intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu phương pháp xác định vị trí dừng của nguồn Ir192 trong ống dẫn nguồn nhựa 6F trong lập kế hoạch xạ trị áp sát dưới hướng dẫn của ảnh MRI

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu phương pháp xác định vị trí dừng của nguồn phóng xạ Ir192 trong ống dẫn nguồn nhựa 6F trong lập kế hoạch xạ trị áp sát ung thư phụ khoa sử dụng bộ áp Utrecht kết hợp xuyên mô chu cung dưới hướng dẫn của ảnh cộng hưởng từ - MRI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu phương pháp xác định vị trí dừng của nguồn Ir192 trong ống dẫn nguồn nhựa 6F trong lập kế hoạch xạ trị áp sát dưới hướng dẫn của ảnh MRI

  1. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ DỪNG CỦA NGUỒN IR192 TRONG ỐNG DẪN NGUỒN NHỰA 6F TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ ÁP SÁT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA ẢNH MRI NGUYỄN VĂN PHÁP1, NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG1 Mục đích: Giới thiệu phương pháp xác định vị trí dừng của nguồn phóng xạ Ir 192 trong ống dẫn nguồn nhựa 6F trong lập kế hoạch xạ trị áp sát ung thư phụ khoa sử dụng bộ áp Utrecht kết hợp xuyên mô chu cung dưới hướng dẫn của ảnh cộng hưởng từ - MRI. Đối tượng và phương pháp: Phantom được đổ đầy dung dịch gồm Agar (3%) và bột CuSO 4 (1g/L). Bộ áp Utrecht và ống nhựa 6F được cố định trong phantom. So sánh và đối chiếu ảnh CT và MRI của ống dẫn 6F với nhau để đưa ra khoảng cách từ đầu típ có thể nhận diện được trên ảnh MRI của ống 6F đến vị trí dừng xa nhất có thể của nguồn. Kết quả: Hình ảnh MRI xung T1 và T2 3D có thể dùng để xác định vị trí dừng của nguồn. Khoảng cách 5mm từ vị trí đỉnh típ có thể nhận diện được trên ảnh MRI xung T1 và T2 đến vị trí dừng xa nhất có thể của nguồn trong ống 6F được áp dụng trong lập kế hoạch điều trị. Phương pháp tái tạo ống dẫn 6F dựa trên độ sâu đâm xuyên của ống trong mô phát huy tính khả thi trong trường hợp khó tái tạo ống 6F trên ảnh MRI. Kết luận: Để đảm bảo chất lượng điều trị trong xạ trị áp sát dưới hướng dẫn của MRI thì việc xác định chính xác vị trí điểm dừng của nguồn (thông qua xác định vị trí đầu tip của ống dẫn nguồn 6F) là rất quan trọng. Vị trí dừng của nguồn có thể được xác định trên ảnh MRI xung T1 hoặc T2. Ngoài ra, độ sâu đâm xuyên của ống dẫn 6F cũng được sử dụng để tái tạo vị trí dừng của nguồn trong ống dẫn 6F khi lập kế hoạch điều trị. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta có thể linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp trên. ABSTRACT Purpose: An introduction to the method of defining the dwell position of the radioactive source Ir 192 in the plastic catheter 6F for the treatment planning of image-guided intracavitary-interstitial brachytherapy. Material and methods: Utrecht applicator and implant needles were placed on a phantom filled with the liquid of Agar (3%) and CuSO4. CT scanned images and MRI scanned images (T1-weighted and T2-weighted) of this phantom were fused to figure out the position of the most distal dwell position of the source in the tube on MRI images. Results: T2 and T1-weighted MRI images could be used to position the location of the first dwell position of the source in the plastic tube. A distance of 5mm from the recognizable tip of the 6F needle to the most distal dwell position of the source on T2 and T1-weighted MRI images is accepted and applied on clinical. The method of reconstructing the dwell positions based on measuring the implanted part of the tube 6F was useful when T2 and T1-weighted images could not be used. Conclusions: It is essential to define exactly the dwell position of source for planning in order to ensure the treatment quality of MRI-guided brachytherapy.In terms of implant plastic tube 6F, T1 and T2-weighted MRI images could be used to position the first dwell position. Additionally, the implant depth of the tube inside the patient body could be utilized for this work. Depending on each clinical case, the combination of these ways should be flexibly used. ĐẶT VẤN ĐỀ thư cổ tử cung. Cụ thể, xạ trị ngoài kết hợp xạ trị trong được chứng minh làm tăng khả năng kiểm Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ soát khối u, tăng sống còn toàn bộ cũng như chất ba ở phụ nữ trên thế giới[6]. Phẫu trị, hóa trị kết hợp lượng sống của bệnh nhân[1]. xạ trị được coi là phương pháp điều trị tối ưu ung 1 Kỹ sư Vật lý - Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 249
  2. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Xạ trị áp sát được đưa vào sử dụng từ năm nhựa 6F đi kèm, do hạn chế về marker dùng cho 1901. Xạ trị áp sát ung thư cổ tử cung truyền thống chụp MRI nên khó có thể xác định chính xác vị trí dựa trên hình ảnh X - quang[2]. Tuy nhiên, cùng với dừng của nguồn trong ống khi tái tạo bộ áp. Vì vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhu cầu về trước khi được áp dụng trong lâm sàng, cần đưa ra việc nâng cao chất lượng điều trị, xạ trị áp sát dưới quy chuẩn, phương pháp để xác định vị trí dừng của hướng dẫn hình ảnh 3D (CT hoặc MRI) ngày càng nguồn trong ống dẫn nguồn nhựa trên hình ảnh MRI. trở nên phổ biến và dần thay thế phương pháp PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH truyền thống mà trong đó MRI là tiêu chuẩn vàng nhờ sự tương phản mô lành và mô bướu tốt hơn Ống dẫn nguồn nhựa 6F có thể được nhận diện CT[4]. Sử dụng hình ảnh 3D trong điều trị xạ trị áp sát rất rõ trên ảnh CT nhờ vào marker. Chúng tôi tiến ung thư cổ tử cung không chỉ giúp tối ưu hóa liều hành chụp ảnh CT và MRI của ống dẫn 6F trong môi vào bướu tốt hơn mà còn giúp kiểm soát liều tới cơ trường tương đương mô, sau đó so sánh, đối chiếu quan lành xung quanh (bàng quang, trực tràng, ruột hai hình ảnh với nhau để đưa ra giá trị offset – non, đại tràng sigma…)[3]. khoảng cách từ đầu típ của ống 6F đến vị trí dừng xa nhất có thể trên ảnh MRI xung T1 và T2 3D. Ngoài yêu cầu vẽ contour chính xác thể tích xạ và các cơ quan lành, việc tính toán liều tới các cơ Chuẩn bị bộ áp quan còn yêu cầu tái tạo chính xác hình dạng bộ áp Bộ áp Utrecht gồm: Hai cây ovoid, một cây và vị trí dừng của nguồn. Sai lệch trong quá trình này sẽ ảnh hưởng tới việc phân bố và đánh giá liều tandem 30 độ, marker nước dùng khi chụp MRI và lượng tới khối bướu và các cơ quan lành, do vậy marker dùng khi chụp CT. quá trình tái tạo bộ áp và xác định vị trí dừng của Ống dẫn nhựa 6F: Chiều dài 29.4cm, khoảng nguồn cần được đặc biệt chú ý khi thực hiện xạ trị cách từ đầu típ đến vị trí dừng xa nhất có thể là áp sát dưới hướng dẫn hình ảnh[5]. 6mm, theo số liệu của nhà sản xuất. Marker dùng khi chụp CT. Mỗi loại hình ảnh đều có ưu nhược điểm riêng. Ảnh CT cho hình ảnh rõ nét của bộ áp, tuy nhiên khó Chuẩn bị phantom phân biệt được chính xác giới hạn của các cơ quan và xâm lấn của khối u. Ảnh MRI cho hình ảnh rõ nét Phantom có thiết kế để cố định chặt bộ áp. của bướu còn sót lại, vùng xám, ranh giới các cơ Dung dịch môi trường gồm: Agar (3%), CuSO4 quan, tuy nhiên lại gây khó khăn trong việc tái tạo (1g/L) và nước nóng khoảng 70 độ C. Sau khi đổ chính xác bộ áp, từ đó khó xác định chính xác vị trí dung dịch vào trong phantom, phantom được để dừng có thể của nguồn, nhất là đối với các dụng cụ nguội trong khoảng 1 ngày để dung dịch đông cứng dẫn nguồn mà không có các dụng cụ đánh dấu lại dưới dạng thạch. Phantom được cố định trên một (marker) đi kèm. bàn gỗ phẳng. Tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, hiện đang triển khai kĩ thuật xạ trị áp sát suất liều cao cho ung thư cổ tử cung sử dụng nguồn 192Ir và bộ dụng cụ Fletcher và Utrecht dưới hướng dẫn của hình ảnh CT hoặc MRI. Bộ áp Utrecht có thể gắn thêm các ống dẫn nguồn nhựa 6F trong trường hợp khối u lớn hoặc có xâm lấn. Tại khoa Xạ trị, xạ trị trong hốc kết hợp xuyên mô chu cung sử dụng bộ áp Utrecht dưới hướng dẫn của ảnh MRI được chỉ định sử dụng cho bệnh Hình 1. Phantom chứa bộ áp và dung dịch nhân sau xạ trị ngoài còn thể tích u lớn, có xâm lấn tương đương mô chu cung, bàng quang hay trực tràng. Bộ áp Utrecht có thể được tái tạo bằng hai cách: Quy trình chụp (1) Sử dụng thư viện bộ áp có sẵn trong phần Phantom được đem chụp CT và MRI. Máy CT mềm lập kế hoạch điều trị. Kĩ sư tính liều sẽ điều mô phỏng GE 16 lát cắt. Ảnh CT có độ dày lát cắt chỉnh sao cho bộ áp tái tạo được đặt đúng vị trí trên 1,25mm. Máy chụp MRI 3T của hãng Siemen. Ảnh hình ảnh. MRI: Chụp xung T13D độ dày lát cắt 1.5mm, xung T2 3D độ dày lát cắt 1.5mm. (2): Dựa trên ống đánh dấu nguồn bằng nước trong bộ áp để dựng lại vị trí dừng của nguồn bằng cách vẽ lại bằng tay. Đối với ống dẫn nguồn bằng 250 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  3. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Kiểm tra trên phim radiochromic ống. Vì vậy, trong lập kế hoạch điều trị, chúng tôi cố gắng tìm ra đầu típ và khoảng cách đến vị trí dừng Ngoài ảnh CT và ảnh MRI, chúng tôi tiến hành nguồn xa nhất có thể trong ống 6F. kiểm tra vị trí của ống dẫn nguồn nhựa 6F trên phim radiochromic nhằm so sánh với thông số đưa ra của Lý tưởng nhất là Kỹ sư sẽ tái tái tạo bộ áp và nhà sản xuất. Theo khuyến cáo, mặc dù tài liệu tính liều trên MRI xung T2. Tuy nhiên, trong một số hướng dẫn của hãng đã cung cấp các thông số của trường hợp, khi ống dẫn nguồn nhựa xuyên vào các thiết bị, chúng vẫn cần được kiểm tra trước khi vùng mô có mật độ không đồng đều, ví dụ như vùng đưa vào sử dụng trong lâm sàng. Sử dụng một tấm mô có nhiều mạch máu hoặc kim đâm vào tạng rỗng phim radiochromic, cố định ống dẫn nguồn nhựa 6F chứa không khí khiến cho việc nhận diện đầu típ khó trên tấm phim. Cài đặt trên máy tính điều khiển để khăn, việc sử dụng ảnh MRI xung T1 được coi là nguồn dừng tại vị trí xa nhất có thể theo hướng dẫn phương pháp hỗ trợ khả thi. của nhà sản xuất. Tái tạo lại vị trí dừng của nguồn trên ảnh MRI KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN xung T2 Kiểm tra trên phim radiochromic Hai ảnh CT và MRI xung T2 của phantom được chồng lên nhau dựa trên các điểm mốc cố định. Theo hướng dẫn sử dụng của ống dẫn nguồn Đối chiếu từ ảnh CT sang ảnh MRI, từ đó đưa ra nhựa 6F, khoảng cách từ đầu típ ống đến vị trí dừng khoảng cách từ đầu típ có thể nhận diện được trên xa nhất có thể là 6mm. ảnh MRI thì T2 tới điểm trung tâm của điểm marker Trên phim radiochromic, khoảng cách từ tâm xa nhất. Khoảng cách đo được là 5mm. Số liệu này vệt đen đầu tiên đến đầu típ đo được là 6mm. Như phù hợp với thực tế rằng bề dày của đỉnh típ vậy ống dẫn nguồn nhựa thực tế tại cơ sở đúng với là 1mm. số liệu mà nhà sản xuất đã cung cấp. Ngoài ra, trên ảnh CT của phantom, có thể nhìn thấy rất rõ đầu típ của ống dẫn nguồn và hình ảnh của marker trong lòng ống. Điểm marker đầu tiên là điểm dừng nguồn xa nhất có thể của ống dẫn nguồn. Tiến hành đo khoảng cách từ đầu típ tới vị trí trung tâm của điểm marker đầu tiên. Kích thước đo được là 6.5mm, phù hợp với số liệu của nhà sản xuất (sai số < 1mm). Như vậy, vị trí của marker trên ảnh CT chính là vị trí dừng xa nhất của nguồn trong thực tế. Hình 3. Fusion ảnh CT và ảnh MRI thì T2 của phantom Hình 2. Phim radiochromic Tái tạo lại vị trí dừng của nguồn trên ảnh MRI Khi lập kế hoạch điều trị, Bác sĩ sẽ vẽ thể tích bướu và mô lành trên MRI xung T2 vì sự tương phản mô bướu và mô lành rõ hơn. Đối với ống dẫn nguồn nhựa 6F, phần mềm Oncentra không cung cấp thư viện bộ áp, vì vậy, kỹ sư phải tái tạo bằng tay. Vị trí xa nhất của nguồn trong ống 6F được định Hình 4. Xác định đầu típ của ống 6F trên ảnh MRI vị dựa trên khoảng cách từ điểm này đến đầu típ của thì T2 của bệnh nhân TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 251
  4. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Khi lập kế hoạch, điểm tái tạo đầu tiên được Phần mềm Oncentra phiên bản 4.5.2 cho phép xác định như trên hình. Giá trị offset là - 5mm. ảnh fusion tự động hoặc Kỹ sư fusion bằng tay. Chúng tôi nhận thấy rằng, chồng ảnh tự động có ưu Tái tạo vị trí dừng của nguồn dựa trên ảnh MRI thế hơn hẳn chồng ảnh bằng tay cả về độ chính xác thì T1 và thời gian thao tác. Sau khi chồng ảnh, kĩ sư cần Đối với ảnh MRI xung T1, hình ảnh của ống 6F kiểm tra lại độ trùng khớp của hai tệp hình ảnh, dựa hiện lên rất rõ, tuy nhiên phần típ ống có phần bóng trên các điểm mốc dễ nhận diện trên bộ áp. đen bị loe, chúng tôi cố gắng nhận diện đường biên khi màu ảnh bắt đầu bị loe. Khoảng cách từ vị trí này Tái tạo vị trí dừng của nguồn dựa trên phương đến tâm marker đầu tiên đo được là 5mm. pháp đo khoảng cách Phương pháp xác định vị trí dừng của nguồn đơn thuần dựa trên ảnh MRI xung T1 hay T2 của bệnh nhân yêu cầu kỹ sư tính liều có kinh nghiệm trong việc nhận diện đỉnh típ. Việc này đặt ra thách thức đối với các cơ sở mới triển khai sử dụng. Tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, chúng tôi mới triển khai kỹ thuật mới này, Kỹ sư vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi sử dụng thêm phương pháp dùng độ sâu đâm xuyên của ống dẫn nguồn để đảm bảo chính xác nhất vị trí đầu típ nhằm hạn chế tối đa sai lệch. Ngoài ra, những trường hợp kim Hình 5. Fusion ảnh CT và ảnh MRI xung T1 của xuyên vào tạng rỗng có chứa khí, thì rất khó để nhận phantom ra được đầu típ, nên việc tính độ sâu của kim xuyên rất hữu ích trong trường hợp này. Trên ảnh MRI xung T2, bộ áp Utrecht được tái tạo dựa trên thư viện bộ áp có sẵn được cung cấp bởi nhà sản xuất. Việc tái tạo bộ áp dựa vào marker nước và hình dạng ovoid trên ảnh MRI, marker nước hiện lên rất rõ ràng, vì vậy việc tái tạo bộ áp Utrecht được thực hiện với độ chính xác cao. Trước khi tiến hành thủ thuật xuyên kim, kĩ sư tính liều sẽ đo trước độ dài ống dẫn. Sau khi thực hiện xong thủ thuật, độ sâu đâm xuyên (từ bề mặt ovoid đến đầu típ) được tính toán. Hình 6. Xác định đầu típ của ống 6F trên ảnh MRI thì T1 của bệnh nhân Khi lập kế hoạch điều trị dựa trên ảnh MRI thì T1, điểm tái tạo đầu tiên được xác định như trên hình, giá trị offset là -5mm. Trong thực tế, trên hình ảnh MRI xung T1, ống dẫn 6F được nhận diện tương đối dễ dàng hơn so với ảnh MRI xung T2. Fusion Hình 7. Tái tạo bộ áp Utrecht trên ảnh MRI và đo độ sâu đâm xuyên Đối với phương pháp tái tạo bộ áp dùng ảnh MRI xung T1, ảnh MRI xung T1 và xung T2 cần Dựa trên khoảng cách từ đầu típ đến bề mặt được fusion chính xác, mục đích để bộ áp trên hai ovoid đã tính được trên thực tế, vị trí đầu típ của ống hình ảnh MRI xung T1 và MRI xung T2 phải trùng dẫn nguồn nhựa trên ảnh MRI trong khi lập kế hoạch khớp nhau. Để làm được điều này, khi chụp phim được xác định dựa trên việc tái tạo lại độ sâu này. MRI xung T1 và T2, chúng tôi lấy cùng gốc tọa độ Phương pháp này vừa đảm bảo độ chính xác về mặt tâm và hướng chụp và độ dày lát cắt. hình ảnh cũng như được đảm bảo độ chính xác dựa 252 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  5. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ trên số liệu đo đạc và tính toán trên thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phương pháp này yêu cầu bộ áp Utrecht phải được 1. Cho, O., & Chun, M, et al, (2018), Management tái tạo một cách chính xác sử dụng bộ dữ liệu về for locally advanced cervical cancer: new trends kích thước và cấu hình của ống tandem và ovoid. and controversial issues. Radiation Oncology Thông số của các cây dẫn nguồn trong bộ thư viện Journal, 36(4), 254 - 264. phải được đối chiếu, kiểm tra với dụng cụ sử dụng trong thực tế để đảm bảo việc tái tạo được chính 2. Derks, K., Steenhuijsen, J., van den Berg, et al, xác. Tuy nhiên, vì ống dẫn làm bằng nhựa, mềm (2018), Impact of brachytherapy technique (2D nên khi đâm xuyên vào mô bệnh nhân có thể bị cong versus 3D) on outcome following radiotherapy of đi. Như vậy, việc áp dụng phương pháp đo khoảng cervical cancer. Journal of contemporary cách cần được xem xét đối với từng trường hợp brachytherapy, 10(1), 17 - 25. cụ thể. 3. Haie-Meder, C., Pötter, R., Van Limbergen, et al, KẾT LUẬN (2005). Recommendations from Gynaecological Tái tạo chính xác bộ áp và điểm dừng của (GYN) GEC-ESTRO Working Group☆ (I): nguồn khi lập kế hoạch xạ trị là một bước quan trọng concepts and terms in 3D image based 3D khi tiến hành xạ trị áp sát dưới hướng dẫn hình ảnh. treatment planning in cervix cancer Tại khoa Kỹ thuật Phóng xạ Bệnh viện Ung Bướu Đà brachytherapy with emphasis on MRI Nẵng, ảnh MRI xung T2 3D được dùng để vẽ assessment of GTV and CTV. Radiotherapy and contour. Ảnh MRI xung T1 và T2 3D được dùng phối Oncology, 74(3), 235 - 245. kết hợp để dựng lại bộ áp. 4. Hellebust, T. P, (2018), Place of modern imaging Bộ áp Utrecht được tái tạo sử dụng thư viện in brachytherapy planning. bộ áp của phần mềm lập kế hoạch Oncentra v.4.5.2. Cancer/Radiothérapie, 22(4), 326 - 333. Đối với ống dẫn nguồn nhựa 6F,bằng cách sử dụng 5. Hellebust, T. P., Kirisits, C., Berger, D, et al, phantom, giá trị offset bằng -5mm được chấp nhận (2010), Recommendations from Gynaecological trong khi lập kế hoạch điều trị khi nhận diện đỉnh típ (GYN) GEC-ESTRO Working Group: của ống bằng ảnh MRI xung T2 và T1. Tuy nhiên, Considerations and pitfalls in commissioning and trong thực tế, chúng tôi còn gặp khó khăn khi nhận applicator reconstruction in 3D image-based diện đỉnh típ, do mật độ mô trong cơ thể bệnh nhân treatment planning of cervix cancer không hoàn toàn đồng nhất. Ví dụ khi kim xuyên vào brachytherapy. Radiotherapy and Oncology, vùng mô có nhiều mạch máu hay vùng tạng rỗng. 96(2), 153 - 160. Ngoải ra, khi sử dụng ảnh MRI xung T1 để tái tạo ống dẫn nguồn nhựa, cần lưu ý đến sai số khi fusion 6. Sherris, J., Herdman, C., & Elias, C, (2001), hai tệp ảnh MRI. Vì vậy, chúng tôi thường sử dụng Cervical cancer in the developing world. The kết hợp hình ảnh MRI xung T1 và T2 cùng với Western journal of medicine, 175(4), 231 - 233. phương pháp tái tạo ống dẫn nguồn nhựa dựa trên độ sâu đâm xuyên. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 253
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2