intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC

Chia sẻ: Thao Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

566
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng minh rằng lịch sử triết học cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. - Trước hết phải khẳng định lịch sử triết học ( triết học cũng là một khoa học) - Sau đó phân tích và chứng minh nó là khoa học ntn? - Đề bài yêu cầu CM thì phải lấy ví dụ phân tích === chứng minh nó thống nhất ở chỗ nào? === Nó đối lập ở chỗ nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI MÔN TRIẾT HỌC

  1. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI 1. Chứng minh rằng lịch sử triết học cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. - Trước hết phải khẳng định lịch sử triết học ( triết học cũng là một khoa học) - Sau đó phân tích và chứng minh nó là khoa học ntn? - Đề bài yêu cầu CM thì phải lấy ví dụ phân tích ===> chứng minh nó thống nhất ở chỗ nào? ===> Nó đối lập ở chỗ nào? Trả lời: Triết học là gì? TH là hệ thống tri thức lí luận chung nhất, của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí của con người trong thế giới ấy. TH ra đời từ thời cổ đại, vào khoảng thế kỷ 8 – 6 TCN. Ở Phương Đông: Triết học = Trí (sự hiểu biết sâu rộng), còn ở Phương Tây: Triết học = Philosophy (Yêu mến sự thông thái). Lịch sử triết học là lịch sử hình thành và phát triển triết học nói chung cũng như của các hệ thống triết học trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. TH trải qua các thời kì là sự pt và thay thế lẫn nhau giữa các hệ thống TH . Trong LSTH, luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa các trường phái TH, mà điển hình là cuộc đt giữa CN Duy vật và CN DT. Trong quá trình đấu tranh đó, các trường phái triết học vừa gạt bỏ nhau (hay chính là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập), vưà kế thừa (thống nhất với nhau) và mỗi trường phái đều không ngừng biến đổi, pt lên một trình độ mới cao hơn. Chính sự đt giữa các TP TH làm cho TH không ngừng pt. Sự pt của TH ko chỉ diễn ra quá trình thay thế lẫn nhau giữa các học thuyết TH, mà còn bao hàm sự kế thừa lẫn nhau giữa chúng. Các HTTH giai đoạn sau thường kế thừa những tư tg nhất định của TH giai đoạn trước và cải biến, phát triển cho phù hợp với yc của gđ mới. Đó chính là sự phủ định biện chứng trong LS pt tư tg TH. Hay có thể nói rằng “ LS triết học cũng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Vậy sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của LS TH được thể hiện cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về một trong những quy luật cơ bản của TH, đó là qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Quy luật này nói lên nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật và nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Như ta đã biết, mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều là sự thống nhất của các mặt đối lập. Trong đó: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt tồn tại trong sự vật có mang những đặc điểm, tính chất biến đối theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự tồn tại của các mặt đối lập trong sự vật là khách quan và phổ biến. Bất kỳ sự vật nào cũng có hai hoặc nhiều mặt đối lập; và cứ hai mặt đối lập có liên hệ, tác động lẫn nhau thì tạo thành một mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn biện chứng trong hiện thực khách quan và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất của các mặt đối lập.
  2. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Như vậy, cũng có thể xem sự thống nhất của hai mặt đối lập là tính không thể tách rời của hai mặt đó. Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, đồng nhất với nhau. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm sự "đồng nhất" của các mặt đó. Sự thống nhất của mặt đối lập trong một sự vật còn biểu hiện là sự thẩm thấu vào nhau, tạo điều kiện, tiền đề cho nhau phát triển. Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C.Mác và Ph.Angghen viết rằng, giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập. Hai cái như vậy hợp thành một khối thống nhất. Cả hai đều là hình thức tồn tại của quyền tư hữu. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập. Khi nghiên cứu sự thống nhất của các mặt đối lập trong xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Angghen nói: Người tư hữu là mặt bảo thủ, người vô sản là mặt phá hoại. Người thứ nhất có hành động nhằm duy trì mâu thuẫn, người thứ hai có hành động nhằm tiêu diệt mâu thuẫn. Sau khi vạch rõ bản chất của mỗi một mặt đối lập của xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không những chỉ rõ trạng thái của xã hội ấy là thống nhất, mà còn chỉ rõ trạng thái ấy là đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh của các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ, lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, cũng như điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực của sự phát triển; nhưng không nên hiểu đấu tranh giữa các khuynh hướng khác nhau trong sự vật, hiện tượng là một cái gì tĩnh, không biến đổi. Trên thực tế, đó là cả một quá trình phát triển lịch sử của các mặt đối lập, quá trình vạch rõ mâu thuẫn. Trong giai đoạn đầu của quá trình ấy, sự thống nhất giữa các mặt đối lập còn tương đối bền vững; nhưng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm lung lay sự thống nhất ấy, làm cho nó kém bền vững hơn cho đến một lúc nhất định, mâu thuẫn làm cho nó “nổ tung” ra và tiêu diệt nó. Vì vậy, V.I.Lênin cho quá trình phát triển là sự phân chia vật thống nhất làm đôi. Phân chia vật thống nhất làm đôi có nghĩa là mở rộng, rạch rõ mâu thuẫn của hiện tượng, làm cho nó gay gắt và sâu sắc hơn. Như vậy, đấu tranh giữa các mặt đối lập là cái động lực, cái mãi mãi "không ổn" làm cho các sự vật và hiện tượng không được bất biến hay ở trạng thái ngưng trệ. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng bất cứ sự thống nhất nào giữa các mặt đối lập cũng là tương đối, tạm thời; còn đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối. Khi xem xét mối quan hệ như vậy, V.I.Lênin viết: "Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối"1. * §Êu tranh lµ hiÖn tîng kh¸ch quan vµ phæ biÕn. - Kh¸ch quan: PhÐp biÖn chøng duy vËt kh¼ng ®Þnh mäi sù vËt, hiÖn t îng trong thÕ giíi ®Òu tån t¹i ®Êu tranh bªn trong. Mçi sù vËt, hiÖn tîng ®Òu lµ mét thÓ 1 V.I.Lênin. Toàn tập, T.29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr. 379-380.
  3. thèng nhÊt cña c¸c mÆt, c¸c thuéc tÝnh, c¸c khuynh híng ®èi lËp nhau nhng l¹i rµng buéc nhau vµ t¹o thµnh ®Êu tranh. - M©u thuÉn lµ hiÖn tîng phæ biÕn: §Êu tranh tån t¹i kh¸ch quan trong mäi sù vËt vµ hiÖn tîng cña giíi tù nhiªn, ®êi sèng x· héi vµ t duy con ngêi thÓ hiÖn: + §Êu tranh tån t¹i phæ biÕn ë mäi sù vËt hiÖn tîng, tån t¹i trong suèt qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña chóng ta. + Kh«ng cã sù vËt, hiÖn tîng nµo l¹i kh«ng cã ®Êu tranh vµ kh«ng cã mét giai ®o¹n nµo trong sù ph¸t triÓn cña mçi sù vËt, hiÖn tîng l¹i kh«ng cã ®Êu tranh. §Êu tranh nµy mÊt ®i m©u thuÉn kh¸c l¹i h×nh thµnh. 2. Mâu thuẫn biện chứng − nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển Những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển ở những lực lượng siêu nhân hay ở lý trí, ở ý muốn chủ quan của con người. Những người theo quan điểm siêu hình tìm nguồn gốc của sự vận động, phát triển ở sự tác động bên ngoài đối với sự vật. Rốt cuộc, họ đã phải nhờ đến "Cái hích đầu tiên" (Newton) hay cầu viện tới Thượng đế (Aristote). Như vậy, bằng cách này hay cách khác, quan điểm siêu hình về nguồn gốc vận động và phát triển sớm hay muộn sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy tâm. Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sư vật và hiện tượng. Trong lịch sử, tư tưởng này đã được Héraclite đề cập đến và được Hêghen phát triển. Hêghen viết: “Mâu thuẫn, thực tế là cái thúc đẩy thế giới, là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống”2. C.Mác và Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. C.Mác viết: "Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành một phạm trù mới"3. Nhấn mạnh thêm tư tưởng đó, V.I.Lênin viết: "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập"4. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động lẫn nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao gồm cả sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Sự thống nhất là tạm thời, có điều kiện vì sự vật chỉ tồn tại trong một thời gian. Khi mâu thuẫn của sự vật được giải quyết thì sự thống nhất bị phá vỡ làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện (điều này biểu hiện sự đứng im tương đối). Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì sự đấu tranh diễn ra từ đầu đến cuối, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Chính đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự thống nhất của các mặt đối lập bị phá vỡ, làm cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện, mang lại sự đấu tranh của các mặt đối lập mới (điều này thể hiện sự vận động tuyệt đối). Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác biệt căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn 2 Xem: Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 325. 3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 191. 4 V.I.Lênin, Toàn tập, T.29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tr. 379.
  4. được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. 3. Ý nghĩa phương pháp luận + Phân tích mâu thuẫn phải xem xét mâu thuẫn một cách toàn diện và cụ thể. Bởi vì, khi sự vật khác nhau thì mâu thuẫn của chúng cũng khác nhau; phải tìm cho ra mâu thuẫn cụ thể của từng sự vật để có biện pháp giải quyết phù hợp. Trong cùng một sự vật có nhiều mâu thuẫn, mỗi mâu thuẫn có đặc điểm riêng; cho nên phải phân loại các mâu thuẫn của sự vật để có biện pháp giải quyết phù hợp với từng loại mâu thuẫn. Quá trình phát triển mâu thuẫn có nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn, bản thân mâu thuẫn và từng mặt của nó có đặc điểm riêng và cách giải quyết cũng khác nhau… Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ giúp chúng ta hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. + Giải quyết mâu thuẫn phải giải quyết đúng lúc, đúng ch ỗ và đủ điều kiện. Bởi vì mâu thuẫn thường trải qua 3 giai đoạn: trong giai đoạn đầu chỉ mới xuất hiện sự khác nhau, hai mặt đối lập bắt đầu hình thành, đấu tranh thấp; trong giai đoạn thứ hai, xuất hiện mâu thuẫn và thể hiện rõ sự đối lập, đấu tranh giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt; giai đoạn thứ ba là giai đoạn chuyển hóa, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Mỗi thời đại lịch sử đều có mâu thuẫn cơ bản - mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội. Sự đấu tranh giữa các giai cấp ấy quyết định chiều hướng của sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mâu thuẫn của những giai cấp cơ bản còn có nhiều mâu thuẫn của các tầng lớp khác, thậm chí ngay trong giai cấp vô sản cũng có sự khác nhau… Tất cả những cái đó cần phải được tính đến khi lựa chọn phương pháp và hình thức đấu tranh giai cấp, khi định ra chính sách. Trong cuộc đấu tranh thực tế, nếu không nhìn thấy tất cả cái lưới mâu thuẫn phức tạp ấy, tức là giản đơn hóa bức tranh đúng đắn về đấu tranh của các mặt đối lập. Việc hiểu đúng tính chất phức tạp và nhiều vẻ đó của các mâu thuẫn xã hội, có ý nghĩa to lớn đối với sự hoạt động thực tiễn của Đảng giai cấp vô sản. KL, qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng duy vật; chỉ rõ nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.
  5. Câu 2. Một trong những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình đổi mới ở nước ta là: Đổi mới toàn diện và đồng bộ. Hãy phân tích cơ sở triết học và cơ sở thực tiễn của quan điểm trên. - Trước hết phải chí ra hoàn cảnh cụ thể (nguyên nhân; tính thời điểm lịch sử) của quá trình đổi mới ( từng thời điểm lịch sử ví dụ như trước ĐH Đảng 6 1986, ĐH Đảng 7 1991 và dự thảo ĐH Đảng 10 2010) - Ví dụ ( số liệu chứng minh) và phân tích trên những quan điểm triết học ( tham kháo những bài viết và số liệu bên dưới) Tra loi: Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và đồng bộ là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: - Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới ñều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. - Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến - Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận ñộng, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới. Ðổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Trong thực tiễn đổi mới, cải cách, cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác định đúng mục tiêu song không xác định đúng phương thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bước đi phù hợp thì cũng không thể thành công. Ðối với Ðảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, toàn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người, do đó phải đổi mới toàn diện từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, quan hệ đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của cấp địa phương và cơ sở. Ðổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các bộ phận, các khâu của đời sống xã hội, để tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò nhân-quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng đổi mới, làm cho toàn bộ cơ thể xã hội chuyển động. Tuy nhiên, đổi mới toàn diện và đồng bộ không có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, rải mành mành ra mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có sự tính toán cẩn thận các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt, nắm lấy "mắt xích" chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Ðể xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh... trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô có một phần nguyên nhân từ giải quyết không đúng mối quan hệ này. Không xác định đúng bước đi; nóng vội, hấp tấp sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá công cuộc đổi
  6. mới; ngược lại quá chậm chạp trong việc đổi mới hệ thống chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế cũng như toàn bộ công cuộc đổi mới. Vì vậy, lúc đầu chúng ta tập trung vào đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ thống chính trị; tiếp theo phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới hệ thống chính trị song phải bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, đổi mới vì mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải coi đổi mới là động lực; ổn định là điều kiện tiền đề; phát triển nhanh và bền vững là mục đích. Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế và trên cơ sở đổi mới kinh tế, chúng ta đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Ðảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Trong quá trình đổi mới, chúng ta không phủ định sạch trơn thành tựu của quá khứ, mà trân trọng và kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của cha ông, những thành tựu của cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - những thứ trước đây bị coi là riêng có của chủ nghĩa tư bản. Những thành tựu của đổi mới hệ thống chính trị trong 20 năm qua đã khẳng định rằng chúng ta không chỉ đổi mới kinh tế mà còn đổi mới cả chính trị, chứ không phải như luận điệu xuyên tạc của các phần tử phản động và cơ hội chính trị cho rằng "Việt Nam chỉ đối mới kinh tế mà không đổi mới chính trị". Ngày nay để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, chúng ta phải bảo đảm tốt hơn sự gắn kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Cần đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Trong hoạt ñộng thực tiễn chủ thể phải: - Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật. - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) ñể biến ñổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu tố, mặt, …) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…của nó. - Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những ñặc ñiểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phươtiện, biện pháp bổ sung ñể phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo ñúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta. Ý nghĩa phương pháp luận - Quan điểm (nguyên tắc) toàn diện Nếu nắm vững nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chúng ta có thể xây dựng quan điểm (nguyên tắc) toàn diện để đẩy mạnh hoạt động nhận thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn hiệu quả. Nguyên tắc này yêu cầu:
  7. + Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan: Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận thức. Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định… Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại. Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như sự thống nhất các mối liên hệ trên. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức. + Trong hoạt động thực tiễn, khi biến đổi đối tượng chủ thể phải: Một là, chú trọng đến mọi mối liên hệ, và đánh giá đúng vai trò vị trí của từng mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để biến đổi những mối liên hệ đó, đặc biệt là những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng… Ba là, nắm vững sự chuyển hóa của các mối liên hệ để kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung nhằm phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, và lèo lái sự vận động, phát triển của đối tượng đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện nhưng nó cũng xa lạ với cách xem xét dàn trải, liệt kê chung chung. Nó đòi hỏi phải biết kết hợp nhuần nhuyễn “chính sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”. Quan điểm toàn diện cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và chủ nghĩa nguỵ biện. 3. Hãy phân tích luận điểm: "Bản chất linh hồn sống của phép biện ch ứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể", cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa của luận điểm trên khi áp dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta như thế nào? - "Bản chất linh hồn sống của phép biện chứng duy vật là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể" Giải thích thuật ngữ : Bản chất linh hồn sống là gì? Từ đó phân tích cụ thể trong mỗi tình hình cụ thể …. Ví dụ cụ thể trong quá trình đổi mới ở VN (những kỳ ĐH Đảng 6 1986, ĐH Đảng 7 1991 và dự thảo ĐH Đảng 10 2010) Gần giống với câu 4 nhưng lấy ví dụ áp dụng vào vn là ok : PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PBC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PBC DV 1.1 Khái niệm PBC và khái quát lịch sử phát triển của PBC 1.1.1 Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức đối tượng có 2 nội dung: - Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập có một ranh giới tuyệt đối. - Phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì chỉ là sự biến đổi về lượng còn nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên ngoài đối tượng. Phương pháp siêu hình làm cho con người nhận thức thế giới đi đến những sai lầm sau: + Chỉ nhìn thấy SV, HT mà không thấy mối liên hệ qua lại giữa các SV, HT ấy. Ví dụ nhận thức về một thành phần kinh tế ấy mà không thấy mối liên hệ giữa thành phần kinh tế ấy với các thành phần kinh tế khác. + Chỉ thấy sự tồn tại của những SV mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của chúng.
  8. + Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của SV ấy mà quên mất sự vận động của SV ấy, dễ bị động trước sự biến đổi của SV. + Chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng. Chỉ thấy một mà không thấy nhiều, chỉ thấy cá thể mà không thấy toàn bộ. Phương pháp siêu hình như vậy tất yếu sẽ mang đến cho con người một lối t ư duy cứng nhắc, bảo thủ theo kiểu “A đồng nhất tuyệt đối với A, A là chính nó”. Trên thế giới không có cái gì là chính nó. 1.1.2 Phương pháp BC: 2 nội dung - Là phương pháp nhận thức đối tượng trong các mối liên quan với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau. - Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các SV HT mà nguồn gốc của sự thay đổi này là do sự đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẩn nội tại của chúng. Phương pháp BC giúp con người nhận thức SV ở 4 nội dung sau: + Không chỉ thấy SV cá biệt mà còn thấy được mối liên hệ qua lại giữa chúng. + Không chỉ thấy sự tồn tại mà còn thấy sự hình thành và tiêu vong của SV. + Không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái vận động biến đổi của SV. + Không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng. Nếu phương pháp siêu hình mang đến cho con người sự nhận thức sai lầm về SV. Với bản chất của phương pháp BC như vậy đã mang đến cho con người một th ứ tư duy mềm dẻo linh hoạt, một thứ tư duy thừa nhận trong những trường hợp cần thiết bên cạnh cái “hoặc là” còn là cái “vừa là”, cái khẳng định và cái phủ định không chỉ loại trừ nhau mà có liên hệ BC với nhau. SV vừa nó vừa là cái khác nó. Ví dụ Đảng viên có thề làm kinh tế tư nhân. 1.1.3 Lịch sử của PBC: có 3 hình thức - PBC chất phác thời cổ đại. Khi nói tới BC cổ đại thì người ta thường đề cập đến BC DT của Socate Hecralit và Platon nhưng chỉ dừng lại ở nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Tức là trong quá trình tranh luận chỉ ra cái mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và chỉ ra cách giải quyết những mâu thuẫn đó. BC cổ đại mà điển hình là của Hecalite mới dừng lại ở trực kiến thiên tài của ông chứ chưa phải là kết quả nghiên cứu của lý thuyết khoa học. Về cơ bản là đúng nhưng chưa có giá trị cao về mặt khoa học vì vậy sau này nó bị tư duy siêu hình TK15 phủ định. - PBC DT trong P cổ điển Đức: bắt đầu từ Kant và kết thúc với Feurbach. Tính duy tâm thể hiện ở chỗ coi BC là sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Trong quá trình phát triển này ý niệm tuyệt đối tự tha hóa, chuyển hóa thành giới tự nhiên, sau đó trở về với chính bản thân mình. Theo Hegel sự phát triển BC của thế giới chỉ là sự thể hiện sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối mà thôi. → Có thể nhận xét đối với PBC DT trong P cổ điển Đức ngoài giá trị học thuật nó không có giá trị trong vấn đề nhận thức và mặt thực tiễn. Giá trị về mặt học thuật thể hiện ở chỗ cống hiến quan trọng nhất của PBC DT trong P cổ điển Đức là phương pháp xem xét SV đối lập với phương pháp siêu hình thế kỷ 17-18, đấy là thành công của nó. Và lần đầu tiên PBC thể hiện với tư cách là logic BCđể khắc phục hạn chế của logic hình thức. - PBC DV ra đời vào những năm 40 của thế kỷ 19 do Mác và Ănghen sáng lập. Theo Ănghen “PBC là khoa học về sự liên hệ phổ biến hoặc là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy” PBC DV là sự thống nhất hữu cơ giữa W duy vật với phương pháp BC, giữa lý luận nhận thức với logic BC. Sự ra đời của PBC DV là một cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy P, là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những SV và những phản
  9. ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng. 1.2 Nội dung cơ bản của PBC DV - Tính khoa học và tính cách mạng của nó Nội dung cơ bản của PBC DV gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù. Trong đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát có nội dung khái quát nhất. Còn 3 quy luật, 6 cặp phạm trù là sự cụ thể hóa nội dung của 2 nguyên lý. 1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: - Xem xét các SV HT của thế giới, bản thân chúng không tồn tại độc lập một cách tuyệt đối bên cạnh nhau. Mà trái lại tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với nhau. - Mối liên hệ là một phạm trù P khái quát về mối liên hệ, quan hệ của các SV HT nghĩa là có sự ràng buộc, phụ thuộc có sự sự quy định, tác động qua lại sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các SV, HT. - Các tính chất của mối liên hệ: có 3 tính chất. + Tính KQ: là cái vốn có của SV HT, không phụ thuộc vào ý chí KQ của con người. + Tính phổ biến: Bất cứ SV, HT nào cũng có liên hệ với SV, HT khác, không có SV HT nào nằm ngoài mối liên hệ. Biểu hiện dưới hình thức riêng biệt cụ thể, tùy theo những điều kiện nhất định. Cho dù dưới hình thức nào chúng chỉ biểu hiện ở mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. + Tính đa dạng, nhiều vẻ của mối liên hệ: Chúng đa dạng về tinh chất về trình độ và hình thức biểu hiện ở chỗ là có mối liên hệ chung, tác động đến mọi lĩnh vực của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ liên quan đến từng SV HT cụ thể. Có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu - thứ yếu, tất nhiên - ngẫu nhiên .. → các mối liên hệ có vai trò khác đối với sự vận động phát triển của SV. * Những phạm trù của PBC DV là sự cụ thể hóa nguyên lý về sự liên hệ phổ biến Nguyên lý là sự khái quát chung về tính chất sự liên hệ BC của thế giới, đó là sự liên hệ và sự phát triển được biểu hiện ở 2 nguyên lý. Phạm trù và quy luật là lý luận nghiên cứu các mối liên hệ về sự phát triển của thế giới. Vì vậy các phạm trù cũng như quy luật của PBC DV mang đến cho chúng ta phương pháp luận để thực hi ện các quan điểm được rút ra từ các nguyên lý. VD: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử. Cụ thể đối với các phạm trù cái chung - cái riêng, tất nhiên - ngẫu nhiên, bản chất – hiện tượng là cơ sở phương pháp luận trực tiếp của các phương pháp như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Trên cơ sở đó nó giúp chúng ta rút ra được mối liên hệ bản chất để từ đó hiểu được toàn bộ các mối liên hệ theo một hệ thống nhất định. Các phạm trù như nguyên nhân - kết quả, khả năng - hiện thực là cơ sở phương pháp luận để chỉ rõ trình tự kế tiếp nhau của các mối liên hệ và sự phát triển như là một quá trình tự nhiên. Phạm trù nội dung và hình thức là cơ sở phương pháp luận để xây dựng các hình thức tồn tại trong sự phụ thuộc vào nội dung và khả năng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục đích. 1.2.2 Nguyên lý về sự phát triển 1.2.2.1 Khái niệm về sự phát triển: Phát triển được coi là một phạm trù P khái quát về sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Rõ ràng khái niệm phát triển và vận động không đồng nhất với nhau. Vận động là sự biến đổi nói chung, có thể đi lên hay đi xuống. Còn phát về sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nghĩa với vận động. PBC DV không chỉ thừa nhận sự phát triển của thế giới mà còn chỉ ra những nội dung sau đây: - Chỉ ra cách thức của sự phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc.
  10. - Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển là nằm trong bản thân các SV HT, đó là do quá trình giải quyết mâu thuẫn. - Chỉ ra khuynh hướng & kết quả của sự phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc với kết quả là dường như SV trở lại với điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. PBC DV còn chỉ ra rằng sự phát triển của thế giới không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí nó có thể có những bước thụt lùi tạm thời. Hơn nữa sự phát triển còn thể hiện sự khác nhau trong thế giới hiện thực. Sự phát triển của xã hội thể hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên và cải tạo các quan hệ xã hội của con người. Trong khi đó sự phát triển của tư duy thể hiện ở khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, ngày càng đầy đủ và chính xác về thế giới hiện thực. Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện về thể chất và tinh thần để phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Nếu không có sự hoàn thiện mình về thể chất và tinh thần thì không thể tồn tại. 1.2.2.2 Tính chất của sự phát triển: 3 tính chất KQ, phổ biến và đa dạng. - Tính KQ của sự phát triển: nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong mỗi SV. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại, vận động của SV. - Tính phổ biến của sự phát triển: nó diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy cũng như ở bất cứ SV, HT nào của thế giới KQ. - Tính đa dạng và phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. Tuy nhiên ở mỗi SV HT thì quá trình phát triển diễn ra không giống nhau. Do chúng tồn tại trong những điều kiện không gian, thời gian khác nhau; trong quá trình phát triển của bản thân các SV HT thì các SVHT chịu sự tác động của rất nhiều SV HT khác, của rất nhiều các yếu tố, các điều kiện. Chính vì những tác động như vậy, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của SV. Đôi khi nó làm thay đổi chiều hướng phát triển, thậm chí làm cho SV thụt lùi. VD: Trình độ nhận thức của thế hệ cha mẹ không giống với thế hệ con cái vì các thế hệ sinh ra và lớn lên trong những điều kiện không gian, thời gian khác nhau; bản thân các SVHT bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau. 1.2.2.3 Những quy luật cơ bản của PBC DV là sự cụ thể hóa nguyên lý về sự phát triển: 3 quy luật cơ bản của PBC DV đều có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người, chỉ đạo các quan niệm toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể. Nó vạch ra cách thức, nguồn gốc, động lực và xu hướng phát triển tiến lên của các SV HT trong thế giới. Cụ thể: - Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức, cơ chế của sự phát triển là đi từ những biến đổi nhỏ nhặt dần dần về lượng đến giới hạn độ thì gây ra những biến đổi căn bản về chất thông qua những bước nhảy vọt. Mọi sự biến đổi về lượng không tức khắc dẫn đến sự thay đổi về chất tuy nhiên có ảnh hưởng đến chất của SV HT. Trong bất kỳ SV HT nào cũng đều thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng. PBC DV chỉ ra rằng nó thống nhất trong một độ. Độ là giới hạn mà ở giới hạn đó lượng thay đổi chất vẫn chưa thay đổi vì SV vẫn còn là nó chưa trở thành SVHT khác. Mọi sự thay đổi về lượng không tức khắc dẫn đến sự thay đổi về chất. Tuy nhiên, có ảnh hưởng đến chất của SV HT. Chỉ khi lượng vượt qua giới hạn độ và cùng với những điều kiện nhất định thì lúc này chất của SV sẽ thay đổi. Khi chất mới ra đời thì nó quy định, ảnh hưởng tới lượng mới về quy mô, tốc độ khuynh hướng vận động của lượng. Quy luật lượng - chất là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi cơ chế phát triển với 3 yêu cầu sau: + Bước nhảy làm chất mới thay thế chất cũ là tất yếu KQ trong quá trình phát triển. Song sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi lượng thay đổi đến điểm nút. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn của con người, muốn tạo ra bước nhảy thì phải quan tâm đến việc tích lũy về lượng. Khi lượng thay đổi đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy. Do đó,
  11. cần chống tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí cũng như chống tư tưởng không dám thực hiện bước nhảy để tạo ra sự thay đổi về chất. + Sự thay đổi về chất của SV còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết các yếu tố tạo nên SV. Chính vì vậy trong hoạt động thực tiễn của mình, con người cần phải biết tạo ra sự tác động vào phương thức liên kết các yếu tố tạo nên SV. Ví dụ một đội bóng cò những cầu thủ trung bình nhưng HLV biết liên kết họ tạo thành một sức mạnh tập thể. + Quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội đều KQ như nhau. Trái với quy luật tự nhiên thì tự nó giải quyết. Quy luật xã hội là quy luật có sự tham gia của con người do đó để bước nhảy trong xã hội được thực hiện thì con người không chỉ tôn trọng điều kiện KQ mà cần nỗ lực chủ quan. - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay quy luật mâu thuẫn: vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển và phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong SV. Vì vậy, quy luật này là cơ sở phương pháp luận chung nhất cho việc phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn với 3 yêu cầu cơ bản sau: + Do bất kỳ SV HT nào cũng tồn tại mâu thuẫn nhưng muốn phát hiện mâu thuẫn thì phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau. Tức là phải tìm ra được những mặt đối lập, đồng thời tìm ra mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập được. Khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vị trí, vai trò và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Đồng thời phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của SV và hiểu đúng xu hướng vận động phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. + Để thúc đẩy SV phát triển thì phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là đấu tranh của các mặt đối lập. Khi đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn thì phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn đồng thời phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. + Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện chín muồi. → Phải chống những thái độ sai lầm sau: Chống thái độ chủ quan, nóng vội trong việc giải quyết mâu thuẫn, tích cực thúc đẩy những điều kiện KQ làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải được giải quyết bằng các phương pháp khác nhau. - Quy luật phủ định của phủ định: vạch ra khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc, thể hiện tính chất chu kỳ trong quá trình phát triển. Vì vậy quy luật này là cơ sở phương pháp luận để: + Giúp chúng ta hiểu được xu hướng của sự phát triển đó là quá trình diễn ra không thẳng tắp mà quanh co, phức tạp, được diễn tả bằng hình xoáy ốc. Song phát triển là khuynh hướng chung, tất yếu của sự vận động. + Giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới, cái mới ra đời là hợp quy luật là cái tất thắng. Song trong một lúc nào đó cái mới vừa nảy sinh thì trong một thời gian nào đó cái cũ còn mạnh hơn cái mới. Vì vậy, một quan điểm chân chính về sự phát triển là con người phải biết ủng hộ, bảo vệ, nuôi dưỡng phát triển cái mới để cái mới nhanh chóng khẳng định vị trí của nó trong hiện thực. + Phủ định BC đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa nhưng kế thừa phải có chọn lọc, có phê phán, cần chống xu hướng kế thừa nguyên xi, máy móc. Đồng thời cũng chống xu hướng phủ định sạch trơn, CN hư vô quá khứ. Đây là đặc trưng của phủ định BC khác với đặc trưng của phủ định siêu hình. Ví dụ Feurbach xóa bỏ toàn bộ P của Hegel mà không thấy được PBC của Hegel và Mác đã nói “khi Feurbach phê phán Hegel giống như người ta bê chậu nước hắt đi tất cả mà không biết giữ lại đứa trẻ đang tắm trong đó”.
  12. Trong tự nhiên, quá trình kế thừa là quá trình chọn lọc tự nhiên, cái gì mạnh, tốt thì giữ lại, cái xấu cái yếu thì bỏ đi. Trong xã hội thì khác, liên quan đến con người, địa vị, lợi ích, quyền lợi bởi vậy người ta mang yếu tố chủ quan vào nên phải bình tĩnh, KQ để chọn cái cần giữ. 1.2.3 Tính khoa học và tính cách mạng của PBC DV - Bản chất cách mạng của PBC DV thể hiện ở chỗ trong khi nó đưa ra quan niệm về tính hợp lý của các hiện tồn tại thì đồng thời cũng bao hàm trong đó quan niệm về sự diệt vong tất yếu của cái đang tồn tại đó. Vì vậy, đối với PBC DV thì không có cái gì được coi là tuyệt đối, và luôn luôn chỉ ra tính quá độ của mọi SV. Đối với PBC DV thì không có gì tồn tại ngoài quá trình phát triển, vô cùng vô tận từ thấp đến cao. Với bản chất cách mạng như vậy, PBC DV đã chống lại mọi quan điểm bảo thủ, trì trệ. - Ý nghĩa phương pháp luận của PBC với thực tiễn cách mạng của thời đại hiện nay. Chưa bao giờ tình hình thế giới lại diễn ra phức tạp như hiện nay. Trong tình hình này đòi hỏi chúng ta phải nắm vững PBC DV để nhận thức đúng những biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới và trong nước; để đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đối mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp chúng ta xác định đúng những phương pháp nhận thức và hành động đúng đắn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đất nước. - Đối với Việt Nam phải xác định chúng ta là xã hội tiền tư bản, đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN có nghĩa là con đường chúng ta đi lên CNXH là quá độ lâu dài. Cho dù với bất cứ tính đặc thù như thế nào thì phải đảm bảo yêu cầu của tính lịch sử tự nhiên trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam phải + Giải quyết đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của xã hội chúng ta trong thời kỳ quá độ (Mâu thuẫn giữa xu hướng tự phát TBCN và xu hướng tự giác XHCN). + Quá trình đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn cơ bản ấy phải . Tuân theo sự phát triển tiến hóa dần dần về lượng, tranh thủ những bước phát triển nhảy vọt về chất. . Vừa kế thừa tất cả mặt cần thiết hợp lý của CNTB, vừa đấu tranh tích cực để loại bỏ những mặt phi nhân bản của CNTB. . Vừa tích lũy nội dung vừa nhạy bén cải thiện hình thức cho phù hợp . Kết hợp những giá trị truyền thống của dân tộc với những tiến bộ của nền văn minh nhân loại. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PBC DV 2.1 Phương pháp và phương pháp luận 2.1.1 Phương pháp có 2 cách hiểu là cách hiểu thông thường và theo nghĩa khoa học - Phương pháp là cách thức, là thủ đoạn nhất định được chủ thể hành động sử dụng để thực hiện mục đích nào đó. - Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật KQ để điều chỉnh nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện một mục đích nhất định (theo nghĩa khoa học) * Nguồn gốc của phương pháp: CNDT coi phương pháp là những nguyên tắc do lý trí của con người tự đặt ra để tiện cho vấn đề nhận thức và hoạt động của mình. CNDV BC cho rằng phương pháp được hình thành không phải một cách chủ quan, tùy tiện; cũng không phải là những phương pháp có sẵn , bất biến mà bản thân phương pháp phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. * Các loại phương pháp: do đối tượng nghiên cứu rất đa dạng nên các phương pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng. Tùy theo các tiêu chí khác mà người ta có thể xác định các loại phương pháp khác nhau. - Dựa vào mức độ phổ biến, phạm vi ứng dụng thì phương pháp chia làm 3 loại:
  13. + Phương pháp riêng là phương pháp chỉ áp dụng cho từng bộ môn khoa học cụ thể như phương pháp hóa học, sinh học… + Phương pháp chung là phương pháp được áp dụng cho một số ngành khoa học khác như phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình hóa. + Phương pháp phổ biến là phương pháp được ứng dụng cho tất cả các ngành khoa học, đó chính là phương pháp P Mác Lênin hay phương pháp DV BC. - Dựa vào mục đích và chức năng của phương pháp: + Phương pháp nhận thức: là phương pháp mà người ta sử dụng các giác quan và tư duy để nắm bắt bản chất quy luật vận động và phát triển của đối tượng như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể… + Phương pháp hoạt động thực tiễn: là phương pháp mà người ta sử dụng các phương tiện vật chất để tác động trực tiếp vào đối tượng nhằm biến đổi các đối tượng đó theo nhu cầu của con người như phương pháp xác suất, phương pháp thực nghiệm. → Mỗi loại phương pháp có chức năng nhiệm vụ khác nhau vì vậy nó không thể thay thế cho nhau. Nhưng các phương pháp liên hệ BC & hổ trợ nhau trong vấn đề nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải sử dụng tổng hợp các phương pháp. 2.1.2 Phương pháp luận Khi con người nghiên cứu các đối tượng bao gồm tự nhiên, xã hội, con người phải xác định những vấn đề sau: 1 Sử dụng phương pháp gì? 2 Do đâu mà mình sử dụng phương pháp đó? 3. Làm thế nào để sử dụng các phương pháp cho đúng đắn? Từ đó xuất hiện nhu cầu là ra đời phương pháp luận. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Cụ thể phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát để chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng chúng 1 cách hợp lý, 1 cách có hiệu quả. Phương pháp luận giải quyết những vấn đề sau: - Trả lời câu hỏi phương pháp là gì? - Bản chất, hình thức của phương pháp như thế nào? - Vai trò của phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người như thế nào? * Sự thống nhất và khác biệt giữa phương pháp và phương pháp luận - Sự khác biệt: + Phương pháp luận là lý luận về phương pháp. + Phương pháp luận là cách thức, thủ đoạn hoạt động cụ thể của chủ thể. - Sự thống nhất: phương pháp luận là cơ sở nghiên cứu các phương pháp cụ thể, còn bản thân các phương pháp cụ thể xuất phát từ quan điểm, từ nguyên tắc của phương pháp luận. * Các cấp độ của phương pháp luận: 3 cấp độ - Phương pháp luận bộ môn: là những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát để xác định các phương pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể của các bộ môn khoa học như phương pháp toán học, phương pháp kinh tế học. - Phương pháp luận khoa học chung: là những quan điểm, những nguyên tắc chung để chỉ đạo việc xác định phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận của một nhóm các ngành của các bộ môn khoa học có những quan điểm chung nào đó như phương pháp luận của các ngành khoa học tự nhiên, phương pháp luận của các ngành khoa học xã hội… - Phương pháp luận chung nhất: là phương pháp luận P. Phương pháp này khái quát những quan điểm, những nguyên tắc chung nhất làm xuất phát điểm cho việc xác định các phương pháp luận khoa học chung, phương pháp luận bộ môn và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.
  14. → Các phương pháp trên vừa độc lập với nhau vừa có thể bổ sung, thâm nhập vào nhau nhưng không thể thay thế nhau. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải sử dụng tổng hợp các phương pháp luận trong đó PBC DV là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn. 2.2 Các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của PBC DV 2.2.1 Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người, để đạt được kết quả tốt nhất thì phải coi trọng nguyên tắc toàn diện. Các SV HT trong thế giới không tồn tại độc lập bên cạnh nhau mà bản thân SV HT tồn tại trong mối liên hệ mật thiết nhau. Mối liên hệ đó tồn tại phổ biến, KQ, đa dạng. Do đó, phải tôn trọng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Những yêu cầu: - Khi nhận thức về SV thì phải nhận thức mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính SV đó trong sự tác động qua lại giữa các SV HT đó với các SV HT khác. VD: một chính sách kinh tế không thể thành công nếu tách rời với quá trình cạnh tranh toàn cầu. Muốn có một chính sách kinh tế đúng và hiệu quả phải đặt trong tính cạnh tranh toàn cầu. - Phải biết phân biệt từng mối liên hệ, lưu ý đến những mối liên hệ bên trong, bản chất, chủ yếu, tất nhiên để hiểu rõ bản chất của SV và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của chủ thể. - Trong hoạt động thực tiễn khi tác động vào SV HT thì không chỉ chú ý đến những mối liên hệ nội tại của chúng mà phải chú ý đến mối liên hệ của SV HT này với SV HT khác. Đồng thời phải sử dụng đồng bộ các phương pháp, biện pháp, các phương tiện khác để tác động vào SV HT nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. VD: để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh” phải phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực. 2.2.2 Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn Mọi SV HT đều nằm trong quá trình vận động và phát triển. Vì vậy trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của mình chúng ta cần phải có quan điểm phát triển. Yêu cầu: - Khi xem xét bất kỳ SV HT nào thì không chỉ nhìn nhận, nắm bắt cái hiện đang tồn tại mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy cả những biến đổi đi lên và những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song cái cơ bản là phải khái quát được quá trình biến đổi của SV diễn ra như thế nào để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của SV. VD: Khi bước vào cơ chế thị trường sẽ là sai lầm nếu hài lòng với những thành quả của cơ chế thị trường phải nhìn ra xu hướng biến đổi của cơ chế thị trường để đưa ra đường lối, chủ trương chính xác. - Phải chia quá trình phát triển của SV thành những giai đoạn trên cơ sở đó để tìm ra những phương pháp nhận thức và cách thức tác động cho phù hợp để thúc đẩy SV tiến nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. VD tăng trưởng chiều cao của con người chia làm 3 giai đoạn: gđ trong bào thai, gđ hết tuổi mẫu giáo, gđ 15 – 25 tuổi và yếu tố di truyền không quyết định chiều cao mà phải chia thành các giai đoạn phát triển và có tác động dinh dưỡng vào từng thời kỳ cho thích hợp. 2.2.3 Nguyên tắc lịch sử cụ thể Bản thân các SV luôn luôn tồn tại trong những điều kiện không gian, thời gian khác nhau do đó khi nhận thức chúng thì chúng ta phải chú ý đến những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó SV sinh ra, tồn tại và phát triển. VD: quan điểm thủy chung cách đây 30 năm không đúng với thời điểm hiện nay. Hay một luận điểm nào đó là đúng trong hoàn cảnh lịch sử này nhưng không đúng trong hoàn cảnh lịch sử khác. 3. LOGIC HỌC, KHOA HỌC VỀ TƯ DUY:
  15. Đối tượng của logic học là tư duy. Nghiên cứu về tư duy là đối tượng của nhiều khoa học như P, tâm lý học, logic học… Logic học nghiên cứu hình thức & quy luật của tư duy. Có 2 loại logic là logic hình thức và logic BC. Logic hình thức là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật tư duy đúng đắn để đảm bảo tính xác định, tính chặt chẽ, nhất quán cho tư duy trong suốt quá trình suy luận. Logic hình thức chia làm 2 lọai là Logic học hình thức cổ điển (tiêu biểu là Aristot) và Logic học hình thức ký hiệu: thay những phán đoán thông thường bằng những ký hiệu. Logic hình thức nghiên cứu các quy luật như: - Quy luật đồng nhất: trong cuộc sống mỗi SV đều là chính nó (A là A). Trong nhận thức, trong suy luận quy luật này được phát biểu “mỗi một ý nghĩ về một SV nào đó khi được lặp lại trong một quá trình suy luận đều phải đồng nhất”. Phát biểu đó được triển khai làm 2 yêu cầu: + Những ý nghĩ, tư tưởng khác nói về các đối tượng khác nhau hay nói về cùng đối tượng nhưng theo những khía cạnh khác nhau thậm chí chúng được dùng bằng những từ ngữ giống nhau cũng không được đồng nhất với nhau. Vi phạm yêu cầu này trong logic học gọi là đánh tráo khái niệm còn theo dân gian là “ông nói gà bà nói vịt” + Những ý nghĩ, tư tưởng giống nhau nhưng được diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau không được coi là khác nhau. Người ta thường hay vi phạm nguyên tắc này vì hai lý do thiếu hiểu biết về đối tượng mà ta đang lập luận do không hiểu nội hàm và ngoại diên của khái niệm (ví dụ đứa trẻ thường hiểm nhầm 1 kg sắt nặng hơn 1 kg bông); thứ hai là do có sự đồng âm khác nghĩa trong ngôn ngữ. Để tránh sai lầm thì trước khi trình bày về một đối tượng nào đó cần tìm hiểu kỹ 2 khía cạnh của một khái niệm đó là mặt chất của khái niệm (nội hàm của khái niệm cho ta biết SV ta nói tới là SV gì, ntn ) và mặt lượng của khái niệm (ngoại diên cho ta biết khái niệm mà ta nói tới nó cùng loại với bao nhiêu SVHT). Đồng thời trong tranh luận nếu 1 khái niệm có lặp lại nhiều lần thì phải dùng theo 1 nghĩa nhất định cụ thể trong các hợp đồng kinh tế. Tác dụng của quy luật này là đảm bảo tư duy chính xác, đúng đắn, có nội dụng rõ rệt, xác định. Vì vậy không cho phép ý tưởng lờ mờ, lưỡng nghĩa. Tính xác định của tư duy do tính xác định của VC quy định, thể hiện ở 3 điểm: . Mỗi SV bao giờ cũng liên hệ với các SV HT khác nhưng SV nào vẫn riêng SV đó. . Các SV HT luôn luôn biến đổi, luôn luôn phát triển nhưng khi nó chưa thay đổi về chất thì nó vẫn là chính nó. Ví dụ xã hội VN có biến đổi nhưng vẫn trong TKQĐ lên CNXH. . Mỗi SV đều có mâu thuẫn của hai mặt đối lập nhưng SV ấy cũng chỉ là một chứ không phải là hai. - Quy luật phi mâu thuẫn: là hình thức phủ định của luật đồng nhất và cơ sở của phép bác bỏ gián tiếp. Trong cuộc sống quy luật này biểu hiện là hai tư tưởng trái ngược nhau thì không thể cùng đúng. Trong nhận thức, trong suy luận thì quy luật được phát triển “Hai ý nghĩ, hai tư tưởng hay hai mệnh đề tương phản hay trái ngược nhau thì không thể đồng thời cũng đúng. Nếu mệnh đề này đúng thì mệnh đề kia sẽ sai và ngược lại”. Nội dung trên được triển khai làm 3 yêu cầu sau: + Trong suy nghĩ, trong lập luận không đươc đồng thời vừa khẳng định một điều gì đó lại vừa phủ định chính điều ấy khi SV vẫn còn là nó, chưa thay đổi. VD: số nguyên vừa chẵn vừa lẻ. + Trong suy nghĩ, lập luận không được đồng thời khẳng định điều gì đó, lại phủ định chính hệ quả tất yếu được rút ra từ điều khẳng định ấy. VD nói Đảng viên được phép tham gia các thành phần kinh tế kể cả kinh tế tư nhân nhưng không được phép bó lột. Vì kinh tế tư nhân là có quan hệ chủ tớ thì đã có bóc lột. như vậy là vi phạm yêu cầu thứ hai. + Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng tư tưởng 2 đặc tính mà trong hiện thực chúng loại trừ nhau. Tác dụng của quy luật phi mâu thuẫn:
  16. + Phải tôn trọng luật mâu thuẫn mới tránh được mâu thuẫn trong tư duy. + Không được làm lớn mâu thuẫn trong thực tế và mâu thuẫn logic. - Quy luật loại trừ cái thứ ba: hai ý nghĩ, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không thể đồng thời cùng đúng và cùng sai. Nghĩa là có một mệnh đề đúng, mệnh đề còn lại phải sai và ngược lại. Yêu cầu: + Phải ghi nhận là đúng hoặc sai một trong hai tư tưởng trái ngược nhau khi chúng phản ánh về một đối tượng ở cùng một phẩm chất được xem xét. + Phải thể hiện rõ giá trị logic của một tư tưởng khi trình bày tư tưởng đó. Tác dụng: + Chỉ ra phương hướng trong việc tìm kiếm chân ý chỉ có một trong hai phán đoán là chân thực. + Luật triệt tam không xem xét bản thân mâu thuẫn mà chỉ cấm không được coi một cặp phán đoán mâu thuẫn nhau đồng thời cùng đúng hay đồng thời cùng sai. - Quy luật lý do đầy đủ: quy luật này nói lên tính có căn cứ, tính được chứng minh của tư duy và phát biểu “mối tư tương, mỗi ý nghĩ chỉ được công nhận là đúng khi nó được chứng minh hoặc có đầy đủ lý do (căn cứ xác đáng)”. Có 3 căn cứ sau + Những sự kiện thực tế + Những điều đã được khoa học chứng minh được thực tế xác nhận. + Bằng con đường logic Để tránh sai lầm cần lưu ý những yêu cầu sau: + Chỉ được sử dụng các sự kiện có thật và có quan hệ nhân quả với sự kiện đang được xem xét làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề. + Chỉ được sử dụng các tri thức mà tính đúng đắn của nó được khoa học chứng minh hay đã được thực tiễn kiểm nhận là đúng làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề. Thường rơi vào 3 dạng sau: . Dùng tri thức sai hoặc tính đúng đắn của nó còn đang tranh cãi. . Dùng tri thức mà tính đúng đắn của nó không còn phù hợp. . Dùng địa vị xã hội, dùng uy tín cá nhân, dùng bằng cấp làm căn cứ Tác dụng: + Giúp chống lại những tư duy phi logic của các thứ mê tín dị đoan … + Nó không chỉ là quy luật của tư duy mà còn là quy luật của thế giới KQ. 4. Chứng minh rằng quan điểm lịch sử - cụ thể là bản chất và xuyên suốt phép biện chứng duy vật. Phép BC là gì:” Phép BC chẳng qua là môn KH về những QL phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của XH loài người và của tư duy.” Phép BCDV ko nghiên cứu tất cả các QL vận đg phát triển của TG mà chỉ nghiên cứu những QL chung nhất, phổ biến nhất của TN, XH và tư duy Phép BCDV cs sự thống nhất giữa TGQ DV và PP BC. Các hình thức LS của phép BC: (trang 39) THời cổ đại Triết học cổ điển Đức: Phép BCDV: kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà TH tiền bối mà trực tiếp nhất là phép BC của Heghen và quan điểm duy vật của Phoiơbach, dựa vào việc kq những thành quả mới nhất của KH đương thời cũng như thực tiễn LS loài ng, vào giữa
  17. tky XIX C.Mac và Angghen đã sáng lập ra THDVBC và phép BCDV mà về sau được Lenin pt. Phép BCDV bao gồm các nội dung: Nguyên lý về MLH phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Sáu cặp ptrù cơ bản của phép BCDV Ba QL cơ bản của phép BCDV Và cơ sở LL của quan điểm tòan diện, lịch sử cụ thể đó là noäi dung nguyeân lyù moái lieân heä phoå bieán. Quan điểm này chính là bản chất và xuyên suốt phép BCDV Nhö chuùng ta ñaõ bieát ñoái laäp pheùp bieän chöùng, quan ñieåm sieâu hình coi söï toàn taïi cuûa caùc söï vaät vaø hieän töôïng trong theá giôùi laø nhöõng caùi taùch rôøi nhau, giöõa chuùng khoâng coù söï lieân heä taùc ñoäng qua laïi, khoâng coù söï chuyeån hoùa laãn nhau vaø neáu coù chæ laø söï lieân heä coù tính ngaãu nhieân, giaùn tieáp.... Phöông phaùp sieâu hình ñöôïc phoå bieán roäng raõi tröôùc heát trong khoa hoïc töï nhieân vaø sau ñoù trong trieát hoïc vaø noåi baät hôn caû laø ôû theá kyû 17 – 18 . Ñoái vôùi khoa hoïc töï nhieân thôøi kyø naøy do phöông phaùp söu taàm taøi lieäu, cho neân vieäc taùch rôøi caùc boä phaän rieâng cuûa söï vaät coù yù nghóa ñoái vôùi nghieân cöùu khoa hoïc. Nhöng seõ sai laàm khi phöông phaùp naøy theå hieän ôû trong trieát hoïc, vì noù khoâng coù khaû naêng nhaän thöùc caùi chung, caùi baûn chaát vaø qui luaät cuûa hieän thöïc khaùch quan. Treân cô sôû keá thöøa vaø phaùt trieån nhöõng tö töôûng bieän chöùng trong lòch söû vaø ñoàng thôøi khaùi quaùt nhöõng thaønh töïu cuûa khoa hoïc töï nhieân theá kyû XIX. Maùc ñaõ neâu leân nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán. Noäi dung nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán cho raèng, trong söï toàn taïi cuûa caùc söï vaät vaø hieän töôïng cuûa theá giôùi khoâng phaûi laø söï toàn taïi taùch rôøi vaø coâ laäp laãn nhau, maø chuùng laø moät theå thoáng nhaát. Trong theå thoáng nhaát ñoù noù coù nhöõng moái lieân heä, taùc ñoäng qua laïi laãn nhau, raøng buoäc vaø phuï thuoäc, qui ñònh laãn nhau, chuyeån hoùa cho nhau... Xeùt veà maët hình thöùc moái lieân heä phoå bieán cuûa caùc söï vaät vaø hieän töôïng theå hieän mang tính ña daïng vaø phong phuù nhö: *Moái lieân heä beân trong baûn chaát caùc söï vaät vaø hieän töôïng, laø moái lieân heä giöõa caùc thuoäc tính, caùc yeáu toá beân trong (maâu thuaãn beân trong) qui ñònh söï toàn taïi, vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa caùc söï vaät. *Moái lieân heä beân ngoaøi cuûa caùc söï vaät vaø hieän töôïng. *Moái lieân heä veà khoâng gian, thôøi gian; moái lieân heä baûn chaát vaø hieän töôïng; nguyeân nhaân vaø keát quaû; noäi dung vaø hình thöùc... Duø theå hieän döôùi hình thöùc naøo thì moái lieân heä ñeàu mang tính phoå bieán, tính khaùch quan vaø tính qui luaät
  18. Nghieân cöùu nguyeân lyù veà moái lieân heä phoå bieán coù yù nghóa ñoái vôùi hoaït ñoäng nhaän thöùc vaø hoaït ñoäng thöïc tieãn cuûa con ngöôøi: *Veà nguyeân taéc phaûi thöøa nhaän tính khaùch quan, tính qui luaät cuûa moái lieân heä phoå bieán ôû trong hieän thöïc. *Vì phaûi coù quan ñieåm toaøn dieän, quan ñieåm naøy ñoøi hoûi chuùng ta phaûi phaân tích veà söï vaät phaûi ñaët noù trong moái quan heä vôùi söï vaät khaùc. Ñoàng thôøi phaûi nghieân cöùu taát caû nhöõng maët, nhöõng yeáu toá, nhöõng moái lieân heä voán coù cuûa noù. Qua ñoù ñeå xaùc ñònh ñöôïc moái lieân heä beân trong, baûn chaát...ñeå töø ñoù coù theå naém baét ñöôïc baûn chaát, qui luaät cuûa söï vaät vaø hieän töôïng (neân laáy ví duï minh hoïa theâm thì caøng toát). Ví duï: khi nhaän xeùt moät ngöôøi naøo ñoù khoâng theå chæ nhìn beà ngoaøi cuûa ngöôøi ñoù maø ñöa ra nhaän xeùt, phaûi xeùt ñeán nhöõng yeáu toá khaùc nhö baûn chaát tính tình, hoï ñoái xöû vôùi mình coù thaät loøng hay khoâng, nhöõng moái lieân heä cuûa ngöôøi ñoù vôùi nhöõng ngöôøi xung quanh nhö vôùi ngöôøi thaân hay vôùi nhöõng ngöôøi baïn cuûa ngöôøi ñoù coù toát hay khoâng. Vì phaûi coù quan ñieåm cuï theå, bôûi vì trong quaù trình toàn taïi vaän ñoäng vaø phaùt trieån cuûa baûn thaân caùc söï vaät vaø hieän töôïng laø moät quaù trình coù tính giai ñoaïn. Cho neân khi phaân tích tính toaøn dieän veà caùc moái lieân heä cuûa söï vaät phaûi ñaët noù trong moái quan heä cuï theå, vôùi nhöõng ñieàu kieän lòch söû cuï theå cuûa caùc moái quan heä ñoù (neân laáy ví duï minh hoïa theâm thì caøng toát). Khi xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử - cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Khi quan sát một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong những mối quan hệ như vậy. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó. Khái quát ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, tức là phương pháp biện chứng trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn, Ph.Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”2 . Trong cùng một cách xem xét vấn đề tương tự như vậy, V.I.Lênin cho rằng, để có tri thức đúng về sự vật, “bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”3 . KẾT LUẬN Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là có ý nghĩa bao quát nhất và là bản chất và xuyên suốt của phép BCDV. Nghiên cứu hai nguyên lý này đem lại cho chúng ta quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. … 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2