HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 5
lượt xem 5
download
Trichophyton mentagrophytes var. quinckeanum (Zopf, 1890; Macleod và Muende, 1940): + Tên khác: Achorion quinckeanum, Sabouraudites quinckeanum, Microsporum quinckeanum, T.quinckeanum. + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud thời gian đầu bề mặt khuẩn lạc hơi có dạng như bột hoặc dạng lông mịn, sau đó có dạng như bông màu trắng. Mặt dưới có màu đỏ tím và khuếch tán vào môi trường. + Hình dạng vi thể (hình 5.52): - Bào tử lớn, có dạng hình 2 xương sườn, hình chùy hơi kéo dài, thông thường đầu cuối có dạng sợi mỏng kéo dài, kích thước 36 90 6-9...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 5
- HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 5 5.6.12.5. Trichophyton mentagrophytes var. quinckeanum (Zopf, 1890; Macleod và Muende, 1940): + Tên khác: Achorion quinckeanum, Sabouraudites quinckeanum, Microsporum quinckeanum, T.quinckeanum. + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud thời gian đầu bề mặt khuẩn lạc hơi có dạng như bột hoặc dạng lông mịn, sau đó có dạng như bông màu trắng. Mặt dưới có màu đỏ tím và khuếch tán vào môi trường. + Hình dạng vi thể (hình 5.52): - Bào tử lớn, có dạng hình 2 xương sườn, hình chùy hơi kéo dài, thông thường đầu cuối có dạng sợi Hình 5.52: T.mentagrophytes var. quinckeanum. 1. Bào tử nhỏ; 2. Bào tử lớn; 3. Sợi nấm xoắn. mỏng kéo dài, kích thước 36 90 6-9 m, số lượng nhiều.
- - Bào tử nhỏ cũng xuất hiện nhiều xung quanh sợi nấm, h ình quả lê3hoặc hình 1 trứng, tạo thành chùm như chùm nho. - Bào tử áo, sợi nấm hình vợt hay dạng cuộn do các sợi nấm quấn vào nhau cũng xuất hiện. + Đặc điểm riêng: tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc trong in vitro. Khí CO2 kích thích tạo bào tử lớn. Hoạt tính men ureaza và cellulaza cao. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường ký sinh gây bệnh ở động vật như chuột lang hay các loài gặm nhấm và từ đó lây truyền sang người, đặc biệt hay lây từ chó, mèo sang người. Trong đất cũng có thể phân lập được loài này nhưng không thường xuyên. 5.6.13. Trichophyton phaseoliform (Borelli và Feo, 1966): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud khuẩn lạc phát triển nhanh. Thời gian đầu bề mặt khuẩn lạc giống như len, màu trắng, sau đó khuẩn lạc có dạng hạt và màu vàng nhạt, cuối cùng bề mặt khuẩn lạc giống như bột, màu vàng ngà. Mặt dưới màu vàng nhạt đến màu vàng ngà. + Hình dạng vi thể (hình 5.53): Hình 5.51: T. phaseoliform. 1. Bào tử lớn. 2. Bào tử nhỏ hình hạt đậu.
- - Loài này tạo thể quả “giả”, trong thể quả “giả” có nhiều bào tử hình hạt đậu có màu vàng khi đứng tập trung với nhau. - Bào tử lớn hình chùy, kích thước 26 3,85m, đôi khi có hình ống chân phân nhánh. + Đặc điểm riêng: tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc trong in vitro. Nhiệt độ phát triển thích hợp là 15 - 250C, nhiệt độ tối thiểu là 80C, tối đa 350C. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường ký sinh ở các loài gặm nhấm, trong đất, ít có khả năng gây bệnh. 5.6.14. Trichophyton rubrum (Castellani, 1910; Semon, 1922): + Tên khác: T.purpureum, E.perneti, T.rubidum, E.salmonum, T.marginatum, T.plurizoniforme, T.lanoroseum, T.coccineum, T.spadix, T.multicolor, T.kagawaense. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, bề mặt khuẩn lạc giống như bông nhưng không xốp mà sít lại với nhau, hoặc có dạng nh ư len hơi mịn. Màu trắng tuyết, sau một thời gian có màu rượu hồng, ở xung quanh thỉnh thoảng có màu hồng tím. Mặt dưới thỉnh thoảng có màu hồng tối. + Hình dạng vi thể (hình 5.54): Hình 5.54: T.rubrum. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.
- - Bào tử lớn có hình bút chì, hình chùy, kích thước 60 - 100 3 - 5m. - Bào tử nhỏ hình quả lê, hình giọt nước, một số có hình cầu, hình thành xung quanh những sợi nấm không khí, ít khi tạo thành chùm, không tạo dạng chùm nho như T.mentagrophytes. - Có thể thấy bào tử áo, sợi nấm hình vợt, dạng cuộn do các sợi nấm quấn vào nhau. + Đặc điểm riêng: tạo ít bào tử lớn trên môi trường Sabouraud. Trên môi trường triptoz, triptikaz và môi trường thạch máu có chứa dịch tiết tim bò thì bào tử lớn được hình thành với số lượng nhiều, trên môi trường Clauberg, môi trường xanh-brillan bào tử cũng hình thành nhiều. Tạo màu hồng và khuếch tán vào môi trường nuôi cấy trên môi trường glucoza - bột ngô, môi trường glucoza - khoai tây và môi trường glucoza - dịch chiết nấm men; không tạo màu trên môi trường glucoza - bột ngô có chứa axit ascorbic. Khác với những loài thuộc nhóm T.mentagrophytes, trong in vitro T.rubrum không tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc, một số chủng có tạo nhưng rất yếu, chỉ có khả năng thủy phân keratin làm mòn sợi tóc. T.rubrum không yêu cầu nguồn vitamin B1 đến sự phát triển. Hoạt tính ureaza yếu, hoạt tính proteaza trên môi trường gelatin mạnh. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: chủ yếu sống ký sinh gây bệnh ở người, thường hay gây bệnh nấm kẽ chân, có thể lan truyền rất nhanh từ người này sang
- người khác. Còn gây bệnh nấm da ở phần m ình, móng tay, bẹn. Loài này ít khi gây bệnh ở động vật, không xuất hiện trong đất. 5.6.15. Trichophyton schoenleinii (Lebert, 1845; Langeron và Milochevitch, 1930): + Tên khác: Achorion schoenleinii. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, hình dạng khuẩn lạc không đều, bề mặt nhô lên, phía dưới bám chặt vào môi trường. Bề mặt khuẩn lạc có dạng như sáp ong, màu trắng vàng, khi già chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu. + Hình dạng vi thể (hình 5.55): - Có những sợi nấm quanh co, có dạng như sừng hươu, 2 cuối sợi nấm có dạng hình Hình 5.55: T.schoenleinii. ngón tay. Sợi nấm có dạng hình 1. Sợi nấm hình sừng hươu; 2. Bào tử nhỏ. 3. Sợi nấm và bóng khí trong sợi tóc. lược thưa cũng xuất hiện. - Bào tử áo tạo nhiều ở giữa sợi nấm, cạnh và cuối sợi nấm. 1 3 - Bào tử lớn chỉ tạo ra trên môi trường đặc biệt. - Bào tử nhỏ được hình thành với số lượng rất ít. - Khi ký sinh trong tóc có những sợi nấm và khoảng rỗng như bóng khí.
- + Đặc điểm riêng: trên một số môi trường đặc biệt có chứa những chất phụ khác nhau thì kích thích sự phát triển. Những bào tử lớn ít được tạo thành. Trên môi trường casein thủy phân không chứa vitamin cũng phát triển. Không tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc người trên in vitro. Trong paraphin có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng hàng năm. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: không xuất hiện trong đất mà chỉ ký sinh gây bệnh ở người. Soi bệnh phẩm thấy những sợi nấm có nhiều tế bào hoặc bào tử đốt, thường thấy các sợi nấm hình sừng hươu. Khó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. 5.6.16. Trichophyton simii (Pinoy, 1912; Stockdale, Mackenzie, Austwiek, 1965): + Tên khác: Pinoyella simii. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển nhanh, thường sau hai tuần ở nhiệt độ 250C thấy khuẩn lạc phát triển gần hết trên hộp Petri. Bề mặt có dạng giống nh ư bông hoặc như hạt. Những sợi nấm cơ chất thường bám chặt vào môi trường. Màu vàng nâu nhạt, phía dưới màu vàng rơm đến màu vàng. + Hình dạng vi thể (hình 5.56): - Bào tử lớn được tạo với số lượng nhiều, thường có hình trụ, hình thoi, kích thước 35-85 6-11 m, thành mỏng, Hình 5.56: T.simii. 1. Bào tử lớn. 2. Bào tử áo hình thành từ bào tử lớn. 3. Bào tử nhỏ.
- thường có 4-7 ngăn, đôi khi đến 10 ngăn. Sau hai tuần bào tử lớn thường co lại ở cạnh vách ngăn. Một số bào tử lớn hình thành bào tử áo có thành dày và kích thước lớn hơn những tế bào xung quanh của bào tử lớn. - Bào tử nhỏ số lượng ít khi nấm còn non, nhiều khi sợi nấm đã già, hình quả lê hay hình côn, có cuống đính bào tử ngắn, được tạo ra xung quanh sợi nấm. - Những sợi nấm dạng xoắn lò xo cũng được hình thành. + Đặc điểm riêng: khuẩn lạc mỏng hơn, dạng hạt mịn hơn, khuẩn lạc phát triển nhanh hơn, bào tử lớn tạo nhiều hơn so với T.mentagrophytes. Trong thực nghiệm khi gây nhiễm ở chuột bào tử đốt xuất hiện trong sợi lông (endothrix), đặc điểm này khác với những chủng của T.mentagrophytes. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập được từ đất. Sống ký sinh và gây bệnh ở động vật như gà, chó, khỉ và các loài gặm nhấm. Cũng gây bệnh ở người như gây bệnh ở phần mình. + Dạng sinh sản hữu tính: Arthroderma simii Hình 5.57: (Stockdale, Mackenzie, Austwick, 1965): Sợi vỏ thể quả của A.simii. - Thể quả hình cầu, đường kính 200- (250-450)- 750m, hình thành theo kiểu heterothalluikus. Thể quả màu nâu nhạt hay vàng nâu, cấu tạo xốp.
- - Những sợi nấm peridium phân nhánh bao quanh thể quả, sợi không trong suốt, màu vàng nâu nhạt, có vách ngăn, thành mỏng, mặt ngoài sần sùi, phân nhánh uốn cong hướng về phía thể quả. Thỉnh thoảng những nhánh cuối cùng được hình thành từ nhiều tế bào, kích thước tế bào những sợi gần thể quả là 12,5- 21 3-4,5 m. Đầu cuối của một số sợi có vòng xoắn lò xo dày hoặc thưa (hình 5.57). - Một số trường hợp bào tử lớn cũng được hình thành ở cuối sợi. Tế bào những nhánh gần phía thể quả không co thắt, ngược lại tế bào của những nhánh xa thể quả co thắt lại, độ lớn 6,5 - 12,5 4,2 - 6,7 m. - Túi bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, kích thước 5-6,7 m, có 8 bào tử. Bào tử không trong suốt, thành nhẵn, hình thấu kính, kích thước 2,9-3,3 1,7- 2,1m, khi đứng tập trung có màu vàng. 5.6.17. Trichophyton soudanense (Joyeux, 1912): + Tên khác: Achorion soudanense, Langeronia soudanen se. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, hình dạng khuẩn lạc không cố định, thường ở giữa khuẩn lạc nhô lên, phần xung quanh dẹt hơn, thỉnh thoảng có dạng hình sao. Màu thay đổi từ vàng đến màu rỉ sắt. Bề mặt giống như bột mịn. + Hình dạng vi thể (hình 5.58):
- 1 2 Hình 5.57: T.soudanense. 1. Bào tử nhỏ; 2. Sợi nấm phân nhánh theo hướng ngược lại. - Sợi nấm thường có màu, có bướu và phân nhánh nhiều, thường phân nhánh vuông góc hoặc ngược lại với trục chính. Những sợi nấm h ình sừng hươu cũng tạo thành. - Bào tử nhỏ hình trứng hay hình quả lê, bào tử lớn ít được tạo thành, chỉ hình thành trên môi trường đặc biệt. + Đặc điểm riêng: trong dầu paraphin có thể giữ hàng năm ở nhiệt độ phòng. Loài này cần nguồn vitamin cho sự phát triển, không sử dụng được NH4NO3 hoặc histidin như nguồn nitrogen. Trên môi trường Lowenstein có màu đen hoặc đen nâu, trên môi trường malata có màu đỏ, trên môi trường hạt cơm có màu đỏ vàng, trên môi trường Dubos tạo màu đỏ. Trong in vitro không tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc.
- + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phát hiện nhiều ở châu Phi. Thường gây bệnh ở phần đầu như tóc, da đầu. Trong tóc xuất hiện bào tử đốt (endothrix), ngoài ra còn gây bệnh ở móng tay, thân mình. + Dạng sinh sản hữu tính: chưa biết. 5.6.18. Trichophyton terrestre (Durie, Frey, 1957): + Tên khác: T.terrestre prinum, T.terrestre secundum, T.terrestre gyratum, T.terrestre radiosulcatum, T.thuringiense. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển tốt trên môi trường Sabouraud, ở giữa khuẩn lạc có dạng hạt, màu vàng nhạt, ở xung quanh có dạng giống như lông tơ, màu trắng hoặc kem. Khi khuẩn lạc già bề mặt như bông mịn, mặt dưới khuẩn lạc có màu nâu vàng. Khuẩn lạc dễ biến dạng. + Hình dạng vi thể (hình 5.59): 2 - Bào tử lớn hình thoi, hay hình chùy, không có ngăn hoặc có 2-4 ngăn, rất ít khi có 6 ngăn, không có cuống đính bào Hình 5.59: T.terrestre. tử, thành nhẵn, bào tử xuất hiện xung 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. 3. Dạng trung gian. quanh sợi nấm, kích thước 8-25 4 m.
- - Bào tử nhỏ hình quả lê, đứng rải rác hoặc tạo thành chùm. Giữa hai dạng bào tử 1 3 lớn và nhỏ thường có dạng trung gian. - Bào tử áo, sợi nấm hình vợt, sợi nấm có vòng xoắn lò xo cũng được tạo thành. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: sống hoại sinh trong đất, thỉnh thoảng cũng phân lập được từ bệnh nhân. Ít có khả năng gây bệnh ở người và động vật. Lưu ý: về mặt hình dạng người ta thấy loài này có nhiều chủng hỗn hợp, vì thế người ta thường nói đến T.terrestre complex. Người ta đã nghiên cứu những chủng tạo ra màu hồng và đã thừa nhận một dạng sinh sản vô tính (imperfect) có 3 dạng sinh sản hữu tính. Vấn đề này được chứng minh bằng thực nghiệm qua sự lai ghép để tạo ra thể quả. Người ta thấy rằng thể quả, túi bào tử giống nhau, dựa vào lai ghép và hình dạng bào tử thì có thể phân biệt được các dạng sinh sản hữu tính. + Những dạng sinh sản hữu tính của T.terrestre: có ba loại là Arthroderma quadrifidum, A.lenticularum và A.insingulare. - Arthroderma quadrifidum (Dowson, Gentles, 1961): . Thể quả hình cầu, hình thành theo kiểu heterothallikus, đường kính 400-700 m, màu vàng nâu. . Những sợi nấm đặc biệt (peridium) màu vàng không trong suốt, thành dày, bề mặt xù Hình 5.60: Sợi vỏ thể quả của A.quadrifidum.
- xì, phân nhánh dạng mỏ neo, khi còn non tế bào có dạng quả tạ không đối xứng, khi già tế bào ở hai phía đầu phồng lên. Những sợi có đầu cuối dạng lò xo cũng xuất hiện trên thể quả (hình 5.60). . Túi bào tử hình cầu, thành mỏng, dễ vỡ, kích thước 4-6 3,5-5 m, có 8 bào tử. Bào tử không trong suốt, thành nhẵn hoặc hơi xù xì, có hình thấu kính, kích thước 1,8-2,70,9-1,8 m, khi đứng tập trung có màu nâu vàng. - Athroderma lenticularum (Pore, Tsao, Plunkett, 1965): . Thể quả hình cầu, màu vàng nâu, hình thành theo kiểu heterothallikus, đường kính 300-600 m, trung bình 450 m. . Những sợi nấm đặc biệt (peridium) bao quanh thể quả không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh dạng mỏ neo, tế bào thành dày, mặt ngoài xù xì, giữa co lại tạo dạng quả tạ không đối xứng, kích thước 5,6 8,8 7,8-10,6 m. Những vòng xoắn lò xo cuối các sợi cũng xuất hiện, có vách ngăn, thành nhẵn (hình 5.61). . Túi bào tử hình cầu, thành nhẵn dễ vỡ, có 8 bào tử, kích thước 4-4,8 5-5,6m. Bào tử hình thấu kính không trong suốt, màu vàng nhạt, kích thước 1,8-2,5 m. Một số bào tử lớn và bào Hình 5.61: Sợi vỏ thể quả của A. lenticularum.
- tử nhỏ được hình thành xung quanh hoặc cuối sợi peridium. + Arthroderma insingulare (Padhye, Carmichael, 1972): . Thể quả hình cầu, màu trắng hoặc màu vàng nhạt, hình thành theo kiểu heterothallikus, kích thước 250-500m. . Những sợi peridium màu vàng nhạt, không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh dạng mỏ neo, thành dày, bề mặt xù xì, tế bào dạng quả tạ không đối xứng, kích thước 8-12 x 5-6 m, cuối tế bào phồng lên có đường kính 3-4 m. Những vòng xoắn dạng lò xo được hình thành ở cuối sợi, có vách ngăn, thành nhẵn (hình 5.62). . Túi bào tử hình cầu, thành nhẵn dễ vỡ, có 8 bào tử hình trứng, kích thước 2,5-3 2,2 - 2,5m, màu vàng. Sợi vỏ thể quả của Hình 5.62: A.insingulare. 5.6.19. Trichophyton tonsurans (Malmsten, 1854): + Tên khác: Trichomyces tonsurans, T.sabouraud, T.crateriforme, T.acuminatum, T.regulare, T.fumatum, T.exsiccatum, T.acumitum, T.polognum, T.cerebriforme, T.circonvelatum, T.effract, T.umbilicatum, T.pilosum, T.plicatile, T.sulfureum, T.ochrraceum, T.faseum, T.bicolor, T.conecraceum, T.aculutum, T.areolatum, T.aranacideum.
- + Hình dạng khuẩn lạc: bề mặt thường nhăn hoặc hơi quanh co, có dạng bột hoặc lông mịn. Màu trắng hoặc hơi vàng, mặt dưới thường màu đỏ gụ. + Hình dạng vi thể (hình 5.63): 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ; 3. Bào tử áo. Hình 5.63: T. tonsurans. - Bào tử lớn ít, tạo nhiều trên môi trường Cefre hoặc môi trường chứa thiamin. Bào tử lớn thành mỏng, nhiều ngăn, thường hình chùy hoặc hơi méo, kích thước 188 m. Dạng sinh sản hữu tính “non” cũng xuất hiện. - Bào tử nhỏ thường một tế bào, thành nhẵn, hình quả lê hơi kéo dài, hình thành xung quanh sợi nấm không khí, bào tử nhỏ thường có xu hướng phồng to tạo dạng quả bóng, thỉnh thoảng có dạng hình chùm. - Bào tử áo cũng xuất hiện. + Đặc điểm riêng: các chủng của loài này cần thiamin cho sự phát triển. Trên môi trường casein thủy phân, không có thiamin phát triển yếu, nếu có thiamin th ì phát triển tốt, đây là đặc điểm riêng của T.tonsurans. Trong in vitro tạo cơ quan
- “đâm chọc” trên tóc. Trên môi trường thạch máu tạo nhiều bào tử. Hiện tượng biến dạng chậm. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: không xuất hiện trong đất, chủ yếu ký sinh gây bệnh ở người. Bào tử đốt được hình thành trong sợi lông hay tóc (endothrix), khi soi các mẫu bệnh phẩm từ da, móng tay cũng thấy bào tử đốt. Loài này thường hay gây bệnh ở phần mình, thỉnh thoảng gây bệnh ở chân, ở tay, có thể gây bệnh ở người lớn tuổi. 5.6.20. Trichophyton vanbreuseghemii (Rioux, Jarry, Juminer, 1965): + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển nhanh, trên môi trường Sabouraud sau 4-6 ngày ở 250C đường kính khuẩn lạc 3-3,5 cm. Khuẩn lạc phẳng, bề mặt như lông mịn, giữa không lõm. Một số khuẩn lạc dễ trở nên có dạng giống như bột. Màu lúc đầu trắng, sau có màu kem hơi vàng. Mặt dưới lúc đầu có màu xám, sau chuyển sang màu vàng. + Hình dạng vi thể (hình 5.64): - Sợi nấm phân nhánh có vách ngăn, có nhiều sợi hình vợt. Một số sợi nấm phần cuối có vòng xoắn lò xo. - Bào tử nhỏ hình quả lê, hình thành quanh sợi Hình 5.64: T.vanbreuseghemii. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.
- nấm, ít khi có dạng chùm. - Bào tử lớn hình thoi, kích thước 35-55 7-8 m, thường có 4-5 ngăn tế bào, thường tạo thành chùm, hình thành ở bên cạnh hoặc cuối sợi nấm. + Đặc điểm riêng: trên môi trường khoai tây khuẩn lạc có màu trắng. Tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc trong in vitro. Trên môi trường celluloza và môi trường gelatin có hoạt tính men cellulaza và proteaza. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập đ ược từ đất. Trong thực nghiệm ít gây bệnh cho động vật. Khả năng gây bệnh ở người chưa được nói đến. + Dạng sinh sản hữu tính: Arthroderma gertleri (Bohme, 1967): - Thể quả hình cầu, hình thành theo kiểu heterothallikus, đường kính 200-600m. - Những sợi peridium quấn quanh thể quả xốp, phân nhánh và cong theo hướng của sợi chính. Thường những sợi này không trong suốt, tế bào dạng quả tạ, ít khi có dạng đối xứng, kích thước 5,6-7,2 9,6-12 m, thành mỏng, mặt hơi sần sùi, phần cuối Hình 5.65: Sợi vỏ thể quả của thường có vòng xoắn lò xo (hình 5.65). Cấu A.gertleri. tạo của các vòng xoắn lò xo không trong suốt, thành mỏng, thỉnh thoảng bào tử lớn cũng được tạo thành, thường có hình thoi, thành mỏng, mặt nhẵn.
- - Túi bào tử hình cầu, thành nhẵn, mỏng dễ vỡ, có 8 bào tử. Bào tử hơi đục, màu vàng sáng, hình thấu kính, kích thước 1,6-2,8 2-3,4 m. 5.6.21. Trichophyton verrucosum (Bodin, 1902): + Tên khác: Trichophyton album, T.ochracum, T.discoides. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm trên môi trường Sabouraud, khuẩn lạc hơi nhô lên trên mặt môi trường. Hình dạng khuẩn lạc quanh co, bám sâu vào môi trường, bề mặt ban đầu trơ trụi như sáp ong sau có dạng lông, màu trắng bẩn hoặc nâu sáng. + Hình dạng vi thể (hình 5.66): - Những sợi nấm quanh co, phân nhánh, ở cuối sợi nấm phình ra giống như đầu ngón tay, Hình 5.66: T. verrucosum. sừng hươu. 1. Bào tử áo thành chuỗi; 2. Sợi nấm hình ngón tay, 3. Bào tử lớn; 4. Bào tử nhỏ. - Bào tử lớn có thành tế bào mỏng, nhiều ngăn, thỉnh thoảng có hình côn còn phần lớn thì thay đổi, kích thước 10-15 3-6m. - Bào tử nhỏ hơi dài, đính cạnh sợi nấm. - Bào tử áo tạo thành chuỗi dài, kích thước 5-10m.
- + Đặc điểm riêng: hầu hết các chủng của loài này đều cần inositol, thiamin hoặc dịch chiết men để phát triển. Nấm phát triển tốt và tạo bào tử lớn trên môi trường Sabouraud có bổ sung thêm thiamin, inositol hoặc dịch chiết nấm men, hay trong môi trường Clauberg. Không tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc trong in vitro. Bảo quản trong paraphin tiệt trùng ở nhiệt độ phòng được hàng năm. Dạng sinh sản hữu tính chưa biết. + Nơi cư trú: không sống trong đất, có thể thấy ở động vật và ở người. Ở động vật nấm tạo những bào tử đốt kiểu endothrix còn ở người kiểu ectothrix. Trong bệnh phẩm vẩy da khi soi có thể thấy bào tử đốt, rất ít khi gây nấm móng. Ngoài ra loài này còn có một chủng phụ là T.verrucosum var. autotrophicum (Scott, 1976). 5.6.22. Trichophyton violaceum (Bodin, 1902): + Tên khác: Trichophyton a culture violet foncé, T.glabrum, Achorion violaceum, Favotrichophyton violaceum, T.grourvile. + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, khuẩn lạc hơi nhô lên trên mặt môi trường nhưng bám sâu vào môi trường, có dạng như sáp ong. Khuẩn lạc trụi, hình dạng quanh co, rất ít khi có dạng như lông. Trên môi trường nuôi cấy tạo ra màu tím đen nhưng không khuếch tán, sự tạo màu giảm đi khi cấy sang các môi trường mới. + Hình dạng vi thể (hình 5.67):
- - Trên môi trường không có chất bổ sung thường chỉ có những sợi nấm và bào tử áo dạng chuỗi, thường xuất hiện những sợi nấm phân nhánh quanh co, có chỗ phình lên. - Bào tử chỉ hình thành trên những môi trường có thiamine. Bào tử lớn hình côn hơi kéo dài. Bào tử nhỏ trên môi trường trên cũng nhiều. Hình 5.67: T.violaceum. 1. Sợi nấm đặc biệt; 2. Bào tử nhỏ; 3. Bào tử lớn. + Đặc điểm riêng: loài này yêu cầu nguồn thiamin cho sự phát triển. Trong in vitro không tạo cơ quan “đâm chọc” trên sợi tóc. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: không sống trong đất, chỉ phân lập được từ người, khi gây bệnh ở tóc, lông tạo bào tử đốt trong sợi tóc (endothrix); thường gây bệnh ở da, móng tay; khi soi bệnh phẩm thường thấy sợi nấm và bào tử đốt.
- 5.6.23. Trichophyton yaoundei (Cochet, Doby – Dubois, 1957): + Hình dạng khuẩn lạc: nấm phát triển chậm, hình dạng khuẩn lạc quanh co, bề mặt có dạng hố, miệng giống như núi lửa. Màu thay đổi từ màu vàng đến màu nâu chocolate, thỉnh thoảng có màu nâu tối. + Hình dạng vi thể (hình 5.68): 1 2 Hình 5.68: T. yaoundei. 1: Sợi nấm đặc biệt, 2: Bào tử nhỏ. - Khi khuẩn lạc còn non, từ những sợi nấm hình thành bào tử đốt, nhưng khi khuẩn lạc già (thường sau 1 tháng) nhiều bào tử áo hình thành, đứng chụm với nhau nhưng không tiếp nối nhau. Thường đầu cuối của sợi nấm phồng lên. - Không tạo bào tử lớn, bào tử nhỏ hiếm gặp. + Đặc điểm riêng: cần vitamin cho sự phát triển, có khả năng sử dụng NH4NO3 làm nguồn nitrogen.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN LOẠI VI SINH VẬT
41 p | 295 | 51
-
Tỉ lệ mổ lấy thai nhóm I theo nhóm phân loại của Robson tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk
6 p | 98 | 7
-
Bài giảng Chương 7: Sinh thiết thận chủ trong trường hợp bệnh Lupus đỏ hệ thống
76 p | 69 | 4
-
Bài giảng Di truyền học virus - TS. Nguyễn Thị Hoàng Lan
25 p | 59 | 4
-
Ung thư biểu mô tế bào gan – đường mật kết hợp: Những thay đổi trong hệ thống phân loại mô học của tổ chức y tế thế giới năm 2019
8 p | 32 | 4
-
Phân loại mô bệnh học các tổn thương polyp răng cưa theo cập nhật WHO 2019
5 p | 10 | 3
-
Ứng dụng hệ thống phân tích hình ảnh Vision Pro® trong phân loại thành phần bạch cầu máu ngoại vi trên bệnh nhân lơ-xê-mi cấp
5 p | 12 | 3
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS và ACR-TIRADS trong chẩn đoán tổn thương dạng nốt tuyến giáp
7 p | 13 | 3
-
Hệ thống phân loại ảnh xuất huyết não theo hướng tiếp cận xử lý dữ liệu lớn
8 p | 57 | 3
-
Áp dụng hệ thống phân loại Bethesda trong chẩn đoán tế bào học tuyến giáp
7 p | 243 | 3
-
Áp dụng hệ thống phân loại Gleason theo ISUP 2014 trong chẩn đoán carcinôm tuyến tiền liệt
7 p | 59 | 3
-
Thang điểm miễn dịch: Một phân loại mới để tiên lượng bệnh nhân ung thư
5 p | 9 | 2
-
Giá trị của phân loại PI-RADS với các tổn thương khu trú trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện K
5 p | 49 | 2
-
So sánh giữa phối hợp CHT hai xung và CHT ba xung trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
4 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu điều chế hệ vi tự nhũ chứa Pantoprazol
12 p | 80 | 2
-
Đối chiếu kết quả tế bào học theo hệ thống Bethesda với mô bệnh học ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
8 p | 7 | 2
-
So sánh giá trị các phân loại EU-TIRADS, K-TIRADS, ACR-TIRADS trong chẩn đoán tổn thương dạng nốt tuyến giáp
7 p | 16 | 1
-
Sự thay đổi mô cứng và mô mềm sau điều trị sai khớp cắn loại II Angle bằng hệ thống mắc cài MBT tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
7 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn