intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hậu sản và cách chăm sóc

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày sau sinh là khoảng thời gian hơi khó ở, đau nhức và thậm chí là rất “hụt hẫng”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hậu sản và cách chăm sóc

  1. Hậu sản và cách chăm sóc Những ngày sau sinh là khoảng thời gian hơi khó ở, đau nhức và thậm chí là rất “hụt hẫng”. Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là "hội chứng ruột kích t hích" (google image)
  2. Tuy nhiên mất khoảng một tuần để mẹ làm quen với cuộc sống mới. Tức là mẹ phải chăm sóc một thành viên “mới toanh” kèm những chứng hậu sản mà ai cũng phải trải qua khi làm mẹ. Đau hậu sản Mẹ sẽ cảm thấy bụng quặn đau nhiều, từ chuyên môn gọi là “hội chứng ruột kích thích”, đặc biệt là khi cho bé bú. Thực chất đây là một biểu hiện bình thường sau sinh bởi tử cung co thắt để trở về kích thước cũ. Đừng sợ hãi, dù cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, nó là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đã dần trở lại bình thường. Nếu quá đau, mẹ có thể dùng thuốc giảm đau nhẹ chứa paracetamol với liều lượng nhỏ. Những vấn đề ở bàng quang Trong những ngày đầu, mẹ sẽ đi tiểu nhiều và việc đó
  3. là hoàn toàn bình thường vì cơ thể mẹ phải thải đi lượng nước bị tích tụ trong quá trình thai nghén. Việc tiểu tiện sẽ khá khó khăn vì tổn thương vùng âm đạo, mẹ sẽ có cảm giác đau thốn. Do đó mẹ nên cố gắng đi tiểu ngay sau sinh, ngâm mình trong nước ấm, sau khi tiểu nên dội mội chút nước ấm để đỡ đau rát. Sản dịch Từ 2 – 6 tuần sau sinh, mẹ sẽ thấy máu chảy ra ở âm đạo, đó chính là sản dịch. Máu sẽ cầm nhanh nếu mẹ cho bé bú liên tục. Chất sản dịch này những ngày đầu sẽ có màu đỏ tươi sau đó lợt dần và chuyển sang màu nâu nhạt, nó sẽ kéo dài cho đến kỳ kinh đầu tiên sau sinh. Những đảo lộn của hệ thống ruột Mẹ không có cảm giác muốn đi đại tiện trong vài
  4. ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy tập đi lại và uống thật nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây và thực phẩm chứa chất xơ để kích thích ruột. Nếu cảm thấy muốn đi vệ sinh thì hãy đi ngay, cố gắng chịu đau, đừng nén nhịn. Hãy mang theo một chiếc băng vệ sinh sạch áp vào mũi khâu khi đi đại tiện để kiềm chế cơn đau và giúp bạn dễ chịu hơn. Những mũi khâu Đa phần các thai phụ khi sinh sẽ được rạch thêm phần sinh môn để bé dễ dàng ra đời, sau đó mẹ sẽ được khâu lại để bảo đảm tính thẩm mỹ. Những mũi khâu này sẽ có thể khiến mẹ rất đau, nhưng hiện nay sau một tuần là vết khâu sẽ lành và chỉ sẽ tự tiêu. Lời khuyên cho mẹ là nên tập những bài thể dục luyện khung xương chậu để chúng định vị lại được tốt nhất.
  5. Giữ mũi khâu thật sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu quá đau, mẹ có thể chườm một chút nước đá tinh khiết. Theo WTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2