intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hà Tĩnh: chăm sóc và bảo vệ lúa, mạ vụ đông xuân năm 2008

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

102
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hà tĩnh: chăm sóc và bảo vệ lúa, mạ vụ đông xuân năm 2008', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hà Tĩnh: chăm sóc và bảo vệ lúa, mạ vụ đông xuân năm 2008

  1. Hà Tĩnh: chăm sóc và bảo vệ lúa, mạ vụ đông xuân năm 2008
  2. Sau hơn 1 tháng rét đậm, rét hại nhiệt độ luôn ở mức 8 - 120C lạnh quá mức chịu đựng của cây lúa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả 3 trà lúa đông xuân của Hà Tĩnh: Trà xuân sớm, xuân trung sau cấy khả năng hồi xanh bén rễ rất kém trên đất cao cũng có nơi bị chết. Trà xuân muộn mạ bị trắng lá, thối rễ tàn lụi mà chết. Đặc biệt lúa gieo thẳng hầu như mất trắng. Để giảm thiểu thiệt hại trong thời gian tới khi thời tiết đang có xu hướng ấm dần lên, bà con nông dân cần thực các biện pháp cấp bách chăm sóc và bảo vệ lúa mạ sau đây: 1. Đối với lúa trà xuân sớm và xuân trung: Cần phải kiểm tra, đánh giá thiệt hại trên từng chân ruộng cụ thể để có giải pháp chăm sóc phù hợp: - Đối với chân ruộng bị chết dưới 20%, nếu chết rải rác thì không cần phải tỉa dặm vì cây lúa có khả năng tự phục hồi, bù đắp. Khi thời tiết ấm dần lên trên 150C cần tiến hành chăm sóc tăng cường làm cỏ sục bùn, bón 5-7 kg super lân cho 1 sào hoặc bón phân vi sinh để lúa nhanh phục hồi và ra rễ mới. Nếu dưới 20% nhưng chết tập trung thì tiến hành tỉa dặm khi cây lúa phục hồi.
  3. - Đối với chân ruộng chết 20-50% tiếp tục theo dõi. Khi trời ấm lên trên 200C cây lúa phục hồi ra rễ, lá mới thì tiến hành làm cỏ sục bùn, bón phân super lân, phân vi sinh và tiến hành tỉa dặm để lúa đẻ sớm và đẻ nhiều bảo đảm mật độ cấy. - Đối với chân ruộng bị chết 50-70% cần tiếp tục chăm sóc cho lúa phục hồi và chờ mạ cấy bổ sung. Đồng thời tổ chức gieo mạ bổ sung bằng biện pháp gieo dày trên nền cứng có che phủ ni lông. Thời vụ gieo chậm nhất cho phép đến 25/2/2008. Sau 12-14 ngày khi mạ có 2,5-3 lá có thể đem cấy bổ sung khi trời trên 150C. Lúa còn sống sót trên ruộng cần nhổ cấy dồn lại. Phần đất trống sẽ cấy bằng mạ gieo sau. - Đối với chân ruộng chết trên 70% vẫn chăm sóc khi thời tiết cho phép sẽ nhổ cây bổ sung cho các chân ruộng khác cùng trà và cùng giống còn chân ruộng đó cấy bằng mạ mới. - Đối với các chân ruộng chết trắng hoàn toàn cần tiến hành ngay gieo mạ bằng các giống ngắn ngày càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng các giống như KD 18; DB5; DB6; DB108; AIT77 và kết thúc gieo mạ trước 25/2. 2. Kỹ thuật làm mạ
  4. Cần tranh thủ gieo mạ sân, mạ phay càng sớm càng tốt. Gieo ở nơi khuất gió và đầy đủ ánh sáng. Thực hiện 100% bằng biện pháp che phủ ni lông chống rét cho mạ. Áp dụng xử lý ngâm ủ, thay nước bằng nước ấm và tưới nước ấm cho mạ. Nơi có điều kiện có thể sưởi ấm cho mạ bằng bóng đèn điện tròn 100W cách 5-6m luống sử dụng một bóng đèn. - Buổi trưa khi trời có nắng ấm cần mở ni lông hai đầu luống tạo điều kiện thông thoáng cho mạ 1 - 2giờ và che lại khi trời lạnh. - Tuyệt đối không bón đạm và NPK cho mạ mà chỉ bón phân chuồng hoai mục, phân lân và tro bếp giữ ấm cho mạ. - Tăng cường sử dụng phân bón lá, các chế phẩm kích thích sinh trưởng Komic, KH tạo điều kiện cho mạ phát triển nhanh. - Trước khi cấy 2 ngày mở hẳn ni lông hai đầu luống và tháo hết ni lông trước khi cấy 1 ngày. - Ruộng lúa mới cấy luôn duy trì mực nước nông không để ngập sâu và tránh bị hạn. 3. Sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả cho lúa Đông xuân 2008
  5. Trong điều kiện rét đậm và rét hại liên tục và kéo dài. Giá cả phân bón trong nước và trên thế giới tăng cao nên cần sử dung phân bón một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. - Tăng cường khai thác, chế biến và tận dụng các nguồn phân bón hữu cơ sẵn có. - Sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh. - Sử dụng các loại phân bón lá, kích thích sinh trưởng như Komic, KH. + Đối với mạ, cấy mạ non nên thời gian trên ruộng mạ ngắn chỉ cần bón lân và Kali kết hợp với che phủ ni lông. Bón thêm tro bếp giữ ấm cho mạ. + Đối với lúa cấy: - Triệt để thực hiện 3 giảm 3 tăng. - Áp dụng biện pháp so màu lá lúa để giảm tối đa lượng đạm. - Xuất phát từ tính chất đất lúa của Hà Tĩnh chú trọng bón phân lân và Kali sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn bón chỉ chú trọng đạm.
  6. - Đối với cây lúa tập trung bón nặng đầu để lúa đẻ khoẻ, đẻ sớm ở những mắt thấp tạo điều kiện cho bông to và đều bông cho năng suất cao. - Sử dụng phân NPK đúng loại cho từng giai đoạn. Bón lót nên dùng NPK 5-10-3 hoặc NPK 16-16-8. Bón thúc dùng loại NK 13-12 không cần bón thêm lân. Thời kỳ làm đòng chủ yếu dùng Kali. Chỉ bón thêm đạm ở chân ruộng lúa cấy. Chú ý: - Trong điều kiện rét đậm rét hại dứt khoát không được bón đạm phân NPK, không phun thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng cho cây lúa khi thời tiết vẫn còn rét nhiệt độ trung bình dưới 150C. - Áp dụng biện pháp gieo thẳng chỉ là biện pháp tình thế chỉ áp dụng khi thời vụ không còn (sau 25/2) và trong điều kiện thời tiết cho phép nhiệt độ 22-250C trở lên). Tận dụng mọi nguồn giống có thể để gieo cấy hết diện tích không để ruộng hoang nhưng cũng phải kết trong tháng 2. - Thông thường vụ sản xuất đông xuân ở tỉnh ta nếu gặp khó khăn về thời ở đầu vụ (rét 3 giá) mà qua được thì giữa vụ và cuối vụ cây lúa sẽ sinh trưởng và phát triển hết sức thuận lợi và cho năng suất cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0