệnh do các côn trùng trung gian truyền bệnh. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Vệ sinh phòng bệnh là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đông, các cách phòng bệnh, tiêu diệt mầm bệnh tại cộng đồng. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành Nghề. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được mối liên quan giữa môi trường - sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ, dự phòng bệnh tật A2. Trình bày được tiêu chuẩn về vệ sinh trường học, bệnh viện, nhà trẻ A3. Trình bày được tiêu chuẩn vệ sinh nguồn nước, các biện pháp xử lý nguồn nước không hợp vệ sinh A4. Trình bày được các biện pháp thu gom xủ lý phân từ đó hạn chế được nơi sinh sản của các côn trùng trung gian 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được các biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sống, để phòng tai nạn và phòng chống dịch
  7. B2. Vận dụng kiến thức đã học vào phòng chống bệnh 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương 5. Nội dung của môn học 5.1. Chƣơng trình khung THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ) Trong đó Mã Số tín Thực môn TÊN MÔN HỌC Tổng chỉ hành/thực Thi/ học số Lý tập/ thí Kiểm thuyết nghiệm/bài tra tập/thảo luận I Các môn học chung 12 210 98 96 16 200101 Chính trị 2 30 22 6 2 200102 Ngoại ngữ 3 60 30 25 5 200103 Tin học 2 30 13 15 2 200104 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3 200105 Giáo dục QP- An ninh 3 45 19 23 3 200106 Pháp luật 1 15 11 3 1 Các môn học chuyên II môn II.1 Môn học cơ sở 13 240 150 90 200107 Giải phẫu – Sinh lý 5 90 60 30 200108 Vi sinh– Ký sinh trùng 2 30 30 200109 Dược lý 3 60 30 30
  8. 200110 Điều dưỡng cơ bản – Kỹ 3 60 30 30 thuật điều dưỡng II.2 Môn học chuyên môn 50 1410 340 1040 Lâm sàng KTĐD 2 90 90 200111 Bệnh Nội khoa 5 75 65 10 200112 Bệnh Ngoại khoa 4 60 50 10 200113 Sức khỏe trẻ em 5 75 60 15 200114 Sức khỏe sinh sản 5 90 60 30 200115 Bệnh truyền nhiễm, xã hội 5 75 72 3 200116 Y học cổ truyền - 3 60 30 30 PHCN 2 30 30 200117 Lâm sàng BH Nội V1 2 90 90 200118 Lâm sàng BH Ngoại V1 2 90 90 200119 Lâm sàng BH SKSS V1 2 90 90 200120 Lâm sàng BH SKTE V1 2 90 90 200121 Lâm sàng BH Truyền 2 90 90 nhiễm 200122 Lâm sàng BH Nội V2 1 45 45 200123 Lâm sàng BH Ngoại V2 1 45 45 200124 Lâm sàng BH SKSS V2 1 45 45 200125 Lâm sàng BH SKTE V2 1 45 45 200126 Lâm sàng Y học cổ 1 45 45 truyền 200127 Thực hành nghề nghiệp 4 180 0 180 II.3 Môn học tự chọn 13 255 150 105
  9. 200128 Vệ sinh phòng bệnh 2 30 23 5 2 200129 Y tế cộng đồng 2 30 30 200130 Kỹ năng giao tiếp và 3 45 30 15 GDSK 200131 Tổ chức và quản lý y tế 2 30 30 200132 Dinh dưỡng- Vệ sinh an 2 30 15 13 2 toàn thực phẩm 200133 Thực tế cộng đồng 2 90 90 Tổng cộng 88 2115 738 1331 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Thực Số hành, thí Tên chƣơng, mục Tổng Lý nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo tra luận, bài tập 1 Bài 1. Đại cương về môi trường và 3 2 sức khỏe 2 Bài 2. Nước và đời sống 2 2 3 Bài 3. Tiêu chuẩn của nguồn nước 2 2 hợp vệ sinh 4 Bài 4. Các nguồn nước trong tự nhiên 2 1 1 5 Bài 5. Phương pháp khai thác các 2 2 nguồn nước 6 Bài 6. Xử lý nước 2 1 1 7 Bài 7. Phòng bệnh theo mùa, bao vây 2 2 dập tắt dịch
  10. 8 Bài 8. Thu gom và xử lý phân 2 1 1 9 Bài 9. Tiêu diệt côn trùng trung gian 2 2 truyền bệnh 10 Bài 10. Vệ sinh trường học 2 1 1 11 Bài 11. Vệ sinh nhà trẻ 2 2 12 Bài 12. Phòng tai nạn lao động và 2 2 bệnh nghề nghiệp 13 Bài 13. Vệ sinh cá nhân 2 1 1 14 Bài 14. Vệ sinh bệnh viện và trạm y tế 2 1 1 hộ sinh xã 15 Bài 15. Xử lý rác 2 1 1 Tổng 30 23 5 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá
  11. - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3,A4 1 Sau 20 giờ. Thuyết trình B1, B2, C1, C2 (sau khi học xong bài 10) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3,A4 1 Sau 28giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, (sau khi học xong bài 15) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, A3,A4 1 Sau 30 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng Y sỹ đa khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La.
  12. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2] Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội [3] Đại học Y Học Y Hải Phòng (2012), Sức khỏe nghề nghiệp, Khoa Y tế công cộng.
  13. BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về sức khỏe môi trường chức năng của môi trường, sự mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển;các nguyên lý sinh thái học; ô nhiễm môi trường và khuynh hướng hiện nay về môi trường; ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ; các đặc điểm và phương pháp nghiên cứu sinh học để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác vệ sinh và phòng bệnh tại cộng đồng. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: 1. Trình bày được khái niệm về môi trường, khái niệm về sức khoẻ, chức năng của môi trường, sự mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển 2. Trình bày được các nguyên lý sinh thái học 3. Trình bày được ô nhiễm môi trường và khuynh hướng hiện nay về môi trường 4. Trình được bày ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ; đặc điểm và phương pháp nghiên cứu sinh học  Về kỹ năng: - Nhận định và thực hiện được các biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường sống, để phòng tai nạn và phòng chống dịch.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng và thực tập nghề nghiệp.  PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. 1
  14.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 2
  15. NỘI DUNG BÀI 1 1. Đại cƣơng 1.1. Khái niệm về môi trƣờng: - Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó. Có nghĩa là cái bao quanh vật thể đó. - Trong nghiên cứu về các cơ thể sống: Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cơ thể này. - Đối với con người thì môi trường quan trọng nhất là môi trường sống của con người. Đó là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người. 1.2. Phân loại môi trƣờng: 1.2.1. Môi trường tự nhiên: Các nhân tố thiên nhiên, vật lý, hoá học tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người (môi trường đất, nước, không khí). 1.2.2. Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các nhân tố và cộng đồng con người. 1.2.3. Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, sinh vật, xã hội do con người tạo nên và chịu chi phối của con người. 1.3. Mâu thuẫn giữa môi trƣờng và phát triển: - Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người. Phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường - Đối với môi trường, các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt: Lợi và hại. Tương tự như vậy đối với sự phát triển của con người, môi trường thiên nhiên cũng luôn có hai mặt: Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đồng thời lại là nguồn thiên tai, thảm hoạ đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người VD: Lợi ích kinh tế do khai thác tài nguyên đi đôi với tàn phá, suy thoái trầm trọng về môi trường. - Bảo vệ và cải thiện môi trường của con người là vấn đề lớn ảnh hưởng tới cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đó là khao khát khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và là nhiệm vụ của mọi quốc gia. - Hiện nay các vấn đề về môi trường được Liên Hiệp Quốc quan tâm là: + Biến đổi khí hậu toàn cầu, dâng cao mực nước biển và đại dương + Đa dạng sinh học + Ô nhiễm môi trường + Môi trường và phát triển, ngh o khó và môi trường. 3
  16. + Môi trường và văn hoá đạo đức của xã hội loài người - Tại Việt Nam: + Nạn suy thoái tài nguyên rừng cùng các tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, nước và các giá trị cảnh quan khí hậu liên quan + Sự suy giảm số lượng bình quân theo đầu người và chất lượng của tài nguyên đất + Việc sử dụng không hợp lý tài nguyên nước + Việc lãng phí tài nguyên khoáng sản + Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và suy thoái tính đa dạng sinh học + Sự suy thoái chất lượng môi trường sống của con người tại các đô thị và các khu công nghiệp, cũng như một số vùng nông thôn + Các hậu quả lâu dài về môi trường của chiến tranh 1.4. Chức năng của môi trƣờng đối với cơ thể - Môi trường là không gian sống của con người - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. 1.5. Khái niệm sức khoẻ - Sức khoẻ: Là trạng thái thoải mái về tinh thần, thể chất, và xã hội chứ không bó hẹp ở nghĩa là không có bệnh tật. - Sức khoẻ còn được hiểu theo nghĩa: + Sức khoẻ luôn ở trạng thái động (thay đổi) theo quy luật nhịp sinh học: Nhịp ngày - đêm, nhịp mùa..vv. + Sức khoẻ có lực tác động: Đó là lực tác động qua lại giữa con người và môi trường. Bình thường lực tác động của môi trường vào cơ thể và lực chống đỡ của cơ thể với môi trường ở trạng thái cân bằng nhau. Khi lực này mất cân bằng cơ thể bị ảnh hưởng. VD: Khi lực tác động của môi trường mạnh hoặc lực chống đỡ của cơ thể yếu, sức khoẻ bị giảm sút. - Con người phụ thuộc vào môi trường bao bọc và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ sự cân bằng động của nó. Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người đảm bảo một cuộc sống yên lành về thể chất và tinh thần. - Môi trường bên trong của cơ thể sống là dịch thể trung gian giữa các tế bào và các mô như máu, bạch huyết. - Mỗi điều kiện hay hiện tượng của môi trường bên ngoài hay môi trường bên trong cơ thể sống đều tác động với mức độ nhất định đến sức khoẻ - Có sức khoẻ tức là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường. Ngược lại bệnh tật là sự biểu hiện không 4
  17. thích ứng. Như vậy sức khoẻ là một tiêu chuẩn sự thích ứng, và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường - Do vậy phương hướng bảo vệ sức khoẻ hiện nay là: + Giảm các lực tác động của môi trường + Tăng lực chống đỡ của cơ thể. 2. Các nguyên lý sinh thái học 2.1. Định nghĩa sinh thái học: - Là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các vật sống với môi trường sống của chúng bao gồm các điều kiện tự nhiên và các vật sống khác bao quanh. 2.2. Cấu trúc của hệ sinh thái: Gồm 4 phần cơ bản: 2.2.1. Môi trường: Gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học bao bọc quanh sinh vật, môi trường cung cấp tất cả các nhân tố, các yêu cầu cần thiết cho vật sản xuất tồn tại và phát triển. 2.2.2. Vật sản suất: Gồm vi khuẩn và cây xanh. Sinh vật này có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ cần cho sự sống từ những chất vô cơ môi trường cung cấp. 2.2.3. Vật tiêu thụ: Gồm các động vật, chúng sử dụng chất hữu cơ trực tiếp hay gián tiếp từ vật sản suất mà chúng không tự sản suất được chất hữu cơ từ chất vô cơ. Dựa vào cách sử dụng mà chia vật tiêu thụ thành: Động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp. 2.2.4. Vật phân huỷ. (Sinh vật hoại sinh). Là các vi khuẩn và nấm, chúng phân huỷ các chất hữu cơ trở thành những chất mà cây xanh có thể sử dụng được. Môi trường Vật phân huỷ Vật sản xuất Vật tiêu thụ (động vật và con người) Con người là một bộ phận của hệ sinh thái, có liên quan chặt chẽ đến sinh thái. 3. Ô nhiễm môi trƣờng 3.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng - Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi các tính chất lý học, hoá học, sinh vật học do thải vào môi trường những chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. + Chất ô nhiễm là những chất có thể rắn, thể khí, thể lỏng gây nhiễm bẩn môi trường tới mức độc hại 5
  18. + Chất thải là những chất được thải ra trong quá trình sinh hoạt hoặc sản xuất ở thể rắn, thể khí hoặc thể lỏng + Tiêu chuẩn môi trường là mức quy định làm căn cứ để đánh giá và quản lý chất lượng môi trường do các hoạt động của con người gây ra - Khái niệm khác: + Ô nhiễm môi trường là việc vận chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người. + Ô nhiễm môi trường là có sự thay đổi tính chất ban đầu của môi trường. 3.2. Một số biến đổi về môi trƣờng sống hiện nay trên thế giới và chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng. 3.2.1. Sự biến đổi toàn cầu - Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử loài người. đặc trưng là sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính. - Vào thập niên 60 giáo sư bent bolin tiên đoán rằng: “Hiệu ứng nhà kính” do số lượng dioxitcacbon (CO2) tăng trong khí quyển dẫn đến những thay đổi khí hậu quan trọng trên trái đất. Lúc đó người ta cho rằng những lời tiên đoán của ông chỉ là những chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng hiện nay thì họ đều thừa nhận là trong vòng 50 năm tới lượng Dioxitcacbon trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi từ 0,03% đến 0,06% và nhiệt độ toàn cầu tăng lên 20 c. - Người ta có thể nghĩ rằng nhiệt độ toàn cầu tăng lên 20c có lẽ như không đáng kể nhưng ảnh hưởng ở các địa phương lại có thể lớn hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu môi trường dự đoán đến năm 2025 ở các vùng địa cực nhiệt độ tăng lên 100c và ở miền bắc châu âu sẽ tăng lên 40c. Sau đó nữa đến năm 2050 mực nước biển sẽ tăng 0,5 - 1,5 m và ảnh hưởng đến những vùng trũng trên Thế giới. Tuy nhiên một số vùng thực sự có lợi khi có những thay đổi về nhiệt độ không khí cao hơn, có thể làm cho vụ trồng trọt kéo dài hơn. Đối với người bắc âu họ sẽ thoải mái hơn khi nhiệt độ tăng lên. Nhưng lại có nhiều vùng bị ảnh hưởng và tác hại như miền nam hoa kỳ mùa hè nóng hơn, luợng mưa ít hơn, ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp, ở vùng địa trung hải có thể khô ráo và nóng hơn hiện nay rất nhiều. - Tóm lại các nhà khoa học nghiên cứu đều công nhận “hiệu ứng nhà kính” sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho khí hậu của trái đất. Những cư dân trên hành tinh sẽ phải quen sống trong một thế giới nóng hơn. - Cơ chế gây tác hại của dioxitcacbon do hiệu ứng nhà kính: + Sự cân bằng động của môi trường thiên nhiên thể hiện: Sinh vật thải khí CO2, các nguyên liệu bị đốt cháy thải khí CO2 vào khí quyển, được cây cối hấp thụ và biến khí này thành o2 trở lại cung cấp cho nhịp sống của loài người. + Sự cân bằng này trong tự nhiên bị đảo lộn do các trạm điện, nhà máy, xe hơi hoạt động, đốt cháy nhiên liệu than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ bay vào trong khí quyển hàng ngày. Hàng năm có tới 18 tỷ tấn khí CO2 trong khí quyển. Việc chặt, tàn phá rừng đã dẫn tới quá trình chyển khí CO2 thành khí O2 cũng ít hơn, nên mất cân bằng giữa khí CO2 và khí O2 6
  19. + Tác hại của khí CO2 gây nóng toàn cầu: Khi ánh nắng xuyên qua khí quyển của trái đất, bề mặt của trái đất nóng lên. một phần nhiệt này bốc trong không gian, phần còn lại bị khí CO2 giữ lại, khí này có tác dụng giống như thuỷ tinh của nhà kính, để cho nhiệt và ánh sáng mặt trời xuyên chứ không cho nhiệt toả trở lại, vì thế mà gây tăng nhiệt độ của trái đất. Đồng thời khi nhiệt độ tăng lên, lượng hơi nước trong không khí sẽ tăng và chính hơi nước này cũng sẽ hấp thu nhiệt của trái đất nhiều hơn. Các đại dương cũng sẽ nóng lên và tích nhiệt nhiều hơn. đó cũng là làm tăng hiệu ứng. 3.2.2. Nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng - Nhiễm bẩn cả ở các nước tiên tiến, các nước đang phát triển, các nước lạc hậu, đó là tình trạng nhiễm bẩn không khí, nhiễm bẩn nguồn nước, nhiễm bẩn đất, nhiễm bẩn do các hoạt động công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, nhiễm bẩn do sinh hoạt.vv. - Không khí ngày càng chứa nhiều khí độc thải từ các nhà máy và khói xả từ các động cơ đốt nhiên liệu. Các khí này gồm khí CO2 CO, S, Cl, N..vv. ở nơi đô thị càng phát triển mạnh thì ô nhiễm không khí càng nhiều. hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí làm thủng tầng ô zon, làm cho khả năng ngăn các tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời giảm. - Ô nhiễm nước càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở một số nước nằm ở khu vực lượng mưa thấp, thiếu nước. Nhiễm bẩn nước dẫn tới hiện tượng thiếu ô xy do quá trình ô xy hoá các chất hữu cơ dưới ảnh hưởng của men hiếu khí. - Các chất diệt cỏ, diệt côn trùng, hoá chất bảo vệ thực vật, chất phóng xạ ngày càng được sử dụng rộng rãi. - Biển hiện nay vẫn được coi là thùng chứa rác của con người. Biển chứa nhiều thứ thải của con người: nước thải, dầu, hoá chất, chất phóng xạ ... - Gần đây con người đã can thiệp vô ý thức vào môi trường làm tổn thất đa dạng sinh học: Phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm làm nhiều chủng sinh vật bị tiệt chủng hoặc suy giảm, nhiều loại vật nuôi cây trồng truyền thống đã bị huỷ bỏ để thay thế những giống mới - Tất cả những điều đó đã làm mất cân bằng sinh thái, làm tổn hại môi trường nặng nề. 4. Khuynh hƣớng hiện nay về môi trƣờng 4.1. Ảnh hƣởng của phát triển khoa học kỹ thuật đối với vệ sinh môi trƣờng - Khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi bộ mặt của các nền văn minh và mức sống của nhiều địa phương, nhiều hậu quả ảnh hưởng đến môi trường: Con người có khả năng nhiều hơn, phương tiện phân tích, chẩn đoán, phát hiện ngày càng chính xác, hoàn chỉnh hơn 4.2. Những yêu cầu vệ sinh môi trƣờng đang thực hiện của các nƣớc nông nghiệp. - Trong đa số các nước đã công nghiệp hoá, các nội dung vệ sinh môi trường như: điều kiện nhà ở, cung cấp nước uống, giải quyết phân rác đã được thực hiện tương đối đầy đủ. 7
  20. - Công việc hiện nay cần thực hiện ở các nước này là: giải quyết ô nhiễm không khí, ô nhiễm do hoá chất, phòng ngừa tai nạn, ô nhiễm do tiếng ồn, cải thiện điều kịên sống ở đô thị. Các chương trình môi trường nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ về mặt tinh thần, xã hội, đồng thời với khía cạnh thể chất. - Đối với các nước đang phát triển, vấn đề chính vẫn là cung cấp nước sạch, giải quyết vệ sinh chất thải, vấn đề vệ sinh thực phẩm. 4.3. Phạm vi hoạt động của vệ sinh môi trƣờng - Cung cấp nước sạch cho cộng đồng - Xử lý nước thải và kiểm soát ô nhiễm nước - Thu gom xử lý và đào thải rác hợp vệ sinh - Bài trừ côn trùng trung gian truyền bệnh - Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm do phân - Vệ sinh thực phẩm. - Phòng chống ô nhiễm không khí. - Kiểm soát phóng xạ. - Vệ sinh lao động. - Phòng chống tiếng ồn. - Vệ sinh nhà ở, trường học, bệnh viện, công sở. - Đô thị hoá và kế hoạch phân vùng - Vệ sinh môi trường các phương tiện chuyên chở công cộng - Đề phòng tai nạn - Vệ sinh môi trường nơi tập trung công cộng - Vệ sinh môi trường đáp ứng thiên tai - Biện pháp dự phòng bảo vệ môi trường chung 5. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng tới sức khoẻ 5.1. Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đất tới sức khoẻ * Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất: - Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt gồm: Chất thải trong sinh hoạt khu trú trong gia đình, khu dân cư của đô thị + Tác hại: Chất thải bỏ làm ô nhiễm môi trường xung quanh Chất thải bỏ chứa nguồn mầm bệnh phát tán ra ngoài môi trường Tạo điều kiện cho ruồi nhặng phát triển nhanh + Mục tiêu biện pháp phòng chống ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ của con người: 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2