intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891-20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991-01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961-26/3/2021) - Kỷ yếu Hội thảo khoa học

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:317

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891-20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991-01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961-26/3/2021) - Kỷ yếu Hội thảo khoa học trình bày các bài báo cáo, tham luận về những thành tựu và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hà Giang; Hà Giang trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; những ký ức về sự kiện Bác Hồ đến thăm Hà Giang;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891-20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991-01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961-26/3/2021) - Kỷ yếu Hội thảo khoa học

  1. TỈNH ỦY – HĐND – UBND HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG TỈNH HÀ GIANG KỶ YẾU Hội thảo khoa học Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021) Hà Giang, tháng 12 năm 2021
  2. 2
  3. MỤC LỤC Trang 1 - Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học Hà Giang 130 năm thành lập 6 tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021) 2 - Tham luận những thành tựu và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hà 11 Giang qua 76 năm xây dựng và trưởng thành (1945 - 2021) 3 - Tham luận Hà Giang trong tiến trình cách mạng Việt Nam 22 4 - Tham luận điểm nhấn trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang 30 qua 130 năm thành lập (1891 - 2021) 5 - Tham luận kết quả và giải pháp nhằm củng cố và tăng cường 36 khối đại đoàn kết các dân tộc theo lời căn dặn của Bác Hồ 6 - Tham luận Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Tuyên 44 trong công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc và góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1991) 7 - Tham luận Hà Giang trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc 52 8 - Tham luận phát huy nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang trong 62 thời kỳ đổi mới 9 - Tham luận dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà 74 Giang sau 30 năm tái lập (1991 – 2021) 10 - Tham luận phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của quân 80 và dân Hà Giang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc 11 - Tham luận giải pháp thực hiện an sinh xã hội, tạo sinh kế cho 89 người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang 12 - Tham luận khơi dậy, phát huy tiềm năng phát triển du lịch tỉnh 95 Hà Giang trong phát triển kinh tế 13 - Tham luận thực trạng và giải pháp nâng cao kết cấu hạ tầng giao 106 thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang 14 - Tham luận tác động của những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội 113 và dân cư đến tính cách con người Hà Giang 15 - Tham luận giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của 8 lời Bác Hồ 122 căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang 16 - Tham luận những kết quả đạt được trong phong trào thi đua thực 132 hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang và một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào trong thời gian tới 17 - Tham luận kết quả và giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng, 141 phát hiện, tuyên truyền, quảng bá những tập thể, cá nhân tiêu biểu, những việc làm tốt trong thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn 3
  4. 18 - Tham luận những ký ức về sự kiện Bác Hồ đến thăm Hà Giang 150 ngày 26/3/1961 19 - Tham luận làm rõ bối cảnh, ý nghĩa lịch sử của sự kiện Bác Hồ 154 đến thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang 20 - Tham luận phát huy giá trị 8 lời căn dặn của Bác đối với việc tập 161 hợp, vận động nhân dân tham gia các phong trào nông dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới 21 - Tham luận kết quả và giải pháp thực hiện tăng gia sản xuất và 167 thực hành tiết kiệm theo lời căn dặn của Bác Hồ 22 - Tham luận kết quả và giải pháp thực hiện lời căn dặn của Bác về 175 “Phát triển chăn nuôi” và “Chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Trồng cây ăn quả và cây làm thuốc” 23 - Tham luận những kết quả đạt được trong thực hiện lời căn dặn 181 của Bác về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; giải pháp của ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới 24 - Tham luận ngành Giáo dục Hà Giang phấn đấu thực hiện tốt lời 190 Bác căn dặn, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở 25 - Tham luận kết quả thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập 198 nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh Hà Giang, góp phần thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ 26 - Tham luận kết quả và giải pháp thực hiện tốt công tác chăm lo 206 đời sống đồng bào các dân tộc theo lời căn dặn của Bác Hồ 27 - Tham luận thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào 212 tạo, bồi dưỡng cán bộ trong điều kiện tỉnh miền núi, biên giới; phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 28 - Tham luận kết quả và giải pháp thực hiện lời căn dặn của Bác về 220 “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu, mệnh lệnh” 29 - Tham luận kết quả và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 225 về công tác kiểm tra, giám sát, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnh Hà Giang ngày càng trong sạch, vững mạnh 30 - Tham luận vận dụng lời căn dặn của Bác Hồ trong việc xây dựng 232 lực lượng biên phòng hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong học tập và trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia 31 - Tham luận làm theo lời Bác “Huấn luyện cán bộ là công việc 239 4
  5. gốc của Đảng”, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của tỉnh Hà Giang 32 - Tham luận thực hiện 8 lời căn dặn của Bác Hồ, đoàn viên, thanh 248 niên phấn đấu rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng phát triển 33 - Tham luận vận dụng tư tưởng về công tác dân vận của Chủ tịch 254 Hồ Chí Minh trong nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang” 34 - Tham luận phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ văn, nghệ sĩ 261 tỉnh Hà Giang trong việc tuyên truyền, quảng bá những mô hình điển hình, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện 8 lời căn dặn của Bác Hồ 35 - Tham luận Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Giang phát huy 266 kết quả thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn, quyết tâm xây dựng thành phố Hà Giang trở thành đô thị loại II 36 - Tham luận thực hiện tốt lời Bác dặn về đẩy mạnh tăng gia sản 272 xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở điều kiện huyện miền núi, biên giới 37 - Tham luận thi đua làm theo lời Bác căn dặn, huyện Bắc Quang 281 thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025, xây dựng huyện Bắc Quang trở thành huyện nông thôn mới 38 - Tham luận thực hiện 8 lời căn dặn của Bác, Đảng bộ huyện Xín 288 Mần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân 39 - Tham luận kết quả và bài học rút ra trong lãnh đạo, chỉ đạo xây 294 dựng mô hình, điển hình, những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện 8 lời căn dặn của Bác Hồ trên địa bàn huyện Quản Bạ 40 - Tham luận kết quả và giải pháp thực hiện hiệu quả Tám lời căn 303 dặn của Bác Hồ gắn với đổi mới tác phong, lề lối làm việc của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 41 - Tham luận những kết quả nổi bật trong thực hiện hiệu quả 8 lời 308 Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tại địa phương 5
  6. BÁO CÁO ĐỀ DẪN Hội thảo khoa học Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021) Kính thưa đồng chí....! Kính thưa quý vị đại biểu! Cùng với không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh thiết thực lập thành tích kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, 60 năm Bác Hồ đến thăm tỉnh Hà Giang. Thực hiện Kế hoạch số 135-KH/TU, hôm nay, Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021). Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hiện diện của các đồng chí đại biểu các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương, Tỉnh ủy Tuyên Quang và các nhà khoa học đến dự Hội thảo. Kính chúc các đồng chí sức khỏe, an khang và hạnh phúc. Thưa quý vị đại biểu! Hà Giang là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí trọng yếu là “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam. Trước đây vùng đất Hà Giang có tên gọi là Hà Dương và được mang tên Hà Giang vào thời nhà Lê, năm 1705. Theo dòng lịch sử với tên gọi khác nhau: Bộ, châu, phủ, sứ, hạt..., ngày 20/8/1891, Hà Giang chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Kể từ khi tỉnh Hà Giang được thành lập đến nay đã hơn một thế kỷ, đó là cả một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và hy sinh, đồng bào các dân tộc Hà Giang vừa phải kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bọn phản động tay sai của thực dân phong kiến, vừa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và nghèo nàn, lạc hậu, để vươn lên giành chiến thắng. Những thành tích, chiến công rực rỡ đó đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam. 6
  7. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của Nhà nước Đại Việt, nhân dân các dân tộc Hà Giang thường xuyên phải chống lại các đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc và đấu tranh chống lại quan quân triều đình suy thoái ra sức bóc lột, đàn áp, đẩy nhân dân vào con đường cùng khổ. Các thế hệ nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã không quản ngại hy sinh để góp phần bảo vệ độc lập của dân tộc, sự bình yên của quê hương. Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược Hà Giang. Mặc dù kẻ địch là đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại nhưng ngay từ những ngày đầu chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt, nổ ra ở khắp nơi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Hà Giang như ngọn lửa được tiếp thêm dầu, đã bùng lên mạnh mẽ, nhiều cơ sở cách mạng được hình thành, lực lượng cách mạng đã nhanh chóng phát triển. Ngày 25/12/1945, Đảng bộ tỉnh được thành lập, đánh dấu một mốc son quan trọng trong chặng dường lịch sử của nhân dân các dân tộc Hà Giang. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, góp phần vào đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Trong suốt giai đoạn này, một sự kiện vinh dự và tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vào ngày 26 - 27/3/1961. Trong dịp này, Bác đã có lời căn dặn với các đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ III và Đại hội sản xuất Hà Giang. Đến ngày 27/3/1961 Bác Hồ đã nói chuyện với hơn 16.800 cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tại sân vận động thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang). Từ đó đến nay, 60 năm trôi qua, dù Bác đã đi xa, nhưng những lời căn dặn của Người về đoàn kết; tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng; cố gắng xóa nạn mù chữ; giúp đỡ đồng bào rẻo cao… đến nay vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là kim chỉ nam để Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc Hà Giang phấn đấu thực hiện trong sự nghiệp phát triển bền vững và toàn diện về kinh tế - xã hội, góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7
  8. Đất nước thống nhất, cả nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 12/1975 thực hiện quyết định của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hà Giang và Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Từ đây, nhân dân các dân tộc Hà Tuyên đã đoàn kết một lòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, mặt trận Vị Xuyên là một trong những chiến trường trọng điểm đánh phá của đối phương, tại chiến trường này đã có các lữ đoàn, sư đoàn quân chủ lực và nhiều đơn vị bộ đội địa phương, dân quân tự vệ tỉnh Hà Tuyên tham gia phục vụ, chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao. Bước sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trước xu thế hội nhập ngày càng phát triển, đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo luồng sinh khí mới trong đời sống xã hội. Ngày 01/10/1991, tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, với truyền thống đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh; cần cù trong lao động, sản xuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, nhân dân Hà Giang đã và đang từng ngày lập nên những kỳ tích mới trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế - xã hội, bản sắc văn hóa của 19 dân tộc được phát huy; đặc biệt du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đã thu hút được khách du lịch gần xa, với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Cột cờ Lũng Cũ, đỉnh Mã Pì Lèng - một trong “tứ đại đỉnh đèo” đẹp nhất của Việt Nam, Công viên địa chất toàn cầu Unessco Cao nguyên đá Đồng Văn, Căng Bắc Mê - địa chỉ đỏ bên dòng sông Gâm, Tiểu khu Trọng Con, Mặt trận Vị Xuyên…. Hình ảnh về vùng đất, con người Hà Giang ngày càng trở nên đẹp hơn, ấn tượng hơn trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Trong suốt tiến trình lịch sử từ khi thành lập, tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã phát huy truyền thống đoàn kết, đồng lòng, sát cánh bên nhau, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một tỉnh nghèo nhất nước, đời sống của nhân dân cực kỳ khó khăn, đến nay diện mạo của Hà Giang đã hoàn toàn đổi khác: Kinh tế - xã hội phát triển; cơ sở kết cấu hạ tầng được quan tâm chú trọng; giao thông phát triển; trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; quốc phòng - an ninh được củng cố và giữ vững; quan hệ đối ngoại được mở rộng… chất lượng cuộc sống của đại bộ phận đồng bào các dân tộc Hà Giang được cải thiện và 8
  9. ngày càng được nâng cao (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,22%/năm, giảm từ 43,65% năm 2015 xuống còn 22,53% năm 2020); các huyện nghèo và hàng vạn hộ nghèo đã được Đảng, Chính phủ và tỉnh hỗ trợ đầu tư xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà ở. Đã xuất hiện ngày càng nhiều tổ chức đảng, đơn vị, doanh nghiệp, nhiều cán bộ, đảng viên, nông dân, công nhân là những tấm gương tiêu biểu về thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn và về tinh thần vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, giúp đỡ những người xung quanh cùng vươn lên. Với những thành tích đạt được qua các năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006; Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011, Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2016 và nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ khen, tặng danh hiệu, phần thưởng cao quý. Kính thưa các nhà khoa học cùng quý vị đại biểu! Nhân kỷ niệm, 130 năm ngày thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, 60 năm ngày Bác Hồ đến thăm, tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học mang chủ đề “Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021)”. Đây là một diễn đàn để các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Tỉnh ủy Tuyên Quang, các nhà khoa học cùng các nhà quản lý có dịp trao đổi, đánh giá về những tiềm năng thế mạnh và cả những mặt hạn chế về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế và dân cư của Hà Giang, đồng thời cũng là một dịp để đánh giá những thành tựu trên các chặng đường bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tiến trình 130 năm hình thành và phát triển. Đây cũng là dịp để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu, khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của Tám lời Bác căn dặn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Hà Giang, đồng thời đánh giá, tổng kết những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm qua quá trình thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về thực hiện Tám lời Bác căn dặn gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII); góp phần cổ vũ, động viên Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh thực hiện thắng lợi các phong trào thi đua yêu nước, nghị quyết đại hội đảng các cấp, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 9
  10. Thưa các vị đại biểu, khách quý! Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 41 bản tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhân chứng lịch sử từ Trung ương, từ tỉnh Tuyên Quang và các địa phương trong tỉnh viết về các chủ đề: Lịch sử về vùng đất, con người, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, kết quả thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang… từ truyền thống đến hiện tại. Điều rất đáng trân trọng là hầu hết các tham luận đều được chuẩn bị công phu, tâm huyết, mang tính khoa học cao với nhiều sự tìm tòi phát hiện mới cùng những sự lý giải khoa học. Với khuôn khổ thời gian cho phép, chúng tôi đề nghị các tác giả tham luận cùng toàn thể hội thảo tập trung trao đổi về một số vấn đề chính sau: Một là, đánh giá, lý giải được những nét đặc trưng, những đặc điểm nổi trội của Hà Giang về các lĩnh vực tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội… đồng thời chỉ ra được một cách khách quan, chính xác về những thành tựu cùng những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm đối với từng lĩnh vực trong quá trình phát triển 130 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh. Khẳng định vai trò của tỉnh Hà Giang trong tiến trình đấu tranh và bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc và trong các thời kỳ lịch sử. Hai là, làm rõ giá trị khoa học và thực tiễn của Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó, làm nổi bật kết quả và đề xuất những giải pháp hay, cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ba là, thông qua hội thảo này, các nhà khoa học sẽ đặt ra những vấn đề cần đề xuất, tư vấn cho tỉnh, những kiến nghị với Trung ương về việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ để tạo đà xây dựng tỉnh Hà Giang trong thời kỳ hội nhập, phát triển. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học “Hà Giang 130 năm thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2021) và 60 năm thực hiện Tám lời Bác Hồ căn dặn (26/3/1961 - 26/3/2021)”. Xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí! 10
  11. THAM LUẬN những thành tựu và kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hà Giang qua 76 năm xây dựng và trưởng thành (1945 - 2021) Thường trực Tỉnh ủy Kính thưa đồng chí… Kính thưa toàn thể Hội thảo! Hà Giang là vùng đất có lịch sử - văn hóa lâu đời, là địa bàn chung sống của 19 dân tộc. Nhân dân các dân tộc Hà Giang có truyền thống đoàn kết, luôn kiên cường, vượt lên khó khăn, gian khổ, phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Cách đây 76 năm, ngày 25/12/1945, sự kiện trọng đại nhất trong đời sống chính trị của nhân dân các dân tộc Hà Giang đó là cùng với thành lập Ủy ban hành chính tỉnh, Xứ ủy Bắc Kỳ quyết định thành lập Đảng bộ tỉnh Hà Giang và chỉ định đồng chí Hồng Quân làm Bí thư Tỉnh ủy. Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng, lòng mong mỏi và tâm nguyện của đồng bào các dân tộc Hà Giang. Từ đây, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang có tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo, soi đường, dẫn lối trên con đường đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột của bọn thực dân, phong kiến, thổ ty, đưa người dân từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ và từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Thưa toàn thể các đồng chí! Từ năm 1945 đến nay, trải qua chặng đường cách mạng gần một thế kỷ, dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh giành được những thành tựu rất đáng tự hào. Tại thời điểm khi mới thành lập, tuy chỉ có 5 đảng viên (là một Chi bộ Đảng, cũng là Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ tỉnh) nhưng Đảng bộ đã nhanh chóng, khẩn trương lãnh đạo nhân dân các dân tộc thực hiện ngay một số nhiệm vụ cấp bách mà Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Thực hiện công tác tổng tuyển cử (ngày 06/01/1946), bầu Ủy ban hành chính tỉnh Hà Giang; đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm; tập trung phát triển tổ chức, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng cơ sở cách mạng và giác ngộ quần chúng. 11
  12. Bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), bám sát chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Hà Giang tham gia quá trình đấu tranh cách mạng, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, kháng chiến kiến quốc; ra sức phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, tăng cường xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Nhiều gia đình đã tự nguyện quyên góp ruộng đất, trâu, bò, tiền của ủng hộ cách mạng; tích cực nộp thuế nông nghiệp, ủng hộ kháng chiến kiến quốc; động viên chồng, con lên đường kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã có hơn 1.300 người vào bộ đội, nhiều người tham gia du kích, đóng góp được hơn 27.500 tấn lương thực và hơn 1.800.000 ngày công cho cuộc kháng chiến, với những đóng góp đó, tỉnh Hà Giang đã được Bác Hồ gửi Thư khen; góp phần cùng cả nước làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi. Những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang thời kỳ 1945 - 1954 là thực tiễn sinh động góp phần chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng ta; là kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn đầu mới được thành lập nhưng đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo đường lối của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương. Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) là chặng đường Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện chủ trương khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, thực hiện cuộc cải cách dân chủ với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, xoá bỏ áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, xây dựng đời sống mới; lãnh đạo và chỉ đạo dập tắt vụ bạo loạn phản cách mạng ở Đồng Văn; mở đường Hạnh phúc (Hà Giang - Đồng Văn), đường Bắc Quang - Xín Mần, tạo thuận lợi cho đi lại và giao thương hàng hóa đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho các dân tộc vùng cao; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng hậu phương chi viện cho cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Hoà chung với khí thế sục sôi của cả nước, với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã có hàng vạn thanh niên, những người con ưu tú của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang xung phong lên đường ra mặt trận, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến với hàng triệu ngày công đóng góp 12
  13. cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với thành tích đạt được, tỉnh Hà Giang đã có hàng ngàn cá nhân và hàng trăm tập thể của tỉnh đã được Bác Hồ, Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến công các loại. Đặc biệt, một niềm vinh dự và tự hào rất lớn là trong 2 ngày, ngày 26 và 27/3/1961, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang được Bác Hồ đến thăm. Trong dịp này, Người đã khen ngợi những cố gắng, tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và có Tám lời căn cặn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Những lời căn dặn của Người với giá trị lý luận và thực tiễn, là kim chỉ nam cho hành động và nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các tộc tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986), tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Trong thời kỳ này, mặc dù là một tỉnh nghèo, miền núi, biên giới, kinh tế - xã hội chậm phát triển nhưng với tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên, Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Đặc biệt từ tháng 2/1979 đến cuối năm 1989, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc xảy ra - Hà Tuyên là một trong những chiến trường trọng điểm đánh phá của đối phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Hà Tuyên đã không ngại khó khăn, gian khổ và hy sinh, đoàn kết một lòng, bám trụ kiên cường, chiến đấu dũng cảm, vừa chi viện, vừa chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc chiến đấu này, đã có hàng chục sư đoàn, lữ đoàn chủ lực và nhiều đơn vị bộ đội địa phương cùng dân quân tự vệ tỉnh Hà Tuyên tham gia phục vụ và chiến đấu, giành giật với địch từng vách đá, từng chiến hào, từng điểm cao. Với những cống hiến, hy sinh, đồng bào, chiến sĩ Hà Tuyên đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng và các phần thưởng cao quý khác. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã luôn vận dụng đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy truyền thống đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, chăm lo xây dựng và phát triển mạnh về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và đã đạt được những kết quả toàn diện, vững chắc. Giai đoạn 13
  14. 1986 - 1990, Đảng bộ và các dân tộc tỉnh Hà Tuyên đã tích cực và mạnh dạn đổi mới tư duy, đổi mới phong cách làm việc và tổ chức cán bộ; quyết tâm xoá bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với một tỉnh miền núi, biên giới. Đến cuối năm 1990, tổng sản lượng lương thực tỉnh Hà Tuyên đạt hơn 262 nghìn tấn; tổng giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh đạt 370.833.000 đồng; giá trị xuất khẩu đạt 1,1 triệu USD; tổng thu ngân sách địa phương đạt hơn 2,6 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 454 trường phổ thông, 29 trường mẫu giáo và có 21 bệnh viện, 264 trạm xá với 3.064 giường bệnh. Đảng bộ tỉnh cũng đã chú trọng đẩy mạnh củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đó công tác phát triển Đảng được quan tâm với số lượng đảng viên toàn tỉnh là 33.227 đảng viên, 825 tổ chức cơ sở đảng (riêng tỉnh Hà Giang (cũ) là 12.010 đảng viên với 422 tổ chức cơ sở đảng). Có thể khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhiều thành phần kinh tế đã ra đời và phát triển, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, lòng tin của quần chúng các dân tộc vào Đảng và Nhà nước càng được củng cố vững chắc. Năm1991, tỉnh Hà Giang được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Tuyên. Vào thời điểm này, Hà Giang là tỉnh nghèo nhất của cả nước, kinh tế chủ yếu của Hà Giang là nông, lâm nghiệp sản lượng hàng hoá rất ít, công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhỏ bé, lạc hậu nhưng với quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng bắt tay vào chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, bậc học, từng bước “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; phát triển sự nghiệp y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; trải qua 30 năm từ khi tái lập tỉnh đến nay, Đảng bộ tỉnh tiếp tục lãnh đạo đưa tỉnh Hà Giang phát triển bền vững, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi, tạo tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Giang phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 14
  15. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, kinh tế toàn tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân đạt 6,8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Các khâu đột phá, chương trình trọng tâm được cụ thể hóa và triển khai tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục, y tế không ngừng được nâng cao; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt 42%; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%. Cùng với đó, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy; công tác giảm nghèo thu được nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh còn 22,53%; an sinh xã hội được bảo đảm, đã huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xây dựng được hơn 5.000 nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo các xã biên giới có khó khăn về nhà ở. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố vững chắc. Đặc biệt là trong công tác xây dựng Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua 76 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã trải qua 17 kỳ Đại hội. Từ 5 đảng viên do Xứ ủy Bắc Kỳ cử đến (tháng 12/1945), đến nay toàn tỉnh đã có hơn 70.000 đảng viên, 791 tổ chức cơ sở đảng (trong đó đảng bộ cơ sở 311, chi bộ cơ sở 480); đảng bộ bộ phận: 02; chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở là 3.793. Niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng được nâng lên. Có thể khẳng định những thành tựu đạt được của Đảng bộ tỉnh 76 năm qua là nền tảng quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển chung của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo; góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa. Với những thành tích đã đạt được, tỉnh Hà Giang đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Huân Chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất; nhiều tập thể, cá nhân được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và nhiều phần thưởng cao quý khác... Bên cạnh thành tựu đã đạt được, Đảng bộ tỉnh cũng luôn xác định rõ không bao giờ được thoả mãn với những gì mình đã có và thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo đó là: Hà Giang so với các địa phương ở miền núi phía Bắc còn là một tỉnh nghèo; kinh tế phát triển chậm; chất lượng giáo dục, đào tạo và 15
  16. khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn nhiều hạn chế; công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính ở một số khâu còn chậm, hiệu quả chưa cao… Kính thưa toàn thể Hội thảo! Trên cơ sở thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại địa phương, Đảng bộ tỉnh đã rút ra được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, có ý nghĩa thiết thực trong quá trình lãnh đạo cách mạng những giai đoạn tiếp theo đó là: Một là, nắm vững chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của địa phương Việc nắm vững, quán triệt chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng là yếu tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của phong trào cách mạng trong tỉnh. Tùy tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc mà Đảng bộ tỉnh đề ra nhiệm vụ chính trị phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bám sát chủ trương của Trung ương Đảng, trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ở thị xã Hà Giang, việc giành được chính quyền chính là do kết hợp giữa gây áp lực bằng sức mạnh chính trị, quân sự của ta với sự phản chiến của binh sĩ đã được giác ngộ. Ở Đồng Văn, Mèo Vạc việc giành chính quyền về tay nhân dân lại là quá trình thuyết phục thổ ty và vận động tinh thần tự chủ của đồng bào các dân tộc địa phương. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là tỉnh hậu phương, một trong những địa bàn thuộc căn cứ kháng chiến, cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến, hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu được Đảng bộ tỉnh xác định cụ thể phù hợp với tình hình địa phương nên đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể như trong khi nhân dân các dân tộc ở vùng tự do huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên và thị xã Hà Giang ra sức thực hiện nhiệm vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu thì ở Hoàng Su Phì liên tục diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta đánh Pháp, phỉ để giải phóng huyện. Đồng thời với việc phát triển kinh tế tại các huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên, thị xã Hà Giang, Đảng bộ tỉnh còn rất chú trọng tới công tác phát triển văn hóa, giáo dục của tỉnh. Thành tích đạt được trong quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khẳng định: Nếu chỉ đạo giải quyết nhiệm vụ cụ thể của địa phương mà không nắm vững đường lối, chủ trương của Trung ương, thì không giải quyết triệt để yêu cầu nhiệm vụ cách mạng chung. Nếu chỉ biết 16
  17. đường lối, chủ trương của Trung ương mà không vận dụng với tình hình cụ thể thì không thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ở địa phương. Hai là, huy động sức mạnh đoàn kết, chú trọng thực hiện công tác dân tộc trong đồng bào các dân tộc Hà Giang là một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, trình độ dân trí thấp, kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân, phong kiến đã tìm mọi cách duy trì và gây thêm thù hằn, chia rẽ giữa các dân tộc, kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chúng sử dụng bộ máy chính quyền, dùng chánh tổng, lý trưởng, thổ ty cùng với các hình thức mê tín dị đoan để gây ra các vụ xích mích trong đồng bào ta, gây phỉ để đánh phá hậu phương kháng chiến… Trước tình hình đó, Đảng bộ tỉnh đã xác định hoạt động quân sự chỉ làm áp lực và tiến hành rất hạn chế để loại trừ bọn đầu sỏ phản động ngoan cố gây tội ác. Tăng cường cử cán bộ xuống cơ sở để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn xấu xa của bọn đế quốc và tay sai phản động; xây dựng, củng cố các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng; thực hiện xóa bỏ chính sách thuế má bất công, vô lý của chế độ cũ, đưa một số hàng hóa thiết yếu được Nhà nước đưa tới phục vụ nhân dân; phong trào sản xuất được khuyến khích, mở rộng; nếp sống mới được phát động khắp nơi. Từ chủ trương đó, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái, sẵn sàng gia nhập các tổ chức cách mạng, hy sinh chiến đấu dưới lá cờ của cách mạng. Trong giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã vận dụng sáng tạo và phù hợp đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng vào các vùng dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, các vùng trong tỉnh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân tộc trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Cụ thể như: Chú trọng xây dựng và phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc; thực hiện chế độ cử tuyển, xây dựng trường học Bán trú dân nuôi ở những xã đặc biệt khó khăn, thành lập các trường dân tộc nội trú cấp huyện và tỉnh để đào tạo con em các dân tộc thiểu số tại địa phương; tuyển dụng cán bộ, thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng các dân tộc; trợ giá, trợ cước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc, hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng… 17
  18. Ba là, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, tranh thủ sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương Là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước, ngân sách chủ yếu phụ thuộc vào trợ cấp của Trung ương. Trong những năm qua, được sự đầu tư to lớn của Trung ương, Hà Giang đã có bước chuyển mình đáng phấn khởi trên mọi lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng được xây dựng đến tận thôn bản, vùng sâu, vùng xa; kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước; văn hóa - xã hội có bước thay đổi tích cực, đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh và hưởng thụ của đại bộ phận đồng bào các dân tộc, đời sống xã hội có bước chuyển biến rõ nét, an ninh - quốc phòng luôn được đảm bảo. Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng việc phát huy nội lực trong nhân dân, khơi dậy và động viên mọi tiềm năng, thế mạnh, phát huy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả vốn đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển công nghiệp và dịch vụ, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Trong lĩnh vực xã hội, ưu tiên phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tập trung thống nhất ý chí và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng giàu mạnh và văn minh. Bốn là, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới Thực hiện công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh đã không ngừng nâng cao năng lực và trình độ của Đảng bộ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, số lượng đảng viên của Đảng bộ mới có trên 50 đồng chí. Đảng bộ tỉnh đã chú trọng phát triển Đảng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở các ngành như giáo dục, lực lượng dân quân tự vệ, phụ nữ, trong lực lượng đoàn viên, thanh niên; tăng cường bồi dưỡng lý luận phổ thông cho đảng viên mới… làm cho Đảng bộ tỉnh không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng. Từ một đội ngũ cán bộ, đảng viên ít ỏi trong những ngày đầu khi Hà Giang được giải phóng (tháng 12/1945) đã trở thành một Đảng bộ có hàng nghìn đồng chí, có phẩm chất và nhiều kinh 18
  19. nghiệm, có hệ thống tổ chức bộ máy ở các cấp, các địa phương, các cơ sở trong tỉnh. Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh tiếp tục chú trọng mở nhiều lớp chuyên môn, lý luận tại tỉnh, cử nhiều đảng viên đi đào tạo tại các trường ở Trung ương, tạo nguồn cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ cho tỉnh. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt và nội dung sinh hoạt Đảng theo đúng Điều lệ Đảng, đấu tranh phê và tự phê bình, coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Đảng bộ tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thực hiện công tác xây dựng hệ thống chính trị, ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ tỉnh đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy chính quyền các cấp theo hướng tinh gọn; phân rõ chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng với chính quyền và giữa chính quyền với các đoàn thể, tránh hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả. Đồng thời quan tâm xây dựng, kiện toàn và củng cố Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Công đoàn, Cựu chiến binh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đặc biệt là vùng cao biên giới. Năm là, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, trong đó, bộ đội địa phương, dân quân du kích giữ vai trò nòng cốt; vận dụng phương thức đấu tranh sát hợp với điều kiện tỉnh miền núi Quán triệt đường lối, quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiễu trừ thổ phỉ, Đảng bộ tỉnh đã phát động phong trào toàn dân tham gia kháng chiến, xây dựng thế trận đánh giặc bằng nhiều lực lượng, phương tiện, trên mọi lĩnh vực, địa bàn, đặc biệt chú trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, bao gồm cả bộ đội địa phương trong tỉnh, huyện và phong trào dân quân du kích xã, chú ý tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với lực lượng vũ trang, bán vũ trang địa phương, kết hợp vừa xây dựng vừa tác chiến, kết hợp giữa công tác quân sự địa phương với các mặt công tác trọng tâm khác. Chủ trương “thêm bạn, bớt thù” để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng là nhiệm vụ được Đảng bộ tỉnh quan tâm chú trọng thực hiện. Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp xâm lược ở tỉnh Hà Giang, vấn đề đặt ra là: Không phải tất cả quan lại, sĩ quan và binh lính địch đều chống đối lại cách mạng, hại dân. Nhiều người do hạn chế về nhận thức, do hoàn cảnh hoặc vì lợi ích hẹp hòi của bản thân mà đi theo địch. Do vậy, việc 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0