intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãng quảng cáo Baraboo

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

169
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suốt từ khi có thể nhớ được, N.B.Nelson đã muốn làm việc cho một trong những hãng quảng cáo lớn nhất ở đại lộ Madison. Chị là thạc sĩ quản trị kinh doanh ngành tiếp thị chuyên về quảng cáo và truyền thông. Sau khi tìm việc sáu bảy tháng, cuối cùng chị chấp nhận một chỗ làm ở phòng thiết bị văn phòng của một trong những hãng lớn nhất ở New york

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãng quảng cáo Baraboo

  1. Trường hợp 16: Hãng quảng cáo Baraboo Suốt từ khi có thể nhớ được, N.B.Nelson đã muốn làm việc cho một trong những hãng quảng cáo lớn nhất ở đại lộ Madison. Chị là thạc sĩ quản trị kinh doanh ngành tiếp thị chuyên về quảng cáo và truyền thông. Sau khi tìm việc sáu bảy tháng, cuối cùng chị chấp nhận một chỗ làm ở phòng thiết bị văn phòng của một trong những hãng lớn nhất ở New york. Đó là vị trí duy nhất chị có thể nhận, nhưng chị cho rằng nếu chị đi những nước bài hay, rốt cuộc, chị có thể tiến lên cao hơn trên bậc thang danh vọng ở công ty. Cuối cùng, chị tìm được cách trở thành thư ký hành chính. Ở vị trí này chị có thể tham gia vào một số “hội nghị khẩn cấp của nhóm chuyên gia cố vấn “mà một số hội nghị khẩn cấp của nhóm chuyên gia cố vấn “mà mỗi người tham gia đều cố gắng động não tìm ý tưởng phục vụ khách hàng. Một hôm, N.B trình bày một quan điểm mà mọi người đều cho là chị xuất sắc. Chị được chỉ định viết bài quảng cáo và bắt đầu tiến bộ trong lĩnh vực này. N.B bỏ ra rất nhiều thì giờ ở hãng để làm việc với các hoạ sĩ, những người nghiên cứu tiếp thị, phòng quan hệ công chúng và phòng kinh doanh. Sau đó, chị có cơ hội với phòng quốc tế. Phòng này là phòng thú vị khác thường, mỗi nước có phong tục, tục lệ ngôn ngữ và cách kinh doanh của riêng mình. Rốt cuộc, N.B được bổ nhiệm làm uỷ viên điều hành, quản lý một số ngành hàng gồm các hãng nước uống không cồn, ngũ cốc ăn sáng, và mỹ phẩm. Chị kiếm được 60.000 đô la mỗi năm kèm thêm tiền thưởng. Chị đã thành công và cảm thấy mọi nỗ lực của chị cuối cùng đã mang lại kết quả. Nhưng bây giờ khi đã đạt được mục tiêu ban đầu của mình, N.B muốn đi xa hơn nữa là mua hãng của riêng chị. Khi N.B quyết định chị đã có đủ vốn và kinh nghiệm điều khiển hãng của riêng mình, chị bắt đầu tìm mua doanh nghiệp. Chị thích một hãng mang lại khoảng 2 triệu đô la thu nhập một năm. Một hãng với doanh thu như vậy sẽ kiếm được ít nhất 600.000 đô la lãi gộp và sẽ có tiềm năng phát triển. Sau một năm tìm kiếm chị thấy có một hãng như vậy ở Milwaukee, Bernard Rainier. Sau khi N.B thăm hãng chị có ấn tượng khá mạnh. Người chủ, Bernard Rainier đã gần đến tuổi nghỉ hưu nên không thể chịu đựng hơn nữa áp lực quản lý công ty. N.B gặp phó chủ tịch điều hành., phó chủ tịch phụ trách khách hàng, các trưởng phòng và các nhân viên khác gồm cả các hoạ sĩ và những người viết bài quảng cáo. Chị đặc biệt có ấn tượng với các hoạ sĩ, những người đã giành được một số phần thưởng cho những việc họ làm, gồm một số báo cáo năm cho những công ty lớn. Hãng này là thành viên của tổ chức “AAAA” và được đánh giá cao trong giới kinh doanh. N.B kiểm tra khách hàng và thấy họ khá đa dạng. Hai khách hàng lớn chi phối 50% doanh nghiệp, những khách hàng còn lại
  2. nhỏ, mỗi công ty chiếm xấp xỉ 25.000 đô la đến 50000 đô la mỗi năm. Các khoản phải thu cao, nhưng người chủ cho rằng chúng sẽ được thanh toán, vì ông ta giữ tài khoản không có khả năng chi trả. Cuối cùng, N.B quyết định mua doanh nghiệp. Chị mặc cả giá 200.000 đô la hay 10% doanh thu thuần. Khi chị tiếp nhận công ty, chị vẫn giữ tên cũ. Chị dự định thoạt đầu sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì, thay vào đó xây dựng dần mức độ tin cậy giữa chị và nhân viên, cũng như lòng tin của khách hàng. Trước đó rất lâu, N.B tự thấy mình được mọi người chú ý. Tờ báo địa phương hy vọng chị sẽ trở thành nguồn thu nhập quảng cáo đã viết một câu chuyện về “Cô gái độc thân thành công giữa thành phố lớn”. Chủ ngân hàng của chị, muốn trọng đãi chị ở ngân hàng của ông ta, đã nhanh chóng kết bạn với chị, và vì chị giàu có và hấp dẫn hầu hết các câu lạc bộ thân hữu có uy tín ở Milwaukeee đều muốn chị trở thành thành viên của họ. N.B đột nhiên được đổ dồn sự chú ý đến mức chị trở nên quan tâm đến đời sống xã hội của mình hơn là sự nghiệp. Trong khi đó, việc kinh doanh rất thành đạt. Các nhân viên của chị đều giỏi trừ trưởng phòng nghiên cứu tiếp thị. Kiến thức của anh ta về kinh doanh hơi yếu, đóng góp của anh ta vào tổng thu nhập thấp, công việc của anh ta dưới mức trung bình. Chị liên hệ với người cộng tác cũ của chị, Jan Krupp, thuyết phục anh ta về làm việc cho chị. Sau khi bổ nhiệm anh ta làm trưởng phòng nghiên cứu tiếp thị, hãng bắt đầu có phong cách mới. Hai khách hàng chính của N.B là một công ty công nghiệp, bán dụng cụ nông nghiệp và các sản phẩm khác cho các chủ trang trại, và một công ty hoá chất lớn có sản phẩm phân phối trong khu vực 12 bang. Công ty hoá chất sử dụng nhiều hãng quảng cáo, nhưng N.B đã xoay sở được cách nắm hầu hết các mặt bằng. Tuy nhiên chị lo nếu mất khách hàng chị sẽ mất khoảng 300.000 đô la lãi gộp và sẽ phá vỡ công việc kinh doanh của chị. Vì vậy, chị muốn có những khách hàng lớn khác trong trường hợp chị mất những gì đang có. Trên đại lộ Madison các khách hàng thay đổi hãng quảng cáo liên tục nên sự lo lắng của chị cũng có cơ sở. Trong khi đó, N.B gặp Cornelius Tillstrom chủ tịch và là một trong những công ty lớn nhất ở Milwaukee. Anh 55 tuổi, chưa từng lập gia đình và trước khi gặp N.B anh là người đam mê công việc. Anh và N.B (35 tuổi) bắt đầu hẹn hò sau bốn tháng họ đã lấy nhau. Họ đi hưởng trăng mật trên biển 30 ngày. Khi trở về cả hai đều quay lại với công việc. Trong khi đó, do quảng cáo xung quanh cuộc hôn nhân của họ, N.B tăng doanh thu lên hơn 10 triệu đô la, doanh nghiệp của chị được xếp vào hạng tốt nhất bang. N.B tuyển thêm nhân viên, cố gắng đưa vào những người có kinh nghiệm
  3. làm việc cho những hãng quảng cáo lớn hơn ở New york. Chị mất hai khách hàng mà chị mong là sẽ mất tập trung vào khách hàng mới tìm được sau cuộc hôn nhân của chị. Corny muốn có con, anh bàn chuyện này với N.B. Mặc dù chị nhận thức rằng việc có con và đòi hỏi của sự nghiệp khó mà hoà hợp nhau, chị cũng thông cảm việc Corny làm cha quan trọng như thế nào. N.B có mang rất khó khăn nên chị đã bỏ qua một vụ giao dịch kinh doanh lớn. Doanh nghiệp bắt đầu bị thiệt hại do sự vắng mặt của chị. Phó chủ tịch điều hành rời bỏ công ty mang theo một số người, trong đó có Krupp để mở một hãng mới. Ông ta còn đem theo khoảng 3 triệu đô la thu nhập, có nghĩa là N.B mất 900.000 đô la lãi ròng mỗi năm. Rốt cuộc, N.B sinh được một cậu con trai, Cornelius Jn. Chị ở nhà vài tuần rồi quay lại văn phòng làm việc, quyết tâm phục hồi doanh nghiệp. Chồng chị không phản đối việc chị quay lại với công việc, nhưng anh bắt đầu lo lắng về việc thay đổi cô bảo mẫu liên tục, các cô bảo mẫu đều cho rằng N.B và Corny Sr đòi hỏi quá khắt khe. Cuối cùng, Corny đề nghị N.B bán doanh nghiệp để ở nhà chăm sóc con. Anh bảo, anh sẽ cho chị mọi thứ nếu chị bán doanh nghiệp. N.B từ chối chị nói rằng chị phải làm việc cũng như anh vậy, bởi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của chị. Chị bảo, chị không thể vứt bỏ bao nhiêu năm tháng học hành kinh doanh để ở nhà chăm sóc con. Chị khăng khăng rằng chị rất yêu con và cho rằng anh sẽ yên ổn với một cô bảo mẫu đàng hoàng. Corny bối rối khi chị từ chối từ bỏ kinh doanh. Không bao lâu sau, N.B bắt đầu mất một số khách hàng. Chị mất hơn 6 triệu đô la giá trị doanh nghiệp, thu nhập của chị tụt xuống hơn một triệu đo la một năm. Do đó, chị phải thẳng tay cắt giảm tổ chức, các tiện nghi và dịch vụ. chị tự viết nhiều bài quảng cáo, nghiên cứu tiếp thị và quan hệ với công chúng. Thế rồi một hôm chị gặp George Calvert, một khách hàng cũ mời chị đi ăn trưa. Rõ ràng anh ta có chuyện gì muốn bàn với chị, N.B hy vọng anh ta muốn hãng của chị trở lại lo việc quảng cáo cho anh. Nhưng Calvert chỉ muốn giải thích việc anh ta đổi hãng quảng cáo không phải do những việc chị đã làm, mà vì ngân hàng của anh ta đã gây sức ép khi anh ta muốn vay không kỳ hạn. Mọi sức ép đến từ chồng chị, người đang là tổng giám đốc ngân hàng. Calvert bảo anh ta vẫn muốn làm ăn với chị nếu anh ta có thể, nhưng ngân hàng trợ vón rất rộng nếu anh ta bỏ hãng của chị. Hình như Corny quyết tâm phá hoại công việc kinh doanh của N.B cũng như lòng tin của chị. Cũng đã lâu kể từ khi N.B và Corny nói chuyện với nhau. Cô bảo mẫu mới do anh thuê, Francine Gardin, đã làm việc được sáu tháng, em bé khoẻ mạnh, còn
  4. Corny thì hạnh phúc lạ thường. Khi N.B chất vấn Corny về mưu đồ của anh (Không nhắc tên Calvert) anh không phủ nhận. Anh nói anh muốn chị ở nhà, nhưng bây giờ khi Francine đã lo mọi việc thì anh không quan tâm nữa. Anh còn nói luôn là anh và Francine đã yêu nhau và cô ta sắp có con rồi. Không gì có thể làm N.B tổn thương hơn thế. Sau đó Carny bảo chị, anh xin lỗi vì mọi chuyện lại diễn ra theo cách này, và rằng anh xin lỗi vì công việc kinh doanh của chị. Anh nói tốt nhất là chị nên rời khỏi thành phố, N.B trả lời ý định duy nhất của chị là rời khỏi nhà mang theo con, nhưng chị sẽ không rời thành phố và chị sẽ tiếp tục kinh doanh mặc những gì anh cố gắng gây ra cho chị. Corny nhìn chị và nói: “Rồi xem, em yêu ạ rồi xem” Đúng như dự định nhờ thế lực của Cornelius anh đã giành được quyền trông nom Corny con.Toà án cho phép Cornelius và N.B ly dị, chị từ chối mọi hoà giải . N.B quyết định quay lại với công việc kinh doanh cùng với lòng nhiệt tình mà chị chưa bao giờ có trước đó.Tuy nhiên việc làm ăn phục hồi chậm, dường như chị không thể vượt quá mức một triệu đô la, và chị phải bước vào một cuộc đấu tranh sóng còn. Chị rút lui khỏi các câu lạc bộ và rút tên khỏi danh bạ xã hội Milwaukee. Việc này làm cho công việc kinh doanh bị thiệt thòi vì chị đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc đầu tiên tại những câu lạc bộ này. Cuối cùng có người hỏi chị có muốn bán doanh nghiệp không. Họ trả giá 150.000 đô la trả ngay và giữ lại 25.000 đô la trả chậm ba tháng để làm quen với khách hàng của hãng. N.B không biết có nên bán đi rồi bắt đầu ở một chỗ khác không, hay là vẫn tiếp tục ở lại để lại phải tham dự một cuộc chiến vất vả. Chắc chắn là doanh nghiệp vẫn có tiềm năng. Trong khi đó, chị chạm chán với Corny vài lần, và một hôm anh ta mời chị đi ăn trưa. Sau khi trò chuyện về con trai họ và những chuyện khác, rốt cuộc Corny cũng lộ ra và thừa nhận rằng anh đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi cưới Francine. Anh kể rằng Francine đã giả vờ có mang và rằng họ đang liên tục có chiến tranh. Hiện giờ họ đang trong quá trình ly dị Corny thừa nhận là anh đã cố ý phá hoại công việc kinh doanh của N.B trước khi họ ly dị và anh xấu hổ vì điều đó. Anh hứa sẽ đền bù lại cho chị. Anh còn hỏi liệu họ có thể thỉnh thoảng gặp nhau được không. n.b trả lời có. chị ngạc nhiên thích thú vì diễn biến của sự việc. Không bao lâu sau khi N.B bắt đầu gặp gỡ lại Corny, một số khách hàng của chị quay về làm ăn với hãng. Chị ước tính trong năm 1990 doanh thu của chị sẽ vượt mức 5 triệu đô la. Chị biết Corny là người ảnh hưởng chính trong việc quay lại của họ, vì mặc dù trước đây chị đã làm tốt cho họ mọi việc họ vẫn bỏ đi vì do sức ép của anh.
  5. Sáu tháng sau khi Corny ly dị với Francine, anh đề nghị N.B cưới anh. Anh tuyên bố rất dứt khoát rằng anh sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì gây hại cho doanh nghiệp của chị một lần nữa, và anh hiểu chị cần có một sự nghiệp của chị, anh đề nghị một lúc nào đó trong tương lai chị nên cân nhắc bổ nhiệm người thay chị quản lý công ty. Anh nói anh muốn dành thời gian có thể cho chị và con trai họ. Đó là một quyết định khó khăn nhưng N.B rốt cuộc đã quyết định cưới lại Corny. Mấy tháng sau đám cưới, chị nghĩ có lẽ nên bán doanh nghiệp đi và danh hết thời gian cho gia đình. Chị rất hạnh phúc còn doanh nghiệp thì đang thành công lớn. Thậm chí có người mặc cả mua doanh nghiệp giá 500.000 đô la. Câu hỏi: 1. Sau tất cả những việc nghiên cứu và chuẩn bị của N.B bạn có khuyên chị nhận việc ở phòng cung tiêu của một hãng quảng cáo để bước chân vào ngành này không? Chị có nên làm việc cho một hãng nhỏ hơn không? 2. Sau khi được thăng chức lần đầu, cách tiếp cận để học kinh doanh của N.B là gì? Theo bạn, cách tiếp cận của chị có phải là một sự chuẩn bị tốt cho việc sở hữu một công ty riêng không? 3. N.B có sáng suốt khi quyết định mua một hãng quá phụ thuộc vào hai khách hàng của nó không? Cần chú ý đến những điều gì khi mua một doanh nghiệp loại này. 4. Phác thảo chi tiết kế hoạch tiếp thị có thể giúp N.B trước khi quyết định mua doanh nghiệp? 5. Có khả năng giữ một khách hàng lâu dài trong kinh doanh quảng cáo không? Bạn sẽ làm gì để giữ lại cả khách hàng lớn và nhỏ? 6. Một hãng quảng cáo tìm kiếm khách hàng bằng cách nào? Nếu bạn biết một công ty đang định thay đổi hãng quảng cáo, bạn dùng phương pháp nào để giành được khách hàng đó? N.B có thể sử dụng loại quảng cáo nào để quảng cáo cho riêng hãng của chị ? 7. Theo bạn Corny có đúng khi cố ép N.B rời bỏ kinh doanh để trở về với công việc nhà không? Anh có thể dùng phương pháp gì để tránh khỏi ly dị? 8. Theo bạn, n.b có đúng khi trở lại Wisconsin và tiếp tục kinh doanh không? Theo bạn chị có đúng khi cưới lại Corny và bán doanh nghiệp của chị không? 9. Bạn khuyên N.B giữ doanh nghiệp của chị lại hay bán nó? Có cách lựa chọn nào khác không? Giải thích?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2