intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Vi sinh-ký sinh trùng (Nghề: Dược - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên có được kiến thức về hình thể, cấu trúc và khả năng gây bệnh của một số vi sinh vật và ký sinh trùng thường gặp, để tiếp tục học các bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm. Có khả năng vận dụng vào thực tế để khám, phòng bệnh và điều trị cho con người nhằm nâng cao sức khoẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vi sinh-ký sinh trùng (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VI SINH – KÝ SINH TRÙNG NGÀNH/NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-NSG ngày tháng năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng bách khoa Nam Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Lao động thương binh & xã hội đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành Dược cao đẳng. Khoa Y – Dược tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Giáo trình Vi sinh vật – Ký sinh trùng được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được biên soạn dựa trên cơ sở: kiến thức cơ bản, hệ thống, nội dung chính xác, khoa học, cập nhật các tiến bộ, khoa học kĩ thuật hiện đại và thực tiễn tại Việt Nam. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các quí đồng nghiệp để xây dựng cho cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 7 năm 2023 Tham gia biên soạn 1. Nhữ Thị Thúy
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VI SINH VẬT ............................................... 1 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT HỌC. ................................................................... 1 1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................. 1 2. Lịch sử phát triển của vi sinh học ................................................................................ 2 3. Danh pháp và phân loại vi khuẩn ................................................................................. 4 BÀI 2: HÌNH THỂ CẤU TRÚC – SINH LÝ CỦA VI KHUẨN ........................................ 6 1. Hình thể và kích thước của vi khuẩn: ......................................................................... 6 2. Cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn: ................................................................ 7 3. Vận chuyển các chất qua màng tế bào vi khuẩn ........................................................ 11 4. Sự biến dưỡng của vi khuẩn....................................................................................... 12 5. Các yếu tố lý hóa tác động lên vi khuẩn .................................................................... 14 BÀI 3. HỆ VI KHUẨN THƯỜNG TRÚ ............................................................................ 16 1. Vị trí của vi khuẩn thường trú .................................................................................... 17 2. Vi khuẩn thường trú ở da ........................................................................................... 17 3. Vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp ......................................................................... 18 4. Vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa ....................................................................... 18 5. Vi khuẩn thường trú đường niệu – sinh dục .............................................................. 19 6. Ý nghĩa của hệ vi khuẩn thường trú ........................................................................... 20 7. Những bất lợi của hệ vi khuẩn thường trú ................................................................. 20 BÀI 4: NHIỄM KHUẨN VÀ MIỄN DỊCH ........................................................................ 22 A. Sự sinh bệnh của tác nhân nhiễm khuẩn: ................................................................... 23 1. Tiến trình nhiễm khuẩn: ............................................................................................. 23 2. Các yếu tố độc lực cuả vi khuẩn ................................................................................ 23 B. Miễn dịch: .................................................................................................................. 26 1. Miễn dịch không đặc hiệu: ......................................................................................... 26 2. Miễn dịch đặc hiệu;(Miễn dịch thu được) ................................................................. 30 BÀI 5: KHÁNG NGUYÊN – KHÁNG THỂ ...................................................................... 34 1. Kháng nguyên ............................................................................................................ 34 2. Kháng thể ................................................................................................................... 41
  5. 3. Phản ứng giữa kháng nguyên _ kháng thể ................................................................. 46 4. Ứng dụng.................................................................................................................... 47 BÀI 6: VACCIN VÀ HUYẾT THANH MIỄN DỊCH....................................................... 48 A. VACCIN .................................................................................................................... 48 1. Nguyên lý ................................................................................................................... 48 2. Nguyên tắc ................................................................................................................. 49 3. Tiêu chuẩn của vaccin ................................................................................................ 51 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch đối với vaccin .............................. 51 5. Các loại vaccin ......................................................................................................... 511 B. HUYẾT THANH MIỄN DỊCH ................................................................................. 53 1. Nguyên lý ................................................................................................................... 53 2. Phân loại ..................................................................................................................... 53 3. Nguyên tắc sử dụng.................................................................................................... 54 4. Phản ứng do tiêm huyết thanh miễn dịch: ................................................................. 55 CHƯƠNG II: VI KHUẨN ....................................................................................................... 56 BÀI 1: TỤ CẦU VÀNG (STAPHYLOCOCCUS AUREUS)............................................ 56 1. Đặc điểm sinh vật học: ............................................................................................... 57 2. Cấu trúc kháng nguyên .............................................................................................. 58 3. Các men và độc tố: ..................................................................................................... 58 4. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................... 59 5. Chẩn đoán vi khuẩn học:............................................................................................ 60 6. Dự phòng và điều trị: ................................................................................................. 61 LIÊN CẦU KHUẨN ( STREPTOCOCCUS)..................................................................... 62 1. Đặc điểm sinh vật học: ............................................................................................... 62 2. Cấu tạo kháng nguyên:............................................................................................... 63 3. Độc tố và men: ........................................................................................................... 64 4. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................... 64 5. Chẩn đoán vi khuẩn học:............................................................................................ 65 6. Dự phòng và điều trị: ................................................................................................. 66 PHẾ CẦU ( STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE) ......................................................... 67 1. Đặc điểm sinh vật học ................................................................................................ 67 2. Khả năng gây bệnh..................................................................................................... 68
  6. 3. Chẩn đoán vi sinh vật ................................................................................................. 68 4. Dự phòng bệnh và điều trị ......................................................................................... 68 NÃO MÔ CẦU ...................................................................................................................... 70 1. Đặc điểm sinh học ...................................................................................................... 71 2. Khả năng gây bệnh..................................................................................................... 71 3. Miễn dịch học ............................................................................................................ 72 4. Chẩn đoán .................................................................................................................. 72 5. Dịch tể học và phòng ngừa ........................................................................................ 73 6. Điều trị ....................................................................................................................... 73 LẬU CẦU ............................................................................................................................. 74 1. Đặc điểm sinh vật học ................................................................................................ 74 2. Sức đề kháng: ............................................................................................................. 75 3. Khả năng gây bệnh..................................................................................................... 75 4. Chẩn đoán vi sinh vật ................................................................................................. 76 5. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị ............................................................................ 76 TRỰC KHUẨN THƯƠNG HÀN ........................................................................................ 78 1. Đặc điểm sinh vật học: ............................................................................................... 79 2. Khả năng và cơ chế gây bệnh: ................................................................................... 80 3. Chẩn đoán vi khuẩn học:............................................................................................ 81 4. Nguyên tắc phòng bệnh và điều trị: ........................................................................... 82 TRỰC KHUẨN LỴ .............................................................................................................. 84 1. Tính chất vi sinh học: ................................................................................................. 84 2. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................... 85 3. Chẩn đoán vi sinh vật:................................................................................................ 86 4. Phòng bệnh và điều trị ............................................................................................... 86 TRỰC KHUẨN LAO ........................................................................................................... 88 1. Đặc điểm sinh vật học: ............................................................................................... 88 2. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................... 90 3. Chẩn đoán vi sinh vật:................................................................................................ 91 4. Phòng bệnh và điều trị: .............................................................................................. 92 TRỰC KHUẨN UỐN VÁN ................................................................................................. 94 1. Đặc điểm sinh vật học ................................................................................................ 94
  7. 2. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................... 96 3. Chẩn đoán vi sinh vật:................................................................................................ 99 4. Phòng bệnh và điều trị: ............................................................................................ 100 TRỰC KHUẨN MỦ XANH .............................................................................................. 102 1. Tính chất vi sinh ....................................................................................................... 103 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 104 3. Chẩn đoán vi sinh vật ............................................................................................... 104 4. Dịch tể học ............................................................................................................... 105 5. Phòng bệnh và điều trị ............................................................................................. 105 PHẨY KHUẨN TẢ ............................................................................................................ 107 1. Đặc điểm sinh học .................................................................................................... 107 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 109 3. Chẩn đoán vi sinh vật:.............................................................................................. 111 4. Phòng và điều trị. ..................................................................................................... 111 XOẮN KHUẨN GIANG MAI ........................................................................................... 112 1. Đặc điểm sinh vật học. ............................................................................................. 112 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 114 3. Chẩn đoán vi sinh vật ............................................................................................... 115 4. Dự phòng và điều trị ................................................................................................ 115 Chương III: VIRUS ................................................................................................................ 116 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VIRUS. ............................................................................................ 116 1. Định nghĩa ................................................................................................................ 117 2. Hình thể và cấu trúc của virus.................................................................................. 117 3. Cấu trúc virus ........................................................................................................... 119 4. Sự nhân lên của virus và hậu quả............................................................................. 120 5. Phương pháp chẩn đoán virus phòng thí nghiệm..................................................... 122 6. Các kỹ thuật sinh học phân tử thường sử dụng........................................................ 124 7. Một số bệnh sinh do virus gây ra ............................................................................. 125 8. Phòng bệnh và điều trị: ............................................................................................ 127 BÀI 2: MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP ................................................. 128 VIRUS CÚM ....................................................................................................................... 129 1. Tính chất virus cúm: ................................................................................................ 129
  8. 2. Khả năng gây bệnh: ................................................................................................. 132 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm: .................................................................................. 134 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 134 5. Phòng và điều trị: ..................................................................................................... 135 VIRUS SỐT XUẤT HUYẾT (Dengue virus) ................................................................... 137 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 137 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 137 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm. .................................................................................. 138 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 139 5. Phòng và điều trị. ..................................................................................................... 139 VIRUS DẠI ......................................................................................................................... 141 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 141 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 142 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm. .................................................................................. 143 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 143 5. Phòng và điều trị. ..................................................................................................... 144 CÁC VIRUS VIÊM GAN .................................................................................................. 145 VIRUS VIÊM GAN A ........................................................................................................ 146 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 146 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 147 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................................... 148 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 148 5. Phòng bệnh............................................................................................................... 149 6. Điều trị ..................................................................................................................... 149 VIRUS VIÊM GAN B ........................................................................................................ 150 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 150 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 151 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................................... 152 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 152 5. Phòng và điều trị ...................................................................................................... 153 VIRUS VIÊM GAN C ........................................................................................................ 154 VIRUS VIÊM GAN D ........................................................................................................ 156
  9. VIRUS VIÊM GAN E ........................................................................................................ 157 VIRUS VIÊM GAN G ........................................................................................................ 158 HỘI CHỨNG GÂY SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI............................................. 159 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 159 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 161 3. Miễn dịch học .......................................................................................................... 162 4. Bệnh học .................................................................................................................. 162 5. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................................... 162 6. Dịch tễ học ............................................................................................................... 163 7. Phòng bệnh............................................................................................................... 164 8. Điều trị ..................................................................................................................... 164 VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN ...................................................................................... 165 1. Tính chất vi sinhhọc ................................................................................................. 165 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 166 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................................... 167 4. Miễn dịch học .......................................................................................................... 167 5. Dịch tễ học ............................................................................................................... 167 6. Phòng bệnh và điều trị ............................................................................................. 168 VIRUS SỞI .......................................................................................................................... 170 1. Tính chất virus ......................................................................................................... 170 2. Khả năng gây bệnh................................................................................................... 171 3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................................... 172 4. Dịch tễ học ............................................................................................................... 172 5. Phòng và điều trị. ..................................................................................................... 173 CHƯƠNG IV: KÝ SINH TRÙNG ........................................................................................ 174 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG. ................................................................. 174 1. Định nghĩa ký sinh trùng.......................................................................................... 174 2. Định nghĩa ký chủ .................................................................................................... 174 3. Phân loại ký sinh trùng ............................................................................................ 175 4. Đặc điểm chung của KST ........................................................................................ 176 5. Tác hại của ký sinh trùng ......................................................................................... 177 6. Đặc điểm bệnh ký sinh trùng: .................................................................................. 178
  10. 7. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng ................................................................................ 178 8. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống ký sinh trùng .............................................. 180 BÀI 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT ................................................ 183 1. Định nghĩa ký sinh trùng rốt rét (KSTSR). .............................................................. 183 2. Đặc điểm hình thái KSTSR...................................................................................... 184 3. Đặc điểm sinh học KSTSR. ..................................................................................... 185 4. Vòng đời phát triển KSTSR. .................................................................................... 186 5. Dịch tễ ...................................................................................................................... 187 6. Chẩn đoán ................................................................................................................ 189 7. Điều trị và Dự phòng ............................................................................................... 190 BÀI 3: CÁC KÝ SINH TRÙNG ĐƠN BÀO GÂY BỆNH: ENTAMOEBA HISTOLYTICA, TRICHOMONAS VAGINALIS, GIARDIA LAMBLIA. ................ 192 AMIP KÝ SINH GÂY BỆNH ........................................................................................... 192 1. Hình thể amíp ........................................................................................................... 192 2. Sinh học của amíp .................................................................................................... 193 3. Dịch tễ amíp ............................................................................................................. 195 4. Bệnh học amíp ......................................................................................................... 195 5. Nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng bệnh amíp ................................................ 198 TRÙNG ROI KÝ SINH Ở ĐƯỜNG NIỆU – SINH DỤC .............................................. 199 1. Hình thể .................................................................................................................... 199 2. Đặc điểm sinh học .................................................................................................... 199 3. Dịch tễ ...................................................................................................................... 200 4. Bệnh học .................................................................................................................. 201 5. Chẩn đoán ................................................................................................................ 201 6. Phòng ngừa và Điều trị ............................................................................................ 201 TRÙNG ROI KÝ SINH Ở RUỘT VÀ GÂY BỆNH........................................................ 203 GIARDIA LAMBLIA ........................................................................................................ 203 1. Hình thể .................................................................................................................... 203 2. Chu kỳ phát triển ...................................................................................................... 203 3. Dịch tễ ...................................................................................................................... 204 4. Bệnh học .................................................................................................................. 204 5. Chẩn đoán ................................................................................................................ 205
  11. 6. Phòng ngừa và Điều trị ............................................................................................ 205 BÀI 4: MỘT SỐ GIUN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP: .................................................. 206 GIUN ĐŨA .......................................................................................................................... 206 1. Hình thể: ................................................................................................................... 206 2. Sinh thái: .................................................................................................................. 207 3. Tác hại: ..................................................................................................................... 208 4. Chẩn đoán: ............................................................................................................... 208 5. Dự phòng: ................................................................................................................ 208 6. Điều trị: .................................................................................................................... 209 GIUN KIM .......................................................................................................................... 210 1. Hình thể: ................................................................................................................... 210 2. Sinh thái ................................................................................................................... 211 3. Tác hại của giun kim ................................................................................................ 212 4. Chẩn đoán ................................................................................................................ 212 5. Dự phòng.................................................................................................................. 212 6. Điều trị: .................................................................................................................... 213 GIUN MÓC/MỎ ................................................................................................................. 214 1. Hình thể .................................................................................................................... 214 2. Sinh thái ................................................................................................................... 215 3. Dịch tễ học ............................................................................................................... 216 4. Đặc điểm bệnh giun móc ......................................................................................... 216 5. Tác hại của giun móc ............................................................................................... 217 6. Chẩn đoán ................................................................................................................ 217 7. Dự phòng.................................................................................................................. 218 8. Điều trị ..................................................................................................................... 218 BÀI 5: MỘT SỐ SÁN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP: ..................................................... 220 SÁN DẢI BÒ ....................................................................................................................... 226 1. Hình thể .................................................................................................................... 220 2. Sinh thái ................................................................................................................... 221 3. Dịch tễ học ............................................................................................................... 222 4. Triệu chứng .............................................................................................................. 222 5. Chẩn đoán ................................................................................................................ 222
  12. 6. Điều trị ..................................................................................................................... 222 7. Dự phòng.................................................................................................................. 222 SÁN DẢI HEO .................................................................................................................... 223 1. Hình thể .................................................................................................................... 223 2. Sinh thái ................................................................................................................... 223 3. Dịch tễ học ............................................................................................................... 224 4. Triệu chứng .............................................................................................................. 225 5. Chẩn đoán ................................................................................................................ 225 6. Điều trị ..................................................................................................................... 225 7. Dự phòng.................................................................................................................. 225 SÁN LÁ GAN LỚN ............................................................................................................ 226 1. Hình thể .................................................................................................................... 226 2. Chu trình phát triển .................................................................................................. 227 3. Dịch tễ học ............................................................................................................... 227 4. Triệu chứng học ....................................................................................................... 228 5. Chẩn đoán ................................................................................................................ 228 6. Điều trị ..................................................................................................................... 228 7. Dự phòng.................................................................................................................. 228 BÀI 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ VI NẤM – MỘT SỐ BỆNH DO VI NẤM CANDIDA GÂY RA – NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA. .............................................. 230 ĐẠI CƯƠNG VI NẤM Y HỌC ......................................................................................... 230 1. Đại cương về nấm .................................................................................................... 230 2. Những đặc điểm chung của vi nấm: ........................................................................ 231 3. Dịch tễ bệnh nấm: .................................................................................................... 233 4. Các bệnh nấm ở người ............................................................................................. 234 5. Chẩn đoán bệnh nấm ................................................................................................ 235 6. Điều trị ..................................................................................................................... 235 7. Phòng bệnh............................................................................................................... 236 TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................................... 237
  13. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: VI SINH – KÝ SINH TRÙNG Mã môn học/mô đun: MH 08 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Học phần này được xếp trong năm đầu tiên, trước khi sinh viên học các môn chuyên ngành. - Tính chất: Đây là môn học cơ sở bắt buộc để người học vận dụng những kiến thức về vi sinh vật- ký sịnh trùng, nhằm giải thích được sự liên quan của các bệnh do nhiễm khuẩn hay truyền nhiễm gây ra cho con người - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: giúp người học có những nền tảng cơ bản về vi sinh vật- ký sịnh trùng, nhằm giúp phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, giáo dục sức khỏe và chăm sóc người bệnh một cách hiệu quả. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được một số khái niệm cơ bản về vi sinh vật y học, về miễn dịch học và phản ứng của cơ thể đối với một số vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh thường gặp. + Mô tả được đặc điểm sinh học của một số vi khuẩn, virus thường gặp gây bệnh cho con người. + Trình bày được chu trình phát triển và khả năng gây bệnh do một số ký sinh trùng thưởng gặp trên cơ thể con người do tập quán hay sinh sống. - Về kỹ năng: + Biết cách lấy bệnh phẩm do các vi sinh vật gây bệnh và các phương pháp chẩn đoán vi sinh vật. + Vận dụng các kiến thức đã học để biết cách phòng chống các bệnh do vi sinh vật gây ra. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Sau khi học xong học phần này, người học có được kiến thức về hình thể, cấu trúc và khả năng gây bệnh của một số vi sinh vật và ký sinh trùng thường gặp, để tiếp tục học các bệnh nhiễm khuẩn và truyền nhiễm. + Có khả năng vận dụng vào thực tế để khám, phòng bệnh và điều trị cho con người nhằm nâng cao sức khoẻ chống lại tác nhân gây bệnh.
  14. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VI SINH VẬT BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH VẬT HỌC. Giới thiệu: Bài này giới thiệu sơ lược cho người học những thông tin liên quan về ngành vi sinh học và một số kiến thức cơ bản về vi sinh vậy y học. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được khái niệm về Vi sinh vật, Vi sinh vật y học và đối tượng nghiên cứu - Trình bày lịch sử phát triển của vi sinh vật - Trình bày được danh pháp và phân loại vi khuẩn. 2. Kỹ năng: - Phòng tránh bệnh do vi sinh vật gây nên. - Trình bày được sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên và trên cơ thể 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các kết quả nhận định vi sinh vật - Nghiêm túc trong học tập, nhận biết được tầm quan trọng của bài học. Nội dung 1. Đối tượng nghiên cứu: Trong sinh giới, ngoài hai giới lớn là động vật và thực vật, còn có thêm giới sinh vật đơn bào (protist) hay vi sinh vật (microrganisms). Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào đứng riêng rẽ hay xếp thành từng đám không thể quan sát được bằng mắt thường. Các vi sinh vật gồm có: vi khuẩn (bacteria), động vật nguyên sinh (protozoa) và vi nấm. Virus cũng được xếp vào nhóm vi sinh vật dù chúng không có cấu trúc tế bào và có kích thước vô cùng nhỏ bé (đơn vị đo lường là nanometre = 1/106 mm). Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào rất nhỏ, không có cấu trúc nhân điển hình vì không có màng nhân thuộc nhóm đơn bào không có màng nhân (procaryote). Vi sinh học (Microbiology) là môn học nghiên cứu về các vi sinh vật. Vi khuẩn cùng với virus là đối tượng nghiên cứu của bộ môn Vi sinh học. Động vật nguyên sinh và vi nấm là những tế bào có màng nhân (eukaryote), được giảng dạy trong bộ môn Ký sinh trùng. 1
  15. Vi khuẩn có thể gây bệnh cho người, động vật, thực vật; nhưng có nhiều loại vi khuẩn không gây bệnh, thậm chí còn có ích cho con người. Những vi khuẩn, virus gây bệnh hay ảnh hưởng đến sức khỏe con người là đối tượng nghiên cứu của môn Vi sinh trong Y học. 2. Lịch sử phát triển của vi sinh học Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, được phát triển nhờ những câu hỏi “Vì sao?” khi con người quan sát các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các mốc phát triển của ngành Vi sinh học, từ lúc sơ khai đến thành tựu hiện nay có thể tóm tắt như sau: 2.1. Những buổi đầu của ngành vi sinh học: Cuối thế kỷ 17 nhờ sự xuất hiện kính hiển vi của Leewenhoek (1632-1723) người Hà Lan, loài người bắt đầu nhìn thấy vi sinh vật. Ông quan sát nước sông, nước bọt, phân, nước tiểu… nhìn thấy nhiều sinh vật nhỏ di động, ông gọi những vi sinh vật này là những vi động vật “animalcun”. Ông đã tạo được 250 kính hiển vi với độ phóng đại 200 – 300 lần, ông ghi chép cẩn thận những quan sát của mình và gởi kết quả quan sát được cho Hiệp hội hoàng gia Anh. Trong đó ông mô tả những vi sinh vật rất nhỏ, đó là protozoa sống tự do. Vào năm 1675, ông phát hiện những vi sinh vật sống trong nước. 2.2. Thời kỳ hoàng kim của Vi sinh học Trong khoảng 50 năm phát triển rực rỡ của ngành Vi sinh học, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu để tìm tòi lời giải đáp cho bốn câu hỏi sau: Thế giới vi sinh vật có tự sinh không? Tại sao có sự lên men? Điều gì gây ra bệnh tật? Phòng và chữa bệnh như thế nào? Cuộc chạy đua giữa các nhà khoa học tìm ra lời giải đáp bốn câu hỏi trên - Louis Pasteur (1822-1895) nhà bác học lỗi lạc người Pháp và cuộc đấu tranh chống thuyết tự sinh. - A.J.E.Yersin (1863-1943), người Thụy Sĩ, ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh dịch hạch, một bệnh rất nguy hiểm và đã nhiều lần gây ra đại dịch toàn cầu, cướp đi hàng triệu sinh mạng. Yersin là Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y – Dược Hà Nội. Ông mất tại thành phố Nha Trang, Việt Nam - Robert Koch (1843-1910), người Đức. một trong những người sáng lập ra ngành vi sinh vật học. Năm 1876, phát hiện ra vi khuẩn than (B.anthracis).Năm 1878 phát hiện ra các vi khuẩn 2
  16. gây nhiễm trùng vết thương. Năm 1882, phân lập được vi khuẩn lao (M. Tuberculosis). Năm 1884, phân lập được vi khuẩn tả. Ông đề xuất học thuyết về việc xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn. - Dimitri Ivanoski (1864-1920), nhà thực vật người Nga, người đầu tiên phát hiện ra virus đốm thuốc lá và ông đã chứng minh virus là một sinh vật rất nhỏ, có thể qua được màng lọc, với kích cỡ của loại lọc nầy vi khuẩn không qua được. - Edward Jenner (1749-1823), một bác sĩ thú y người Anh, khi còn là sinh viên thực tập ở một trang trại chăn nuôi. Ông phát hiện ra những người phụ nữ chăn nuôi trâu, bò không bị bệnh đậu mùa vì họ đã bị bệnh đậu bò. Từ đó, Ông dùng vẩy đậu bò làm thuốc chủng phòng bệnh đậu mùa. Về sau loại thuốc chủng này đã được cải tiến nhiều và nó trở thành vaccin. 2.3. Vi sinh học trong thời hiện đại Sự phát triển mạnh mẽ của những nghiên cứu Vi sinh học và kiến thức khoa học từ thế kỷ 19 đến nay đã mở ra một nhóm ngành mới của khoa học, đó là miễn dịch học, dịch tễ học, hóa trị liệu, công nghệ gen và sinh học phân tử. Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của lãnh vực này, vì chúng dễ nuôi cấy không tốn nhiều không gian và có số lượng các thể vô cùng lớn. - Công nghệ gen: Khi nghiên cứu phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumonia, Oswald Avery… đã xác định được vị trí của gen là trong phân tử DNA. Năm 1958, George Beadle Và Edward Tatum nghiên cứu Neurospora crassa đã kết luận hoạt động gen liên quan đến chức năng protein được mã hóa bởi chính gen đó. Từ các cơ sở khoa học này, đã đóng góp lớn cho sự phát triển của sinh học và y học. - Sinh học phân tử: Áp dụng những kỹ thật di truyền lên vi sinh vật, những nhà sinh học phân tử đã xác lập trình tự bộ gen của nhiều loài, bao gồm cả loài người và các tác nhân vi sinh gây bệnh cho người, chỉnh sửa các sai sót di truyền và ứng dụng vào ngành nông nghiệp. - Công nghệ DNA tái tổ hợp: Vi sinh vật được dùng để ứng dụng công nghệ tái tổ hợp di truyền.Ví dụ, vi khuẩn E.coli đã được ghép gen chứa yếu tố đông máu của người để sản xuất ra yếu tố đông máu dạng tinh khiết. - Các bệnh nhiễm virus như: cúm, sởi,viêm gan, Dengue xuất huyết…. đang là vấn đề y tế toàn cầu. Bởi lẽ, chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus. Trong khi đó việc phòng bệnh bằng vaccin có nhiều bất cập do: nhiều loại bệnh nhiễm virus vẫn chưa có vaccin hữu hiệu, 3
  17. hơn nữa giá thành của vaccin hiện có lại quá cao. Gần đây còn xuất hiện một số bệnh nhiễm virus mới: cúm gia cầm, nhiễm trùng hô hấp cấp tính rất nguy hiểm và có nguy cơ bùng phát dịch trên toàn thế giới. - Vấn đề vi khuẩn kháng kháng inh rất được quan tâm ở các nước đang phát triển, cũng như các nước phát triển, ngay cả các vi khuẩn là căn nguyên gây bệnh thông thường như tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh,trực khuẩn đường ruột. Điều này vô hiệu hóa việc sử dụng kháng sinh, tăng chi phí điều trị và chọn lọc các vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng - Các virus gây khối u và ung thư cũng đang là vấn đề được quan tâm trong vi sinh y học. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu, nên tỷ lệ tử vong còn rất cao. - Vai trò vi sinh vật trong tự nhiên: Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng góp phần phân hủy xác sinh vật và tái chế các hóa chất như carbon, nitro và sulfur. Vi sinh vật cũng được nghiên cứu cho tác động vào cây trồng, môi trường, điều trị bệnh, thực phẩm… Bước sang thế kỷ 21, lịch sử ngàng vi sinh học được giải Nobel Y học vinh danh các thành tựu nghiên cứu về vi khuẩn Helycobacter pylori (2005), virus HIV và HPV (human papilloma virus) năm 2008, bởi việc kiểm soát hiệu quả sự bùng phát trên quy mô lớn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới “nổi đậy” như dịch bệnh do virus Ebola, nguy cơ dịch cúm A H5N1… Như vậy, Vi sinh học là một ngành khoa học có tốc độ phát triển nhanh chóng, các nghiên cứu đã đi sâu vào bản chất của sư sống ở mức phân tử và dưới phân tử, đi sâu kỹ thuật cấy mô và tháo lắp gene ở vi sinh vật và ứng dụng các kỹ thuật này để phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở người, gia súc và cây trồng. 3. Danh pháp và phân loại vi khuẩn 3.1. Danh pháp vi khuẩn Tên vi khuẩn được đặt theo hệ thống tên kép của giống và loài, viết hoa tên giống, sau đó là tên loài không viết hoa, ví du: Escherichia coli hoặc Staphylococcus aureus. Tên vi khuẩn thường được viết tắt, ví dụ, E.coli hoặc S.aureus. Cả hai tên xác định loài của một vi khuẩn, được in nghiêng hoặc gạch dưới. 3.2. Phân loại vi khuẩn Trên phương diện sinh học, việc phân loại vi sinh vật gặp nhiều khó khăn do thế giới vi sinh vật rất đa dạng, phong phú. 4
  18. Đối với vi khuẩn gây bệnh ở người, chủ yếu sử dụng các đơn vị phân loại là: Họ (family) -> Tộc (tribe) -> Giống (genus) -> Loài (species) -> Dạng (type) -> Chủng (strain) 5
  19. BÀI 2: HÌNH THỂ CẤU TRÚC – SINH LÝ CỦA VI KHUẨN Giới thiệu: Nội dung bài này giới thiệu cho người học về các kiến thức cấu tạo, hoạt động của vi khuẩn. Mục tiêu: 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm hình thể, kích thước của VK. - Trình bày được cấu trúc và chức năng của VK. - Mô tả được sự chuyển hóa, hô hấp, sinh sản và phát triển của vi khuẩn 2. Về kỹ năng - Nhận biết được hình thể VK. - Vận dụng các yếu tố lý hóa tác động lên vi khuẩn đưa ra biện pháp phòng, ngăn ngừa sự phát triển của chúng. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc trong học tập, nhận biết được tầm quan trọng của bài học. Nội dung 1. Hình thể và kích thước của vi khuẩn: Vi khuẩn là những vi sinh vật đơn bào rất nhỏ có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các tế bào khác. Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định do vách tế bào xác định. Một số loại vi khuẩn không có vách như Mycoplasma không có hình thể nhất định. Vi khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi. Có loại vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật và thực vật; nhưng cũng có nhiều loại vi khuẩn không gây bệnh và ngược lại còn có ích cho người. - Kích thước của vi khuẩn được đo bằng đơn vị micromet (1 µm =1/1000mm). Với kích thước từ khoảng 0,1 - 20µm. Kích thước trung bình: + Cầu khuẩn: đường kính 0,8 - 1µm + Trực khuẩn: dài 1 - 10µm + Xoắn khuẩn: dài 10 - 20µm Trong cùng một loại vi khuẩn cũng có những kích thước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng. 6
  20. - Hình thể: mỗi vi khuẩn có hình dáng nhất định, để phân biệt người ta gọi vi khuẩn theo hình dáng của chúng. Các loại hình thể của vi khuẩn: 1.1. Cầu khuẩn (cocci): Là những vi khuẩn hình cầu, hình tròn hoặc hình bầu dục. Dựa vào cách sắp xếp chia cầu khuẩn thành nhiều loại: - Tụ cầu khuẩn: là những cầu khuẩn đứng thành thành từng đám trông giống chùm nho (như tụ cầu vàng). - Liên cầu khuẩn: xếp thành chuỗi (như liên cầu tan huyết). - Song cầu khuẩn: đứng thành đôi (như não mô cầu, lậu cầu, phế cầu). 1.2. Trực khuẩn (Bacillus): Vi khuẩn có hình thẳng, hình que, dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau. Soi kính hiển vi, thấy các trực khuẩn không giống nhau: có loại ngắn trông giống như quả trứng (trực khuẩn dịch hạch); có loại hai đầu tròn (trực khuẩn thương hàn, E.coli); có loại hai đầu vuông (trực khuẩn than..). Trực khuẩn không nhất thiết đứng thành từng con riêng lẽ, có khi 2 con hoặc nhiều hơn xếp thành chuỗi. 1.3. Xoắn khuẩn (Spirochaet): Vi khuẩn giống hình xoắn lò xo, di động. Chiều dài các vi khuẩn này có thể tới 30µm như xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn Leptospira… 1.4. Phẩy khuẩn: Vi khuẩn có hình thể trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, trung gian giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn giống dấu phẩy như phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerea). 2. Cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn: 2.1. Nhân (nucleid): Thể nhân nằm trong bào tương tế bào, là một nhiễm sắc thể chứa thông tin di truyền. Tế bào vi khuẩn là bộ máy di truyền, bản chất là ADN, dài khoảng 1mm, chứa được 3000 gen mã hóa ở các chức năng khác nhau. ADN vi khuẩn mã hóa cho các chức năng thiết yếu của tế bào, để sản xuất protein. Một số protein là enzyme, có vai trò trong hoạt động sống của tế bào (biến dưỡng chất dinh dưỡng, tạo vách vi khuẩn, sinh sản…). Ở vi khuẩn thông tin di truyền còn được chứa đựng ở bào tương, đó là trên plasmid và transpoone 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2