Giúp bé thông minh hơn
lượt xem 759
download
Trí thông minh không chỉ là món quà tuyệt vời mà con cái được “thừa kế” từ bố mẹ, nó còn do nhiều yếu tố khác quyết định như môi trường, giáo dục và do chính bản thân bé nữa. Vậy thì, làm thế nào để thúc đẩy trí thông minh của con? Dưới đây là một số “tuyệt chiêu” mà các bố/mẹ nên tham khảo. Chúc các bạn thành công!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giúp bé thông minh hơn
- Giúp bé thông minh hơn Sự chăm chút của người mẹ từ những chi tiết tưởng chứng nhỏ nhặt, bình thường hàng ngày là yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh hơn... 1. Ngủ đủ, ngủ sâu Một nhà nghiên cứu khoa học ở Đức phát hiện ra rằng, bé ngủ 10 tiếng vào mỗi đêm sẽ tốt hơn so với bé chỉ ngủ 8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ của bé vào ban đêm giúp cho não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ hơn, vì thế mà trẻ nâng cao được trình độ năng lực trí tuệ của mình. 2. Bữa ăn sáng rất quan trọng Thực nghiệm của một nhà nghiên cứu khoa học của Mỹ chứng minh rằng, trẻ ăn nhiều vào buổi sáng có ưu thế hơn so với trẻ ăn ít vào buổi sáng. Còn đối với những trẻ không ăn sáng, thành tích học tập lại càng kém hơn.
- 3. Nghe nhạc nhiều Âm nhạc giúp phát triển trí não, khơi dậy tiềm năng ở trẻ, điều chỉnh chức năng não trái và não phải. Các bậc cha mẹ không nên cho rằng nghe nhạc chỉ làm lãng phí thời gian học tập của trẻ, bởi đó là một quan niệm hết sức sai lầm. 4. Ăn nhiều đồ cứng Thực phẩm cứng (với độ cứng vừa phải) làm tăng khả năng nhai của trẻ, vận động cơ hàm khi nhai sẽ làm gia tăng khả năng lưu thông của máu lên mặt, lên não. Điều này giúp não phát triển tốt hơn. 5. Đề phòng, ngăn chặn béo phì Khoa học chứng minh, trẻ béo phì chứa nhiều mỡ trong cơ thể thì cũng dễ sinh ra não bị “béo phì”, những nếp nhăn trên vỏ não sẽ ít đi. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ 6. Tránh tiếng ồn quá mức Tiếng ồn quá mức cho phép sẽ làm ảnh hưởng đến trí não của bé. Tiếng ồn với cường độ cao có thể gây tổn thương cho vỏ não, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ. 7. Ăn nhiều tôm cá Trong thịt, tôm, cá rất giàu chất dinh dưỡng như canxi, natri, kẽm, sắt… tốt cho sự phát triển của não. 8. Vận động ngón tay Ngón tay càng linh hoạt khéo léo thì càng gắn liền với sự phát triển tích cực của não bộ. Vận động của ngón tay kích thích sự vận động và phát triển của bán cầu não phải, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của trẻ.
- 9. Hương thơm trong phòng, trong nhà Hương thơm nhè nhẹ lan tỏa trong phòng có thể làm tăng cường trí nhớ cho trẻ. Những cách đơn giản giúp bé thông minh hơn Không cần nhạc cổ điển, băng ngoại ngữ hay những đồ chơi thông minh đắt tiền, bạn có thể giúp bé phát triển trí não từ những điều rất nhỏ hằng ngày, từ hát, kể chuyện hay làm trò cho con cười. Các chuyên gia giáo dục trẻ em khẳng định, năm đầu tiên chính là thời gian rất quan trọng giúp bé học mọi thứ và phát triển thiên hướng của mình. Có thể bạn không để ý đến nhưng những điều giản dị dưới đây sẽ giúp bé phát triển trí thông minh: - Giao tiếp bằng mắt. Hãy nhìn thẳng vào mắt con bất cứ khi nào bé thức. Những em bé biết nhận mặt từ sớm, nhất là khuôn mặt của bố mẹ. Mỗi lần nhìn chăm chú vào bạn, bé đã học được khả năng ghi nhớ. - Cho bú mẹ càng lâu càng tốt. Những nghiên cứu cho thấy các em bé được bú mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn, đặc biệt khi kèm theo đó là được bố mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc, hát, kể chuyện cho nghe hay đơn giản là thường xuyên âu yếm, vuốt ve. - Biểu cảm mặt khi nói: Các nhà khoa học khẳng định, ngay từ lúc mới sinh 2 ngày, các bé đã có thể bắt chước những cử động cơ mặt đơn giản.
- - Cho bé soi gương. Đầu tiên, bé có thể nghĩ người trong gương là một em bé khác và trẻ sẽ rất thích thú học vẫy tay hay mỉm cười với "bạn" mình. - Cù ngón chân: Thực tế, bạn có thể cù toàn thân bé. Tạo ra tiếng cười là bước đầu tiên để bạn giúp con phát triển khả năng hài hước. - Chơi trò "tìm điểm khác biệt": Bạn giơ hai bức tranh có nhiều điểm tương đồng (kích thước khoảng 20,5-30cm) ra trước mặt bé và bảo con quan sát thật kỹ để chỉ ra những điểm khác biệt. Cách này sẽ giúp bé nhận mặt chữ và học đọc tốt hơn. - Cùng khám phá: Bố có thể bế, địu hoặc cõng con đi dạo và thuật lại những gì mình thấy với bé, chẳng hạn: "Kia là một chú chó con" hay "Con nhìn cái cây to kìa", hoặc "Con có nghe thấy tiếng xe đang chạy không". Đây là một trong những cách xây dựng vốn từ cho bé. - Hát cho bé nghe: Bố mẹ có thể hát những bài ngắn, giai điệu dễ nghe hoặc tự "phổ nhạc" khi trò chuyện, lúc chăm sóc con (chẳng hạn: Mẹ thay tã cho bé, mẹ yêu bé nhất nhà...). Một số nghiên cứu cho thấy việc nghe những giai điệu liên quan đến khả năng học toán của bé. - Tận dụng mỗi lần thay tã, thay đồ cho con để dạy về các bộ phận của cơ thể hay của quần áo. - Biến mình thành "sân chơi" cho bé: Bố có thể nằm dưới sàn nhà và để cho con bò, trườn qua người. Trò chơi vui vẻ này sẽ giúp bé học được khả năng phối phợp và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- - Đi mua sắm: Những gương mặt, âm thanh và màu sắc ở siêu thị sẽ khiến bé rất thích thú. - Mỗi khi chuẩn bị làm gì, bạn hãy nói với con, chẳng hạn như thông báo: "Bây giờ mẹ sẽ tắt đèn nhé" trước khi gí công tắc. Cách đơn giản này sẽ dạy con bạn hiểu về nguyên nhân và kết quả. - Làm cho con vui thích bằng cách thổi nhẹ vào mặt, cánh tay hay bụng bé. Chú ý đến hơi thở của bạn và nhìn phản ứng của bé. - Đọc đi đọc lại một cuốn truyện. Các nhà khoa học khẳng định các em bé ngay từ 8 tháng có thể nhận ra chuỗi từ ngữ nếu được nghe câu chuyện liên tục 2-3 lần. Cách này cũng giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn. - Chơi "ú- òa": Che mặt đi và mở ra cùng với những tiếng "ú-òa" sẽ mang lại tiếng cười cho bé và giúp con bạn học về một vật có thể biến mất rồi trở lại sau đó. - Cho bé trải nghiệm những cảm giác khác nhau: Bạn có thể dùng những miếng vải sạch với chất liệu khác nhau như lụa, bông, len, lanh rồi lần lượt nhẹ nhàng chạm vào má, chân và bụng bé đồng thời diễn tả những cảm giác khi ấy. - Dành vài phút mỗi ngày chỉ để ngồi trên sàn với con, không cần mở nhạc, bật đèn hay tạo ra các trò chơi. Bạn hãy để cho con được làm những gì mình thích và quan sát bé. - Tạo cuốn album gia đình bao gồm các bức ảnh về những người thân, họ hàng và để bé xem. Điều này sẽ giúp con bạn học cách ghi nhớ. Khi bà gọi điện, hãy chỉ cho bé hình của bà lúc con nghe điện thoại.
- - Khi bé đủ lớn, bạn có thể đưa cho con thức ăn gồm nhiều loại khác nhau bao gồm, đậu, ngũ cốc, mỳ hay khoanh dưa hấu... Bé sẽ thực hành cách gắp và khám phá cảm giác đó. - Bạn có thể thúc đẩy kỹ năng vận động của con bằng cách đặt chiếc đệm sofa, gối, hộp hay đồ chơi lên sàn và sau đó chỉ cho con bạn cách để trườn qua, luồn xuống hay bò quanh. - Chơi trò "rồng rắn lên mây": Hai bố con, hoặc có thể rủ thêm bạn bè của bé cùng bám đuôi nhau đi quanh nhà với tốc độ khác nhau rồi dừng lại ở một chỗ nào đó và chơi trò chơi. - Bắt chước bé: Khi con lớn hơn một chút, thỉnh thoảng, bạn làm theo những hành động của bé như tạo âm thanh ngộ nghĩnh, đi giật lùi hay cười. Cách này giúp tăng khả năng sáng tạo của trẻ. -Tạo ra khuôn mặt hài hước: Phồng má, để cho bé chạm vào mũi bạn rồi xẹp má xuống. Hay khi hai bố con chơi trò kéo tai, bạn có thể thè lưỡi ra, giả vờ kêu tiếng một con vật nào đó. Bạn làm lại những điều này 3-4 lần, sau đó thay đổi cách thức để bé phải đoán chừng. - Cho bé đụng vào các đồ vật trên đường: Hai bố con cùng đi bộ vòng quanh nhà, bạn cho bé chạm tay vào cửa số lạnh, những bộ quần áo mềm mại đang phơi, chiếc lá cây hay những vật an toàn khác và gọi tên chúng. - Chọn một truyện bé thích, đọc lên nhưng thay tên nhân vật chính bằng tên của bé sẽ làm con bạn rất thích thú.
- - Làm cuốn album về các con vật: Bạn có thể chụp hình các con thú bé yêu thích trong lần đi thăm sở thú và cho vào cuốn album. Sau đó, cả nhà cùng "đọc" và đặt những tên cái thân mật cho từng con, kèm với diễn tả âm thanh hay các câu chuyện về chúng. - Thỉnh thoảng để cho bé được lựa chọn: Xây dựng sự tự tin cho con bằng cách để cho bé chọn một trong hai thứ nào đó, chẳng hạn cái bát màu xanh hay cái màu nâu khi ăn cơm. Từ đó, bé sẽ học cách tự quyết định và đọc tên các màu sắc. - Cho bé tập đếm mọi thứ, từ số viên gạch nền, số bậc cầu thang trong nhà hay số ngón chân, ngón tay của mình... - Nhảy trong vũng nước nhỏ, ngồi ở đám cỏ ướt... là những trò vui với trẻ, dẫu hơi bẩn một chút nhưng sẽ giúp bé hiểu được thế nào là khô và ướt. - Cho bé xem những bức hình về các con côn trùng vô hại như bọ rùa, dế, bướm trong sách hay tạp chí, sau đó đi đến công viên để con tìm chúng. - Hóa trang: Để cho con bạn "vào vai" với vài cái áo sơ mi cũ của bố, chơi đóng kịch với các đồ đã cũ như những chiếc mũ ấm, khăn quàng, găng tay. Bạn có thể đặt ra các tình huống rồi để bé sáng tạo và tưởng tượng tiếp câu chuyện. - Dạy bé về to - nhỏ: Lấy vài chiếc cốc hay các hộp nhựa với kích cỡ khác nhau để cho bé đổ nước từ một cái vào những cái khác trong lúc tắm. Bé sẽ thấy có cái chưa đầy còn cái khác lại bị trào ra. Khi ấy, bạn hãy nói với con về khái niệm lớn hơn và nhỏ hơn.
- - Để bé giúp bạn làm những việc vặt như phân loại quần áo màu tối và màu trắng, cất đồ của mình... - Đưa con đến thư viện nghe đọc truyện, đi xem múa rối hay xem chèo thuyền. - Cả nhà dành mỗi tuần để học một từ trong bảng chữ cái. Ví dụ, đọc quyển sách có nhan đề bắt đầu bằng chữ A, ăn thức ăn có tên với chữ A, cắt bánh hình chữ a và viết lên hè bằng phấn chữ ấy... - Cho bé chơi lại các đồ chơi cũ: Bạn có thể tìm lại chiếc xúc xắc bé chơi khi con còn ẵm ngửa và sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy con sử dụng đồ này bằng một cách khác. - Gợi ý để con nói về những cảm giác đã trải qua: Lúc bé đi ngủ, bạn hãy vuốt ve và hỏi con, chẳng hạn: Điều gì làm bé vui hay buồn trong ngày hôm đó, cái gì khiến bé tức giận hay tự hào... Với việc này, bạn sẽ giúp con nhớ lại một ngày của mình và biết cách gọi tên cảm xúc.
- 5 lưu ý giúp con thông minh hơn Mọi bậc làm ba mẹ đều ước mơ con mình thông minh hơn. Cùng xem cách giúp con thông minh hơn, bạn nhé: 1. Kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ Trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh nên việc ghi nhớ và sử dụng kể cả những từ khó bé đều tinh thông, mà điều này người lớn dần mất đi. Nếu trẻ nhỏ có 100% năng lực tiềm tàng thì người lớn chỉ có 5% mà thôi, vì thế hãy nạp thật nhiều từ ngữ để nó in sâu vào tiềm thức của bé, kể cả ngoại ngữ. Càng dạy nhiều từ thì trí não trẻ càng phát triển, càng trở thành một đứa trẻ thông minh. Tất nhiên, điều này khiến bé cần sự trợ giúp của ba mẹ và những người xung quanh nhiều hơn. Mỗi lần tắm, ăn cơm, đi chơi hay thay quần áo cho con mẹ đều phải nói chuyện với con. Trò chuyện nhiều hơn với bé mỗi ngày, bé sẽ ghi nhớ sâu sắc những gì mẹ truyền đạt và vốn từ vựng của bé phong phú hơn. 2. Sẽ thật tuyệt nếu trẻ thích học nhạc cụ Bạn hãy cho trẻ học nhạc cụ nào đó, nếu thấy rằng con bạn cũng thích được học. Đây sẽ là điều tuyệt vời để trẻ phát triển trí não, tư duy và những đức tính cần thiết trong cuộc sống.
- Nhạc cụ rèn cho bé tính kiên nhẫn, khả năng tư duy, sự cảm thụ, sáng tạo, luyện trí nhớ và giúp trẻ tự tin hơn. Khi chọn cho trẻ học nhạc cụ, bạn nên để ý đến những điểm như, trẻ có hứng thú với nhạc cụ đó không? Trẻ có thích âm thanh và cảm nhận do nhạc cụ đó mang lại không? Nhạc cụ đó có quá khó với trẻ không? Cho bé học không ngừng nhưng phải kiên trì từng chút một, “chậm sẽ chắc”. Đừng nhét quá nhiều thứ vào đầu trẻ mà quên mất giới hạn chịu đựng của trẻ, sẽ khiến trẻ bị áp lực và không còn hứng thú khám phá kiến thức nữa. 3. Cho trẻ cảm nhận một môi trường an toàn (không khiến trẻ bất an) Nhiều khi chính ba mẹ thầy cô lại là người đem đến cảm giác bất an cho trẻ. Ví dụ, rất nhiều trường hợp cô giáo mầm non thường nói với trẻ “con ăn ngoan thì mẹ mới đến đón, con không ăn ngoan thì mẹ không đón con đâu nhé”. Nhiều phụ huynh thậm chí cũng đồng tình với kiểu dọa này, mục đích là để trẻ ăn ngoan,
- mà không nghĩ rằng những điều nhỏ nhặt như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Ở tuổi còn nhỏ, bé đang còn rất non nớt về mặt tâm lý. Người lớn vô ý có thể gây áp lực lên con. Nên nhớ rằng việc trẻ mang cảm giác bất an ở tuổi thơ sẽ để lại hệ quả tâm lý dai dẳng kéo dài đến tuổi trưởng thành (như dễ tổn thương, sợ hãi, thiếu tự tin…). Chính vì vậy, trẻ cần phải luôn cảm nhận được sự an toàn mới có thể phát triển hết các tố chất của mình, sẵn sàng học hỏi và khám phá mà không bị sợ hãi. Nếu bạn thực sự muốn có những đứa con thông minh hơn, hãy cho những đứa trẻ cảm thấy rằng cha mẹ luôn luôn đứng bên chúng. Sự hỗ trợ và khuyến khích của cha mẹ là yếu tố thúc đẩy chưa từng có đối với trẻ. Đừng bao giờ để con bạn cảm thấy rằng nó là một hòn đảo cô đơn xa thế giới của cha mẹ. Hãy đưa trẻ tham gia vào các hoạt động giản dị nhất của gia đình, điều này rất tốt cho trẻ. Nhớ rằng, có rất nhiều cách để giúp trẻ ngoan ngoãn nghe lời thay vì khiến con cảm thấy lo lắng bất an, bạn nhé. 4. Không khen ngợi con quá mức Trẻ em cần những lời khen ngợi, động viên trong suốt quá trình học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là, dù không nên chê trẻ nhưng ba mẹ cũng đừng nên khen ngợi con quá mức. Một nghiên cứu trên học sinh lớp 5 của một trường tiểu học ở Mỹ chỉ ra rằng, trẻ được khen ngợi quá mức lại có kết quả kiểm tra với điểm số thấp hơn những trẻ bình thường.
- Vì sao lại như vậy? Việc cứ luôn nói rằng “con thật xuất sắc” sẽ khiến trẻ giảm khả năng tự lập, sợ thất bại và không có động lực để cố gắng. Vì vậy ba mẹ hãy lưu ý, khen ngợi con là điều nên làm, nhưng khen ngợi quá mức có thể sẽ gây hậu quả ngược lại. Nên cho trẻ những lời khen chân thành, cụ thể. Khen trẻ là kích thích trẻ phấn đấu chứ không nên “bơm phồng” sự thật để chính bản thân đứa trẻ cảm thấy mình là số một. 5. Trẻ vui vẻ = trẻ thành công Những đứa trẻ cần sự vui vẻ làm chất xúc tác cho sự khám phá học hỏi của trẻ được toàn diện nhất. Trẻ vui vẻ = trẻ thành công, thực sự là như vậy. Trẻ sẽ rất hăng hái và sáng tạo nếu chúng vui vẻ. Có thể bạn chưa thể đáp ứng hết tất cả nhu cầu vật chất cho con như kỳ vọng. Nhưng hãy đem đến cho con môi trường thân ái và vui vẻ nhất có thể. Thêm nữa, trí thông minh về IQ không phải là tất cả. Sự vui vẻ đặc biệt sẽ giúp trẻ phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ), đạo đức và sự đồng cảm, là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc và sự thành công của trẻ sau này. Chúc bạn luôn tràn đầy tình yêu thương và sự am hiểu trong việc chăm sóc bé yêu mỗi ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cầm đũa sớm giúp trẻ thông minh?
5 p | 1071 | 655
-
Giúp trẻ năng động với trò chơi kích thích IQ cho trẻ 1 – 3 tuổi
5 p | 1032 | 580
-
Bé thông minh nhờ ngủ đủ
5 p | 775 | 463
-
Các trò chơi trong bếp giúp bé học toán
4 p | 577 | 226
-
Cách đơn giản dạy bé tập viết
7 p | 271 | 48
-
Cẩm nang dạy con tập viết trước khi đến trường
7 p | 344 | 39
-
Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng 6 cách đơn giản
10 p | 146 | 29
-
Giúp bé tập đếm
10 p | 126 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cùng bé khám phá
7 p | 96 | 15
-
Các trò chơi vận động cho trẻ mầm non
9 p | 56 | 13
-
7 cách hiệu quả để bé yêu muốn đọc sách
10 p | 84 | 7
-
Chơi mà học
5 p | 123 | 7
-
Bài giảng mầm non: 5 điều khuyên bé
7 p | 91 | 5
-
Trò chuyện mỗi ngày giúp bé thông minh hơn. (Ảnh minh họa). Trẻ thông minh không
3 p | 54 | 4
-
Khi bé 'tè dầm' lúc ngủ
3 p | 105 | 4
-
Bài giảng Bài học về số 8
10 p | 77 | 4
-
Kiên trì là đức tính giúp ước mơ trở thành hiện thực
3 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn