intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất hạt giống thuần

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

107
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân cấp hạt giống lúa Theo Quyết định 53/2006/QĐ- BNN ngày 26 tháng 6 năm 2006 về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa, hạt giống lúa được phân cấp như sau:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất hạt giống thuần

  1. Kỹ thuật sản xuất hạt giống thuần Phân cấp hạt giống lúa
  2. Theo Quyết định 53/2006/QĐ- BNN ngày 26 tháng 6 năm 2006 về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa, hạt giống lúa được phân cấp như sau: Hạt giống tác giả (TG) là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.  Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được  nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra  từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Hạt giống lúa xác nhận (XN) là hạt giống được nhân ra từ hạt  giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Yêu cầu kỹ thuật của ruộng giống lúa và hạt giống lúa các cấp được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam - Hạt giống lúa yêu cầu kỹ thuật (TCVN 1776-2004). Chất lượng hạt giống yêu cầu cho mỗi cấp giống lúa khác nhau, đặc biệt là độ thuần giống
  3. Kỹ thuật gieo trồng áp dụng cho ruộng sản xuất giống 1. Đất làm giống: Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, chủ động nước, sạch cỏ dại và sâu bệnh. Làm đất kỹ. Lên luống rộng 1,2- 1,4 m, mặt luống phẳng và không đọng nước. 2. Thời vụ: Gieo cấy vào khung thời vụ tốt nhất của vùng sản xuất giống 3. Chuẩn bị hạt giống: Hạt giống phải thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép và không mang mầm bệnh nguy hiểm, không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không bị dị dạng. Tỉ lệ nảy mầm cao. 4. Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm cho đến khi no nước. Ủ ở nhiệt độ 28- 300 C. 5. Kỹ thuật làm mạ: Làm mạ dược: Phân bón ( cho 1ha mạ): 10 tấn phân hưu cơ hoai mục, 30 kg N,40 kg P2O5 và 40 kg K2O ( tương ứng 60 kg ure, 200 kg supelân và 80 kg Kaliclorua). Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và Lân, 50% đạm và 50%  Kali. Bón thúc số đạm và kali còn lại từ 1 đến 2 lần tuỳ theo tuổi mạ, đồng thời kết thúc trước khi nhổ cấy 5- 7ngày.
  4. Gieo và chăm sóc: Gieo 30- 50g mộng/ m2 , gieo đều và chìm mộng. Sau gieo 3 ngày có thể phun thuốc trừ cỏ dại, phủ nilon để chống rét cho mạ. Làm mạ nền: Đất bột và phân bón được trộn theo tỷ lệ: 1m3 đất bột + 20kg  phân hữu cơ hoai mục + 0,25 kg ure + 4kg supelân + 0,25 kg Kali. Làm luống: rộng 1- 1,2m, cao 5-7 cm tại nơi có ánh sáng và thoát  nước. Gieo: 400- 500g mộng/ m2  Chăm sóc: thường xuyên tưới nước và giữ ẩm, che nilon khi nhiệt  độ thấp. 6. Kỹ thuật cấy và chăm sóc: Tuổi mạ: Đối với mạ dược: Nhóm cực ngắn: 3,0- 3,5 lá  Nhóm ngắn ngày: 4- 4,5 lá  Nhóm trung ngày: 5,0- 6,0 lá 
  5. Nhóm dài ngày: 6- 7 lá  Đối với mạ nền: 2,5- 3 lá Kỹ thuật cấy: cấy 1 dảnh, nông tay, thẳng hàng và theo băng. Mật độ cấy: Đối với ruộng sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng ( cây/ m2 ): Nhóm cực ngắn: 45- 50  Nhóm ngắn ngày: 45- 50  Nhóm trung ngày: 40- 45  Nhóm dài ngày: 35- 40  Đối với ruộng sản xuất hạt giống nguyên chủng ( cây/ m2 ): Nhóm cực ngắn: 60- 70  Nhóm ngắn ngày: 60- 70  Nhóm trung ngày: 50- 60  Nhóm dài ngày: 40- 50  Phân bón ruộng lúa cấy: Lượng phân bón cho 1ha: 10tấn phân hữu cơ, 100 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O ( tương ứng 200 kg ure, 300 kg supelân và 120 kg
  6. Kaliclorua). Có thể thay thế bằng các loại phân tổng hợp hoặc vi sinh song phải đủ về liều lượng. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và lân trước khi bừa lần cuối, 50%  đạm và 30% kali trước khi cấy. Thúc đợt 1: 30% đạm và 40% kali khi lúa bén rễ hồi xanh  Thúc đợt 2: 20% đạm và 30% kali khi lúa phân hoá đòng ( cứt  gián) Chăm sóc cho ruộng lúa phát triển tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp  thời. 7. Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn ngay từ đầu vụ và sau khi trổ để bảo đảm độ thuần, nhổ bỏ những cây cao, cắt những bông lúa khác so với quần thể như lúa cỏ, lúa von, lúa khác giống. 8. Thu hoạch và cất giữ: Những ruộng lúa giống bị bệnh không nên thu hoạch để làm  giống cho vụ sau Chuẩn bị công cụ suốt sạch không còn lẫn tạp giống khác, kể cả  bao bì đựng lúa giống. Chuẩn bị sân phơi riêng, không phơi gần những giống khác. 
  7. Sau khi phơi khô, làm sạch đảm bảo ẩm độ hạt còn 14%, đây là  ẩm độ cất giữ tốt nhất. Cất giữ nơi thoáng mát, tránh mưa nắng, ẩm mốc, ngăn ngừa sâu  mọt kịp thời. Nếu lượng giống ít (hộ nông dân) có thể cất trữ hạt giống trong thùng tôn, chum vại, hoặc trong bao yếm khí thì thời gian trữ có thể được 4-6 tháng. Kỹ thuật phục tráng, sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống xác nhận từ hạt giống trong sản xuất Vụ thứ nhất (Go): + Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Dựa vào bản mô tả giống của Tác giả hoặc Cơ quan khảo nghiệm để chọn lọc các cá thể. Trình tự: Diện tích cấy 100m2 , chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi khi lúa bắt đầu đẻ nhánh. Loại bỏ cây có tính trạng không phù hợp, sinh trưởng kém hoặc bị sâu bệnh hại. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu và đeo thẻ thứ tự để đánh giá trong phòng.
  8. + Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn tại ruộng, tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu, cho vào túi giấy, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản. Đồng thời, sử dụng làm vật liệu để gieo ở vụ tiếp theo. Vụ thứ hai (G1): + Gieo riêng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng thành một ô. Trong một ô, số hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ô. + Theo dõi từ cấy đến thu hoạch. Chỉ được khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng. + Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh hoặc do các nguyên nhân khác. + Trước thu hoạch 1- 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng hoặc cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. + Thu hoạch, phơi khô làm sạch và tính năng suất cá thể của từng dòng. Tiếp tục loại bỏ dòng có năng suất thấp, gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
  9. + Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn 85% tổng số dòng G1 thì hỗn hạt của các dòng này thành hạt siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo qui định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. + Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G1 thì tiếp tục đánh giá và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba ( G2).
  10. Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng Vụ thứ nhất (Go): Diện tích cấy 200m2 , chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi khi lúa bắt đầu đẻ nhánh. Loại bỏ cây có tính trạng không phù hợp, sinh trưởng kém hoặc bị sâu bệnh hại. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây không đạt yêu cầu, cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu và đeo thẻ thứ tự để đánh giá trong phòng. + Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được chọn tại ruộng, tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu, cho vào túi giấy, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản. Đồng thời, sử dụng làm vật liệu để gieo ở vụ tiếp theo. Vụ thứ hai (G1) : + Gieo riêng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất và cấy mỗi dòng thành một ô. Trong một ô, số hàng nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ô.
  11. + Theo dõi từ cấy đến thu hoạch. Chỉ được khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng. + Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh hoặc do các nguyên nhân khác. + Trước thu hoạch 1- 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng hoặc cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. + Thu hoạch, phơi khô làm sạch và tính năng suất cá thể của từng dòng. Tiếp tục loại bỏ dòng có năng suất thấp, gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm. + Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu, cho vào túi giấy, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản. Đồng thời, sử dụng làm vật liệu để gieo ở vụ thứ ba ( G2). Vụ thứ ba (G2): Chia lượng hạt giống của mỗi dòng đạt yêu cầu ở vụ trước làm 2 phần, trong đó 1/3 để dự phòng và 2/3 để gieo cấy tại ruộng so sánh và ruộng nhân dòng. Ruộng so sánh: cấy các dòng thành từng ô theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, 10m2 / ô và cách nhau 30 cm.
  12. + Theo dõi từ cấy đến thu hoạch. Chỉ được khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi cây đó tung phấn, không khử bỏ cây khác dạng. + Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh trưởng phát triển kém do nhiễm sâu bệnh hoặc do các nguyên nhân khác. + Trước thu hoạch 1- 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm để đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng hoặc cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn. Ruộng nhân dòng: + Sau khi kết thúc cấy ruộng so sánh, số mạ còn lại được cấy ở ruộng nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ dòng có cây khác dạng. + Thu hoạch, phơi khô làm sạch và tính năng suất cá thể của từng dòng. Tiếp tục loại bỏ dòng có năng suất thấp, gạo lật khác màu. Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm. + Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu. Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn 85% tổng số dòng G2 thì hỗn hạt của các dòng này thành hạt siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn
  13. tem nhãn theo qui định. Bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau. Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu chủng từ hạt giống tác giả hoặc duy trì từ hạt giống siêu nguyên chủng Kỹ thuật gieo trồng như quy định tại mục trên Diện tích đất làm mạ: Bằng 1/5- 1/25 diện tích ruộng cấy.  Lượng giống gieo: Để cấy 1ha nguyên chủng cần lượng giống từ  22- 30 kg tuỳ giống và thời vụ. Kỹ thuật cấy: Cấy 1 dảnh, theo băng 
  14. Khử lẫn: Theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng ở ruộng  giống Thu hoạch và bảo quản: tránh lẫn cơ giới, lấy mẫu hạt giống để kiểm nghiệm. Nếu lô hạt giống đạt yêu cầu kỹ thuật ở cấp hạt giống nguyên chủng ( TCVN 1776- 2004) thì được công nghận là lô giống nguyên chủng. Hạt giống nguyên chủng được đóng bao, tem nhãn theo qui định và được bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống xác nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2