intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang)" giới thiệu những tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại đình Vĩnh Tế là chứng nhân lịch sử phản ánh công lao của các bậc tiền nhân trong quá trình khai hoang lập ấp. Qua đó, ta càng hiểu thêm về lòng kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn của người dân miền Tây Nam Bộ đối với vị công thần Thoại Ngọc Hầu và các bậc tiên hiền đã có công mở cõi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu tư liệu Hán Nôm tại đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang)

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” AN OVERVIEW OF HAN-NOM SCRIPTS AT VINH TE TEMPLE IN CHAU DOC, AN GIANG PROVINCE. Abstract: Vinh Te temple is one of the ancient communal houses of An Giang province built in early 19th century, is a provincial architectural and artistic relic. The communal house still preserves many Han-Nom documents, including: imperial concubine, inter- parliament, worshiping deity, tablet, etc. dating from the reign of King Minh Mang and Tu Duc. Thanks to the skillful hands and talents of the workers through many restorations, Vinh Te communal house has shown the quintessence of the architectural style that is both imprinted with the art of the Nguyen Dynasty and the traditional style of Vietnam. Southern village family. The Han Nom documents stored at Vinh Te communal house are historical witnesses reflecting the merits of the ancestors in the process of reclamation and establishment of hamlets. From there, we understand more about the respect and admiration of the people of the Southwest region for the god Thoai Ngoc Hau from Han Nom documents. Keywords: Documents of Han Nom, Vinh Te Temple, Vinh Te, Thoai Ngoc Hau. GIỚI THIỆU TƯ LIỆU HÁN NÔM TẠI ĐÌNH THẦN VĨNH TẾ (CHÂU ĐỐC, AN GIANG) Trương Hoàng Hân, Võ Nhật Hào, Lê Văn Nhân, Trần Ngọc Khải, Trần Quốc Toàn, Nguyễn Minh Thông1 Tóm tắt: Đình thần Vĩnh Tế là một trong những ngôi đình xưa của tỉnh An Giang, được kiến lập đầu thế kỷ 19 và đến nay trải qua nhiều lần trùng tu, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Đình hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán Nôm bao gồm: hoành phi, liễn đối, tước thờ, bài vị… có từ thời vua Minh Mạng, Tự Đức. Nhờ bàn tay khéo léo, tài năng của những người thợ xây qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc đình Vĩnh Tế vừa thể hiện tinh hoa kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, vừa mang đậm phong cách truyền thống của đình làng Nam Bộ. Những tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại đình Vĩnh Tế là chứng nhân lịch sử phản ánh công lao của các bậc tiền nhân trong quá trình khai hoang lập ấp. Qua đó, ta càng hiểu thêm về lòng kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn của người dân miền Tây Nam Bộ đối với vị công thần Thoại Ngọc Hầu và các bậc tiên hiền đã có công mở cõi. Từ khóa: Tư liệu Hán Nôm, Đình thần Vĩnh Tế, Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu. 1 Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn (lớp DH22NV), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: nhan_dnv211142@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 136
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 1. Đặt vấn đề An Giang là vùng đất được cư dân Việt khai phá sau cùng ở Nam Bộ nhưng lại sớm giữ được vai trò và vị trí xung yếu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ thế kỷ 17, các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã chú trọng đến việc di dân, lập làng, lập ấp và công cuộc khai hoang mở cõi về phương Nam, mở rộng lãnh thổ đất nước. Trong công cuộc đó, chúng ta không thể không kể đến công lao đóng góp vô cùng to lớn của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Khi đến trấn thủ vùng đất An Giang, Thoại Ngọc Hầu đã tổ chức quy tụ dân binh trong việc khai hoang, mở cõi và đào hai con kênh lớn là Thoại Hà (Núi Sập – Rạch Giá) và kênh Vĩnh Tế (Châu Đốc – Hà Tiên). Thoại Ngọc Hầu sinh ngày 26 tháng 11 năm 1761 tại huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, nay là huyện Sơn Trà thành phố Đà Nẵng. Ông là một trong những danh tướng phò tá chúa Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn và được triều Nguyễn cử đi khai phá vùng đất An Giang. Ông có bà chánh thất phu nhân là bà Châu Thị Vĩnh Tế - người tỉnh Vĩnh Long, bà mất năm 1826 được phong là Nhàn Tĩnh Phu Nhân, an táng tại khu sơn lăng trên triền Núi Sam. Bà Trương Thị Miệt là người vợ thứ của ông, bà mất năm 1821, được phong là Diệc Phẩm Phu Nhân, cũng an táng tại khu lăng mộ này. Một số tài liệu khác cho biết ông còn có một người vợ ở quê tên Nguyễn Thị Hiền. Thoại Ngọc Hầu có công lớn trong quá trình khẩn hoang lập làng, mở mang vùng đất An Giang. Ông không chỉ được biết đến là danh tướng đồn thủ biên cương, chống giặc quấy nhiễu, bảo hộ Cao Miên chống lại quân Xiêm; mà còn được ca ngợi về thành tích doanh điền xuất sắc, ông đã để lại hai công trình có giá trị lớn cho nhân dân đó là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế. Vì những công lao to lớn như thế nên người dân An Giang nói chung và người dân Châu Đốc nói riêng đã lập nhiều đền thờ, đình, miếu các nơi để tỏ lòng kính trọng đối với đức ông Thoại Ngọc Hầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số tư liệu Hán Nôm tiêu biểu tại Đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc, An Giang), qua đó làm rõ vị trí của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong tâm thức của người đời sau. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu đình thần Vĩnh Tế Đình thần Vĩnh Tế là một trong những ngôi đình xưa của tỉnh An Giang, nằm trên thềm cao, lưng tựa vách núi, thuộc khóm Vĩnh Tây 1, phường núi Sam (Châu Đốc – An Giang), toạ lạc trên mảnh đất rộng 3700m2. Đình có hai chái, chái giữa đặt đòn dong ngang, chánh điện hình tứ trụ, nhà cối (kho) và nhà trù (bếp) hai bên cất đòn dong xuôi. Trong sân đình có thờ 4 ngôi miếu nhỏ (Bạch Mã Thái Giám, Sơn Quân, Ngũ Hành, Thần Nông). Bên trong chánh điện thờ bài vị Thoại Ngọc Hầu được vua Minh Mạng ban sắc phong năm Kỷ Sửu (1829), 2 bên có 4 nghi thờ, giữa đặt lỗ bộ, các cặp liễn đối được khắc trên những cây cột đình, phía trên là hoành phi. Đến năm 1939, đình được trùng tu lại khang trang hơn, các lễ cúng đình được Ban Quản trị lăng miếu núi Sam tổ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 137
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” chức chu đáo, trang nghiêm hằng năm nhằm thể hiện lòng thành kính của người dân nơi đây và mong muốn được thần linh phù hộ theo quan niệm dân gian. Ngày 21/05/2002, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã ra quyết định số 1249/QĐ – CT.UB xếp hạng đình Vĩnh Tế là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Ảnh 1. Bằng xếp hạng đình Vĩnh Tế Ảnh 2. Bia xếp hạng đình Vĩnh Tế là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2002. tỉnh năm 2002. 2.2. Tư liệu Hán Nôm tại Đình thần Vĩnh Tế Tư liệu Hán Nôm được lưu giữ tại đình thần Vĩnh Tế khá phong phú và đa dạng, bao gồm các cặp liễn đối, các bức hoành phi khắc chữ Hán và được bày trí trang trọng từ ngoài cổng đến bên trong chánh điện. Do dung lượng hạn chế của một bài báo khoa học, chúng tôi xin phép được chọn lọc, giới thiệu và phiên âm, dịch nghĩa một số tư liệu Hán Nôm trên các hoành phi, liễn đối, bàn thờ, miếu thờ điển hình về mặt hình thức lẫn nội dung. 2.2.1. Tư liệu Hán Nôm tại cổng đình Sau vài lần trùng tu, đình thần Vĩnh Tế hiện nay có quy mô khá rộng. Bên ngoài là cổng đình có dòng chữ Hán: 永濟祠門 (Vĩnh Tế Từ Môn), dịch là cửa đình Vĩnh Tế. Trên cột hai bên cổng có khắc cặp liễn đối sơn vàng trên nền đỏ. Trên mái cổng có phù điêu “Lưỡng long triều nhật” (hai con rồng quay về chầu mặt trời) được đắp bằng các mảnh sành sứ màu xanh. Hán tự:永濟祠門 Phiên âm: Vĩnh Tế từ môn Dịch nghĩa: Cửa đình Vĩnh Tế Ảnh 3. Cổng đình thần Vĩnh Tế. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 138
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Liễn đối được hiểu là những tấm vải hoặc giấy dài, phổ biến và có giá trị thẩm mỹ nhất là các tấm gỗ dài ghép thành từng đôi một để viết, khắc câu đối Hán Nôm treo song song với nhau. Số lượng chữ trên từng vế của cặp liễn cũng không cố định, có khi 6-7 chữ, thường thấy nhất là 8-10 chữ, thậm chí có cả 13-16 chữ trên mỗi tấm liễn. Nội dung của cặp liễn thì phong phú hơn hoành phi, truyền tải được đầy đủ hơn thông điệp mà người đặt gửi gắm. Hán tự: 有後入者闔勿遂 Phiên âm: Hữu hậu nhập giả hạp vật toại Dịch nghĩa: Còn có người sau vào nữa thì đừng đóng cửa lại Hán tự: 從大人者行必由 Phiên âm: Tòng đại nhân giả hành tất do Dịch nghĩa: Đi theo các bậc đại nhân thì ắt phải học mà làm theo Ảnh 4. Đôi liễn hai bên cổng đình. 2.2. Tư liệu Hán Nôm tại sân đình Tiến vào bên trong, trước sân đình có 4 ngôi miếu nhỏ thờ Thần Nông, Sơn Quân, Ngũ Hành, Bạch Mã Thái Giám. Dưới đây là một trong bốn ngôi miếu nói trên, miếu thờ vị thần có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tâm linh của nhân dân ta, một quốc gia chủ yếu lấy nghề nông làm sinh kế. Đó là miếu thờ Thần Nông. “Thần Nông là vị vua trong truyền thuyết Trung Hoa, có công dạy dân cày cấy trồng trọt, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời dạy dân cách dùng thảo dược trị bệnh. Vị thần này được thờ cúng ở hầu khắp các đình làng ở Nam bộ và gắn với lễ hội Kỳ Yên được tổ chức tế lễ hằng năm rất trang trọng. 2” Những vùng nông nghiệp phát triển ở Nam bộ thì Thần Nông được thờ ở vị trí trang trọng ngay giữa sân đình. Tại sân Đình Vĩnh Tế có một ngôi miếu nhỏ thờ Thần Nông (ảnh 5). Bên ngoài miếu đề ba chữ 神農廟 (Thần Nông Miếu, tạm dịch: Miếu Thần Nông). Bên ngoài miếu có viết kèm hai câu liễn đối: 2 Nguyễn Thanh Lợi. (03/01/2020). Tục thờ Thần Nông ở Nam bộ. Địa chỉ truy cập: https://doanhnhanplus.vn/tuc- tho-than-nong-o-nam-bo-493044.html, ngày truy cập: 20/5/2022. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 139
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hán Tự: 俎豆千秋在 馨香萬古傳 Phiên âm: Trở đậu thiên thu tại Hinh hương vạn cổ truyền Dịch nghĩa: Việc tế lễ vẫn còn giữ ngàn năm nay Khói hương lưu truyền qua Ảnh 5. Miếu Thần Nông. muôn đời Bên trong miếu có một bát hương đặt dưới tước thờ có đề hai chữ lớn 顯靈 (Hiển linh – Linh nghiệm sáng tỏ) Cùng với đó là hai câu liễn đối: Hán tự: 萬民酹教稼 千載賴明農 Phiên âm: Vạn dân lỗi giáo giá Thiên tải lại minh nông Dịch nghĩa: Muôn vạn nguời rưới rượu xin truyền thụ nghề canh tác Ảnh 6. Gian thờ bên trong miếu Nghìn năm nay luôn nương Thần Nông. nhờ việc đề cao nghề nông Bước qua khoảng sân đình, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng được 3 cặp liễn đối trên nền đỏ chữ vàng được khắc trên tường xi măng giàu giá trị thẩm mỹ và rất đỗi trang nghiêm trước tiền sảnh. Dưới đây là 1 trong 3 cặp liễn đối trước tiền sảnh đình thần Vĩnh Tế được chúng tôi khảo sát, phiên âm, dịch nghĩa: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 140
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hán tự: 本境英靈從歴代 Phiên âm: Bổn cảnh anh linh tòng lịch đại Dịch nghĩa: Nơi này linh thiêng trải qua nhiều đời Hán tự: 前人開拓對三光 Phiên âm: Tiền nhân khai thác đối tam quang Dịch nghĩa: Công lao người xưa khai phá Ảnh 7. Một trong ba đôi liễn đối trước sánh với mặt trời, mặt trăng, vì sao tiền sảnh. Người đời xưa rất coi trọng sự công nhận, sắc phong của bậc quân vương. Nhân dân quan niệm và tin vào một vị thần anh linh, nếu được công nhận bởi chính quyền thì vị thần trong tín ngưỡng ấy sẽ trở thành thần bảo hộ chính thức. Một vị thần không chỉ có một lần sắc phong, ở mỗi triều đại – mỗi đời vua khác nhau sẽ tùy vào sự linh ứng mà sắc phong ban hiệu. Sự linh thiêng này không chỉ là hư danh hay truyền thuyết mà còn được công nhận bởi thời gian, lịch sử thậm chí là các bậc quân chủ nhiều đời. Nhân dân có lòng tin tuyệt đối với các vị thần bảo hộ, họ quan niệm thần linh sẽ ban phước lành phù trợ cho nhân dân có cuộc sống ấm no yên ổn. So với cả nước, Châu Đốc và miền Tây Nam Bộ là vùng đất hình thành muộn nhất. Công cuộc khai thác rất gian nan, bởi nhiều thú dữ, đất đai ẩm thấp, dịch bệnh. Tuy nhiên đây là vùng đất tiềm năng, đất đai màu mỡ, nhiều kênh rạch cá tôm. Thấy được thế mạnh lớn lao đó, các bậc tiền nhân đã quyết định khẩn hoang mở đất nhằm mục đích biến chốn "rừng thiên nước độc" thành nơi vạn dân có thể an cư lạc nghiệp. Tìm hiểu về lịch sử khai phá vùng đất An Giang, ta thấy được công lao to lớn của các bậc tiền nhân nhận trách nhiệm từ triều đình nhà Nguyễn, tiêu biểu là đức ông Thoại Ngọc Hầu. Thoại Ngọc Hầu đóng góp công lao không nhỏ trong sự phát triển của vùng đất này, các công trình của ông để lại vùng đất An Giang như kênh Thoại Hà, kênh Vĩnh Tế, Châu Đốc tân lộ kiều lương, đồn bảo Châu Đốc, khu lăng miếu núi Sam… đã góp phần giữ yên bờ cõi, dân cư hội tụ ngày một đông, làng mạc ngày một sầm uất. Những công trình to lớn đó dù trong quá khứ hay ở hiện tại đều đóng góp lớn vào việc ổn định đời sống của nhân dân và phát triển vùng đất biên cương của tổ quốc. Nhân dân đời sau vẫn ghi nhớ công lao khai phá của ông, quanh năm hương khói lễ bái để tỏ lòng thành kính với bậc công thần của quê nhà. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 141
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 2.3. Tư liệu Hán Nôm trong chánh điện 2.3.1. Liễn đối Bên trong chánh điện được bày trí 5 hàng liễn đối bằng gỗ với số lượng chữ, màu sắc khác nhau. Mỗi hàng gồm 2 cặp liễn treo đối xứng với nhau trên các cột lớn. Dưới đây là bản phiên âm, dịch nghĩa 2 cặp liễn mang nội dung tiêu biểu trong số 10 cặp tại chánh điện của đình thần. Đa số các cặp liễn trong chánh điện đều có khắc kèm theo hai dòng lạc khoản (落欵), đây là những dòng chữ có kích thước nhỏ, nội dung của chúng cho chúng ta biết được ngày tháng năm ra đời của cặp liễn đối, tên tác giả, người đã dâng tặng hoặc khắc lên. Hán tự: 忠孝滿全護囻開疆流萬世 Phiên âm: Trung hiếu mãn toàn hộ quốc khai cương lưu vạn thế Dịch nghĩa: Trung hiếu vẹn tròn giữ nước khai bờ lưu muôn thuở Hán tự: 義仁精粹庇民拓土顯千秋 Phiên âm: Nghĩa nhân tinh túy tí dân thác thổ hiển thiên thu Dịch nghĩa: Nghĩa nhân khôn khéo che dân mở đất sáng ngàn thu * Lạc khoản Bên phải Hán tự: 甲寅年八月十五日阳歷 一九七四年 Phiên âm: Giáp Dần niên bát nguyệt thập ngũ nhật, dương lịch nhất cửu thất tứ niên. Ảnh 8. Đôi liễn trong chánh điện Dịch nghĩa: Ngày mười lăm tháng tám năm (hàng đầu tiên). Giáp Dần, dương lịch năm 1974. Bên trái Hán tự: 永濟社知文阮有床奉供 Phiên âm: Vĩnh Tế xã tri văn Nguyễn Hữu Sàng phụng cúng Dịch nghĩa: Nguyễn Hữu Sàng giữ chức Tri văn xã Vĩnh Tế phụng cúng Khi nhắc đến những người có công khẩn hoang, lập làng, mở mang vùng đất An Giang như ngày nay, chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Văn Thoại (hay còn TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 142
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” gọi là Thoại Ngọc Hầu). Ông không chỉ là một danh tướng kiệt xuất thời kỳ đầu triều Nguyễn, mà còn là một nhà doanh điền xuất sắc có công đào kênh, đắp đường, được người dân tôn kính khi để lại hai công trình có giá trị to lớn, đó là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế trên vùng đất Tây Nam Bộ. Từ năm 1819 đến năm 1824, vâng lệnh vua, Thoại Ngọc Hầu đốc suất dân binh trấn Vĩnh Thanh đào con kênh dài gần 100 km nối liền Châu Đốc và Hà Tiên, ngày nay gọi là kênh Vĩnh Tế. Hiệu quả to lớn mà con kênh mang lại cũng được sách Đại Nam nhất thống chí ghi nhận: “Từ ấy đường sông lưu thông, từ kế hoạch trong nước, phòng giữ ngoài biên cho tới nhân dân buôn bán đều được tiện lợi vô cùng”. Nhờ chủ trương đào kênh đắp lộ của Thoại Ngọc Hầu nên phần lớn đất cù lao ven sông Hậu được khai khẩn, diện tích canh tác được mở rộng, dân cư đông đúc, thôn ấp nhiều hơn, nền kinh tế nông nghiệp ở An Giang có nhiều khởi sắc hơn trước. Những công trình trên được xem là cơ sở để người Việt đặt chủ quyền lâu dài trên vùng đất mới này. Cho đến thời điểm hiện tại, kênh Vĩnh Tế vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng... thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn. Nên ca dao có câu: “Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên, Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu”. Điều đó cho thấy các cặp liễn đối nói về công lao của danh tướng triều Nguyễn Thoại Ngọc Hầu có ý nghĩa to lớn. Ông không chỉ là một vị tướng trung với nước, hiếu với dân, sống cương trực, chính nghĩa, mà ông còn góp phần rất lớn trong việc khai hoang bờ cõi nước nhà. Những công lao to lớn ấy sẽ mãi được nhân dân ta - nhất là những người con của vùng đất An Giang ghi nhớ đến ngàn đời sau. Hán tự: 鱟山勝境萬古弘開宇宙洪大道 Phiên âm: Hấu sơn thắng cảnh vạn cổ hoằng khai vũ trụ hồng đại đạo Dịch nghĩa: Tại thắng cảnh núi Sam đã mở ra một cõi đất trời muôn thuở, nêu cao đạo cả nước nhà; Hán tự: 永濟靈祠千秋如在徳澤潤黎民 Phiên âm: Vĩnh Tế linh từ thiên thu như tại đức trạch nhuận lê dân Dịch nghĩa: Đình thần Vĩnh Tế linh ứng nỳ ngàn thu còn đó minh chứng đức lớn của ngài Ảnh 9. Đôi liễn trong chánh điện thấm nhuần lê dân (hàng cuối cùng). TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 143
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Núi Sam là (tên chữ Hán là Hấu Sơn) còn có tên gọi khác là Vĩnh Tế sơn do vua Minh Mạng đặt theo tên người vợ cả của Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Vĩnh Tế, để ghi khắc công lao ông bà hoàn thành việc đào con kênh nối liền Châu Đốc – Hà Tiên. Bia Vĩnh Tế Sơn tại lăng ông Thoại Ngọc Hầu cho thấy được phần nào khung cảnh hoang sơ thời ấy nơi núi Sam: “Nơi đây chầm ao, rừng rú mênh mông rậm rạp, cũng là chỗ người Khmer gốc, người Hoa khách trú, người Lào nương ngụ. Tuy có cảnh đẹp chuyện hay, nhưng cũng vẫn là một nơi rừng sâu, đá loạn, nổng gò mà thôi… Từ ngày dẹp cỏ gai trở đi, rành rành chân núi trắng phau, trọi trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn vây quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên chót hương tỏa mây lồng, thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy”. 3 Công cuộc khẩn hoang, mở cõi, đào sông của đức ông Thoại Ngọc Hầu đã góp phần làm thay đổi diện mạo núi Sam. Hai chữ “đại đạo” (大道) trong câu có nghĩa là “con đường lớn”, con đường sau khi đã khẩn hoang mở cõi, núi Sam thành chốn phồn vinh, thắng cảnh, thuận tiện, giao thương; đó cũng là con đường sáng suốt của các bậc minh quân đầu triều Nguyễn trong việc đại định sơn hà, vỗ an muôn dân. Cặp câu liễn nhấn mạnh một lần nữa công lao to lớn của đức ông Thoại Ngọc Hầu được minh chứng tại đình thần Vĩnh Tế (Châu Đốc – An Giang), từ khẩn hoang mở cõi, đến đào sông dẫn nước… Công đức to lớn ấy thấm nhuần vào trong tiềm thức của nhân dân, ai ai cũng biết ơn, ghi nhớ ngàn đời: “đức trạch nhuận lê dân” (徳澤潤黎民). Lạc khoản Bên phải Hán tự: 嵗次癸巳年孟春吉旦 Phiên âm: Tuế thứ Quý Tị niên mạnh xuân cát đán Dịch nghĩa: Năm Quý Tị (1893) tháng Giêng ngày mùng một Bên trái Hán tự: 沐恩弟子字慧光敬拜 Phiên âm: Thuật Ân đệ tử tự Tuệ Quang kính bái Dịch nghĩa: Đệ tử gội nhuần ơn sâu tên chữ là Huệ Quang kính lạy 2.3.2. Hoành phi 3 Wikipedia. Từ khoá “Núi Sam”. Địa chỉ truy cập: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Sam. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 144
  10. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hoành phi (còn gọi là biển ngạch) là những tấm biển gỗ có hình thức trình bày theo chiều ngang treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường... Trên hoành phi thường được khắc từ 3 đến 4 chữ đại tự (chữ lớn), và có thể khắc kèm thêm hai dòng lạc khoản hai bên đại tự cho biết thời điểm và người chế tác, trao tặng bức hoành. Bức hoành phi Tráng Sơn Hà (壮 山河 - làm hùng mạnh núi sông) bức hoành phi là sự ca ngợi công lao, sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu trong công cuộc mở mang vùng đất An Giang, góp sức vào công cuộc làm cho đất nước Ảnh 10. Hoành phi trong chánh điện (1). hùng mạnh và phát triển. Bức hoành phi được tạo nên vào ngày tốt tháng tốt năm Canh Thìn (庚辰年良月吉日立) và do một nhà sư hiệu Toàn Chân của chùa Giác Hương phụng cúng cho Đình thần Vĩnh Tế (覺香寺 教授全真奉供). Một bức hoành tiêu biểu khác đề Yên Xã Tắc (安社稷 - An bờ cõi). Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng nghĩa hai chữ “Xã Tắc” như sau: “Thuở xưa dựng nước tức quý trọng nhân dân. Dân cần có đất ở, nên lập nền Xã để tế Thần Hậu Thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền Tắc để tế Thần Nông. Mất nước thì mất Xã Tắc, nên Xã Tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN. 2.3.3. Các gian thờ trong chánh điện Truyền thống đạo lý của người Việt là nhớ ơn tổ tiên, những người có công với làng xã, cộng đồng, đất nước. Trong quá trình mở cõi về phương Nam, mỹ tục này được thể hiện khá rõ nét trong việc thờ tiền hiền, hậu hiền, tiền hương chức, hậu hương chức… Đối Ảnh 11. Hoành phi trong chánh điện (2). tượng thờ tiền hiền, hậu hiền, tiền hương chức... là những người có công lập làng, lập đình, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong làng lúc còn sống. Sau khi họ mất đi, để ghi nhớ công ơn, uy tín, đạo đức, người dân địa phương đã lập bàn thờ trong đình. Mỹ tục TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 145
  11. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” này có ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong việc hướng con người về đạo lý trọng nghĩa, trọng tình, nhớ ơn tổ tiên, tiền nhân, gắn kết con người với nhau trong cuộc sống. Riêng về tiền hiền, hậu hiền, có nhiều cách gọi và được lý giải: “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ: Tiền hiền là những người có công quy dân lập làng; hậu hiền có công xây dựng các công trình phúc lợi cho làng, xã. Cách lý giải khác thì cho rằng tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai canh: Tiền hiền có công quy dân lập làng; hậu hiền có công giúp dân khai hoang mở ruộng. Lại còn cách lý giải khác nữa là tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai khẩn: Tiền hiền có công quy dân lập làng nhưng làng bị tiêu tán; hậu hiền đến sau phải quy dân lập làng mới trên cơ sở làng cũ...” 4 Tiền Hiền (前贒) Tiền hiền là những người có công khai phá đất đai, lập nên làng ấp, con cháu trong dòng tộc của Tiền hiền rất được dân làng trọng nể. Hán tự: 陌國開疆圖百考 歸民集邑着先謀 Phiên âm: Mạch quốc khai cương đồ bách khảo Quy dân tập ấp trứ tiên mưu Dịch nghĩa: Mở nước khai cương mưu đồ sự nghiệp trăm đời Quy tụ nhân dân lập làng xóm trước phải tính toán Hậu Hiền (後賢) Hậu hiền là những người có công giúp dân khai hoang mở ruộng. Bởi thế tộc họ Hậu Hiền cũng rất được dân làng trọng nể. Hán tự: 襲古充時疆業化 周人成事暗開基 Phiên âm: Tập cổ sung thời cương nghiệp hóa Chu nhân thành sự ám khai cơ Dịch nghĩa: Noi dấu người xưa một thời dựng xây bờ cõi Mọi người hoàn thành sự nghiệp ngầm đặt nền móng 4 Phan Duyên Tâm. (01/12/2008). Tục thờ tiền hiền, hậu hiền. Địa chỉ truy cập: http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/200812/tuc-tho-tien-hien-hau-hien-2051797/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 146
  12. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 3. Kết luận Đình thần Vĩnh Tế là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử lâu đời cần được phát huy và lưu giữ, đặc biệt là những văn tự Hán Nôm mang ý nghĩa tinh thần quý báu. Nơi đây thờ Đức ông Thoại Ngọc Hầu, một danh nhân có công lao to lớn trong công cuộc khẩn hoang, đào kênh dẫn nước, mang yên bình no ấm đến nhân dân. Các bức hoành phi, liễn đối, các gian thờ, miếu thờ tại đình thần Vĩnh Tế đều toát lên vẻ uy nghiêm, trang trọng. Những văn tự Hán Nôm được bày trí trang hoàng từ ngoài sảnh đến bên trong chánh điện, nội dung hướng đến giá trị thẩm mỹ, mang đậm cốt cách hồn thiêng dân tộc, ca ngợi công lao tiền nhân mở cõi, nét đẹp của thắng cảnh nơi núi Sam, công lao to lớn của danh nhân Thoại Ngọc Hầu, những điều hay lẽ phải mang đậm tính giáo dục của cha ông… Tất cả được khắc hoạ tinh tế, rõ nét trên những tấm liễn đối hoành phi trang hoàn trong chánh điện, tại các gian thờ và các miếu thờ thần linh, góp phần tạo nên không gian kiến trúc trang nhã, linh thiếng, giàu giá trị văn hóa - lịch sử. Thông qua những tấm hoành phi, liễn đối, người đời sau đã gửi gắm lòng biết ơn vô hạn, trân trọng và mong muốn bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu của cha ông, để cho những tư liệu Hán Nôm tại đình thần Vĩnh Tế nói riêng và trên cả nước nói chung sẽ sống mãi với thời gian, trường tồn cùng năm tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường. (2018). Đình Nam Bộ xưa và nay. TPHCM: Nxb Văn hóa - Văn nghệ. [2] Nguyễn Văn Hầu. (1999). Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang. TPHCM: Nxb Trẻ. [3] Sơn Nam. (1988). Lịch sử An Giang. An Giang: Nxb Tổng hợp An Giang. [4] Sơn Nam. (1997). Lịch sử khẩn hoang miền Nam. TPHCM: Nxb Trẻ. [5] Sơn Nam. (2006). Tìm hiểu Hậu Giang và lịch sử vùng đất An Giang. TPHCM: Nxb Trẻ. [6] Vĩnh Thông. (2015). An Giang núi rộng sông dài. TPHCM: Nxb Văn hóa – Văn nghệ. [7] Đào Duy Anh. (2001). Từ điển Hán – Việt. Nxb Văn hóa - Thông tin. (Giải nghĩa từ “xã tắc”, trang 928). [8] Mỹ Linh. (14/9/2015). Công lao danh thần Nguyễn Văn Thoại. Địa chỉ truy cập: https://baoangiang.com.vn/cong-lao-danh-than-nguyen-van-thoai-a101217.html, ngày truy cập 20/05/2022. [9] Phan Duyên Tâm. (01/12/2008). Tục thờ tiền hiền, hậu hiền. Địa chỉ truy cập: http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/200812/tuc-tho-tien-hien-hau-hien- 2051797/, ngày truy cập 20/05/2022. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 147
  13. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” [10] Tang web Wikipedia tiếng Việt. Núi Sam. Địa chỉ truy cập: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Sam, ngày truy cập 20/5/2022. [11] Lâm Thanh Quang. (13/4/2012). Thoại Ngọc Hầu, công danh sự nghiệp và nỗi án oan. Địa chỉ truy cập: Địa chỉ truy cập: https://trithucvn.org/van-hoa/truyen-thong/xa- tac-trong-giang-son-xa-tac-mang-ham-y-gi.html, ngày truy cập 20/5/2022. [12] Nguyễn Thanh Lợi. (03/01/2020). Tục thờ Thần Nông ở Nam bộ. Địa chỉ truy cập: https://doanhnhanplus.vn/tuc-tho-than-nong-o-nam-bo-493044.html, ngày truy cập: 20/5/2022. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 148
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0