Trong tâm trí cô liêu của Hàn Mặc Tử có ba ngôi tối thượng, đó là TRĂNG – THƠ – TÌNH (ĐAU THƯƠNG)
Trong đau thương, ông sống với tam vị nhất thể đó, với ba nguồn mạch đó.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử: "Thơ ca của niềm im lặng"
- Han Yong-Un và Hàn Mặc Tử:
"Thơ ca của niềm im lặng"
Trong tâm trí cô liêu của Hàn Mặc Tử có ba ngôi tối thượng, đó là
TRĂNG – THƠ – TÌNH
(ĐAU THƯƠNG)
- Trong đau thương, ông sống với tam vị nhất thể đó, với ba nguồn mạch đó.
Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng,
Những sợi hào quang vạn thước vàng.
Bắt! Bắt! Thơ bay trong gió loạn
Để xem tình tứ nặng bao cân.
…
Tôi ước ao là tôi ước ao,
Tình tôi vô lượng sẽ dâng cao
Như bông trăng nở, bông trăng nở
Những cánh bông thơ trắng ngạt ngào.
(Ước ao)
Dường như trong thơ Han Yong-Un, theo tôi thì tam vị nhất thể nếu muốn có thể
hình dung như sau:
NGÃ – TÌNH YÊU – VŨ TRỤ
( NIM )
Han Yong-Un từng viết:
“Niềm tin Phật giáo là một niềm tin vào ngã. Đó là một ngã thấu nhập vô số ngã
khác, sự vật khác. Nói rõ hơn, mỗi người đều có khả năng cá thể hóa vũ trụ đồng thời vũ
trụ hóa cá thể”(4).
Chính vì thế mà thơ ca Han Yong-Un vừa chan chứa tính siêu nghiệm tôn giáo vừa
nóng ấm tính cụ thể lịch sử.
Cuộc đời, tôn giáo và thơ ca của Hàn Mặc Tử cũng vậy, được bọc trong một thứ
ánh sáng rất lạ nhưng sống động niềm đau thương nhân thế rất thật:
Tôi dìm hồn xuống một vũng trăng êm,
Cho trăng ngập trăng dồn lên tới ngực…
- (Hồn là ai?)
Han Yong-Un cũng thể hiện rất thực một linh hồn đau thương:
Linh hồn tội nghiệp cháy trong lửa cuồng
Tìm thế giới mới trong niềm tuyệt vọng đóng băng
Ôi bông hoa sa mạc
Ôi trăng đầy của đêm không trăng
Gương mặt tình yêu của tôi ơi!
(Bài 33)
Cả hai nhà thơ dắt linh hồn đến đối diện với cái chết, với một ánh-trăng-không-
trăng, với niềm im lặng, với THƠ.
Theo Han Yong-Un:
Hiện hữu của Tình yêu, cả đôi mắt và tâm hồn của Nim
cũng không biết nổi…
Bí ẩn của Tình yêu thì chỉ có… giấc ngủ của Nim và mơ tưởng
của thi nhân mới biết được mà thôi
(Bài 29)
Hàn Mặc Tử:
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu…
(Thánh nữ đồng trinh Maria)
Thơ ca của Yong-Un và Tử có thể nói là một thứ thơ ca tự ý thức, một thứ thơ ca tự
qui chiếu. Thơ và Người Thơ nhiều lần trở thành đề tài, trở thành hình tượng trong thơ ca
của họ. thơ tự soi gương, tự phản ánh như châu ngọc trong lưới trời Đế Thích.
Hàn Mặc Tử viết:
Thuở ấy càn khôn mới dựng nên,
Mùa thơ chưa gặt tốt tươi lên,
- Người thơ phong vận như thơ ấy
Nào đã ra đời ngọc biết tên.
(Xuân đầu tiên)
Còn HanYong-Un:
Ánh tà dương như bàn tay ngọc đang mơn trớn lòng trời vô tận
Như gót sen vàng dạo biển vô biên, đó là bài thơ ai?
(Bài 3)
Thơ hay người thơ ở đây không chỉ là ngôn ngữ mà còn là im lặng. Hơn nữa, đó
còn là hiện tượng của sáng tạo, hiện tượng của khởi nguyên, hiện tượng của vô tận.
Thơ của họ đầy những trầm tư mặc tưởng về bản thân hiện tượng thơ ca.
Đó là thơ của thơ.
3. TÌNH YÊU CỦA NIỀM IM LẶNG
Tình yêu của niềm im lặng là tình yêu của vô biên và vĩnh cửu. Đó cũng là tình yêu
của cái chết, điều mà Han Yong-Un diễn đạt rất tinh tế như sau:
Hãy đến đây trong cánh tay em, bờ ngực em dịu mềm chờ đón.
Nếu ai đuổi bắt anh, hãy tựa đầu vào ngực em.
Dù dịu dàng như nước, nó là gươm vàng và khiên thép chở che anh
Dù ngực em có tơi bời dưới vó ngựa như hoa, mái đầu anh cũng
không rơi khỏi nó…
(Bài 85)
Vào tận cái chết của cô gái cũng là một tứ thơ của Hàn Mặc Tử nhưng không phải
là trốn lánh một kẻ đuổi bắt nào, mà “cốt để dò xem tình ý lạ”:
Xác cô thơm quá, thơm hơn ngọc,
Cả một mùa xuân đã hiện hình.
Thinh sắc cơ hồ lưu luyến mãi,
- Chết rồi, xiêm áo trắng như tinh.
(Cô gái đồng trinh)
Và nhà thơ khám phá được điều gì? “Té ra nàng sắp sửa yêu ta”. Bí mật của cái
chết ấy là có một tình yêu sắp sửa. Khi Nàng ngủ, Nàng chết thì như Nim của Han Yong-
Un, đó là lúc bí ẩn của tình yêu mới thể hiện. Cả một mùa xuân đã hiện hình!
Càng đọc hai nhà thơ họ Hàn, càng thấy ánh sáng kỳ lạ của họ tương chiếu, một
điều đáng kinh ngạc!
Tình yêu của niềm im lặng cũng có thể là tình yêu cách xa hàng thế giới, tình yêu
của mộng, một tứ thơ rất quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử và Han Yong-Un.
Hàn Mặc Tử viết:
Anh đứng cách xa hàng thế giới,
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
(Lưu luyến)
Ôi muôn năm! Giấc mộng đã đời chưa?
Lúc ấy sóng triều rên rỉ chưa bưa,
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết.
(Đôi ta)
Một mai kia ở bên khe nước ngọc,
Với sao sương, anh nằm chết như trăng
(Duyên kỳ ngộ)
Với Han Yong-Un, tình yêu của niềm im lặng thể hiện bằng nghịch lý, những
nghịch lý tựa công án Thiền:
Giọng nói em là “im lặng” chứ?
Khi em ngừng hát, tôi nghe giai điệu sáng trong hơn
- Giọng em là “lặng im”.
Gương mặt em là “bóng tối” phải không?
Khi tôi nhắm mắt tôi lại, gương mặt em tôi thấy sáng ngời hơn!
Gương mặt em là “bóng tối”.
Cái bóng của em là “ánh sáng” ư?
Sau khi trăng lặn rồi, bóng em chiếu vào khung cửa tối.
Bóng của em là ánh sáng, em ơi!
(Bài 63)
Chỉ trong niềm im lặng, tình yêu mới có thể hiện lên như giai điệu không giai điệu
và ánh sáng không ánh sáng. Niềm im lặng là một phương tiện thiện xảo để tâm truyền
tâm.
Niềm nghịch lý ấy cũng phảng phất trong thơ Hàn Mặc Tử:
Càng xa nhau càng thấy được gần nhau
(Đánh lừa)
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí
Và trong tay nắm một nạm hào quang…
(Thánh nữ đồng trinh Maria)
Niềm nghịch lý ấy gắn với thân thế của ông, chứng bệnh của ông đến nỗi ông từng
gọi tập “Đau Thương” của mình là “Thơ Điên”.
Hàn Mặc Tử trải nghiệm đau thương bằng cả hồn lẫn xác, bằng cả điên lẫn tỉnh,
bằng cả mơ lẫn thực. Thơ được phóng xuất ra từ đấy, được phóng xuất ra như thế. Trong
ngôn ngữ và cả trong im lặng.
Nguồn thơ đó băng ra từ tiếng kêu thống thiết và lâm lụy của đời mà vẫn đầy yêu
thương.
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
- (Thánh nữ đồng trinh Maria)
Thơ ca Han Yong-un biến niềm im lặng thành một ngôn ngữ mới, thành bóng tối,
thành ánh sáng, thành tình yêu, thành cái đẹp.
Thế giới của hai nhà thơ tạo dựng bằng truyền thống tâm linh phương Đông lẫn
phương Tây, bằng phương tiện thiện xảo và hình thức tự do của văn chương hiện đại,
bằng tình yêu vũ trụ tương lai