intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hai Người Từ Thị Xã

Chia sẻ: Ky Su | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều chàng trai bảo nhau, nếu muốn tìm người đẹp thì hãy đến những thị xã nhỏ và yên tĩnh gần thủ đô. Kinh nghiệm có lẽ đúng với thị xã S. chỉ cách Hà Nội vài chục cây số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hai Người Từ Thị Xã

  1. Hai Người Từ Thị Xã Sưu Tầm Hai Người Từ Thị Xã Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 21-October-2012 Nhiều chàng trai bảo nhau, nếu muốn tìm người đẹp thì hãy đến những thị xã nhỏ và yên tĩnh gần thủ đô. Kinh nghiệm có lẽ đúng với thị xã S. chỉ cách Hà Nội vài chục cây số. Có một thời S. đã nổi danh vì có nhiều người đẹp. Thời gian qua đi, cho đến những ngày này người ta chỉ còn nhắc tới tên tuổi hai người. Ðó là Diễm và Thuận, một cặp bạn thân. Cách đây hai mươi năm, ngày Diễm lên xe hoa, ở quán cà phê cạnh dãy thành cổ, những chàng trai, kể cả các bậc trung niên ngồi lặng lẽ uống trong khói thuốc lá mịt mù và thỉnh hoảng ai đó hộc lên một tiếng chửi tục khó hiểu, có hai người ôm mặt che những giọt nước mắt rồi khóc rống lên. Người đẹp đi lấy chồng đã để lại một khoảng trống và nỗi buồn đến tê dại trong thị xã nhỏ bé. Dân thị xã khó hiểu khi biết Thuận đã không có mặt ở đám cưới dù hai người thân nhau đến mức Diễm đã hứa là sau này "hai đứa sẽ lấy chung một chồng" để suốt đời khỏi phải sống xa nhau! Sau đó, cuộc sống bình lặng vẫn trôi đi. Rồi đến lượt Thuận cưới chồng vào tuổi ba mươi lăm, nàng lấy một ông giáo viên "rổ rá cạp lại" dạy học cùng trường với nàng. Ông giáo chết sớm, để lại người vợ nhan sắc một thời nay đã đã tàn, với hai đứa con nhỏ dại, thằng Luận và con Thục. Khi Luận học hết năm thứ ba đại học kiến trúc thì Thục cũng thi đỗ vào một trường đại học gần đó. Thuận ngất xỉu khi nghe tin Thục trúng tuyển. Nàng mừng vì cái đích của đời mình đã đến trong tầm tay. Nhưng trước mắt nàng lại là mặt biển mênh mông: làm sao có đủ tiền chu cấp cho hai dứa con ăn học ở Hà Nội củi châu gạo quế? Nàng lĩnh sổ hưu và có một quyết định làm những người quen thân trong thị xã và chính nàng cũng ngạc nhiên. Thuận gửi nhà cho ông anh và theo con gái lên Hà Nội vào ngày khai trường. Khi đứa con gái đã nhận phiếu ký túc xá và cái bóng nhỏ bé của nó tan vào trong đám sinh viên nội trú ăn mặc đủ loại áo quần màu sắc sặc sỡ, nàng tìm đến một trung tâm tuyển người giúp việc. Mùa thu với bầu trời trong vắt phía sau những cành cây khẳng khiu của cây bàng đang rụng lá trước trụ sở của trung tâm tìm kiếm việc làm. Thuận quả quyết bước lên bực thềm lác đác mấy cái lá vàng bị đám người xin việc xéo nát. Nàng thấy công phu tự học tiếng Anh của mình trong hai năm qua đang giúp nàng tự tin hơn. - Vâng - người phỏng vấn nàng nói sau khi căn vặn nàng đủ điều, đã thử hỏi nàng mấy câu tiếng Anh thông dụng trong gia đình - có lẽ chị đúng là người mà một khách hàng của chúng tôi yêu cầu. Ðây là một gia đình người Việt mình nhưng họ yêu cầu như Tây. Trang 1/4 http://motsach.info
  2. Hai Người Từ Thị Xã Sưu Tầm - Chú có thể cho chị biết... Thuận hồi hộp. - Ðể tôi xem. Ngoại hình sạch sẽ, không khuyết tật, có văn hóa và ngoại ngữ để tiếp khách trong các bữa tiệc. Chị biết không? không như ở các tỉnh lẻ đâu, người ta muốn có các cô ô sin biết ngoại ngữ để được mát mặt trong các bữa đãi khách ngoại quốc. Nào, còn gì nữa đây? Thuận cố dướn người để lướt qua bản yêu cầu nhưng không đọc nổi. Thú thực là nàng rất hồi hộp. - Nếu là cựu giáo viên thì tốt - người phỏng vấn mỉm cười - chắc đây là yêu cầu của bà chủ vì các cô giáo tính nết thuần thục, tiết hạnh của ông chủ được an toàn hơn. Vả lại còn có thể kềm cặp tý chút cho trẻ trong nhà. Nếu lương cao thì cũng được, Thuận nghĩ bụng, miễn là có tiền cho cái Thục. Và chị hồi hộp nghe tiếp người phỏng vấn, không muốn ngắt lời anh ta. - Tóm lại là một ôsin cao cấp. Tôi nghĩ là chị có thể đáp ứng được. - anh chàng nhìn chị với cái nhìn hóm hỉnh - nhưng em e chị khó qua được kỳ sát hạch của bà chủ vì chị có tuổi mà vẫn còn xuân sắc lắm. Chắc ngày xưa chị đẹp lắm phải không? Thuận thở dài. Chị đã quen và nhờn những lời tán tỉnh của cánh đàn em thường thua chị đến chục tuổi. - Thì chú cứ giới thiệu cho tôi đi - nàng cười chua chát - nếu chú sợ thì trước khi đến nhà cho người ta sát hạch, tôi quệt bồ hóng lên mặt vậy. - Ồ không - anh chàng suýt soa - em nói thế thôi. Chị đạt được một trăm phần trăm tiêu chuẩn của họ rồi đấy. Em chúc mừng chị. Ðây, chị cầm giấy này rồi đến gặp người ta. - Tôi quên hỏi chú - Thuận sực nhớ - công việc và lương bổng thế nào ạ? - Suýt thì quên! Làm việc vặt trong nhà. Có quyền xem Ti vi chương trình thời sự và mỗi tuần một bộ phim tuỳ chọn vào buổi tối. Không nhận người chỉ yêu cầu dưới ba trăm ngàn tiền lương một tháng. - Cơm nuôi? - Ðương nhiên rồi. Tay này khôn, người chịu nhận lương ít thì chắc là làm ăn không ra gì. Chị cứ thử bảo họ năm trăm xem sao? Nhớ là hai tháng lương đầu cho bọn em xin đấy nhé. - Vâng, tôi xin phép. Ðêm đó nàng ngủ với con gái trên căn giường một chật ních trong ký túc xá, thấp tha thấp thỏm chờ sáng. Nếu được nhận thì tương lai đang mỉm cười với nàng. Tương lai của hai đứa con nàng sẽ được bảo đảm và như thế thì đời nàng còn đòi hỏi gì hơn? Thuận, như tên của nàng, ít khi có cảm giác tủi thân vì mình nghèo hay ghen tỵ với những người giàu có. Rất giản đơn vì nàng không có thói đánh giá ai đó qua của cải. Nàng có cách giải thích của phần lớn người á Ðông: kiếp trước mình vụng tu hơn người ta đó thôi! Vì thế, nàng tự cho quyết định đi làm ôsin của mình là hợp lý. Nàng không hề tủi thân, trái lại còn cho đó là giải pháp duy nhất may nàng kịp nghĩ ra được để nuôi con cái thành người. Thằng Luận, con Thục Trang 2/4 http://motsach.info
  3. Hai Người Từ Thị Xã Sưu Tầm có thể ma tuý, lười học và hư hỏng được không khi mẹ nó phải suốt ngày lau cầu thang và rửa bát cho người ta để lấy tiền nuôi chúng nó? Có phương pháp sư phạm nào tốt hơn không? Một ông già làm vườn bước tới cổng khi nghe tiếng chuông. Ông nhận tờ giấy của công ty giới thiệu việc làm qua cái lỗ nhỏ. Có tiếng bản lề sắt nặng nề quay và cửa hé một khoảng nhỏ vừa đủ cho Thuận bước vào. - Bà đang ngủ. Nhà chị vào ngồi chờ bà ở phòng khách độ nửa tiếng. Bà nhận được điện thoại của công ty chiều qua, bà mừng lắm, nhất định chị phải chờ. Ông vui vẻ dẫn Thuận vào một phòng khách nhỏ chắc chuyên dùng để tiếp những người như Thuận vì nhìn qua cánh cửa khép hờ phía trong, nàng thấy cả một đại sảnh bóng lộn và rộng mênh mông. Trên cái bàn nhỏ có mấy tờ báo cũ để cạnh bộ ấm pha trà. - Khi nào bà chủ dậy, tôi sẽ vào báo cho chị - ông già làm vườn nói. Ngồi chưa ấm chỗ Thuận đã nghe tiếng huýt sáo miệng phía ngoài. Cái đầu bù xù và một khuôn mặt nhầu nát ghé qua cửa sổ. - Cô đi tuyển ôsin đó a? á, xinh ghê, là lá la lá la là... - y lại huýt sáo, giật cửa, nhưng may là ông lão làm vườn đã bấm khoá lúc đi ra, có lẽ khỏi mất công để mắt đến người khách lạ. Ông lão vào phòng khách ngay sau đó. - Cậu ấy đòi vào phải không? May tôi đã khóa - ông hạ giọng - hê rô in đấy. Nó đã tiêu hết nửa cái gia tài này rồi mà còn tiêu nữa. Cô cứ ngồi chờ, tôi khóa cửa lại là yên. Ông lại ra. Một cảm giác lạ lùng, không phải sợ hãi mà thương xót và lo lắng. Liệu bà chủ còn đủ tiền nuôi ôsin bao lâu nữa với nửa cái gia tài còn lại mà "cậu ấm" chưa kịp ném qua cửa sổ? Y điên hay lên cữ khi sỗ sàng cợt nhả với một người bằng tuổi mẹ mình? Nhưng nàng không có quyền lựa chọn. Việc của nàng là ngồi chờ con người sẽ quyết định tương lai của con gái nàng. Không có việc gì làm, nàng ngước lên tường, nhìn bức chân dung chụp hai người kề vai nhau, có lẽ ông chủ và bà chủ. Rồi như có sức mạnh vô hình thôi thúc, nàng đứng dậy bước lại nhìn cho gần hơn. Ai như Diễm? Thôi, đúng rồi, chính là Diễm chứ không phải ai khác. Nàng sực nhớ khuôn mặt ghé qua cửa sổ hồi nãy cũng giống Diễm, đúng là con Diễm chứ không phải ai khác. Nàng đổ xuống chiếc ghế salông cũ. Năm đó, khi hai đứa vừa học xong trường cao đẳng của tỉnh, họ kéo nhau về quê của một con bạn dưới chân dãy Ba Vì, nơi nghỉ mát có tiếng nhưng hầu như vắng khách vì người ta chưa có thói quen đi nghỉ sau ba mươi năm chiến tranh. Vậy mà, khi bị lạc trên một con đường lưng chừng núi, Thuận đã gặp Trân. Chàng kỹ sư hơn nàng gần hai chục tuổi dẫn nàng về tận nhà cô bạn người Mường cùng lớp. Hôm đó Diễm đi sang bên kia núi thăm một ông chú làm địa chất. Trân cho biết anh làm ở Bộ nọ, lên Ba Vì phục vụ một cuộc họp quan trọng nào đó. Anh nấn ná bên cạnh Thuận đến tận chiều và trái tim thông minh hai mươi hai tuổi đã nói thầm với nàng: "Hắn, chính là hắn sinh ra là để cho mày đấy!" Họ quấn quýt bên nhau có một buổi chiều mà tưởng như đã cùng nhau dạo chơi hàng thế kỷ. Rồi Trân kêu là mất đường về, Thuận đưa anh qua bên kia dốc, trong buổi hoàng hôn mịt mù sương khói của miền núi cao, anh vừa nhận ra đường của mình thì đã "cảm thấy lo lắng" nếu để Thuận quay lại khi trời đã tối. Cuối cùng họ tiễn nhau đến lần thứ ba và lúc đó đã gần nửa đêm. Trang 3/4 http://motsach.info
  4. Hai Người Từ Thị Xã Sưu Tầm Không ai về nhà mình được nữa. Họ đến một cái lô cốt bỏ hoang của Pháp trước đây, chui vào ngồi chờ sáng để tránh cọp, để trốn làn sương đầm đìa bao quanh núi rừng và bao quanh họ, vừa dày đặc vừa bí hiểm nhưng không hề gây ra cảm giác sợ hãi mà chỉ có tin yêu. Thuận như người bị sét đánh, cô gái tỉnh lẻ bàng hoàng ngồi nghe con người lịch lãm "từ trên trời rơi xuống" nói về tình yêu, về cuộc sống và tương lai... Một đêm thuần khiết, không đụng chạm, không phải dè chừng và hoàn toàn tin cậy, một đêm khải huyền cho một thế giới vừa bắt đầu trong tâm hồn Thuận. Một đêm sáng thế. Tuần lễ sau, Trân ngồi trên một chiếc Lada về thị xã tìm cô "sơn nữ" mà anh tưởng là chỉ là một bóng Liêu Trai hiện ra để trêu chọc anh trên núi Ba Vì. Oái oăm sao, hôm đó Thuận đi vắng. Mẹ Thuận nói với khách rằng bà chắc chắn Thuận chỉ đến nhà Diễm và bà chỉ đường cho anh với tất cả nhiệt tình và lòng tốt của những người chưa hề nghi ngờ gì về chất thánh thiện của con người. Ðến lượt Diễm bàng hoàng vì tưởng rằng chàng hoàng tử có sứ mệnh đánh thức mình đã phi ngựa đến cái thị xã nhỏ bé. Sau này chồng con và người nhà Diễm, kể cả một giáo sư bác sĩ chuyên trông nom sức khoẻ cho chồng nàng, không hiểu vì sao cứ đến nửa đêm nàng lại ngồi dậy, đấm ngực và khóc. Nàng không thể nào tha thứ cho mình khi nhớ lại ngày hôm đó, khi cùng Trân dạo chơi quanh dãy thành cổ của thị xã, nàng đã nói với anh là Thuận đang đến thăm người chồng chưa cưới ở thị trấn X. và có lẽ sẽ ngủ lại đó, rằng Thuận đang hối thúc anh chàng kia cưới trước trung thu vì lý do gì chỉ có trời và cái bãi cát sông Hồng trồng dưa hấu ven thị xã mới hiểu được. Sau hôm đó, Diễm thường bỏ ra cả ngày chủ nhật để về Hà Nội gặp Trân và hai tháng sau, nhờ thế lực của Trân, nàng được bổ nhiệm làm giáo viên ở một trường thuộc quận Ba Ðình. Ðám cưới của họ được tổ chức không lâu sau đó, đám cưới đã làm nhiều chàng trai thị xã bật khóc và để lại một khoảng trống cho những con đường ven dãy thành cổ buồn bã quanh năm. Thuận đã không làm gì hết. Nàng cũng không giận, không khóc. Nàng chỉ có thể làm mỗi việc là không đến dự đám cưới của Diễm. Và giờ đây, nàng nghĩ, mình chỉ còn mỗi việc là gọi ông lão làm vườn mở cửa cho mình ra về trước khi bà chủ thức dậy, trước khi lái xe đưa ông chủ đi làm về hay trước khi "cậu ấm" quay lại và khen "xinh nhỉ" người đàn bà đang tự tin hết sức về quãng đời sắp tới của mình. Thuận đứng dậy và đập ầm ầm vào cánh cửa, sợ ông già không nghe thấy. Trang 4/4 http://motsach.info Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2