intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hé mở bí mật về “Doanh nghiệp 2.0” - Phần 2

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những sáng kiến E2.0, cũng như bao dự án IT khác, đều tương tự như các cơ hội đầu tư mà công ty sẽ chi tiền ra để mua tài sản (trong trường hợp này có thể tham khảo các ví dụ như hệ thống server, đĩa phần mềm...). Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần nổi; phần chìm chính là mục tiêu của công ty trong việc phát triển các loại tài sản vô hình - quan trọng nhất là vốn con người, tổ chức và nguồn thông tin. Theo nhiều chuyên gia, giá trị của những tài sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hé mở bí mật về “Doanh nghiệp 2.0” - Phần 2

  1. Hé mở bí mật về “Doanh nghiệp 2.0” - Phần 2 Những sáng kiến E2.0, cũng như bao dự án IT khác, đều tương tự như các cơ hội đầu tư mà công ty sẽ chi tiền ra để mua tài sản (trong trường hợp này có thể tham khảo các ví dụ như hệ thống server, đĩa phần mềm...). Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần nổi; phần chìm chính là mục tiêu của công ty trong việc phát triển các loại tài sản vô hình - quan trọng nhất là vốn con người, tổ chức và nguồn thông tin. Theo nhiều chuyên gia, giá trị của những tài sản vô hình không thể được đánh giá một cách riêng lẻ, nó bắt nguồn từ khả năng của tài sản trong việc hỗ trợ tổ chức thực thi chiến lược đề ra. Giáo sư Robert Kaplan và David Norton đã quả quyết trong cuốn sách của họ, Strategy Maps, rằng: "Những tài sản vô hình như tri thức và công nghệ hiếm khi có tác động trực tiếp đến các kết quả tài chính như khoản doanh thu tăng thêm, khoản chi phí giảm bớt hay lợi nhuận cao hơn". Do đó, nếu chỉ ước tính ROI trên phương diện tiền tệ thì rất khó đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án E2.0. Tôi chưa từng gặp một nhà lãnh đạo nào có nhiều sáng kiến E2.0 mạnh mẽ lại hối tiếc vì không tính ROI, nhưng tôi đã nói chuyện với rất nhiều người có quan điểm rằng tính toán ROI chỉ làm mất thời gian và công sức. Các công ty thực hiện những sáng kiến E2.0 nên tập trung vào 3 yếu tố sau thay vì ROI: Chi phí và khung thời gian dự tính. Giờ đây, các nhà quản lý hoàn toàn có  khả năng tính toán chi phí cho một dự án IT. Và họ cũng nên ước tính khoảng thời gian dành cho dự án E2.0, xây dựng các bước áp dụng và đặt ra các cột mốc.
  2. Những lợi ích có thể có. Những ích lợi nhận được từ E2.0 phải được nêu rõ  ra dù không cần quá chi tiết như đặc tính của một phần mềm hay quá to tát như "thay đổi tổ chức" hay "thân thiết với khách hàng" của ERP và CRM. Phạm vi ảnh hưởng mong đợi. Các nhà quản lý nên cụ thể hóa phạm vi địa  lý, bộ phận và chức năng của các dự án E2.0 mà họ đang hướng đến. Thông thường với 3 yếu tố trên, các nhà quản lý có thể quyết định có nên đầu tư vào những dự án E2.0 hay không. Hầu như khi đó không ai gặp khó khăn khi trả lời những câu hỏi kiểu như "Có đáng bỏ ra 50.000 USD trong 6 tháng tới để xây dựng một hệ thống tìm kiếm truyền thông cho công ty?" Dù câu trả lời giờ đây không còn là một con số ROI rõ ràng nữa nhưng các nhà quản lý có thể quyết định một cách chuẩn xác. Không áp dụng phương pháp kinh điển trong đánh giá hiệu quả thương mại hoàn toàn không đồng nghĩa với việc lối tư duy, hoạch định rõ ràng sẽ mất đi. Tuy nhiên, đã đến lúc thay đổi ngộ nhận rằng phải tính toán được ROI của E2.0 bằng thực tế là những tài sản hữu hình có thể mang lại lợi ích vô hình. Ngộ nhận 3: Nếu xây dựng, mọi người sẽ đến Trước thành công của nhiều trang web như Wikipedia, Facebook, và Twitter, các nhà quản lý cho rằng nền tảng hợp tác của công ty mình cũng sẽ thu hút được lượng người quan tâm khổng lồ tương tự. Họ áp dụng một chiến lược giới thiệu thụ động, trưng ra một số ESSP và thông báo chính thức đến mọi người rằng diễn đàn đã xuất hiện. Sau đó, họ ngồi chờ gặt hái thành quả - và bất ngờ vì không có gì xảy ra cả. Các cộng đồng Web 2.0 được nhiều người yêu thích như Facebook cũng chỉ thu hút được một phần rất nhỏ trong số những người đang sử dụng internet. Nhiệm vụ
  3. chính của những nhà quán quân E2.0 là thu hút được càng nhiều đối tượng người dùng mục tiêu. Điều này rất khó vì hai lý do sau. Một là, nhiều người rất bận. Hiếm có công nhân tri thức nào cảm thấy họ có thời gian để đảm nhận thêm trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm với những mục tiêu và kỳ vọng mập mờ. Hai là, nhân viên không biết ban quản lý sẽ suy nghĩ thế nào về sự tham gia của họ trong ESSP. Liệu các giám đốc điều hành sẽ đánh giá cao đóng góp của nhân viên hay họ cho rằng nhân viên không thích thú lắm với công việc "thực sự" của họ? Khi câu trả lời không rõ ràng thì nỗ lực áp dụng E2.0 sẽ có một kết cục buồn thảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0