Văn hóa gia đình Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm: Phần 2
lượt xem 8
download
Nối tiếp nội dung phần 1, ebook Văn hóa gia đình Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm: Phần 2 giới thiệu đến bạn đọc một số văn bản được trích trong các tư liệu Hán Nôm như: Nữ huấn ca, Bút hương trai khu huấn ca, Tân nữ huấn. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn hóa gia đình Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm: Phần 2
- NỮ HUẤN CA Xưa nay đất nước nhà ta, Văn chương chữ nghĩa kể đà thiếu chi. Ca Nôm lời dạy nữ nhi, Trước nghe chưa có sau ghi gọi là. Lựa vần chắp chỉnh gần xa, Bảo cho con cháu trong nhà tỏ hay. Con trai học bạn học thầy, Xem trong sách chép đã đầy phải chăng. Gái nương cửa kín như bưng, Khác nào chim chích vào rừng biết đâu. Vậy nên dò dặn nông sâu, Tỉ tê thóc mách gót đầu kể ra. Khi còn ở với mẹ cha, Phải chăm chút lắm mới là đạo con. Dẫu sao chớ mỏi chớ mòn, Sớm trưa vật lạ của ngon khuyên mời. Bữa ăn đứng lại gần nơi, Thức gì cho biết tính người là ưa. Áo quần nên giặt thời thưa, Nhắc mình tắm gội chớ chờ người sai. Sẵn sàng chỉ cuốn kim cài, Phòng khi sứt gấu sờn vai đính vào. Của gì người đã ước ao, Mấy sông cũng lội, mấy sào cũng lôi. 110
- Đá kia khi đổ mồ hôi, Thuốc thang chực mọc nằm ngồi nâng niu. Phải khi giận dữ trăm chiều, Đánh ra cửa trước, bước vào cửa sau. Rằng mình phải trái chắc đâu, Chớ cầm con mắt chớ cau lông mày. Quạt nồng đắp lạnh cho hay, Ăn sau dậy trước một ngày chớ sai. Mười phần hiếu vẹn cả mười, Bên chồng cũng phải một bài như nhau. Đến khi bước về làm dâu, Đất lề quê thói cơ màu phải trông. Trước tiên chiều bác mẹ chồng, Tính người mặn nhạt lạ lùng dễ đâu. Gặp người khe khắt cơ cầu, Phải mau tiếng dạ, phải mau việc làm. Dầu canh dầu cháo dầu cơm, Lọ là tôi tớ cứ nom ý người. Già thì xấu nết nhiều lời, ….mà mắng mỏ cũng tươi cũng lành(1). Chồng yêu mình một biết mình, Đừng vênh váo mặt ra hình trêu ngươi. Dầu sao cũng tử tế lời, Chớ ngoảnh cổ lại nói lời thị phi. Phu thê là đạo xướng tuỳ, Xỏ chân lỗ mũi kể chi người xằng. 111
- Theo chồng như cuội theo trăng, Chớ nên sứa vượt qua đăng không lành. Dù chồng là đấng học hành, Tìm thầy tìm bạn tập tành văn chương. Chớ nên hoa nguyệt thói thường, Để công đèn sách trễ tràng vì ai. Hoặc chồng là kẻ dông dài, Khi rồi ta sẽ liệu bài can ngay. Dần dần êm đẹp là hay, Hễ già néo lắm thì dây không còn. Đành hanh đâu có người khôn, Hay gì những thói đa ngôn lăng loàn. Chồng yêu ơn đội muôn vàn, Càng thêm kính trọng, dám lờn dám khinh ? Nhà mình phú quí hiển vinh, Chồng nghèo cũng chớ oán mình thờ ơ. Dù mình hay tám ngàn tư, Trăm năm chẳng khỏi cậy nhờ phu quân. Tuổi cao mà số muộn mằn, Tìm người sửa túi nâng khăn đỡ mình. Dù chàng ba bảy tiểu tinh(2), Mấy con thì cũng con mình, con ai ? Sợ chồng mà lại thương người, Khôn mừng, dại dạy chớ hoài chấp chi. Ghen tuông nào có hay gì, Tan nhà mang tiếng bất nghì vào thân. 112
- Sao bằng tu lấy chữ nhân, Hiền lành có đức để phần mai sau. Những người độc dữ hiểm sâu, Gương treo tày liếp trên đầu ta trông. Anh em vây cánh nhà chồng, Trời cho càng lắm càng đông càng mừng. Nhẽ nào mặt vực mày lưng, Rút dây chẳng sợ động rừng khéo thay. Lại còn những thói ghét lây, Tối tăm rỉ rót đặt bày truyền ra. Vì đâu máu mủ nên xa, Tội trời ai chịu lặng mà nghĩ xem. Nhờ con chị cũng con em, Lá lành đùm rách chớ hiềm đầy vơi. Lời rằng sẩy đó ra thời, Của anh của chú cũng người nhà ta. Khó hèn số phận sinh ra, Cùng bất đắc dĩ ai mà muốn chi. Ma chay giỗ tết việc gì, Mình giầu cũng chớ suy bì với ai. Ngón tay còn có ngắn dài, So tày…. đưa lời nhọc ra(3), Chị em con gái ruột rà, Yêu nhau như thể cành hoa trong lòng. Nhớn khôn ai cũng theo chồng, Mỗi người một xứ dễ cùng với nhau. 113
- Một nhà cùng bạn làm dâu, Việc làm cũng phải trông nhau chớ hùa. Khác nào như thể chơi đùa, Thắng người một chút chớ hồ thi gan. Việc người ta chớ có bàn, Việc mình ta phải nỏ nang trong nhà. Khi anh em rể đến nhà, Dẫu thân cho lắm chớ hoà đấy đây. Kẻo mà mẹ nó dì mày, Tiếng đời cửa miệng biết ngày nào phai. Trong nhà tôi tớ con trai, Bảo gì chớ có rỉ tai nói cười. Tay đưa chớ giáp tận nơi, Lửa gần rơm đã có lời dạy xưa. Nhẽ nào vô ý làm ngơ, Áo quần lẫn vắt mà lơ đễnh chừng. Đêm đi không đuốc thì đừng, Kẻo mang tăm tối truyền xằng tiếng oan. Ngay cho chết cũng là gian, Trong mà giữ nhẽ ai bàn chẳng ghi. Quanh co dối trá hay chi, Dấu voi khôn kín đường đi hay cùng. Một mai chẳng việc bưng bồng, Nhất sự bất tín ai hòng còn nghe. Phải nên một mực giữ dè, Như dao chém đá chớ hề lôi thôi. 114
- Vàng rau buôn đứng bán ngồi, Được vốn thì bán không thôi chớ thề. Hơi đồng chớ thấy thì mê, Mà liều cắt tóc học nghề lái trâu. Dù ai vay mượn luỵ cầu, Có cho không chớ đừng màu nói chua. Lời nói chẳng mất tiền mua, Nói cho sinh oán sinh thù chẳng nên. Cành cao cành thấp quí quyền, Được hơn tấm lụa quan tiền chi chăng. Ai khen cũng chớ vội mừng, Ai chế biết tỏ cũng đừng cậy răng. Rằng hay rằng dỡ cũng rằng, Hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy. Có thì buộc chỉ cổ tay, Không thì tự khắc một ngày một không. Can chi ra mặt động lòng, Càng thêm những chuyện thẹn thùng hay chi. Dù ai xâm phạm điều gì, Cũng đừng nói kẻ vô tri hoài lời. Dẫu sao cũng rởn cũng cười, Ai đòi mạo lịch có người trông ra. Chửi con đừng có chua ngoa, Động đến ông vải ông bà không nên. Những người lăng mạ tổ tiên, Phép vua có thấy dễ toàn được danh. 115
- Chửi cho có ngọn có cành, Suy ra mình lại chửi mình khôn sao. Tôi đòi con cháu người nào, Tội thì đánh sẽ dơ cao gọi là. Phòng khi hoặc nhỡ tay ra, Xưa nay cả giận vẫn là mất khôn. Thế thường nói chết thì chôn, Phép tư đã vậy lại còn phép công. Giận ai trước phải nhẫn lòng, Chớ cho như lửa đùng đùng cháy lên. Tính thì biết bớt cho quen, Đừng như thói cũ có phen mua sầu. Dù ai xô xát cãi nhau, Cũng đừng lửa cháy thêm dầu chẳng nên. Việc chi ân nghĩa giả đền, Chớ lời lật lọng khỏi rên quên thầy. Việc làm ăn sáng học hay, Sáng tai họ điếc tai cày ai ưa. Đồ ăn thức đựng sớm trưa, Trông nom kẻo mất biết ngờ cho ai. Phải điều mất của dại đời, Khi làm mượn mõ luỵ người mất công. Của ai kính biếu thì trông, Của tuy không mấy nhưng lòng hẳn hoi. Mong sao ăn chả trả bùi, Có đi có lại thiệt thòi quản bao. 116
- Gục đầu vai vướng nhẽ nào, Ghét người yêu của có vào không ra. Còn như việc vặt trong nhà, Thuận lời ta sẽ kể qua cho tường. Làm ăn phải biết phép thường, Chín tương hai muối như đường có ca. Vò tương chớ để trong nhà, Đè sâu nén chặt dưa cà kẻo hư. Cơm cho ráo cháo cho dừ, Mắm bưng rượu nút chớ ngơ bỏ liều. Đồ ăn mèo đậy chó treo, Bình vôi dao nhọn để treo vách nhà. Cất đèn để đĩa riêng ra, Hoả lò thiêu nước cũng là cầm riêng. Buồng the bếp nước cho siêng, Chắc gì đầy tớ giữ gìn được nghiêm. Cửa thì then khoá cho êm, Bếp khi đứng dậy vùi riêng than vào. Lôi thôi lổng chổng thấp cao, Nhỡ khi lửa cháy dỡ sao được mình. Đấu thăng đong bán cho bình, Đong sao bán vậy chớ rình dối ai. Kẻo mà mang lấy tội trời, Lường thưng tráo đấu muôn đời khá đâu. Người chăm nhà quét đèn lau, Sinh con mặt sáng làu làu như gương. 117
- Vun thu thóc rụng cơm vương, Của trời như thể ngọc vàng dễ đâu. Tuy cho bạc dát tiền xâu, Trong tay chớ nghĩa rằng giầu mà hoang. Việc gì rộng hẹp tuỳ đường, Đừng co quắp lắm ra phường nhỏ nhen. Còn ra đeo dắt giữ gìn, Phòng khi sa sút khỏi phiền luỵ ai. Dù ta phải luỵ đến người, Dẫu cho đỉnh chút muôn đời chớ quên. Cho ai của đáng trăm nghìn, Cũng như bỏ đó mong đền ơn chi. Dù ai phụ bạc điều gì, Biết con người ấy bất nghì thời thôi. Khỏi vòng quen thói cong đuôi, Nói càng thêm oán chuyện rồi kể chi. Thiệt hơn cũng chớ suy bì, Người mà chẳng biết chứng tri đã trời. Chớ quen chùi mỏ đi chui, Say mê cờ bạc kề đùi chốn đông. Chớ rằng thua chẳng mấy đồng, Mưa dầm cũng ướt nữa chồng cậy ai. Thua vào đỏ mặt tía tai, Mong ngồi mà gỡ người ngoài khó coi. Đói ăn qua bữa thì thôi, Lọ là thịt đốt cua nhồi làm chi. 118
- Mặc thường vải lụa tuỳ nghi, Hoa hiên trứng sáo cứ gì mới nghiêm. Sao cho đói sạch rách thơm, Sao cho khỏi tiếng kẻ tham mới là. Hơn nhau một chút nết na, Hình dung xấu tốt mẹ cha sinh thành. Những phường má phấn mi xanh, Càng thêm dạng dại dị hình khó coi. Nghiêm trang chín chắn thì thôi, Đói no cho sạch đứng ngồi cho tươi. Chớ trông lén chớ cươi ruồi, Hễ mình lơ lẳng là người đong đưa. Mặc người đi sớm về trưa, Chuyện đâu bỏ đó chớ thừa hoài hơi. Nữa khi lôi lắng đến người, Đôi co mách lẻo chúng cười người chê. Hoặc người chèo hát hội hè, Cũng đừng nô nức bạn bè đua nhau. Cái hay có gói được đâu, Việc làm khuya sớm dễ hầu cậy ai. Dù ai khéo dụ khéo mời, Thì ta sẽ liệu tìm lời viện đi. Đúc chuông tô tượng việc chi, Cúng giàng sẽ gửi cô dì cũng xong. Chớ nhe thầy bói cô đồng, Chắc gì mất của quên công thêm rày. 119
- Bệnh thì lấy thuốc làm thày, Dẫu sao giải kết lỗi may ở trời. Khoe khôn khoe khéo đầy người, Việc nhà thì nhác việc người thì ưa. Nghề riêng học lắm cũng thừa, Tương cà dưa mắm hễ vừa là hay. Biết đường kim chỉ vá may, Cơm canh nấu nướng liệu tay có chừng. Bánh trong bánh lọc mọi đường, Nhất là biết được không đành cũng xong. Chăn tằm thực có lắm công, Đến khi ăn rỗi chớ mong nằm ngồi, Liền tay che gió xua ruồi, Đêm ngày cơm đứng dám ngồi được ru. Cửi canh tay khổ tay go, Kén bông mau đổ tính cho rõ ràng. Ngắn dài chắp nhặt tấc gang, Đầu đầy cuối rốt chớ vương bỏ liều. Ruộng nương cánh thấp cánh cao, Phải ghi nếp tẻ bằng nào gần xa. Cắt về liền để giống ra, Cho riêng ngăn nắp chớ hoà lộn đô. Gạo thơm ăn chớ xô bồ, Phòng khi giỗ tết khỏi lo đến mình. Giàu thì ngũ đỉnh tam sinh(4), Khó thì đĩa muối lưng canh cũng là. 120
- Quỉ thần hâm hưởng không xa, Hễ lòng thành kính người là giám lâm. Những ngày mồng một hôm rằm, Cùng thời tế lễ chớ chăm gần chồng. Gái đâu có gái lạ lùng, Nhí nha nhí nhảnh má hồng quanh năm. Chớ rằng vắng vẻ tối tăm, Hai vai đã có người cầm cổ tay. Họ chồng tiền hũ thóc cây, Ai nay chẳng chuộng ai rầy chẳng ưa. Những là rễ má dây mơ, Khó hèn cũng chớ thờ ơ rẻ hình. Nhà minh phu quí phụ vinh, Họ hàng có đến thì mình mới hay. Học gì những thói thày lay, Cao kì bắc bậc mặt mày đầy vơi. Của đời thì lại trả đời, Hễ ai nhân đức thì trời độ cho. Phải chăm cứu giúp đỡ bù, Những người đói rách quê mùa yếu đau. Tuy không làm quán bắc cầu, Tiếng tình tinh đã trên đầu rạng soi. Nhãn tiền thử ngẫm mà coi, Nhà nào bạc ác có hồi lại tan. Của mà có đức mới bền, Chắc gì tiền thóc muôn vàn đề đa. 121
- Còn khi khách đến chơi nhà, Ra vào khép nép chớ hoà tả tơi. Bảo ban tôi tớ nhẹ lời, Chớ trông đối mặt chớ cười động gan. Dẫu đương trăm giận nghìn ghen, Xót thương để dạ chớ bàn nữa sao. Chửi mèo mắng chó rêu rao, Mình tuy lòng thực khách nào ngồi yên. Trà thang chớ ngại rằng phiền, Chiều chồng cho được bạn hiền là may. Cho ai thóc mượn tiền vay, Cũng như của gửi chồng nay ăn đường. Còn như thai nghén cưu mang, Ngủ thường chớ chán ăn thường chớ no. Chớ cả giận chớ cười to, Chớ ngồi chỗ lệch chớ dò chỗ sâu. Chớ mang nặng chớ vịn cao, Vật gì mất máu tơ hào chớ ăn. Nực đừng hóng gió cởi trần, Rét đừng sưởi lửa trùm chăn quá chừng. Chớ vội bước, chớ văng mình, Chăm làm việc nhẹ cũng đừng ngơi tay. Thường tươi mặt chớ cau mày, Hễ ngoài ba tháng chớ hay gần chồng. Đến khi dỡ dáo trong lòng, Chớ nghe người nhủ mà long dạ mình. 122
- Như hoa đến độ thời sinh, Kẻo mang lấy sự chẳng lành tại ai. Sinh ra dầu gái dầu trai, Gái thì canh cửi mà trai sách đèn. Ngây thơ đã phải tập rèn, Hễ mà biết nói phải liền dạy răn. Chớ nên rậm rịch áo quần, Chớ cho nũng nịu nết ăn nết hờn. Cột vào khuôn phép rồi quen, Lọ là mặc đẹp ăn ngon mời hào. Trước là tiền mất tật đeo, Sau là quen thói mĩ miều hư thân. Cây non phải liệu uốn dần, Cả cành mới uốn thêm phần khó ra. Một mai mất nết mất na, Ai ai cũng nói đến nhà có con. Hiếm hoi càng phải cho đòn, Có một mà xấu dễ còn cậy đâu. Bảo cho đến đũa đến đầu, Sinh con hồ dễ ai hầu chẳng thương. Còn khi bước chân ra đường, Sao cho từ tốn dịu dàng khoan thai. Tay khép áo nón che vai, Phòng khi gặp kẻ vô loài tơ vương. Cậu cô chú bác họ hàng, Gặp người ta sẽ lánh đàng chào thưa. 123
- Thấy ai gánh nặng đội to, Miệng xin tay cất đón cho đỡ người. Đàn ông gặp kẻ người ngoài, Chớ trông đối mặt chớ cười khoảng không. Hễ tai nghe tiếng lạ lùng, Làm thinh bước rảo qua vòng thời thôi. Chớ hề giả miếng giả môi, Mất công sinh việc hoá lôi lắng nhiều. Chị em cô cháu dập dìu, Trình qua rồi sẽ liệu chiều tháo lui. Chốn đông cầu quán chớ ngồi, Trông cho đến chợ mua rồi kẻo trưa. Cũng tiền con cá mớ dưa, Của ôi của héo ai ưa ai dùng. Làm người có mắt thời trông, Buồm the thúng đậy giữ phòng kẻ gian. Đừng nên trò truyện lan can, Tính mua cho đủ mà toan đường về. Chớ nên quà bánh ngồi lê, Nhà mong con khóc bạn chê hay gì. Nay nhân thi Hội mới về(5), Ngồi rồi thử đặt một bài mà chơi. Nôm na có bấy nhiêu lời, Ai khen cũng vậy ai cười mặc ai. 124
- Chú thích: (1) Dấu ba chấm: chỉ chữ bị mất nét, không đọc được. (2) Tiểu tinh: vợ hầu. (3) Dấu ba chấm: chỉ hai chữ bị mất nét, không đọc được. (4) Ngũ đỉnh: thời xưa việc tế lễ ở nhà quan đại phu phải dùng đến năm cái vạc để nấu ăn. Tam sinh: Ba vật dùng để cúng tế: bò, heo, dê. (5) Nay nhân thi Hội mới về: câu này cho biết một chút về tác giả là người có trình độ học vấn cao, đi thi Hội mới về. 125
- BÚT HƯƠNG TRAI KHUÊ HUẤN CA Đàn bà chốn thôn quê không biết chữ, bồng bế con trẻ thường hát những bài quốc âm. Có bài lành mạnh, có bài phóng túng, vào tai thấm lòng, há không lợi hại sao? Do vậy (ta) làm năm bài ca quốc âm, lệnh cho bọn trẻ nhỏ trong nhà đọc thuộc những lời lẽ tốt đẹp trước vào như lời dạy của người thày con gái vậy. Năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức (1861), Nguyễn Hoà Hương, hiệu Bút Hương Trai, người Tràng An viết. Bài thứ nhất Khuyên phụng thờ cha mẹ mình và cha mẹ chồng. Nói về đạo hiếu thì đem riềng mối của trời đất ra mà chỉ bảo con gái. Này ca khuê huấn(1) đặt bầy, Buồng hương nhớ lấy lời thầy Bút Hương. Nữ nhi(2) nết đủ trăm đường, Trước tiên điều hiếu, đạo thường xưa nay. Công cha đức mẹ cao dầy, Cưu mang trứng nước(3) bù trì ngây thơ. Sinh nuôi khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ hai thân. Thức khuya dậy sớm cho cần, Quạt nồng đắp lạnh(4) giữ phần đạo con. Mỗi ngày cơm nước canh ngon, Dịu dàng nét mặt, nỉ non tiếng bầy. Viếng thăm nâng giấc chẳng rời, Ở sao cho được lòng người yêu thương. 126
- Dầu khi mưa nắng chẳng thường, Chăm cơm cháo lại trà thang đêm ngày. Khi thường chấy giận liền tay, Hầu khi tắm gội, trực khi ra ngoài. Chớ nhàm, chớ thẹn mà sai, Đấng thân ta phải là ai ngại gì. Chẳng suy khi mới lọt lòng, Ai nâng sài lể(5) ai bồng hôi tanh. Nuôi con cho đến trưởng thành, Kể ra khí lực công trình biết bao. Đền ơn báo nghĩa dường nào, Trông ra trời đất, nghĩ vào tấm thân. Hai bên cha mẹ bằng cân, Đạo làm con gái là phần đạo dâu. Nhẽ trời báo ứng riêng đâu, Trước làm dâu cũng mai sau mẹ chồng. 127
- Bài thứ hai Khuyên phụng thờ chồng, nói về lẽ trinh tiết, thuận tòng thì đem lời dậy của thánh hiền mà bảo ban con gái. Này ca khuê huấn thứ hai, Nữ nhi lọ phải sắc tài mới hơn. Quý điều nết ở cho ngoan, Có trinh(6) có thuận(7) muôn vàn giá cao. Còn khi tơ đỏ(8) chưa trao, Nói năng cẩn thận, ra vào đoan trang. Chớ tham là lượt phấn son, Áo quần cho sạch, cho thơm cũng là. Giữ gìn miệng thế đàn hoà, Tính tình cho nhiệm(9), nết na cho thìn(10). Thấy trai mắt chớ chăm nhìn, Hễ nghiêm nét mặt thì êm lòng tà. Nước trong gương sạch mình tà, Đố ai ghẹo nguyệt trêu hoa được mình. Đến khi trời kết duyên lành, Mẹ cha định liệu, mối manh thông lời. Ba sinh(11) ước nguyện dám lời, Trăm năm cầm sắt(12), muôn đời lửa hương(13). Tòng phu(14) phải giữ mực thường, Dầu khôn, dầu dại lời chàng dám quên. Khôn thì nội trợ cho nên, Dại thì khéo dỗ, khéo khuyên lấy chồng. 128
- Học chi những đứa ngu muông, Mày lăng mặt vược(15), ở không đạo hằng. Giữ rằng “giới kính vô vi”(16), Chữ rằng “phu xướng, phụ tuỳ”(17) xưa nay. Mạnh Quang(18) tài sắc tiếng lừng, Thờ chồng cơm cũng tay nâng ngang mày. Đàn bà nhu nhiệm(19) mới hay, Yên bề gia thất(20), lời bề như tôn(21). Con nhà sĩ tộc, nha môn(22), “Tam tòng”(23) giữ lấy, gia ngôn thánh hiền(24). 129
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam - Nghiên cứu văn hóa cổ truyền: Phần 1
398 p | 499 | 208
-
Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2020
18 p | 204 | 46
-
Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa - Vũ Tuấn Huy
0 p | 200 | 23
-
Văn hóa gia đình Việt Nam: các giá trị truyền thống và hiện đại
10 p | 201 | 13
-
Xây dựng chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay
4 p | 149 | 10
-
Văn hóa gia đình Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm: Phần 1
109 p | 28 | 9
-
Văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam hiện nay: Phần 2
93 p | 21 | 8
-
Văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam hiện nay: Phần 1
51 p | 30 | 7
-
Quá trình phát triển và biến đổi trong gia đình Việt Nam: Phần 2
512 p | 14 | 6
-
Văn hóa gia đình Việt Nam với lễ hội cổ truyền
3 p | 92 | 6
-
Văn học bằng ngôn ngữ học-Thử xét văn hoá: Phần 1
366 p | 17 | 5
-
Gia đình Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa - Vũ Khiêu
0 p | 91 | 5
-
Một số tác động của kinh tế thị trường đến văn hóa gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay
8 p | 101 | 5
-
Văn hóa gia đình Việt Nam thời phong kiến và những giá trị kế thừa trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
8 p | 26 | 4
-
Khái quát một số công trình nghiên cứu về giá trị văn hóa gia đình Việt Nam và những vấn đề đặt ra
5 p | 62 | 4
-
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 p | 25 | 3
-
Giáo dục văn hóa gia đình qua Quốc văn Giáo khoa thư đối với bậc ấu học ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX
5 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn