Giáo trình Y tế cộng đồng (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
lượt xem 4
download
Giáo trình Y tế cộng đồng cung cấp những kiến thức cơ bản về nhận định đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách thực hiện một kế hoạch can thiệp về y tế, cách giải quyết các vấn đề sức khỏe, các loại sổ sách báo cáo tại trạm y tế để tạo tền đề cho sau này người học có thể tự tin hơn trong việc thực hiên can thiệp về y tế tại cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Y tế cộng đồng (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Y TẾ CỘNG ĐỒNG NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày ..… tháng ....... năm…….. của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La) Sơn La, năm 2020
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 11/3/2017 của Bộ lao động, Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp trình độ cao đẳng, Trường Cao đẳng Y tế Sơn La đã tổ chức biên soạn tài liệu dạy/học một số môn cơ sở và chuyên ngành theo chương trình đào tạo trình độ Cao đẳnTrung Cấp nhằm từng bước xây dựng bộ tài liệu chuẩn trong công tác đào tạo. Với thời lượng học tập 30 giờ (28 giờ lý thuyết; 2 giờ kiểm tra) Môn Y tế cộng đồng giảng dạy cho học sinh với mục tiêu: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhận định đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách đánh giá sức khỏe cộng đồng, cách thực hiện một kế hoạch can thiệp về y tế, cách giải quyết các vấn đề sức khỏe, các loại sổ sách báo cáo tại trạm y tế để tạo tền đề cho sau này người học có thể tự tin hơn trong việc thực hiên can thiệp về y tế tại cộng đồng. - Xác định các vấn đề sức khỏe của cộng đồng và cách giải quyết Do đối tượng giảng dạy là Học sinh trung cấp nên nội dung của chương trình tập trung chủ yếu vào những vấn đề thường gặp ở cộng đồng, tương ứng với nội dung giảng dạy môn. Để phục vụ cho thẩm định giáo trình, nhóm biên soạn đã cập nhật kiến thức, điều chỉnh lại những nội dung sát với thực tế. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1. Chẩn đoán cộng đồng Bài 2. Viết kế hoạch hoạt động y tế xã Bài 3. Thực hiện kế hoạch y tế cơ sở Bài 4. Đánh giá các hoạt động y tế cơ sở Bài 5. Giám sát Bài 6. Huy động sự tham gia của cộng đồng Bài 7. Làm việc theo nhóm Bài 8. Sức khỏe gia đình Bài 9. Thăm gia đình Bài 10. Điều trị ngoại trú và chăm sóc sức khỏe tại nhà Bài 11. Quản lý sức khỏe cộng đồng Bài 12. Các loại sổ sách báo cáo ở trạm y tế cơ sở Học sinh muốn tìm hiểu sâu hơn các kiến thức Vệ sinh hòng bệnh có thể sử dụng sách giáo khoa dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, bác sĩ về lĩnh vực này như: Điều dưỡng cộng đồng, Bài giảng Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bài giảng Tổ chức quản lý y tế. Các kiến thức liên quan đến cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp y tế tại cộng đồng chúng tôi không đề cập đến trong chương trình giảng dạy.
- Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Sơn La, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Nguyễn Văn Dũng 2. Thành viên: Vì Minh Phương 3.Thành viên: Hà Thị Mai Phương
- MỤC LỤC BÀI 1: CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG .......................................................................... 1 BÀI 2: VIẾT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Y TẾ XÃ ............................................... 11 BÀI 3: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Y TẾ CƠ SỞ ..................................................... 18 BÀI 4: ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG Y TẾ CƠ SỞ ........................................... 27 BÀI 5: GIÁM SÁT ....................................................................................................... 33 BÀI 6: HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG..................................... 45 BÀI 7: LÀM VIỆC THEO NHÓM ............................................................................ 55 BÀI 8: SỨC KHOẺ GIA ĐÌNH ................................................................................. 66 BÀI 9: THĂM HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................... 72 BÀI 10: ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ – CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI NHÀ ............ 81 BÀI 11: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG ...................................................... 86 BÀI 12: CÁC LOẠI SỔ SÁCH BÁO CÁO Ở TRẠM Y TẾ CƠ SỞ ...................... 92
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Y tế cộng đồng 2. Mã môn học: 210131 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ, (Lý thuyết: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ) 3. Vị trí, tính chất của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Y sỹ trung cấp tại trường Cao đẳng Y tế Sơn La. 3.2. Tính chất: Giáo trình này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cộng đồng. Biết được khái niệm chẩn đoán cộng đồng, cách xác định các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để viết kế hoạch hoat động y tế xã. Đánh giá được các hoạt động y tế cơ sở. Qua đó, người học đang học tập tại trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và thực tế lâm sàng. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Y tế cộng đồng là môn học chuyên môn ngành nghề cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cộng đồng, cách nhận điịnh chẩn đoán cộng đồng cách lập kế hoạch can thiệp về y tế để giải quyết các vấn đề sức khỏe, các sổ sách báo cáo tại cộng đồng. Đồng thời giúp người học hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong học tập và thực hành Nghề. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được khái niệm chẩn đoán cộng đồng so sánh các đặc điểm khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng. A2. Trình bày được các vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để viết kế hoạch hoat động y tế xã. A3.Trình bày được cách đánh giá các hoạt động y tế cơ sở 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được các biện pháp cơ bản nhằm thực hiện được cacscan thiệp để hỗ trợ và giải quyết vấn đề sức khỏe tại cộng đồng B2. Vận dụng kiến thức đã học vào công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. C2. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác y tế tại cộng đồng 5. Nội dung của môn học
- 5.1. Chƣơng trình khung THỜI GIAN HỌC TẬP (GIỜ) Trong đó Số Mã môn Thực hành/ TÊN MÔN HỌC tín Tổng học thực tập/ Thi/ chỉ số Lý thí nghiệm/ Kiểm thuyết bài tập/thảo tra luận I Các môn học chung 11 210 85 112 13 210101 Chính trị 2 30 22 6 2 210102 Ngoại ngữ 3 60 30 28 2 210103 Tin học 1 30 0 28 2 210104 Giáo dục thể chất 1 30 3 24 3 210105 Giáo dục QP- An ninh 3 45 19 23 3 210106 Pháp luật 1 15 11 3 1 II Các môn học chuyên môn 82 2.130 572 1479 79 II.1 Môn học cơ sở 14 240 142 82 16 210107 Giải phẫu – Sinh lý 5 90 58 26 6 210108 Vi sinh – Ký sinh trùng 2 30 28 0 2 210109 Dược lý 4 60 28 28 4 Điều dưỡng cơ bản – Kỹ 3 60 28 28 4 210110 thuật điều dưỡng II.2 Môn học chuyên môn 55 1.635 308 1277 50 210111 Lâm sàng KTĐD 2 90 86 4 210112 Bệnh Nội khoa 5 75 40 32 3 210113 Bệnh Ngoại khoa 4 60 34 23 3 210114 Sức khỏe trẻ em 5 75 54 18 3 210115 Sức khỏe sinh sản 5 90 50 36 4 210116 Bệnh truyền nhiễm, xã hội 5 75 72 3 210117 Y học cổ truyền 3 60 29 26 5
- 210118 Phục hồi chức năng 2 30 29 0 1 210119 Lâm sàng BH Nội V1 2 90 88 2 210120 Lâm sàng BH Ngoại V1 2 90 88 2 210121 Lâm sàng BH SKSS V1 2 90 88 2 210122 Lâm sàng BH SKTE V1 2 90 88 2 Lâm sàng BH Truyền 2 90 88 2 210123 nhiễm 210124 Lâm sàng BH Nội V2 2 90 88 2 210125 Lâm sàng BH Ngoại V2 2 90 88 2 210126 Lâm sàng BH SKSS V2 2 90 88 2 210127 Lâm sàng BH SKTE V2 2 90 88 2 210128 Lâm sàng Y học cổ truyền 2 90 88 2 210129 Thực hành nghề nghiệp 4 180 0 176 4 II.3 Môn học tự chọn 13 255 122 120 13 210130 Vệ sinh phòng bệnh 2 30 23 5 2 210131 Y tế cộng đồng 2 30 28 2 Kỹ năng giao tiếp và 3 45 28 14 3 210132 GDSK 210133 Tổ chức và quản lý y tế 2 30 28 0 2 Dinh dưỡng - Vệ sinh an 2 30 15 13 2 210134 toàn thực phẩm 210135 Thực tế cộng đồng 2 90 88 2 Tổng cộng 93 2.340 657 1591 92 5.2. Chƣơng trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành, thí tra nghiệm,
- thảo luận, bài tập 1 Bài 1. Chẩn đoán cộng đồng 3 3 2 Bài 2. Viết kế hoạch hoạt động y tế xã 3 3 3 Bài 3. Thực hiện kế hoạch y tế cơ sở 2 2 4 Bài 4. Đánh giá các hoạt động y tế cơ sở 2 2 5 Bài 5. Giám sát 3 3 6 Bài 6. Huy động sự tham gia của cộng 3 3 đồng 7 Bài 7. Làm việc theo nhóm 3 3 8 Bài 8. Sức khỏe gia đình 3 2 1 9 Bài 9. Thăm gia đình 2 2 10 Bài 10. Điều trị ngoại trú và chăm sóc 1 1 sức khỏe tại nhà 11 Bài 11. Quản lý sức khỏe cộng đồng 2 2 12 Bài 12. Các loại sổ sách báo cáo ở trạm y 4 3 1 tế cơ sở Tổng 30 28 0 2 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phƣơng tiện: Giáo trình, bài tập tình huống. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phƣơng pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
- + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phƣơng pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành k m theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Sơn La như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phƣơng pháp đánh giá Phƣơng pháp Phƣơng pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 19 giờ. Thuyết trình B1, B2, C1, C2 (sau khi học xong bài 8) Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 27 giờ Thuyết trình Bài tập B1, B2, (sau khi học xong bài 12) Kết thúc môn Viết Tự luận cải A1, A2, A3, 1 Sau 30 giờ học tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân.
- 8. Hƣớng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tƣợng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng Y sỹ đa khoa hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Sơn La. 8.2. Phƣơng pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với ngƣời dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đóng vai. + Hƣớng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với ngƣời học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2018), Thông tư số 54/2018/TT- BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội. [2] Bộ Y tế (2000), Chăm sóc Điều dưỡng tại cộng đồng tập I, II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội [3] Bộ Y tế (1998), Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội [4] Tổ chức Y tế thế giới (1981), Nhân viên y tế cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội -
- BÀI 1: CHẨN ĐOÁN CỘNG ĐỒNG GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về sự khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng.một số phương pháp sử dụng trong chẩn đoán cộng đồng.những chỉ số chính cần có để chẩn đoán cộng đồng.tiêu chẩn để xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào trong công tác y tế tại cộng đồng. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được sự khác biệt giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán lâm sàng. - Mô tả một số phương pháp sử dụng trong chẩn đoán cộng đồng. - Liệt kê được những chỉ số chính cần có để chẩn đoán cộng đồng. - Sử dụng các tiêu chẩn để xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên. Về kỹ năng: - Nhận định và xét được vấn đề sức khỏe ưu tiên và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên tại cộng đồng. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chủ động thực hiện được việc tự học, nghiên cứu trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng và thực tập nghề nghiệp. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 1
- + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có 2
- NỘI DUNG BÀI 1 1. Cộng đồng và chẩn đoán cộng đồng. 1.1. Định nghĩa cộng đồng. Cộng đồng là nhóm người chung sống trong những liên kết xã hội nhất định, có chung một số đặc điểm và quyền lợi dựa vào nhau để cùng phát triển, cộng đồng có thể nhỏ như một thôn, một xóm, một cụm dân cư đến những vùng rộng, lớn, những quốc gia đông đúc. 1.2. Chẩn đoán cộng đồng: - Khi phát hiện vấn đề sức khoẻ cho một cá nhân, người ta dùng cách chẩn đoán lâm sàng là chính. - Khi phát hiện vấn đề sức khoẻ cho một cộng đồng, người ta dùng cách chẩn đoán cộng đồng. Các đặc điểm khác biệt giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng. Sự khác nhau giữa chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cộng đồng. Chẩn đoán Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán cộng đồng Đặc điểm Đối tượng chẩn đoán Cá nhân người bệnh Cả cộng đồng Mục đích chẩn đoán Phát hiện bệnh tật Phát hiện các vấn đề sức khỏe Mỗi quan hệ CBYT và người bệnh Nhóm CBYT và cộng đồng Ai đến với ai Người bệnh đến với CBYT đến với cộng đồng CBYT Phương pháp chẩn Y học lâm sàng là chính Y học cộng đồng là chính đoán Dữ liệu chẩn đoán Các triệu chứng, kết quả Các chỉ số xét nghiệm Phương pháp giải Chữa bệnh Lựa chọn vấn đề ưu tiên để quyết can thiệp bằng các biện pháp thích hợp Kết quả Người bệnh khỏi, tàn phế Sức khỏe cộng đồng được cải hoặc tử vong thiện Tóm lại : Chẩn đoán cộng đồng là phát hiện các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng ấy 2. Các bƣớc chẩn đoán cộng đồng: Thường qua 3 bước, mỗi bước lại dùng phương pháp riêng. 3
- Bước 1: Thu thập các chỉ số. Bước 2: Xác định vấn đề sức khoẻ Bước 3: Lựa chọn vấn đề ưu tiên. 3. Cách thu thập chỉ số: Chỉ số là một đại lượng có thể đo lường được. Để thu thập chỉ số người ta thường dùng 3 nhóm phương pháp chính. 3.1. Nghiên cứu sổ sách, báo cáo. Các sổ sách, báo cáo thống kê của: - Trạm y tế, phòng khám bệnh viện. - Chính quyền xã, đội sản xuất. - Cấp trên. 3.2. Quan sát trực tiếp. - Dùng bản kiểm điểm để quan sát một sự vật, một địa điểm. Ví dụ: Tình trạng vệ sinh môi trường của các thôn ấp, chất lượng của các giếng nước ăn. - Khám sàng lọc để phát hiện những người có nguy cơ hoặc một bệnh tiềm ẩn. Ví dụ: + Dùng thước dây đo vòng cánh tay cho trẻ1-5 tuổi để phát hiện suy dinh dưỡng và nguy cơ suy dinh dưỡng. + Đo chiều cao cho thai phụ, phát hiện những người có chiều cao dưới 145cm để gửi tới khoa sản bệnh viện tuyến trên có nguy cơ đẻ khó. - Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và điều tra tỷ lệ mắc một bệnh nào đó trong cộng đồng. Ví dụ: Xét nghiệm giun đũa, sốt rét thiếu máu, nhiễm HIV. 3.3. Vấn đáp với cộng động. - Phỏng vấn các cá nhân, cá hộ gia đình, các cán bộ y tế, cán bộ quản lý. - Gửi bản câu hỏi viết sẵn thu thập các câu trả lời. Vì phải làm việc với số đông, hai phương pháp này đều phỉa chuẩn bị trước các “Bảng câu hỏi” và phỉa chọn ngẫu nhiên, xác định cỡ mẫu, sau đó phải sử lý các kết quả. Xác định cơ mẫu: Số cần điều tra Số mẫu sẽ lấy Tỷ lệ phần trăm 100 15 15% 200 20 10% 500 50 10% 4
- 1000 50 5% Bảng số ngẫu nhiên để chọn mẫu: (Nhắm mắt, chọn đầu bút vào bảng để tìm số đầu tiên, sau đó xác định các số sau theo một quãng cách). 1 2 5 9 2 7 5 5 3 2 5 3 0 8 9 1 1 1 0 2 7 2 0 7 3 6 3 1 0 4 6 3 4 1 4 2 8 4 2 5 9 6 8 5 2 4 5 6 8 6 8 2 2 1 8 3 3 0 5 7 6 0 6 9 7 6 8 1 0 1 8 4 5 7 0 8 0 6 6 5 6 1 5 9 2 4 6 2 3 2 4 5 0 5 1 1 9 4 8 2 0 3 9 2 6 7 0 8 9 5 4 1 2 7 2 9 9 8 7 8 3 0 3 0 8 4 7 0 7 4 7 0 6 8 7 2 2 8 8 1 5 0 5 2 7 5 9 0 3 5 4 4 3 4 1 1 7 3 3 2 2 1 4 8 3 8 0 8 6 7 9 5 3 2 4 3 6 1 1 1 5 1 8 2 2 8 9 7 8 5 0 5 9 5 1 5 0 6 1 5 8 3 4 6 6 0 6 8 0 4 0 5 9 3 0 1 7 2 1 3 9 7 2 6 6 0 9 1 3 9 7 3 6 6 5 8 3 7 7 5 0 2 1 6 1 4 4 6 0 3 2 7 5 1 2 6 4 0 2 5 7 6 8 5 0 9 7 0 4 3 3 2 5 8 5 5 6 5 4 7 3 5 7 3 1 9 0 7 9 8 4 7 0 8 9 5 3 6 8 3 0 4 9 9 3 0 9 9 3 4 1 3 9 7 2 8 2 7 7 9 6 1 0 4 1 7 6 6 6 6 6 6 8 4 4 5 0 0 7 7 8 1 9 6 0 3 8 3 8 7 9 1 8 9 9 6 5 6 9 7 4 9 9 6 4 8 9 5 4 7 6 4 7 2 8 8 9 0 0 5 5 9 2 4 3 2 0 9 6 6 7 1 6 6 6 9 0 3 5 8 2 0 0 0 2 1 4 9 8 5 5 3 8 0 6 5 5 3 4 7 9 7 1 5 2 3 4 7 7 7 1 6 1 4 6 1 2 5 1 3 4. Những chỉ số cần thu thập. Tuỳ theo tường trường hợp và mục tiêu cụ thể, cần thu thập các chỉ số khác nhau. những chỉ số này có thể rất nhiều, cần chọn lọc kỹ lưỡng vì không thể thu thập hết được. Có 4 loại chỉ số cần thu thập: 4.1 Chỉ số về dân số - Số dân trung bình, số dân theo giới và theo lứa tuổi(Quan trọng nhất là số trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có chồng từ 15-49 tuổi) 5
- - Tỷ suất tử vong thô, tỷ suất tử vong đặc trưng theo giới và theo lứa tuổi ( Quan trọng nhất là tỷ suất tử vong dưới 1 tuổi và tử vong mẹ) 4.2. Chỉ số về kinh tế, văn hoá, xã hội. - Phân bố nghề nghiệp trong xã. - Số người đủ ăn và thiếu ăn trong xã. - Thu nhập bình quân trên đầu người. - Bình quân ruộng vườn trên đầu người - Tỷ lệ gia đình có nghề phụ. - Tỷ lệ người mù chữ/ dân số và tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động. - Tỷ lệ gia đình có phương tiện truyền thông như Radio, tivi, báo chí. - Số gia đình lễ bái, cầu cúng khi có người ốm. 4.3. Chỉ số về sức khoẻ và bệnh tật . - 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. - 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất. - Số trường hợp trẻ dưới 5 tuổi mắc từng bệnh trong 10 bệnh tiêm chủng (Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan, thương hàn, tả, viêm não nhật bản). - Số trường hợp mắc các bệnh phải báo cáo lên trên (Tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não, cúm, viêm màng não, dịch hach, sốt rét, lậu, giang mai, viêm gan vi rút, mắt hột, nhiễm HIV). - Số trường hợp trẻ suy dinh dưõng . - Số trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500g. - Số phụ nữ có thai không tăng trọng đủ 9kg. 4.4. Chỉ số về phục vụ y tế. - Số cán bộ y tế các loại và người hành nghề y tế tư nhân. - Kinh phí y tế được cấp theo đầu dân. - Số người đến khám và mua thuốc của tư nhân. - Số lượt người được giáo dục sức khoẻ. - Số trường hợp đặt vòng tránh thai, hút điều hoà kinh nguyệt. - Số phụ nữ được khám thai đủ 3 lần và tiêm phòng uấn ván. - Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ 10 loại vắc xin. - Số sản phụ đẻ có và không có cán bộ chuyên môn hỗ trợ. - Số gia đình có nước sạch và hố xí hợp vệ sinh. 5. Xác định vấn đề sức khoẻ. Sau khi đã có các chỉ số, cần sử dụng các chỉ số này để phán đoán và xác định các vấn đề sức khoẻ. Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn. 6
- Người ta khảng định rằng. “ Có vấn đề sức khoẻ” bằng cách đối chiếu vấn đề ấy với 4 tiêu chuẩn sau (dùng thang điểm để đo cho điểm từng tiêu chuẩn): Tiêu chuẩn để xác định vấn đề sức khoẻ Điểm Các chỉ số biểu hiện vấn đề ấy đã quá mức bình thường Cộng đồng đã biết tên của vấn đề áy và đã có phản ứng rõ ràng. Đã có dự kiến của nhiều ban, ngành, đoàn thể. Ngoài cán bộ Y tế trong công đồng đã có một nhóm người khá thông thạo về vấn đề đó. Cộng : - Cách cho điểm: + 3 điểm: Rất rõ ràng; 1 điểm: Có thể không rõ ràng lắm ; + 2 điểm: Rõ ràng; 0 điểm: Không rõ, không có; - Cách nhận định kết quả: + Từ 9-12 điểm: Có vấn đề sức khoẻ ấy trong cộng đồng. + Dưới 9 điểm: Vấn đề sức khỏe chưa rõ. 6. Lựa chọn ƣu tiên. Sau khi xác định các vấn đề sức khoẻ, có thể thấy trong cộng đồng tồn tại nhiều vấn đề sức khoẻ. Lúc này bạn phải lựa chon ưu tiên, vì không thể coi các vấn đề như nhau và không thể giải quyết ngay mọi vấn đề được. Để lựa chon ưu tiên, người ta cũng sử dụng một bảng điểm để cân nhắc từng tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn để xét ưu tiên Điểm Mức độ phổ biến của vấn đề Gây tác hại lớn (Tử vong, tàn phế, tổn hại kinh tế, xã hội) Ảnh hưởng đến lớp người khó khăn Đã có kỹ thuật phương tiện giải quyết. Kinh phí chấp nhận được. Cộng đồng sãn sàng tham gia giải quyết Cộng : - Cách cho điểm: 7
- Như phần xác định các vấn đề sức khoẻ (4 mức độ: 3 điểm, 2 điểm, 1 diểm, 0 điểm ) - Cách nhận định kết quả: Cộng dồn điểm của từng vấn đề, xét và giải quyết ưu tiên từ vấn đề đó có điểm cao đến các vấn đề có điểm thấp. 7. Xác định vấn đề ƣu tiên dựa trên hệ thống phân loại ƣu tiên cơ bản. (BPRS: Basic Priority Rating System) Đây là cách xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên có cơ sở khoa học vững chắc thông qua việc cân nhắc các yếu tố A, B, c, biểu diễn bởi công thức sau: BPRS = (A + 2B) * C. Trong đó: - Yếu tố A: Diện tác động của vấn để sức khỏe - Yếụ tố B: Mức độ trầm trọng của vấn đề. - Yếu tố C: Hiệu quả của chương trình can thiệp 8. Phƣơng pháp phân tích một vấn đề sức khỏe 8.1. Vẽ cây căn nguyên theo sơ đồ xƣơng cá Dựa vằo những sổ liệu cụ thể; kết hợp Với kinh nghiệm cá nhân và cách làm việc theo nhóm có thể vẽ cây cân nguyên cho một vấn đề. Sơ đồ xương cá cho thấy mối quan hệ giữa hậu quả (vấn đề tồn tại) với các nhóm nguyên nhân độc lập. Trong mỗi nhóm nguyên nhân có các nguyên nhân hoàn toàn độc lập hoặc quan hệ lẫn nhau qua tác động âm tính hoặc dương tính. Ví dụ: Về cây căn nguyên dẫn đến tình trạng các trạm ỵ tế xã ít bệnh nhân đến khám chữa bệnh của tỉnh A .Trong sơ đổ này, cần chú ý là có nhiều nguyên nhân khi đã nêu ra phải lượng hoá bằng các chỉ số để tránh các nhận định chung chung, thiếu căn cứ. Vì vậy, cần phải sử dụng tối đa các nguồn số liệu từ hệ thống báo cáo hiện nay để có bằng chứng khi đưa ra các nhận định cũng như quyết định: Khi nói trạm y tế xã thiếu trang thiết bị, phải lượng hoá từ “thiếu” bằng chỉ số: Tỷ lệ trạm có đủ trang thiết bị. Có những nguyên nhân khó có thể lượng hoá trực tiếp như: Dân chưa tin, thái độ kém, kỷ luật lao động kém... thường phải qua các cuộc điều tra nghiên cứu mới đưa ra nhận định. 8.2. Cách phân tích nguyên nhân bằng kỹ thuật đặt câu hỏi "Nhƣng vì sao vậy?" Trước khi bước vào phân tích các nguyên nhân, ta đều biết không thể giải quyết mọi nguyên nhân có thể can thiệp được Để làm được kỹ thuật này cần Nêủ rõ hệ thống phân loại ưu tiên cơ bản (BPRS). Từ vấn đề xác định được, đặt câu hỏi "Nhưng tại sao vậy" hoặc "Tại sao" lại dẫn đến vấn đề này? Sau câu hỏi đầu, ta có một sô' câu trả lời. Chọn trong sộ các câu trả lời những lý do có thể can thiệp được, rồi đặl câu hỏi tiếp "Tại sao". Còn những câu trả lòi không đưa ra được lý do giải quyết được ngay hãy tạm thời gác lại. Cứ tiếp tục đặt các câu hỏi "Tại sao" cho các câu trả lời sau được chọn cuối cùng sẽ tìm được công việc cần làm hay giải pháp cần can thiệp đổ đưa vào bản kế hoạch hành động. Ví dụ sử dụng cây căn nguyên và kỹ thuật "Nhưng tại sao" phân tích nguyên nhân dẫn đến "Tỷ lệ nhiễm HIV tăng" 8
- Nếu ở một cơ sở y tế tạm thời dừng ở lần thứ 2 đặt câu hỏi "tại sao" và gác lại các nguyên nhân không trong phạm vi trách nhiệm của ngành y hoặc điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất chưa cho phép xét nghiệm máu cho tất cả các bà mẹ có thai xem có nhiễm HIV không. Cần tìm được các số liệu minh họa, chứng minh cho nhận định trên từ hộ thống thông tin, báo cáo. Một khi có số liệu minh họa, việc đặt mục tiêu sẽ cụ thể hơn, dễ dàng hơn và nhất lâ khả thi hơn. Ngành y tế không tác động được (gác lại không phân tích). Sau khi phân tích có thể liệt kê được những việc cần thực hiệp để giảm nhiễm HIV trong cộng đồng là: - Cung cấp bao cao su rộng rãi qua tiếp cận xẵ hội. - Tổ chức nói chuyện tại địa phương, đãng tái các chương trinh về tình dục an toàn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Đào tạo cán Bộ Y tế để có đủ cán bộ có thể xét nghiệm tìm HIV trước khi trúyền máu. - Tăng nguồn kinh phí để làm các xét nghiệm và phân bố lại ngân sách sách, ưu tiên cho xét nghiệm HlV ở các cơ sở truyền máu. - Khi đưa những vấn đề trên vào kế hoạch hành động năm tới, chúng ta đã hi vọng gịảm nguy cơ nhiễm HIV. Kỹ thuật "Nhưng tại sao" này được sử dụng trong nhiều tình huống khác, có thể tới ,5*6 tầng đặt câu hỏi "Tại sao". : Không phải lủc nào cũng cần phân tích vấn đề tổn tại bằng vẽ cây căn nguyên hay dùng kỹ thuật "Nhưng tại sao" như trên, cách làm trên tập tho người quản ly cách xem xét, tìm hiểu một vấn đề cặn kẽ trước khi đưa ra quyết định. Việc phối hợp sử dụng số liệu thống kê báo cáo cũng như các bằng chứng thực tế khác với cách phân tích trên sẽ làm cho người quản lý có thêm công cụ khoa học, góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực y tế. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng - Đinh Quốc Khánh
89 p | 775 | 158
-
Tổ chức quản lý và chính sách y tế part 1
22 p | 566 | 120
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 2
9 p | 340 | 78
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 4
9 p | 326 | 62
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 3
9 p | 236 | 57
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 5
9 p | 263 | 53
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 6
9 p | 233 | 52
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 7
9 p | 268 | 50
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 8
9 p | 206 | 46
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 10
8 p | 230 | 41
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng part 9
9 p | 201 | 41
-
Giáo trình điều dưỡng cộng đồng - ThS. Trần Văn Long
224 p | 92 | 16
-
Giáo trình Y tế cộng đồng - Trường TC Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
60 p | 129 | 11
-
Giáo trình Y tế cộng đồng - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
57 p | 11 | 4
-
Giáo trình Y tế cộng đồng (Nghề: Y sỹ đa khoa) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
108 p | 17 | 4
-
Giáo trình Điều dưỡng cộng đồng (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
93 p | 10 | 3
-
Giáo trình môn học Y tế cộng đồng - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
57 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn