YOMEDIA
ADSENSE
Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng" _1
57
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
1. NIỀM IM LẶNG CỦA NIM VÀ AI Tập thơ Niềm im lặng của Nim xuất hiện vào những năm 20 thế kỷ trước đáp ứng đòi hỏi của một thực tại đang cần một tiếng thơ mới ở Hàn Quốc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng" _1
- Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng" 1. NIỀM IM LẶNG CỦA NIM VÀ AI Tập thơ Niềm im lặng của Nim xuất hiện vào những năm 20 thế kỷ trước đáp ứng đòi hỏi của một thực tại đang cần một tiếng thơ mới ở Hàn Quốc. Tuy phong trào Thơ Mới đã được thiết lập từ năm 1908 với bài Từ biển cả đến trẻ thơ của Choe Namson,
- nhưng cả Choe cũng như các thi sĩ Chu Yohan, Kim Ok và Kim Sowol, dù sáng tạo nhiều bài thơ được mọi người yêu thích, cái trữ tình của họ vẫn thiếu chiều sâu tư tưởng, thiếu một triết lý giúp nó kết nối mộng và thực. Với Niềm im lặng của Nim, Han Yong-Un đã giải thoát cho dòng thơ đương đại đang có nguy cơ tắc nghẽn bằng một thứ thơ tự do mới lạ, vừa trữ tình vừa tâm linh, vừa thực tại vừa huyền bí, mà chẳng cần mô phỏng các trào lưu văn học phương Tây. Tất nhiên, không phải tác phẩm của họ không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Bản dịch Gitanjali (Thơ Dâng) của R. Tagore phổ biến ở Hàn Quốc vào năm 1923 cũng như nhiều tập thơ khác của thi hào Ấn Độ đã gây cảm hứng nồng nhiệt; đó là thơ soi chiếu thực tại huyền bí bằng giọng điệu của tình yêu. Trong Niềm im lặng của Nim có thể nghe thấy dư vang của Gitanjali vàNgười giữ vườn. Ở Ấn Độ, Tagore là một thánh sư (Gurudeva), còn ở Hàn Quốc, Han Yong-Un là một cao tăng, một thiền sư. Tập thơNiềm im lặng của Nim với chín mươi bài thơ được soạn ra như để làm mới lại khái niệm Nim, một đại từ có ý nghĩa rất đặc biệt và biến hóa trong tiếng Hàn. Trong thơ tình, Nim là người yêu, bạn tình. Trong thơ đạo lý, Nim là minh chủ, là nhà vua. Trong thơ tôn giáo, Nim là Phật, Chúa, Vĩnh cửu. Có thể nói NIM vừa là chủ thể vừa là đối tượng trong tình yêu, là chính bản thân tình yêu. Do đó, đất nước, cuộc đời, cái linh thiêng… đều có thể gọi là Nim. Tùy trường hợp, có thể dịch Nim sang tiếng Việt là ngài, người, ai, anh, em… Với Hàn, “đó là một điều ta ước vọng”. Vậy thì Nim là du khách, ta là con thuyền: Ta là con thuyền Em là du khách Em bước lên ta bàn chân bùn lấm Ta ôm em mà thầm lặng băng sông Khi ta ôm em, dù sâu hay cạn Dù nước kia chảy xiết thế nào
- Ta vẫn không ngừng vượt sóng… (Bài 14) Đó là một người khách huyền bí. Gần cũng như xa. Có mặt cũng như vắng mặt. Người khách của niềm im lặng. Ta là kẻ đưa đón, kẻ chờ đợi. Ta sẽ già. Còn người khách thì vĩnh cửu. Người đọc có quyền nhìn thấy người khách như mình muốn, như bạn tình, như lịch sử, như lý tưởng, như thần linh… Và có thể đọc bài thơ như một độc thoại nội tâm. Vậy thì, Nim là của ta nhưng Nim cũng thuộc về mọi người. Trong bài Ngộ nhận, Nim lại là một vầng trăng non đang lượn lờ trên cành cây cao. Và khi ta năn nỉ Nim hãy xuống đi cho thì nàng nói: Nào phải em không muốn xuống đâu, Nhưng em là Nim của mọi người, anh ạ Phải đâu muốn từ chối lời anh mời gọi ngát thơm hơi… (Bài 26) Sau đó, vầng trăng non im lặng nhìn ta qua cửa sổ. Và trái tim ta run lên khiếp sợ. Cuối bài Niềm im lặng của một người tình là một điệu buồn: Tình ta đi rồi nhưng ta đâu muốn Bài tình ca ta hát phong kín niềm im lặng của tình yêu (Bài 1) Từ đại từ NIM của Hàn Long Vân đến với đại từ AI của Hàn Mặc Tử dường như là một con đường của im lặng và đau thương. Bắt đầu bằng một “ai” đầy quyền lực của tình yêu: Tôi vẫn còn đây hay ở đâu Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu? (Những giọt lệ)
- Kẻ mà có thể đày đọa tôi, ném tôi xuống “dưới trời sâu” chỉ có thể là nữ chúa của cõi tình. Và đây là ai như một nghệ sĩ thượng thặng, sáng tạo từ lụa trời, chim bay, mây, lệ đến cô liêu, thu vàng, sao lạ… mà chờ đợi một tri kỷ là người thơ. Lụa trời ai dệt với ai căng Ai thả chim bay đến Quảng Hàn… … Thu héo nấc thành những tiếng khô Một vì sao lạ mọc phương mô? Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ? Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ? (Cuối thu) Niềm im lặng của mùa thu vừa được sáng tạo với bãi cô liêu, với buồn phơn phớt, với vắng trơ vơ, với cây mảnh khảnh được thể hiện qua “những tiếng khô”, những âm thanh khô, những điệu hát khô. Rồi “ai” chính là hồn để tôi dắt đi chơi, dẫn hồn đi suốt đêm. Hai chúng tôi cùng im lặng, cùng gào thét. Gọi là chúng tôi nhưng nào biết ai là ai. Hồn là ai? Là ai? Tôi chẳng biết, Hồn theo tôi như muốn cợt tôi chơi Môi đầy hương tôi không dám ngậm cười, Hồn vội mớm cho tôi bao ánh sáng… … Hai chúng tôi lặng yên trong thổn thức. (Hồn là ai?) Ta muốn níu hồn ai đương hiển hiện
- Trong lòng và đang tắm máu sông ta. Ta muốn vớt ai ra ngoài sóng điện, Để nhìn em sắc mặt với làn da. (Biển hồn ta) Đó chỉ là một ảo giác? Không đâu, đó là một thứ “ai” chỉ có trong thơ Hàn Mặc Tử. Cái ai của đau thương tuyệt đỉnh. Làm sao vớt được cái đau thương? Với Tử, toàn bộ thực tại là đau thương. Đến mức không còn ai hay ta nữa. Chỉ còn lại cái đau thương. Lẳng lặng, ngậm miệng, nín hơi. Ai đi lẳng lặng trên làn nước, Với lại ai ngồi khít cạnh tôi? Mà sao ngậm cứng thơ đầy miệng, Không nói không rằng nín cả hơi! Chao ôi! Ghê quá trong tư tưởng Một vũng cô liêu cũ vạn đời (Cô liêu) Chỉ còn lại im lặng một vũng cô liêu. Không còn ai nữa. Người thơ như chưa từng ra đời. Ngôn ngữ trở về với im lặng, với trinh bạch, với cái chết. Để chỉ còn lại âm thanh của linh hồn: Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng Rung tầng không khí, bạt vi lô. (Cô liêu) Cũng trong đêm cô liêu, nhà thơ Han Yong-Un cảm thấy: Trên trời không có trăng Dưới đất thì lặng gió
- Cõi người ta im lặng Cả tôi cũng vô hồn. (Bài 6) Cái đau thương của Hàn Mặc Tử và niềm im lặng của Han Yong-Un gặp nhau trong đêm cô liêu. 2. NIỀM IM LẶNG CỦA TRĂNG VÀ THƠ Trăng là ánh sáng, là hào quang của thơ Hàn Mặc Tử. Trong một đêm xuân đầy trăng, nhà thơ cảm thấy thiên nhiên “giàu sang hơn Thượng Đế”. Trăng là ngôi vị tối thượng trong thơ Tử. đó không còn là thơ nói về trăng. Đó là thơ viết thẳng lên trăng. Đó là ngôn từ hóa trăng: Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng… (Đêm xuân cầu nguyện) Dù thơ Hàn Long Vân không có nhiều trăng nhưng ông cũng hình dung trăng như là Nim của mọi người, một Chúa Tình. Ở đây, trăng chính là tình yêu: Xuống đi em, ta sợ Sao em cứ lượn lờ trên cành cao đó? … Vầng trăng non trên cành liễu cười nhẹ đáp: “Nào phải em không muốn xuống đâu, Nhưng em là Nim của mọi người, anh ạ… (Bài 26) Cũng có khi, Han Yong-Un hình dung trăng như một người tình nam nhi: Vầng trăng chiếu sáng, em nhớ anh quá. …
- Năm trước, em thấy mặt anh như trăng: Và đêm nay trăng hóa thành mặt anh đấy. Bởi mặt anh là trăng, mặt em cũng thế… (Bài 58) Rất giống tứ thơ của Tử: Không gian đầy đặc toàn trăng cả: Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng (Huyền ảo) Người trăng ăn vận toàn trăng cả (Say trăng) Bỗng đêm nay, trước cửa bóng trăng quỳ, Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu… … Em, hãy nhập hồn em trong bóng nguyệt. (Hãy nhập hồn em)
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn