intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Xử lý ảnh bằng photoshop - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:99

15
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Xử lý ảnh bằng photoshop" được biên soạn nhằm giúp sinh viên sử dụng phần mềm Photoshop để làm việc với môi trường đồ hoạ, chỉnh sửa ảnh cho các ấn phẩm; sử dụng trong các hoạt động như thiết kế trang web, vẽ các loại tranh (matte painting và nhiều thể loại khác), vẽ texture cho các chương trình; sử dụng thành thạo Toolbox trong Photoshop cùng với các thuộc tính của công cụ;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Xử lý ảnh bằng photoshop - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH XỬ LÝ ẢNH BẰNG PHOTOSHOP Đồng Tháp, năm 2020
  2. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHOTOSHOP 1.Giới thiệu về Photoshop - Adobe Photoshop là một chương trình xử lí ảnh bitmap chuyên nghiệp; cho phép lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh cũ, tạo ảnh nghệ thuật, hỗ trợ thiết kế web và phục vụ in ấn (poster, catalogue, brochure, leaflet, banner…). Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video. + Ảnh bitmap:được tạo bởi nhiều điểm ảnh gọi là pixel. Pixel được gán cho một địa chỉ và một vị trí màu. Số pixel càng nhiều thì hình ảnh càng rõ nét. + Ảnh vector:được tạo bởi các đoạn thẳng / cong điều chỉnh bằng các vector toán học (nguyên tắc điểm đầu và điểm cuối). Các ảnh đồ họa vector diễn tả hình ảnh bằng hình học không phụ thuộc độ phân giải, khi di chuyển, phóng to , thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thêm/ bớt các đoạn cấu tạo… - Độ phân giải của hình ảnh là số điểm ảnh trong 1 inch, thường tính bằng pixel per inch (ppi) (pixels/inch). So sánh độ phân giải của 2 tập tin ảnh bằng cách đếm số lượng điểm ảnh trong 1 inch, tập tin nào có số điểm ảnh lớn hơn thì độ phân giải cao hơn, ảnh rõ nét hơn. - Ngoài ra Adobe Photoshop còn phối hợp rất tốt với các phần mềm khác của hãng Adobe như:  Phần mềm vẽ trang trí và minh họa (illustration software) Adobe Illustrator .  Phần mềm sắp chữ và trình bày (typesetting and layout software) Adobe InDesign  Phần mềm tạo hình ảnh động (animation software) Adobe Flash .  Phần mềm thiết kế trang web (web design software) Adobe Dreamweaver. 2.Khởi động Photoshop Cách 1: Start / Programs / Adobe / Photoshop CS như hình Cách 2: Nhấp đúp lên trên desktop như hình 3.Các thành phần trong màn hình Photoshop 3.1Thanh tiêu đề Là thanh thứ nhất chứa tên chương trình (Application Name Adobe Photoshop) Cực tiểu (Minimize): thu màn hình nhỏ lại trong biểu tượng Adobe Photoshop Cực đại (Maximize) Đóng chương trình (Close) 3.2 Thanh Menu Bar 2
  3. Hình 1.1 Thanh Menu Bar Thanh trình đơn (Menu bar) chứa các trình đơn dropdown (sổ xuống) là thanh thứ hai trên màn hình chứa các trình đơn trong Photoshop. 3.3Thanh Option (Menu Window Option) Hình 1.2 Thanh Option Là thanh thứ ba luôn luôn thay đổi lệnh mỗi khi thay đổi việc chọn công cụ. Thanh này chứa những lệnh hỗ trợ cho công cụ làm việc. Ví dụ: Khi chọn công cụ Rectangular Marquee thì trên thanh này xuất hiện Option Rectangular Marquee. 3.4Chế độ xem ảnh Photoshop cho phép bạn xem hình ảnh từ 0,15% đến 1.600% Sử dụng phím tắt: Để phóng to: Ctrl + (phím +) Để thu nhỏ: Ctrl + (phím -) Nhấn Ctrl + Alt + (phím +) hoặc (phím -) để phóng to thu nhỏ cả hình ảnh và cửa sổ chứa hình ảnh đó. Nhấn Ctrl + Alt + (phím số 0) để đưa hình ảnh về tỉ lệ 100%. Sử dụng công cụ zoom: Để xác định chính xác phần hình ảnh mà muốn phóng to hoặc thu nhỏ: Chọn công cụ Zoom (+) sau đó đặt trỏ công cụ lên trên phần hình ảnh đó và nhấp chuột. Hoặc Ctrl + SpaceBar và drag mouse để phóng to một khu vực. Sử dụng menu lệnh: Nhấp chọn Menu Window > Navigator. Bấm kéo thanh trượt qua trái, phải hoặc nhập thông số cụ thể trong ô giá trị. Hình 1.3 Chế độ xem ảnh 3.5 Thanh công cụ Toolbox 3
  4. 3.6 Chế độ cuộn hình ảnh Để cuộn xem hình ảnh mà kích thước hình ảnh lớn hơn cửa sổ hiển thị nó: dùng công cụ Hand (H). Khi đang kích hoạt bất kỳ công cụ nào mà muốn trở về công cụ Hand: ta nhấn phím H hoặc thanh Space bar trên bàn phím. 3.7 Làm việc với cửa sổ Palette Hiển thị các Palette: Menu Window\ tên Palette Giấu các Palette: Menu Window \tên Palette Để mở hoặc giấu các thanh Palette và công cụ: Nhấn phím Tab Để giấu hoặc mở tất cả các thanh Palette (không ảnh hưởng tới hộp công cụ: Nhấn Shift + Tab) Để di chuyển một thanh Palette nào đó ra khỏi nhóm (hoặc trở lại nhóm đó): nhấp chuột vào palette và kéo thanh Palette đó ra khỏi nhóm (hoặc kéo vào trong nhóm). Hình 1.4 Giao diện Photoshop 4
  5. 4.Tạo tập tin mới Tạo một tập tin mới với lệnh File | New (ctrl+ N) Hình 1.5 Tạo mới tập tin ảnh Ta nên xác lập các giá trị cho tập tin mới như sau: Name : tên tập tin Width : chiều rộng (đơn vị tính) Height : chiều cao (đơn vị tính) Resolution : độ phân giải (pixel\inch) Mode : chế độ màu Grayscale : thang độ xám RGB color : hệ 3 màu CMYK : hệ 4 màu Contents : nền của tập tin White : màu trắng Background Color : nền mang màu background hiện hành Transparent : nền trong suốt. Image size : kích thước ảnh Save Present :Tạo lưu kích thước đã khai báo trong bảng Document Present 5
  6. Hình 1.6 Tạo lưu kích thước 5.Lưu tập tin Chọn Menu File \ Save hoặc Save as (Shift + Ctrl + S hay Ctrl + S) Xác định đường dẫn để lưu giữ tập tin Save in: chọn ổ đĩa trong vùng nhãn xuất hiện nhiều thư mục bên dưới. File name: đặt tên tập tin Format: chọn đuôi file photoshop *.PSD Chọn nút Save Hình 1.7 File | save -Ta nên lưu thường xuyên trong suốt quá trình làm việc để tránh tình trạng hỏng tập tin khi cósự cố bất ngờ xảy ra như treo máy, cúp điện… -Chọn File > Save for web: Lưu hình ảnh với chức năng tối ưu hóa sử dụng cho Web (VD: *.gif, *.jpg, *.png,…) 6.Mở tập tin đã tồn tại Mở 1 tập tin đã có bằng lệnh File | Open (Ctrl + O) Look in: chọn thư mục, ổ đĩa File name: tên tập tin muốn mở File of Type: kiểu tập tin mở rộng Open: để mở tập tin, tập tin hình ảnh sẽ hiện trên màn hình Photoshop. Open As: Chỉ cho phép mở một tập tin dạng *.PSD 6
  7. Hình 1.8 File | Open Ví dụ: Bước 1: Khởi động Start / Programs / Adobe / Photoshop CS Bước 2: Đưa hình cần chỉnh vào: File | Open (Ctrl + O) Bước 3: Image > Image Size /thay đổi width và height Bước 4: Lưu hình: File \ Save hoặc Save as (Shift + Ctrl + S hay Ctrl + S) + .psd : file gốc (đẻ chỉnh sửa) + .jpg hay png hay gif hay bmp start end 7
  8. BÀI 2: CAC NUT LỆNH TREN THANH CONG CỤ 1. Hộp công cụ (Tools) -Là thanh chứa các công cụ trong Photoshop, xuất hiện ở bên trái màn hình. Một số công cụ trong hộp này có các tùy chọn xuất hiện trên thanh Options. Những công cụ này giúp bạn tạo vùng chọn, nhập văn bản, tô vẽ, hiệu chỉnh, di chuyển chú thích và xem hình ảnh. Số còn lại cho phép thay đổi màu tiền cảnh (foreground), màu nền (Background) và sự chuyển đổi qua lại giữa chương trình Photoshop và ImageReady là một chương trình hỗ trợ cho việc thiết kế ảnh động. Hình 2.1 Thanh Toolbox -Để chọn công cụ trong Photoshop ta có thể nhấp chọn trực tiếp công cụ đó trên thanh công cụ hoặc có thể chọn bằng phím tắt của công cụ đó trên bàn phím. Để hiển thị tên và phím tắt của bất kỳ công cụ nào ta chỉ cần đặt trỏ chuột lên trên công cụ đó cho đến khi tên phím tắt đó hiển thị. -Một số công cụ trong thanh công cụ hiển thị hình tam giác nhỏ ở góc phải bên dưới để báo cho biết nó có chứa thêm vài công cụ ẩn. Để chọn các công cụ ẩn này có các cách sau: 8
  9. -Nhấn giữ trỏ chuột vào công cụ có chứa công cụ ẩn kéo rê chuột tới công cụ cần chọn và thả chuột. Nhấn giữ Alt và nhấp vào công cụ cần chọn trong thanh công cụ. Mỗi lần nhấp công cụ theo trong chuỗi công cụ ẩn sẽ được chọn. Nhấn giữ Shift đồng thời nhấn phím tắt của công cụ đó và lặp lại cho đến khi công cụ bạn muốn chọn. 2. Nhóm công cụ di chuyển đối tượng 2.1 Công cụ Move ( V) hay a/ Di chuyển vùng ảnh Cách 1: Tạo vùng chọn bất kỳ ; Chọn công cụ Move trên hộp công cụ Tools ; Đặt con trỏ lên vùng chọn và drag chuột dời hình ảnh đến vị trí mới. Cách 2: Tạo vùng chọn bất kỳ; Đặt con trỏ lên vùng chọn đồng thời nhấn giữ phím Ctrl rồi drag chuột dời hình ảnh đến vị trí mới b/ Sao chép vùng ảnh trong cùng Canvas -Tạo vùng chọn bất kỳ ; Chọn Move ; -Đặt con trỏ lên vùng chọn, nhấn giữ phím Alt đồng thời drag chuột sao chép hình ảnh trong vùng chọn đến vị trí mới ; - Thôi chọn, vùng chọn hình ảnh sẽ được dán lên lớp hiện hành. c/ Sao chép vùng ảnh từ Canvas sang Canvas khác - Tạo vùng chọn bất kỳ; Chọn Move ; - Đặt con trỏ lên vùng chọn, nhấn giữ chuột trái drag chuột thả vùng hình ảnh Canvas mới. -Vùng ảnh mới được sao chép này sẽ nằm trên một lớp mới. 2.2Công cụ Hand Tool( H) hay Một cách nữa để di chuyển tài liệu là dùng công cụ Hand Tool. Khi công cụ Hand Tool được chọn bạn chỉ việc click và kéo tài liệu đó tới chỗ cần thao tác. Phím tắt cho Hand Tool là Spacebar (phím cách). Một lưu ý nữa khi dùng Hand Tool là khi bạn muốn di chuyển tài liệu trong chế độ phóng lớn. Bất kể bạn đang dùng công cụ gì, nhưng khi bạn giữ phím Spacebar xuống nó sẽ tự động chuyển sang Hand Tool và cho phép bạn kéo thoải mái. Khi bạn muốn có độ chính xác cao với file ảnh bạn đang xử lý, bạn nên đặt chế độ phóng đại là 100%. Tại những độ lơn khác kết quả có thể không chính xác như mong đợi. Nhớ rằng mức độ phóng đại hiện thời luôn được hiển thị trong thanh trạng thái, Navigation Palette hoặc thanh tiêu đề của tài liệu. 2.3. Công cụ Line Tool 9
  10. Trình bày một công cụ tạo Path khác đó là nhóm công cụ tạo Shape. Không như công cụ Pen, vẽ đường path tự do theo ý mình, công cụ tạo shape sẽ tạo ra các đường shape "tiêu chuẩn" như shape hình tròn, hình vuông, hình ovan... Các bạn bấm phím U thì sẽ kích hoạt một công cụ tạo shape hiện hành, hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ như hình bên dưới. Hình 2.2 Nhóm công cụ Line Tool  Rounded Ractangle Tool : Cũng tương tự như Reactangle Tool nhưng tạo ra hình tứ giác có các góc bo tròn,bán kính góc bo xác định bằng hộp số Radius trên thanh tùy chọn.  Rectangle Tool : tạo shape hình tứ giác,nếu kết hợp phím Shift thì sẽ tạo ra hìnhvuông  Custom Shape Tool : Tạo shape bằng một hình dạng có sẵn trong thư viện. + Khi các bạn kích hoạt một công cụ tạo shape nào đó trên thanh công cụ, sẽ bung ra một vài công cụ tạo shape khác cùng nhóm, lúc đó trên thanh tùy chọn cũng xuất hiện các biểu tượng tương tự, các bạn có thể chọn trên thanh công cụ hoặc chọn trực tiếp trên thanh tùy chọn. + Trên thanh tùy chọn nếu chọn nút thì sẽ tạo ra đường path, nếu chọn thì sẽ tạo ra một layer mới chứa shape, gọi là layer shape. + Vì là công cụ tạo Paths nên có liên hệ mật thiết với công cụ Pen, vì thế có thể dùng các công cụ chỉnh sửa của Pen để chỉnh sửa nó. Ví dụ 1: Dùng công cụ Custom Shape Tool , move như hình sau Start End 10
  11. Start End 20x15cm, 72 đpgiải 3. Biến đổi đối tượng (Transform) Dùng khi muốn phóng to, thu nhỏ hoặc làm biến dạng một đối tượng (Layer) trong Photoshop. Menu Edit/Transform sẽ xuất hiện, cho phép bạn chọn các công cụ Transform mà Photoshop cung cấp. (hay chuột phải trên hình ) Hình 2.3 Transform (Edit/Transform hay chuột phải) Free Transform: Thay đổi kích thước, xoay Layer. Scale: Thay đổi kích thước Layer. 11
  12. Skew: Kéo xiên các cạnh của Layer. Distort: Biến dạng Layer bằng cách di chuyển các ô vuông trên hình chữ nhật bao quanh Layer. Perspective: Biến dạng Layer theo phối cảnh. Warp: Biến dạng Layer theo phối cảnh một cách tự do, có thể thay đổi cả độ cong của Layer. Rotate 180: Xoay Layer 180 độ. Rotate 90 Clockwise: Xoay Layer 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Rotate 90 Counter Clockwise: Xoay Layer 90 độ ngược chiều kim đồng hồ. Flip Horizontal: Đối xứng Layer theo trục dọc. Flip Vertical: Đối xứng Layer theo trục ngang. Ví dụ 2: sử dụng Transform, biến dạng hình như sau start End 20x15cm, 72đpgiải, copy hình, Transform 4. Làm việc với vùng chọn 4.1 Công cụ Macquee Tool(M) -Gồm 4 công cụ đẻ tạo vùng chọn (nhấn M hay Shift + M) Hình 2.4 Nhóm công cụ Marque  Rectanggular Marquee Tool: cho phép tạo vùng chọn hình chữ nhật hoặc hình vuông.  Elliptical Marquee Tool: cho phép tạo vùng chọn dạng hình Ellipse hoặc hình tròn.  Single Row Marquee Tool: cho phép tạo vùng chọn có dạng hình chữ nhật nằm ngang 1 pixel.  Single Column Marquee Tool: cho phép tạo vùng chọn có dạng hình chữ nhật thẳng đứng 1 pixel. 12
  13. -Cuối cùng là nút Refine Edge,kích vào nút này (sau khi đã tạo vùng chọn) sẽ xuất hiện cửa sổ như sau: +Radius : xác định kích thước khu vực xung quanh biên vùng chọn, gia tăng thông số này sẽ tạo vùng chọn chính xác hơn và phạm vi "hòa trộn pixels" cũng lớn hơn. +Contras : làm sắc nét lại đường biên vùng chọn. +Smooth : Giảm sự "lòi lõm" góc cạnh của đường biên vùng chọn tạo sự mềm mại cho đường biên. +Feather : Tạo sự chuyển tiếp mềm mại giữa những pixels bên trong và ngoài vùng chọn,giá trị feather từ 0 đến 250px. +Contract/Expand : Thu nhỏ hoặc mở rộng đường biên vùng chọn,giá trị từ 0- 100% là mở rộng và từ 0 đến -100% là thu nhỏ.Việc thu nhỏ đường biên giúp loại bỏ thêm những pixels ngoài vùng chọn so với vùng chọn ban đầu. ví dụ 3a: Sử dụng công cụ Macquee Tool(M), Move để cắt hình start end 4.2 Công cụ Lasso Tool(L) Các công cụ trong nhóm Lasso cũng là công cụ tạo vùng chọn, mỗi loại có một chức năng riêng. Khi kích vào tam giác màu đen trên công cụ lasso sẽ bung ra bảng những công cụ trong nhóm lasso. 13
  14. Hình 2.5 Nhóm công cụ Lasso a/ Lasso (L) : Kích chọn biểu tượng trên thanh công cụ,xong kích vào 1 điểm nào đó trên file ảnh(rồi giữ không nhả chuột) và “vẽ” , một vùng chọn sẽ được tạo ra theo nét vẽ của các bạn. b/ Polygonal (L): Chọn biểu tượng Polygonal Lasso, xong kích vào vị trí nào đó trên hình (tạm gọi là điểm đầu tiên),tiếp tục kích chọn điểm thứ 2, thú 3….. (nhớ là kích chuột chứ không rê chuột nhé)cuối cùng quay lại kích vào “điểm đầu tiên” để đóng vùng chọn.Khi đưa trỏ chuột đến “điểm đầu tiên” thì biểu tượng trỏ chuột sẽ có một vòng tròn nhỏ phía dưới báo cho chúng ta biết là vùng chọn sẽ được đóng.Nếu điểm cuối cùng của bạn không trùng với điểm đầu tiên mà bạn kết thúc lệnh thì điểm cuối đó và điểm đầu sẽ tự động nối lại bằng một đoạn thẳng. c/ Magnetic Lasso (L): Công cụ này có tính chất như một thỏi nam châm sẽ tự động bắt dính vào “cạnh” (cạnh được hiểu nôm na là vùng tiếp giáp giữa hai vùng màu khác nhau)khi chúng ta rê chuột trên file ảnh.Khi sử dụng công cụ này, trước tiên bạn nhấp chọn một điểm để tạo “điểm neo”,sau đó bạn di chuyển trỏ chuột theo “cạnh” mà bạn muốn tạo vùng chọn (nhớ là chỉ di chuyển chuột thôi nhé,nếu khu vực chọn có “cạnh” quá phức tạp thì bạn nhấp chuột để tạo “điểm neo” tiếp theo,nếu bắt dính vào vị trí không chính xác như ý bạn thì bạn bấm phím delete và tiếp tục lại. Các giá trị trên thanh tùy chọn: -Width : Nhập vào một giá trị pixel để xác định phạm vi dò tìm, Magnetic lasso chỉ dò tìm “cạnh” trong phạm vi độ rộng mà bạn nhập vào ô Width tính từ vị trí trỏ chuột. 14
  15. -Edge Contrast : Xác đính “độ nhạy” của lasso,bạn nhập vào giá trị từ 1% đến 100%.Giá trị cao sẽ dò tìm những vùng có độ tương phản cao, giá trị thấp thì ngược lại. Ví dụ 3b : Sử dụng công cụ Lasso, Move để cắt hình hoàn thành=> 5. Nhóm công cụ Quick Select 5.1 Công cụ Magic Wand (w) -Chọn biểu tượng trên thanh công cụ,xong kích vào một vùng trên file ảnh thì một vùng chọn sẽ xuất hiện sau đó Delete xóa. -Ý nghĩa các nút trên thanh tùy chọn: Hình 2.6 Công cụ Magic Wand + Tolerance : Quyết định ‘những màu tương tự” với màu mà bạn chọn.Bạn nhập vào một giá trị tính bằng pixel,trong giới hạn từ 0 đến 255.Giá trị nhỏ thì số pixel chọn sẽ ít,giá trị lớn thì số pixel chọn sẽ nhiều. + Anti-alias : Bạn kiểm nhận vào nút này để tạo độ mượt đường biên vùng chọn. kích chuột mới được chọn, nếu không thì chọn trên phạm vi toàn hình. + Sample all layer : Nếu được kiểm nhận thì phạm vi tính toán được áp dụng trên toàn bộ layer nhìn thấy được, nếu không thì chỉ tính toán dựa trên layer hiện hành (layer mà bạn đang làm việc). 5.2 Công cụ Quick Selection Tool -Chọn biểu tượng trên thanh công cụ, chọn 1 trong 3 tùy chọn New, Add to Subtract from trên thanh tùy chọn, xong click giữ chuột và rê trên file ảnh ở nơi muốn tạo vùng chọn,vùng chọn sẽ tự động tạo ra khi rê chuột. -Thanh tùy chọn như sau: 15
  16. Hình 2.7 Công cụ Quick Selection + Các bạn có thể thay đổi “nét cọ” lớn nhỏ tùy ý thông qua hộp chọn Brush trên thanh tùy chọn. + nút New là giá trị mặc định ban đầu khi chưa có vùng chọn nào được tạo, Khi tạo xong vùng chọn thì nút new sẽ tự động chuyển sang Add to. *Muốn cộng thêm vùng chọn : Chọn Add to *Muốn trừ vùng chọn : Chọn Subtract from ví dụ 3c:Sử dụng Magic Wand (w), cắt 2 hình 6. Các lệnh về vùng chọn a/ Chọn toàn bộ hình ảnh: Chọn Select > All (Ctrl + A) b/ Hủy bỏ vùng chọn: Chọn Select > Deselect (Ctrl + D) c/ Chọn trở lại vùng chọn vừa hủy bỏ: Chọn Select > Reselect (Ctrl + Shift + D) d/ Đảo vùng chọn: Chọn Select > Inverse (Ctrl + Shift + I hoặc Shift + F7) e/Chọn Select > Transform Selection để thực hiện các phép biến đổi hình học trên vùng chọn. Khi đó tại 4 góc và 4 điểm giữa của vùng chọn sẽ xuất hiện các ô vuông nhỏ, được gọi là các handles. f/ Chức năng Select > Modify > Border… cho phép tạo khung cho một vùng chọn sẵn có với độ rộng là width. Width có thể thay đổi từ 1-200. Giả sử width có giá trị là 20 thì vùng chọn mới sẽ được tạo thành từ vùng chọn cũ bằng cách lấn vào trong 10 pixels và lấn ra ngoài 10 pixels. g/ Chức năng Select Modify Smooth… dùng để làm trơn vùng chọn đã được tạo bởi công cụ Magic Wand hoặc bo tròn góc cho vùng chọn hình chữ nhật. h/ Chức năng Select > Modify > Expand… và Select > Modify > Contract… cho phép mở rộng hoặc thu hẹp vùng chọn theo một số điểm ảnh được định bởi giá trị Expand by và Contract by. Giá trị này thay đổi từ 1-100. i/Chức năng Select > Modify > Feather… (Ctrl + Alt + D): làm mờ (blur) biên của vùng chọn bằng cách tạo ra một ranh giới chuyển tiếp (transition boundary) giữa vùng chọn và những điểm xung quanh. Việc làm mờ này sẽ làm mất chi tiết của những điểm tại biên của vùng chọn ví dụ 4: Sử dụng công cụ Lasso, Move, Marque, Transform, Feather để cắt hình: 16
  17. Start End 20x20 cm,72 đpgiải Ví dụ 5: Sử dụng công cụ Lasso, Move, Magic wand, Marque, Feather để cắt hình: hoàn thành=> 7. Công cụ Crop(c) Dùng khi muốn thay đổi bố cục tổng thể của cả ảnh, cắt bỏ những phần thừa không mong muốn. Công cụ dùng để cắt xén bớt khung hình, sau khi lựa chọn vùng cắt hình và xác nhận thì phần nằm ngoài vùng chọn sẽ biến mất. Ví dụ 6: 17
  18. Start ,crop tự do end Start end crop 10x10 cm và 100 đpgiải 7. Hộp màu Foreground và Background color 7.1 Giới thiệu Màu foreground và background được hiển thị ở cuối của thanh công cụ. Có thể nhìn thấy 2 hình vuông nhỏ có màu sắc. Hình vuông màu xanh ở trên 18
  19. chính là màu foreground và hình vuông màu đỏ bên dưới chính là màu background. Để đưa màu foreground và background về màu mặc định (trắng và đen), chúng ta dùng phím tắt D hoặc click vào 2 hình vuông đen trắng nhỏ hơn phía bên trên hình vuông của foreground. Để chọn màu cho foreground hoặc background chúng ta click chuột vào hình vuông tương ứng và chọn màu. 7.2 Cách đổi màu khác cho hai hộp màu -Để tô màu của ô màu phía trên (foreground color) bạn ấn tổ hợp phím Alt+Delete. Để tô màu của ô màu phía dưới (background color)bạn ấn tổ hợp phím Ctrl+Delete. -Để đảo vị trí của foreground và background bạn ấn phím X trên bàn phím. Hoặc click chuột vào mũi tên 2 chiều phía trên của biểu tượng 2 ô màu Ví dụ 1:DÙNG Foreground và Background color tô màu , magic wand (w) 19
  20. start end 8. Các công cụ tô vẽ 8.1 Cây cọ (Brush) nhấn B - Công cụ Brush dùng để tô vẽ lên file ảnh, màu vẽ là màu Foreground.Bạn chọn công cụ và rê chuột trên file ảnh để vẽ, muốn nét vẽ thẳng ngang hoặc đứng bạn kết hợp với phím shift trong khi vẽ. Khi đang chọn công cụ Brush, bạn bấm kết hợp phím Alt thì công cụ Eyedropper tạm thời được kích hoạt cho đến khi bạn nhả phím Alt. - Xác lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn : Brush: độ rộng của nét cọ và kiểu cọ; Mode: chế độ hòa trộn màu ; Opacity: độ mờ đục của màu cọ ; Flow: áp lực phun màu - Chọn Window \ Brush (F5) hay trên thanh Option Bar 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0