intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hát Then - món ăn tinh thần của người Tày, Tuyên Quang

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

199
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không biết từ bao giờ mà hát Then đã trở thành món ăn tinh thần, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt văn hoá của người Tày ở Tuyên Quang. Đặc sản văn hóa dân gian Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào, nơi nào cũng có hát Then, nhưng vùng hát Then đậm đặc, được duy trì và bảo tồn nguyên giá trị chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang và Lâm Bình. Then là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, phong tục từ lâu đời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hát Then - món ăn tinh thần của người Tày, Tuyên Quang

  1. Hát Then - món ăn tinh thần của người Tày, Tuyên Quang
  2. Không biết từ bao giờ mà hát Then đã trở thành món ăn tinh thần, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt văn hoá của người Tày ở Tuyên Quang. Đặc sản văn hóa dân gian Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào, nơi nào cũng có hát Then, nhưng vùng hát Then đậm đặc, được duy trì và bảo tồn nguyên giá trị chủ yếu ở các huyện Chiêm Hóa, Nà Hang và Lâm Bình. Then là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, phong tục từ lâu đời của dân tộc Tày. Then xuất phát từ chữ “Thiên” - tức là Trời. Bởi vậy, điệu hát Then vẫn được người Tày tỉnh Tuyên Quang coi là điệu hát thần tiên và thường được sử dụng trong các nghi lễ: Cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Nguồn gốc của hát Then hiện chưa có sự thống nhất. Có người thì cho rằng Then xuất hiện từ thời nhà Mạc. Quân nhà Mạc thua trận, Vua suy nghĩ quá nhiều sinh ốm. Các quần thần biết Vua ốm do tư tưởng chứ không phải do bệnh tật nên cử đội nhạc hát cung đình tổ chức múa hát Then suốt 3 ngày 3 đêm, Vua thấy vui và khỏi bệnh. Từ đó ai ốm đều tìm những người biết hát múa Then đến biểu diễn… còn theo người già kể lại và sách chép ra của người đã quá cố, những người am hiểu về Then, như cố nghệ nhân Ma Thanh Cao, ở xã Tri Phú, cố nghệ nhân Hà Phan, ở xã
  3. Tân An (Chiêm Hóa), ông Nguyễn Mạnh Thẩm, ở xã Thanh Tương (Nà Hang), thì Then xuất hiện từ thời Phùng Hưng (thế kỷ thứ VIII)… Dẫu chưa có sự thông nhất về nguồn gốc, nhưng trong nhiều thế kỷ qua, hát Then là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang. Hát then là món ăn tinh thân không thể thiếu của người dân tộc Tày Ngôn ngữ - lời then, mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von. Nội dung các khúc hát then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu thiên nhiên (mong muốn nhân an vật thịnh, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt...), tình yêu đôi lứa, nghĩa vợ chồng, răn dạy đạo lý làm người, ca ngợi quê hương, đất nước... giai điệu mượt mà, sâu lắng, âm hưởng mềm mại, đầm ấm, tạo cảm giác gần gũi, thiêng liêng, sức truyền cảm mạnh.
  4. Then có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la". Từ “ới la” có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật. Cấu trúc âm nhạc của Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần nhau hơn tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên. Có thể thấy trong Then Tày nói chung và Then Tày Tuyên Quang nói riêng, không chỉ có các thể thơ dân tộc, mà còn cả những biện pháp thi pháp, tu từ, ẩn dụ... của nghệ thuật ngôn từ; tìm thấy những làn điệu của tầng dân ca, dân nhạc cổ xưa nhất; những điệu múa đã song hành với hát then không biết bao năm tháng. Vì thế mà Then là một kho tàng quý báu tàng trữ những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha. Then kỳ yên và Then lễ hội Nội dung hát Then Tuyên Quang được chia thành hai nhóm: Then kỳ yên và Then lễ hội. Theo thống kê chưa đầy đủ của nhóm khảo sát Bảo tàng Tuyên Quang, Then kỳ yên và Then lễ hội gồm khoảng 60 bài Then cổ, cung, phủ được sử dụng hát trong các nghi lễ. Nhóm Then kỳ yên (đồng bào Tày thường gọi là làm then) được sử dụng trong các nghi lễ: Cúng cầu yên (yên lành), cầu chúc (chúc phúc, chúc năm mới), chữa bệnh... Then kỳ yên phải trải qua nhiều công đoạn gồm: Cung thổ công, cung phát pang (phát lễ cho họ nội, ngoại), cung thần linh, cung mồ mả, cung vua bếp (táo quân), cung tổ tiên (gia tiên), cung bắc cầu, cầu va (cái cẩu cầu va), cung mụ, cung giải hạn (me khoăn) - cầu mong tránh khỏi tai họa, phủ hội đồng, cung tam bảo, cung vua, cung khảm hải (vượt biển). Then kỳ yên bao giờ cũng tổ chức vào ban đêm yên tĩnh, khi mọi sự sống đã lắng đọng vào giấc ngủ, chỉ còn vang vọng tiếng hát của then, giúp mọi người nghe và cảm nhận từng lời hát một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất.
  5. Nhóm Then lễ hội là những khúc hát khích lệ tinh thần mọi người thêm phấn chấn, vui vẻ, xua tan phiền muộn, cực nhọc vất vả trong cuộc sống, lao động sản xuất để thỏa mãn ước vọng về một cuộc sống đầy đủ hơn, muôn vật sinh linh. Nhóm Then lễ hội thường được sử dụng trong các nghi lễ: Lễ cầu mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc, lễ cốm. Then lễ hội gồm nhiều cung, phủ: Giải uế, khảm hải (vượt biển), tứ bách hoặc phủ thu quạt, pụt luông (chúa của thần nông), nhà phép, hội đồng, tam bảo, chợ tam quang, vua cha... Bên cạnh đó, có thể nói Then còn là tổng hợp các bộ môn văn học, nghệ thuật dân gian. Trong then có các thể loại truyện (thần thoại, cố tích, truyền thuyết, ngụ ngôn). Nhiều tích truyện có nội dung giải thích nguồn gốc một sộ sự vật, hiện tượng về vũ trụ, thiên nhiên… cách giải thích đơn giản, mộc mạc, nhưng khá ly kỳ, phản ánh thế giới quan của người Tày xưa. Ngày xưa, hát Then chỉ dùng để cúng bái, giao tiếp với thần linh trong các cuộc lễ như: lễ khẩu mẩu (lễ cốm), lễ cấp sắc, lễ cầu mùa, cầu mưa... người ta có thể hát cả giờ đồng hồ, đôi khi là thâu đêm. Còn bây giờ ngoài những làn điệu Then cổ còn giữ lại thì các bài Then mới chủ yếu là bài hát ca ngợi quê hương, tình yêu đôi lứa, tình yêu lao động. Hát Then Tuyên Quang và các tỉnh vùng Việt Bắc đang được chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là cơ hội lớn để di sản văn hóa dân tộc Tày Tuyên Quang được cả thế giới biết đến. Song cũng đặt ra đối với Tuyên Quang những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật di sản văn hóa dân gian độc đáo này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0