GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN
lượt xem 40
download
1.1. Khái niệm văn bản * Khái niệm văn bản theo nghĩa hẹp Văn bản là các tài liệu, giấy tờ…được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp (hay còn gọi là tổ chức). Bao gồm các chỉ thị, thông tư, nghị quyết, nghị định, đề án công tác, báo cáo, đơn từ…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN
- MÔN: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VĂN BẢN GIẢNG VIÊN NGUYỄN TRUNG TÍN 1
- 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN BẢN • 1.1. Khái niệm văn bản * Khái niệm văn bản theo nghĩa hẹp Văn bản là các tài liệu, giấy tờ…được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp (hay còn gọi là tổ chức). Bao gồm các chỉ thị, thông tư, nghị quyết, nghị định, đề án công tác, báo cáo, đơn từ… 2
- * Khái niệm văn bản theo nghĩa rộng • Văn bản là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay ghi bằng ngôn ngữ. Ví dụ bia đá, câu đối, chúc thư, tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa học kỹ thuật, công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm…ở các cơ quan doanh nghiệp. 3
- 1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước • Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 4
- • Các văn bản hình thành trong quản lý là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lý của các cơ quan. 5
- • Văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với cấp dưới. Đó là hình thức cụ thể hóa pháp luật; là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý của nhà nước. 6
- 1.2.1. Nhìn chung các văn bản quản lý thường mang một số yếu tố nổi bật sau đây trong nội dung của chúng • - Yếutố pháp lý; • - Yếu tố quản lý lãnh đạo; • - Yếu tố kinh tế - xã hội; • - Yếu tố văn hóa – lịch sử. 7
- 1.2.2. Phân biệt văn bản quản lý nhà nước và các loại tài liệu, văn bản khác • Một trong những đặc trưng nổi bật của văn bản quản lý là hiệu lực pháp lý của chúng trong quá trình quản lý nhà nước. • Các văn bản quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. • Văn bản quản lý nhà nước có thể thức riêng, được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự hình thành các văn bản quản lý nhà nước được thực hiện theo một quy trình xác định. 8
- 1.2.3. Căn cứ vào chức năng của văn bản pháp quy trong quản lý nhà nước, người ta còn chia ra hai loại văn bản: • - Văn bản quy phạm pháp luật: • Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chứa đựng các quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và được lặp đi lặp lại nhiều lần, áp dụng trên quy mô toàn quốc hoặc từng địa phương. 9
- • - Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật) • Chỉ chứa đựng các quy tắc xử sự riêng do cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể…. 10
- 1.2.4. Hình thức • Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. • Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, nghị quyết. • Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: Lệnh, Quyết định. • Văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị quyết, Nghị định; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng. 11
- • Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Quyết định, chỉ thị, thông tư. • Văn bản do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 12
- • Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức chính • Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành nghị quyết và quyết định, chỉ thị để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 13
- 1.3. Văn bản hành chính • 1.3.1.Khái niệm • Văn bản hành chính được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp hay các tổ chức nhằm trao đổi, truyền đạt các thông tin từ tổ chức này sang tổ chức khác hay trong nội bộ, đề ra các yêu cầu, phục vụ các quan hệ giao dịch, trao đổi công tác, phối hợp với nhau cùng giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức. 14
- • Văn bản hành chính vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. 15
- Hệ thống văn bản hành chính bao gồm các loại: - Văn bản hành chính cá biệt; - Văn bản hành chính thông thường có tên gọi; - Văn bản hành chính thông thường không có tên gọi. 16
- 1.3.2. Hình thức * Văn bản hành chính thông thường có tên gọi: • - Thông báo: là loại văn bản dùng để thông tin về những nội dung và kết quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hoặc truyền đạt kịp thời các văn bản pháp quy quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền tới các đối tượng liên quan. 17
- • - Thông cáo: là loại văn bản dùng để công bố một sự kiện quan trọng về đối nội, đối ngoại của của Quốc hội, hoặc Chính phủ, đôi khi còn được dùng để công bố một quyết định, chỉ thị, quan trọng có tính mệnh lệnh. 18
- • - Chương trình: Là hình thức văn bản dùng để trình bày dự kiến về những hoạt động trong một thời gian nhất định. • - Kế hoạch công tác (đề án công tác): Là hình thức văn bản nhằm trình bày có hệ thống dự kiến về một công việc trong một thời gian nhất định 19
- • - Tờ trình: là loại văn bản chủ yếu để đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên phê chuẩn về một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một công trình xây dựng, một chính sách, chế độ…và chỉ khi có sự phê chuẩn của cấp trên thì cơ quan trình báo mới được tiến hành triển khai nội dung đã trình. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhập môn Công nghệ phần mềm - Phần I Giới thiệu chung về CNPM
115 p | 315 | 120
-
Giới thiệu chung về ngôn ngữ lập trình Java
11 p | 297 | 119
-
Tài liệu HTTP tiếng Việt
72 p | 188 | 47
-
Bài giảng công nghệ CAD/CAM: Chương 5: PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM TRONG CAD
10 p | 194 | 39
-
Công nghệ phần mềm - Chương 1: Giới thiệu về công nghệ phần mềm
15 p | 123 | 29
-
Quản lý các mạng Windows dùng script - Phần 3: Hiểu về WMI
15 p | 140 | 18
-
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ E-LEARNING VÀ ADOBE PRESENT
49 p | 106 | 16
-
Bài giảng Công nghệ phần mềm: Chương 5 - ThS. Dương Thành Phết
48 p | 75 | 9
-
Bài giảng Công cụ thiết kế đồ họa: Chương 1 - Nguyễn Thị Mỹ Dung
17 p | 50 | 9
-
Một số điều cần biết về quá trình Sysprep trên Windows 7 – P.1
8 p | 157 | 9
-
Hướng dẫn về PKI – Khắc phục sự cố
15 p | 108 | 7
-
GroupWise sang Exchange 2007 – Phần 3: Khả năng cộng tác và chuyển đổi
18 p | 90 | 7
-
Thiết lập quyền tác giả trong WordPress
4 p | 82 | 6
-
Bài giảng Tin học đại cương: Chương 4a - Soạn thảo văn bản với Microsoft Word
38 p | 127 | 5
-
Giới thiệu về AppLocker – Phần 3
8 p | 103 | 4
-
Công ty Cổ phần Công nghệ Hinet Việt Nam
52 p | 142 | 3
-
Bài giảng Tin học đại cương: Chương 4 - ThS. Trần Thị Bích Phượng
55 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn