Hậu giới từ tiếng Nhật trong sự tình chuyển động
lượt xem 2
download
Bài viết bàn về giới từ tiếng Nhật thường không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành cụm giới từ làm thành phần phụ trong câu, hoặc là làm trạng ngữ, bổ ngữ, hoặc là làm định ngữ. Tuy nhiên, tùy vào mô hình cú pháp, giới từ với những vị trí khác nhau thì sắc thái nghĩa cũng như chức năng ngữ pháp cũng khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hậu giới từ tiếng Nhật trong sự tình chuyển động
- HẬU GIỚI TỪ TIẾNG NHẬT TRONG SỰ TÌNH CHUYỂN ĐỘNG JAPANESE POST-POSITIONS IN MOTION EVENTS Hồ Tố Liên Khoa Nhật Bản học, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Giới từ tiếng Nhật thƣờng không dùng độc lập mà kết hợp với các từ ngữ khác tạo thành cụm giới từ làm thành phần phụ trong câu, hoặc là làm trạng ngữ, bổ ngữ, hoặc là làm định ngữ. Tuy nhiên, tùy vào mô hình cú pháp, giới từ với những vị trí khác nhau thì sắc thái nghĩa cũng nhƣ chức năng ngữ pháp cũng khác nhau. Trong sự tình chuyển động tiếng Nhật, các danh từ luôn cần đến vai trò của một đơn vị từ chức năng là 助詞- joshi, trong đó có một loại joshi chuyên biệt dùng để xác định hƣớng cho các hoạt động di chuyển trong không gian cũng nhƣ địa điểm xảy ra các hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi thông qua sự phân bố vị trí của giới từ trong sự tình chuyển động của tiếng Nhật, qua đó, đề xuất cách định danh cho đơn vị từ chức năng 助詞- joshi trong tiếng Nhật gọi là hậu giới từ (post-position). Từ khóa: Sự tình chuyển động,phân bố, giới từ, tiếng Nhật, tiếng Việt. 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ HẬU GIỚI TỪ TIẾNG NHẬT Qua hoạt động của các từ định vị vị trí và từ chỉ hƣớng trong tiếng Nhật, có thể thấy rõ một số đặc thù của sự tình chuyển động trong tiếng Nhật nhƣ sau: Các danh từ tiếng Nhật luôn cần đến vai trò của một đơn vị từ chức năng là 助詞- joshi. Nhờ có các joshi này mà các danh từ xác định đƣợc vị trí và chức năng của mình trong hoạt động giao tiếp. Các joshi cũng đƣợc phân loại thành các tiểu nhóm vối những chức năng ngữ pháp khác nhau, trong đó có một loại joshi chuyên biệt dùng để xác định hƣớng cho các hoạt động di chuyển trong không gian cũng nhƣ địa điểm xảy ra các hoạt động. Các danh từ nằm trong các đoản ngữ kết hợp vối các hậu giới từ chỉ hƣớng và định vị vị trí để phụ nghĩa cho động từ. Trên cơ sở định nghĩa và khái niệm của các học giả đi trƣớc là Akita.K & Y. Matsumoto & K. Ohara, Sue A.Kawashima,chúng tôi khái quát lại quan điểm của các học giả về joshi – đơn vị từ chức năng trong tiếng Nhật nhƣ sau: 助詞- Joshi tiếng Nhật là một loại từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp không có ý nghĩa từ vựng, nó đứng sau danh từ (danh ngữ) hoặc đại từ, biểu thị một quan hệ nào đó giữa chúng (danh từ, đại từ) và các thành phần khác trong câu. Joshi có thể ngầm chỉ ra thời gian, nơi chốn, phương thức, nguyên nhân, mục đích, đối tượng, tiếp thể (recipient), tác thể (agent) v.v... Ngoài ra, joshi không thể đứng đơn lập mà phải kết hợp với một bổ ngữ để tạo ra giới ngữ cùng đảm nhiệm thành phần trong câu. Giới ngữ của tiếng Nhật thường đứng trước vị ngữ động từ.[10] Có 6 đơn vị từ chức năng から (kara-từ), まで (made-đến), へ (e-đến/hƣớng ), に (ni-đến/hƣớng ), を (wo-ra khỏi/ rời khỏi/trong/trên/qua ), より(yori-từ) đƣợc gọi là 助詞- joshi trong tiếng Nhật, đây là những yếu tố không thể thiếu đƣợc trong sự tình chuyển động tiếng Nhật, vì chúng là những nhân tố để xác định phƣơng hƣớng/đích/nguồn của sự tình chuyển động, góp phần làm tƣờng minh hóa nghĩa của động từ chuyển động trong giao tiếp. Các từ chỉ địa điểm và định vị vị trí trong không gian có thể hoạt động độc lập trong lời nói với tƣ cách là danh từ. Nhƣng các joshi không thể tự mình độc lập hoạt động 1166
- trong phát ngôn mà chỉ đi sau danh từ. Trong phát ngôn, chúng có thể bị lƣợc bỏ trong một số ngữ cảnh xác định. Do đó, chúng tôi đề xuất cách gọi những joshi (助詞- trợ từ) tiếng Nhật là hậu giới từ, do sự phân bố vị trí cũng nhƣ chức năng ngữ pháp. Trong sự tình chuyển động tiếng Nhật, những hậu giới từ tiêu biểu trong nhóm từ có chức năng định vị không gian (địa điểm) của tiếng Nhật là: から (từ), まで (đến), へ (đến/hƣớng ), に (đến/hƣớng ), を (ra khỏi/ rời khỏi/trong/trên/qua ), より(từ) ... Chúng tôi giả thiết cấu trúc cú pháp cơ bản của chúng là “Np+Vp” (Np là danh từ, đại từ hoặc danh ngữ, Vp là động từ hoặc động ngữ), giới ngữ là “Pp”, nhƣ vậy, giới từ tiếng Nhật và giới từ tiếng Việt đều sẽ có ít nhất 3 loại cấu trúc cú pháp cơ bản nhƣ sau: (1). Np + Pp+ Vp (2). Pp + Np + Vp (3). Vp + Pp + Np Mặc dù giới từ tiếng Nhật và giới từ tiếng Việt đều đƣợc phân chia theo 3 loại trên, nhƣng không phải tất cả giới từ của sự tình chuyển động đều có thể nằm trong ba loại đó. Vậy, trong hệ thống giới từ tiếng Nhật và hệ thống giới từ tiếng Việt có những giới từ thuộc sự tình chuyển động nằm trong ba loại trên, dƣới đây chúng tôi trình bày về sự phân bố của chúng. 2. SỰ PHÂN BỐ VỊ TRÍ CỦA HẬU GIỚI TỪ TIẾNG NHẬT TRONG SỰ TÌNH CHUYỂN ĐỘNG Trên cơ sở những nghiên cứu của Tatsuo Miyajima (1984), Akita.K & Y. Matsumoto & K. Ohara (2009) về kết cấu động từ tiếng Nhật trong sự tình chuyển động, chúng tôi đƣa ra cấu trúc cú pháp cơ bản của sự tình chuyển động tiếng Nhật nhƣ sau : N0[XP V-で] N1-(Loc) V0 Trong cấu trúc này, động từ chuyển động nằm ở vị trí V0 わたしはタクシー で 家 へ 帰る。(tôi về nhà bằng taxi) N0 XP V-で N1 Loc V0 Trong đó, N0 biểu thị mệnh đề chủ ngữ trong câu có chứa động từ chuyển động , N1 là tham thể Vị trí của động từ chuyển động , XP là tham thể phƣơng tiện/ công cụ (instrument) của danh từ (taxi) kết hợp với hậu giới từ – で(de) đi sau nó chỉ phƣơng tiện di chuyển, Loc là các hậu giới từ chỉ hƣớng, trong trƣờng hợp này là –へ (e). Do chỉ đóng vai trò là các đơn vị nối kết các thành phần tạo nên câu, các joshi chỉ đơn thuần là các từ chức năng trong hệ thống. Theo những nghiên cứu của Tatsuo Miyajima (1984) cũng đƣa ra ba yếu tố cơ bản về định vị hƣớng trong không gian là 出どころđiểm xuất phát (de dokoro -điểm gốc của chuyển động), đƣờng dẫn 通り道 (toori michi - path), điểm đích入りどころ(iri dokoro). Từ kết quả các nghiên cứu đi trƣớc của Jackendoff (1990), Akita.K, Y. Matsumoto & K. Ohara (2009), chúng tôi đƣa ra ba diễn tố của cấu trúc tham tố có chứa động từ chuyển động tiếng Nhật gồm : [Đích] 帰着点 (goal), [Nguồn] 起点, [Lộ trình] 経路 (path). Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các hậu giới từ trong sự tình chuyển động tiếng Nhật đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau: 1167
- 1. Nhóm hậu giới từ kara, wo, ni, yori thể hiện điểm gốc của chuyển động, đứng sau danh từ chỉ địa điểm xuất phát. VD 1:遠方 より 昔の友だちがやって来た (Ngƣời bạn thƣở xƣa đến thăm tôi từ nơi xa xôi) [13.p82] VD 2: 東口 からお入りください(Xin mời vào qua/từ lối cửa phía Đông) [13.p17] Có thể dễ dàng nhìn ra cấu trúc của 2 ví dụ trên thuộc loại (1) theo mô hình Np + Pp+ Vp. Nhóm hậu giới từ wo thể hiện đƣờng dẫn của chuyển động và đứng sau danh từ chỉ địa điểm trung gian nơi hoạt động di chuyển có đi qua. VD 3: 香港を経由する( quá cảnh/ ghé ngang qua Hổng Kông). VD 4: 新築の二階から首を出していたら。 (tôi thò đầu qua cửa sổ tầng 2) [13.p3]. VD 5: 道を歩く (đi trên đƣòng). Các ví dụ trên để thể hiện sự tình chuyển động theo theo mô hình (1) Np + Pp+ Vp. 2. Nhóm hậu giới từ ni, e, made thể hiện điểm đích của chuyển động, đứng sau danh từ chỉ điểm đến của hành động VD 6: 夕枯れ船が長崎港に向かってきます。 (Con tàu đang hƣớng về cảng Nagasaki trong ánh chiều). [13.p54] VD 7: 庭を東へ二十歩にいき尽すと。(Từ vƣờn nhà tôi đi về phía Đông chừng 20 bƣớc chân) [13.p2] Qua một số ví dụ trên, chúng tôi cho rằng cấu trúc cú pháp của sự tình chuyển động tiếng Nhật đa số là loại (1) Np + Pp+ Vp, đồng thời chỉ ra vị trí của giới từ định vị không gian là luôn đi sau danh từ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đƣa ra nhận xét giới từ tiếng Nhật có 4 đặc điểm cơ bản nhƣ sau: 1. Bản thân giới từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. 2. Giới từ có vị trị cú pháp cố định : luôn đứng sau danh từ 3. Giới từ không thể tự trả lời vấn đề. 4. 4.Giới từ không mang các từ ngữ biểu thị ngữ nghĩa cho “thì”(tense) 3. KẾT LUẬN Trong sự tình chuyển động, giới từ của tiếng Nhật có những tính chất cơ bản nhƣ không thể đóng vai trò làm trung tâm vị ngữ, giới ngữ cũng không thể độc lập làm vị ngữ. a. Chức năng ngữ pháp chủ yếu trong cấu trúc cú pháp của giới từ tiếng Nhật và tiếng Việt là “kết nối”. b. Giới từ trong hai ngôn ngữ đều có chức năng đánh dấu sự phân chia ranh giới giữa các từ ngữ. c. Giới từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt đều có chức năng tạo lập câu. d. Sự phân bố vị trí của giới từ cũng tuân thủ theo các mô hình cấu trúc cú pháp sự tình chuyển động. Trong tiếng Nhật, loại mô hình (1) (Np + Pp+ Vp) là loại mô hình chủ yếu của giới từ tiếng Nhật, đoản ngữ giới từ (giới ngữ, Pp) của tiếng Nhật đứng trƣớc động từ (động ngữ, Vp), đại bộ phận giới từ tiếng Nhật đều có thể xếp vào loại (1) này, điều này chính là điểm trái ngƣợc với vị trí phân bố của giới từ tiếng Việt. Loại (3) là mô hình chủ yếu của giới từ tiếng Việt, đoản ngữ giới từ (giới ngữ, Pp) của tiếng Việt 1168
- đứng sau động từ (động ngữ, Vp). Trong sự tình, trật tự từ (ngữ) đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Giới từ và sự phân bố của giới từ phần nào thể hiện sự khác biệt giữa tiếng Nhật và tiếng Việt trên bình diện ngữ pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng. Q1. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. [2] Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005). Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Q2. NXB Giáo dục. Hà Nội. [3] Diệp Quang Ban (2005). Ngữ Pháp Tiếng Việt. NXB Giáo Dục. [4] Nguyễn Đức Dân (2005). Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ.Tạp Chí Ngôn Ngữ, Số 9. [5] Nguyễn Văn Hiệp (2012). Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp.NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [6] Nguyễn Lai (1977). Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hƣớng đƣợc dùng ở dạng động từ trong tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ, số 3. [7] Akita, K., Y. Matsumoto & K. Ohara, Idoo jishoo wa nichi-eigo washa ni doo kikoe doo mieru no ka. “How do motion events hear and seem to speakers of Japanese and English?” Koobe gengogaku ronsoo, 6, 1-19. (2009) [8] Miyajima .T, Nihongo to yooroppago no idoo dooshi „Motion verbs in Japanese and European languages‟, Vol.2, 456-486. Tokyo Sanseido. (1984) [9] Natsumei Soseki, Obotchan, NXB Bonjinsha. 2013. [10] Sue A.Kawashima. A Dictionary of Japanese Particles, NXB Kodansha.1999. [11] Yo Matsumoto. 空間と移動の表現田中茂範,松本曜,研究社,1997年( Tính liên quan giữa chuyển động và không gian) , NXB Taishukan, 1997 1169
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hậu thiên hạc phổ - tập 1
18 p | 300 | 52
-
Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Hán
5 p | 254 | 34
-
Minh Mạng (1791 - 1840)
3 p | 114 | 13
-
Chùa Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa - Phần 3
14 p | 142 | 9
-
Hậu quả lâu dài của cuộc chiến tranh Ả RậpSự thảo luận về hòa bình vào
6 p | 87 | 5
-
Piotr Ilyich Tchaïkovski
18 p | 56 | 3
-
Kimchi – Món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Hàn Quốc
11 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn