YOMEDIA
ADSENSE
Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ
117
lượt xem 21
download
lượt xem 21
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trẻ em có đặc tính dễ sợ điều gì đó, vì xung quanh nó là một thế giới rộng lớn, chưa quen biết và chưa được khám khá. Đôi khi những chuyện đối với người lớn là hoàn toàn vớ vẩn, lại làm trẻ co rúm lại. Đừng bao giờ cho trẻ thấy là bạn xem thường nỗi sợ của chúng như thế. Nhà tâm lý học gia đình Elena Kiseleva của Nga cho biết về những nỗi sợ của trẻ em và cách giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi - bản chất tự nhiên của...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ
- Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ Trẻ em có đặc tính dễ sợ điều gì đó, vì xung quanh nó là một thế giới rộng lớn, chưa quen biết và chưa được khám khá. Đôi khi những chuyện đối với người lớn là hoàn toàn vớ vẩn, lại làm trẻ co rúm lại. Đừng bao giờ cho trẻ thấy là bạn xem thường nỗi sợ của chúng như thế. Nhà tâm lý học gia đình Elena Kiseleva của Nga cho biết về những nỗi sợ của trẻ em và cách giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi. Sợ hãi - bản chất tự nhiên của trẻ Trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nỗi sợ đặc trưng cho từng lứa tuổi, mức độ phát triển tâm lý. Đối với trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, sự sợ hãi là phản ứng tự nhiên trong nhận thức thế giới xung quanh. Song ở những trẻ nhạy cảm, nỗi sợ hãi có thể biến dạng và gắn chặt trong tâm trí chúng. Trẻ càng lớn lên, nỗi sợ càng nhiều. Ở những đứa trẻ sống trong gia đình không đầy đủ, nỗi sợ càng lớn, nhất là ở những bé trai sống với mẹ. Đó là do đứa trẻ không nhận được tấm gương tích cực từ người cha và cảm thấy không tự tin, sự tự đánh giá bản thân của nó bị hạ thấp. Điều tương tự cũng liên quan tới những đứa trẻ sống trong gia đình không yên ổn và sống khép kín. Trẻ em gần đến tuổi đi học và bé gái càng dễ sợ hãi hơn cả. Do vậy, nếu bạn có con gái 5-7 tuổi thì cần chú ý tới con, cần tránh cho con khỏi những cảm xúc xấu không cần thiết.
- Có trường hợp người mẹ tìm cách tránh cho trẻ những tình huống mà chính họ gặp phải, thì trong tâm hồn chúng xuất hiện sự lo ngại, từ đó dẫn đến nỗi sợ. Nhiều khi do lo lắng quá, người mẹ lại vô tình gieo rắc nỗi sợ cho con, như sợ bị chấn thương hay bị ốm. Có khi ngược lại: trẻ có quá nhiều nỗi sợ là kết quả của việc cha mẹ không đủ cảm xúc, quá nghiêm khắc. Để nhận biết điều này, hãy hỏi con bạn thường mơ thấy gì. Nếu như nó thấy các nhân vật đàn ông và lo sợ, thì nhiều khả năng đứa trẻ có vấn đề trong quan hệ với cha. Còn nếu giấc mơ có những nhân vật truyện cổ tích hay hoạt hình là nữ, thì đó là ấn tượng từ xung đột với mẹ. Điều đặc biệt nguy hiểm là khi bé trai có bố hay bé gái có mẹ quá nghiêm khắc, còn người kia quá hiền. Đứa trẻ thường nhìn vào cha hay mẹ là người cùng giới. Chính sự ủng hộ và thông hiểu của người này có ý nghĩa và được đánh giá cao trong mắt trẻ, nếu cơ chế ủng hộ và thông hiểu bất ổn, sự đánh giá bản thân của đứa trẻ bị suy giảm, nó sẽ cảm thấy mình là người không cần thiết và không thành đạt. Tất nhiên đó là nguồn gốc nảy sinh ra những nỗi sợ khác nhau. Bình thường nỗi sợ hãi kéo dài khoảng 3-4 tuần. Nếu trong thời gian đó nỗi sợ tăng lên, đó là sự sợ hãi tâm thần. Trên nền hiện tượng này có thể xuất hiện những rối loạn thần kinh khác: quá mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh... Nếu bạn nhận thấy con mình có gì đó kiểu như vậy, đừng chần chừ, hãy đến ngay bác sĩ tâm thần hay tâm lý trị liệu trẻ em, vì không được để quá trình này đi quá xa. Đến trước 9-10 tuổi, sự lo sợ như một đặc điểm của cá tính còn là quá trình đảo ngược được, do vậy cần có sự điều khiển thường xuyên đối với các nỗi sợ hãi, nếu không,
- sự sợ hãi mạnh và thường xuyên khi còn nhỏ tuổi sẽ chuyển thành nỗi sợ ám ảnh khi lớn lên. Phản ứng của cha mẹ trước chuyện này là phải bình tĩnh và đồng cảm. Không được thờ ơ, nhưng sự lo lắng quá mức cũng có thể làm nỗi sợ hãi tăng lên. Hãy thử bàn vấn đề đó với trẻ, đề nghị nó mô tả cảm giác và nỗi sợ của mình. Đứa bé càng nói nhiều về việc đó càng tốt. Hãy thử thuyết phục trẻ đừng sợ, hãy chia sẻ kinh nghiệm với nó. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện và cùng con đưa ra các biện pháp đối phó với nỗi sợ. Ví dụ với đứa trẻ sợ chó, lúc đầu bạn nói chuyện về những con vật ấy, sau đó cùng con xem các bức ảnh, hình vẽ về chúng, rồi đến chơi nhà ai đó có chó và để con bạn chơi với nó. Bạn đánh giá một cách tế nhị sự tiến bộ của con trong việc này. Hãy cố gắng chuẩn bị cho trẻ trước tình huống đe dọa đang lại gần, đảm bảo cho nó sự bảo vệ tin cậy, nhưng không nên bao bọc thái quá. Tập dũng cảm Đừng quên rằng đa số nỗi sợ của trẻ là do đặc điểm lứa tuổi và dần sẽ qua, nhưng những nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh bệnh hoạn hay không lại tùy thuộc vào cha mẹ. Những phương pháp sau là hiệu quả và đơn giản nhất. giúp trẻ thoát khỏi sự sợ hãi Giai đoạn 1 - "vẽ nỗi sợ". Một buổi vẽ cần diễn ra trong khung cảnh yên tĩnh và kéo dài 30 phút. Trước đó, cứ để cho trẻ chơi, tạo không khí thân mật với chúng.
- Sau đó, có thể chuyển sang nói chuyện, mục tiêu xác định xem trẻ sợ cái gì. Có thể thực hiện điều đó dưới dạng trò chơi. Bạn hãy ngồi cạnh trẻ, chứ không phải đối diện, đừng quên thỉnh thoảng khuyến khích nó. Hãy hỏi: "con sợ hay không sợ..." và chờ câu trả lời. Sau khi ngưng một chút có thể chuyển sang nỗi sợ khác, trong khi đó câu hỏi "sợ hay không?" cần thỉnh thoảng mới đưa ra. Nếu như đứa trẻ phủ nhận tất cả, thử đề nghị nó trả lời không chỉ đơn giản có hay không, mà trả lời đầy đủ, ví dụ "con không sợ bóng tối". Sau đó đề nghị trẻ vẽ cái gì đầu tiên làm nó sợ. Tốt hơn là để nó vẽ bằng bút chì màu. Có khi phải vài ngày sau trẻ mới dám thể hiện ra trên giấy nỗi sợ của mình. Sau khi vẽ nó ra, hãy đề nghị trẻ kể về những gì nó thể hiện. Tiếp theo cần khen ngợi trẻ, tặng cho nó đồ chơi, nhấn mạnh những nỗi sợ mà nó đã khắc phục được. Rồi đề nghị trẻ tiêu diệt nỗi sợ của mình - xé hay đốt hình vẽ, hoặc thay đổi hình như để bảo vệ mình, chẳng hạn đeo rọ mõm hay xích con chó vào. Bằng hình vẽ có thể loại bỏ những nỗi sợ có nguồn gốc là sự tưởng tượng. Cũng bằng cách đó trẻ có thể phần nào thoát khỏi những nỗi ám ảnh từ những sự kiện có thực, nhưng đã xảy ra từ lâu. Nếu hiện tượng làm trẻ sợ (như chó cắn, hỏa hoạn...) vẫn còn mới trong tâm trí của nó, thì tốt hơn hết cần giúp trẻ vượt qua nhờ trò chơi. Giai đoạn 2 - Thoát khỏi bóng tối Giai đoạn 2 là những trò chơi giúp trẻ thoát khỏi sự gò bó và sợ hãi, hình thành trong bóng tối, trong không gian kín, khi bị rơi vào khung cảnh không quen thuộc.
- Thứ nhất là trò chơi giúp trẻ vứt bỏ được nỗi sợ bị tấn công, bị cha mẹ trừng phạt: Trong một khoảng chơi hạn chế đặt lung tung ghế hay các đồ vật khác. Người dẫn trò đuổi theo những người tham gia và đập vào lưng. Người nào bị đuổi kịp thì thành người dẫn. Ai chạy ra khỏi khu chơi hay chạm vào vật nào đó, cũng trở thành người dẫn. Để ý định của bạn thành công, hãy thử kín đáo chơi "giả" với trẻ. Trò chơi trốn tìm giúp khắc phục nỗi sợ bóng tối, đơn độc, sợ không gian kín. Trước hết bạn quy định những nơi không được trốn vào. Sau đó sai tắt đèn đi, chỉ để lại đèn ngủ. Người dẫn đi quanh phòng và dọa đùa người đang trốn. Tốt hơn là để trẻ trở thành người dẫn trò chơi ngay, điều đó giúp trẻ vượt qua sự sợ hãi và tính thiếu kiên quyết. Cũng có thể đạt kết quả tốt khi người lớn dẫn trò chơi đành "đầu hàng" vì không tìm thấy trẻ. Trò đóng kịch giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ lưu lại trong thời gian dài. Ở đây đứa trẻ đóng vai có tâm lý phức tạp, vai có thể tích cực lẫn tiêu cực. Vào vai nhân vật cổ tích, trẻ trở thành người hùng tốt bụng hay bà phù thủy, sau đó sẽ không sợ phù thủy nữa. Hãy thử biến nhà bạn thành nhà hát, trong đó trẻ có thể tự mình hay cùng bạn nghĩ ra kịch bản, làm ra trang phục và đóng vai trên sàn diễn biến tấu. Hãy biến những nhân vật độc ác thành tốt bụng, như bà phù thủy thành người tốt, con nhện giúp cô bé ra khỏi rừng... Điều chủ yếu là làm đứa trẻ thấy thú vị và vui vẻ. Hãy nhớ rằng chỉ có thể thu hút vào trò chơi, chứ không thể bắt buộc.
- Hâm nóng sau những kỳ nghỉ Nhiều cha mẹ phàn nàn rằng sau kỳ nghỉ, trẻ thường uể oải, không hứng thú học tập. Trẻ thường dễ thích nghi với cuộc sống nhưng cũng có một số trẻ ít tự giác. Để chúng quay trở lại trường học sau một thời gian nghỉ lễ dài thì bạn cần một số động tác để hâm nóng bầu không khí học tập trong chúng. Một số biện pháp khá đơn giản mà hữu hiệu: Đầu tiên, chọn trong các môn học một môn chúng thích nhất hoặc học khá nhất và cho chúng làm những bài tập tương đối dễ của môn này. Tiếp đến là các môn khác. Không nên cho trẻ học ngay với cường độ cao. Nếu trẻ không hào hứng lắm, bạn có thể bắt đầu cùng với chúng bằng một cuốn truyện tranh, một trái banh da...Có thể gợi cho trẻ niềm vui được gặp lại bạn bè. Buổi tối cuối cùng của kỳ nghỉ, đề nghị trẻ xem thời khóa biểu và kiểm tra xem chúng đã chuẩn bị tốt tất cả các môn học ngày mai chưa. Nếu trẻ có điều gì chưa rõ, giải thích ngay cho trẻ. Ngoài ra, trong các ngày cuối của kỳ nghỉ, không nên cho trẻ đi chơi xa, chúng có thể bị mệt và không có hứng thú ôn bài và mức tiếp thu bài sẽ bị giảm. Cũng không nên bỏ qua hoàn toàn chuyện học tập, để trẻ chơi “xả láng” suốt kỳ nghỉ, còn ngày cuối bắt đầu nhồi nhét và bắt trẻ làm việc với cường độ cao. Đặt biệt tránh tình trạng sát giờ học mới giục con dậy, không chuẩn bị cho con từ ngày
- hôm trước, gây nên những bực bội và tất bật không đáng có. Ông bà ta có câu: “Đầu xuôi, đuôi lọt”, hãy để bé bước vào một năm mới với những phấn khởi dầy hứng thú.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn