intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạt giống lúa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi một hoa lúa sau khi nở hoa, tung phấn, thụ tinh phát triển thành hạt lúa. Hạt lúa nếu không bị lẫn phấn trong quá trình thụ phấn thì mang đầy đủ các tính chất đặc thù về hình dáng, kích thước, màu sắc và nội chất… của một giống lúa nhất định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạt giống lúa

  1. Hạt giống lúa Mỗi một hoa lúa sau khi nở hoa, tung phấn, thụ tinh phát triển thành hạt lúa. Hạt lúa nếu không bị lẫn phấn trong quá trình thụ phấn thì mang đầy đủ các tính chất đặc thù về hình dáng, kích thước, màu sắc và nội chất… của một giống lúa nhất định. Một hạt thóc (bên trong chứa phôi - nằm ở dưới bụng hạt và phôi nhũ - hạt gạo) sau khi chín trên đồng ruộng, hạt lúa có khả năng nảy mầm hoặc có những giống sau một thời gian ngủ nghỉ sẽ trở thành hạt giống để gieo trồng cho các vụ tiếp theo. Tuy nhiên để có hạt giống tốt trong sản xuất lúa thì người ta phải tiến hành sản xuất giống lúa theo một quy trình kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt thì hạt giống lúa mới đảm bảo đúng giống, chất lượng giống cũng như sức khoẻ hạt giống. Tuỳ theo nguồn giống đưa vào sản xuất và quy trình sản xuất mà có các cấp giống khác nhau. Hạt giống lúa sau khi sản xuất ra cũng phải qua một quá trình chế biến, bảo quản theo các quy trình kỹ thuật nhất định như: phơi sấy sao cho hạt thóc đạt đến một độ ẩm nhất định (hàm lượng nước chiếm khoảng 13%); hay sàng lọc để loại bỏ hạt khác giống, hạt lép lửng không đủ tiêu chuẩn và bảo quản hạt thóc giống… Ngoài ra người ta còn áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác để xử lý các mầm bệnh lưu giữ trong hạt thóc từ vụ trước trước khi đem ngâm ủ, gieo mạ.
  2. CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT GIỐNG Có thể phân chia các bộ phận của hạt thóc như sau: Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20- 21% so trọng lượng hạt thóc. Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu. Phôi nhũ: nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt.
  3. Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác. Nằm phía trong vỏ trấu và bao bọc phía ngoài nội nhũ là vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran. QUÁ TRÌNH NẢY MẦM CỦA HẠT THÓC Hạt thóc được ngâm trong nước, hút nước và ngậm nước tới mức nhất định đủ điều kiện cho hạt thóc nảy mầm. Một loạt các chuyển hoá phức tạp xảy ra. Và với tác dụng của men proteaza và peptoza, protit mới được chuyển hoá thành pepton rồi thành axit amin. Lúc này phần lớn axit amin được tổng hợp thành sinh chất giúp cho phôi phát triển. Tiếp đó, phôi được cung cấp glucoza, axit amin… thì các tế bào phôi lập tức phân chia và lớn lên, trục phôi trương to và đẩy mầm, rễ ra khỏi vỏ trấu, hạt nứt nanh rồi nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, các loại lá lần lượt xuất hiện theo thứ tự sau:
  4. Lá bao hình vảy, không có diệp lục. Lá không hoàn toàn: chỉ có bẹ lá, chưa có phiến lá. Lá thật có đầy đủ bẹ lá, phiến lá, có khả năng hình thành diệp lục. Những lá ban đầu thường ngắn và nhỏ, số lá trên một cây mạ, cây lúa được tính từ lá thật thức nhất trở đi. Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ phôi (còn gọi là rễ mộng hay rễ hạt). Rễ này phát triển dài ra và xuất hiện các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.
  5. Thời kỳ từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 3 lá thật là thời kỳ hạt sử dụng chủ yếu các chất dự trữ trong hạt. Chỉ từ khi cây mạ có 4 lá và có 4-5 rễ phụ cây mạ mới có thể sống hoàn tự lập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2