intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống phương pháp tiếp cận hiện đại bảo vệ tài nguyên môi trường ở vùng biển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Hệ thống phương pháp tiếp cận hiện đại bảo vệ tài nguyên môi trường ở vùng biển Việt Nam" hệ thống hóa các phương pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trường biển trong nước và quốc tế ở vùng biển Việt Nam hiện có. Bên cạnh đó, bài viết này cũng đề cập đến các pháp luật liên quan, những bất cập tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên biển và những đề xuất về mở rộng các khu bảo tồn biển Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống phương pháp tiếp cận hiện đại bảo vệ tài nguyên môi trường ở vùng biển Việt Nam

  1. VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM Dƣ Văn Toán Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, 34A, ngõ 84, Phố Chùa Láng, Hà Nội. Email: duvantoan@gmail.com. Tóm tắt: Việc phát triển kinh tế biển mạnh đang làm suy giảm mạnh tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam nghiêm trọng. Bài báo hệ thống hóa các phương pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trường biển trong nước và quốc tế ở vùng biển Việt Nam hiện có. Bài báo cũng giới thiệu các khu biển Việt Nam đã và sẽ được bảo vệ về tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Các pháp luật liên quan và nhũng bất cập tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên biển. Các đề xuất về mở rộng các khu bảo tồn biển Việt Nam và xây dựng các khu bảo tồn biển xuyên biên giới trong chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Abstract: The marine economic development are strength reduced natural resources and seriously pollutes to environment. The article systematically approach the protection of Vietnam marine environment and resources. The article also introduces Vietnam marine areas have been and will protect environment and natural resources. The relevant laws and inadequacies exist in the management of marine resources. The proposed extension of marine protected areas in Vietnam Sea and the construction of transboundary marine protected areas in the strategy to protect natural resources and environment of Vietnam, for sustainable economic development. I. Mở đầu Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu và năng lượng…. Biển Việt Nam có trên 20 kiểu hệ sinh thái, với năng suất sinh học cao, tài nguyên lớn, là nơi cư trú của khoảng 11.000 loài, trong đó trên 2.000 loài cá. Đặc biệt có mặt các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Người ta đã ước tính tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của các hệ sinh thái biển trên toàn thế giới mỗi năm chừng 33 ngàn tỷ USD. Chỉ tính riêng giá trị của các hệ sinh thái rạn san hô vùng Đông Nam Á ước tính khoảng 112,5 tỷ USD. Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu trong nhiều năm cho thấy các nước Đông Nam Á trong vòng 20 năm qua đã mất tới 12% số rạn san hô, 48% số rạn khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng; cỏ biển mất 30-60% và rừng ngập mặn (chiếm 1/3 thế giới) mất tới 70%. Theo dự báo của các nhà khoa học nếu không quản lý tốt thì rạn san hô ở Đông Nam Á sẽ bị xóa sổ vào năm 2020, còn rừng ngập mặn sẽ bị hủy diệt sau đó 10 năm vào năm 2030. Năm 2002, Viện tài nguyên quốc tế đã thống kê có tới 80% rạn san hô của Việt Nam đang trong tình trạng bị nguy hiểm, trong đó 50% nguy hiểm nặng. Tuy nhiên hiện nay tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo Việt Nam đã và đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường, khai thác hải sản hủy diệt, đô thị hóa, khai hoang bãi triều, nuôi trồng hải sản, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, a xít hóa đại dương, giao thông hàng hải. Bởi vậy chúng ta cần có nhiều cách tiếp cận để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế bền vững Trên thế giới, các quốc gia có biển hiện nay đang áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trường biển theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế UNESCO (công nhận di sản thiên nhiên va khu dự trữ sinh quyển) (từ năm 1972), Các khu đất ngập nước (RAMSAR, 1971), Các vịnh đẹp thế giới (WMBB, 1997), kỳ quan thế giới mới (NOWC, 2007), các khu biển đặc biệt nhậy cảm –PSSA (IMO, 1990) và các biện pháp cần thiết liên quan bảo vệ và sử dụng tài nguyên biển hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển, ven biển và hải đảo bền vững. Trên thế giới đã có 49 vùng Di sản thiên nhiên Biển (Việt Nam có 1 vịnh Hạ -1-
  2. Tiểu ban Khoa học và Công nghệ biển Long), rồi Việt Nam có 6 khu DTSQ, 1 khu RAMSAR, có 3 vịnh đẹp, 1 kỳ quan thiên nhiên mới đã được quốc tế công nhận [6]. Công tác quản lý và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển của chúng ta còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Tại Việt Nam về cơ sở pháp lý hiện có: Luật Tài nguyên môi trường biển (TCBHĐVN đang xây dựng, sẽ trình Quốc Hội năm 2010), Luật các khu bảo tồn biển (2011); nhưng đã có các luật, nghị định liên quan Luật Bảo vệ môi trường (2005), Luật Đa dạng Sinh học (2008), Nghị định Chính phủ số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển (2009), Quyết định số 742/2010/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt Hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020. Mục đích của bảo vệ tài nguyên biển là phân ra các vùng lõi, vùng đệm và cùng chuyển tiếp, để thực hiện các chính sách khác nhau. Tại các vùng lõi cần có chính sách bảo vệ, quản lí nghiêm ngặt, sau đó đến vùng đệm, vùng chuyển tiếp.. Hình 1: Sơ đồ minh họa các vùng biển cần bảo vệ II. Hiện trạng phƣơng pháp tiếp cận trong bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển. 1. Di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thế giới là di chỉ hay di tích của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước di sản thế giới đề cử cho Chương trình quốc tế Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Di sản thiên nhiên vùng biển Việt Nam đã được UNESCO công nhận: Vịnh Hạ Long 2 lần: Giá trị thẩm mỹ (1994) và giá trị địa chất địa mạo (2000). 2. Khu dự trữ (bảo tồn) sinh quyển thế giới là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. Một cách đơn giản hơn, khu dự trũ sinh quyển là “những phòng thí nghiệm sống” giúp thử nghiệm việc quản lý đồng thời đất, nước và sự đa dạng sinh học. Theo UNESCO, mỗi khu dự trũ sinh quyển bắt buộc phải hoàn thành ba chức năng cơ bản. Một là chức năng bảo tồn tự nhiên, tức đóng góp cho việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học về nguồn gen và các loài. Hai là chức năng phát triển, tức giúp ích cho đời sống con người về kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo phát triển bền vững. Ba là chức năng hậu cần, tức cung cấp, hỗ trợ cho các dự án nghiên cứu, kiểm tra, giáo dục và trao đổi thông tin liên quan tới các vấn đề địa phương, quốc gia và toàn cầu về bảo tồn, phát triển. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. Hiện nay Việt Nam đã có 6 khu ven biển và hải đảo: Rừng ngập mặn Cần Giờ (2000), Quần đảo Cát Bà (2004), Đồng bằng sông Hồng (2004), Ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006), Cù Lao Chàm (2009), Mũi Cà Mau (2009) 3. Khu Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia 2
  3. tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng. Việt Nam có 1 khu RAMSAR ven biển: Khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR ven biển Xuân Thuỷ năm 1989. 4. Vịnh đẹp nhất thế giới là Tổ chức WMBB được thành lập tại Berlin vào năm 1997, bao gồm thành viên là những vịnh được Câu lạc bộ chọn là đẹp nhất thế giới. Các vịnh thành viên phải đáp ứng một số tiêu chí như: Có một môi trường sinh thái với động vật và thực vật thú vị; Có vẻ đẹp tự nhiên và hấp dẫn; Được biết và đánh giá tại cấp quốc gia; Biểu tượng cho cư dân địa phương; Có nguồn kinh tế tiềm năng. Ít nhất là đáp ứng được 2 tiêu chí của UNESCO trong lãnh vực văn hóa và thiên nhiênViệt Nam hiện có 3 vịnh được công nhận trên thế giới: Vịnh Hạ Long (2003), Vịnh Nha Trang (2005), Vịnh Lăng Cô (2009). 5. Vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSA) của tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO) đang được Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nghiên cứu triển khai ứng dụng cho vùng biển Việt Nam. Vùng biển nhạy cảm đặc biệt PSSA theo tiêu chí của Tổ chức hàng hải Quốc tế (IMO) là vùng biển có nguy cơ bị tác động xấu của các hoạt động Hàng hải quốc tế đến các giá trị đặc biệt về môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và khoa học, giáo dục. Thêm nữa các vùng biển PSSA (ngoài khơi, ven bờ) cần phải có bộ các giải pháp kết hợp gồm một hay nhiều biện pháp giảm thiểu tác động của hàng hải như: lập vùng cấm tàu bè đi vào, vùng đệm và vùng chuyển tiếp; sơ đồ tuyến đường đi hàng hải riêng biệt, hệ thống báo cáo trực tiếp, vùng cấm thả neo, hạn chế tốc độ, hạn chế kích thước tàu, hạn chế loại hàng, chế độ tàu giám sát và kiểm tra thông tin và có hệ thông nhận dạng tự động (AIS), tàu kéo, hay chế độ hoa tiêu bắt buộc. Vùng biển Việt Nam nằm sát tuyến hàng hải quốc tế và có rất nhiều tầu thuyền chạy qua, cho nên các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam có giá trị sinh thái, văn hóa, khoa học cao đều có khả năng là vùng PSSA như Hạ Long, Cát Bà, Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Đà Nẵng, Nha Trang, Cà Mau, Kiên Giang, Trường Sa và 1 số vùng có giá trị khác. 6. Di sản quốc gia Việt Nam. Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553km² bao gồm 1969 hòn đảo. 7. Vườn quốc gia Việt Nam. Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. Chính phủ Việt Nam đã công nhận 7 khu thuộc ven biển và hải đảo: Cát Bà (1986), Côn Đảo (1993), Bái Tử Long (2001), Phú Quốc (2001), Xuân Thủy (2003), Núi Chúa (2003), Mũi Cà Mau (2003) 8. Khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên (trên biển, đất liền) và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn. Khu bảo tồn thiên nhiên biển và hải đảo đã công nhận: Tiền Hải (1994), Hòn Mun (2003), Cù Lao Chàm (2003), Rạn Trào (2005)- do Tổ chức tư nhân lập ra, được chính quyền công nhận. 9. Khu bảo tồn biển Việt Nam. Năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt 16 khu bảo tồn biển dọc theo chiều dài đất nước Đảo Trần, Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng, Hòn Mê - tỉnh Thanh Hóa, Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị, Sơn Trà Hải Vân - tỉnh Thừa Thiên Huế, Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam, Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, Hòn Mun - tỉnh Khánh Hòa, Hòn Cau, Phú Quý - tỉnh Bình Thuận, Núi Chúa tại Ninh Thuận, Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nam Yết - Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa, Phú Quốc – Kiên Giang. -3-
  4. Tiểu ban Khoa học và Công nghệ biển Hình 2: Bản đồ phân bố 12 vùng PSSA trên thế giới III. Đề xuất bổ sung phƣơng pháp tiếp cận bảo vệ tài nguyên môi trƣờng biển - Gia tăng và mở rộng diện tích các khu biển của Việt Nam được bảo vệ, bảo tồn trong ranh giới một tỉnh, liên tỉnh từ 0,2% lên 2%. - Gia tăng hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các khu bảo tồn biển xuyên biên giới (BTBXBG) với các nước láng giềng có biên giới biển chung như: Trung Quốc, Căm pu chia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonexia.. tuân thủ công ước luật biển quốc tế 1982. Kinh nghiêm trên thế giới đã có các khu như sau: Bảng 1. Sự phát triển của các khu BTBXBG (PSSA) ở các vùng biển của thế giới (hình 2) TT Tên khu PSSA Các quốc gia Số lƣợng Năm Vị trí 1 Wadden Sea Đan Mạch, Đức, Hà Lan 3 2002 Số 5 2 Great Barrier Reef Australia và Papua Giunea 2 2005 Số 8 và Tores Strait 3 Khu vực biển Baltic Đan Mạch, Estonia, Phần 8 2005 Số 11 Lan, Đức, Latvia, Litva, Ba Lan và Thụy Điển - Việt Nam có thể phối hợp với các quốc gia láng giềng trong việc xây dựng các khu BTBXBG tại các khu vực vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi, vịnh Thái Lan. - Xây dựng Bảo tàng biển quốc gia tại Hà Nội, và hệ thống bảo tàng biển, đảo tại các địa phương nhằm bảo vệ tất cả lịch sử phát triển, tài nguyên thiên nhiên và xã hội nhân văn khu vực biển và hải đảo Việt Nam phục vụ công tác phổ biến kiến thức và nghiên cứu khoa học, trao đổi hiện vật và hợp tác quốc tế về các công tác bảo tàng, bảo tồn tài nguyên biển. - Xây dựng ngân hàng bảo tồn gen các sinh vật biển quý hiếm, các đặc sản từ các vùng biển Việt Nam. 4
  5. IV. Nhận xét và khuyến nghị. - Có 5 phương pháp tiếp cận tiêu chí quốc tế và 4 phương pháp tiếp cận của Việt Nam đã được ứng dụng trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường biển tại khu vực Biển và Hải đảo Việt Nam. Một phương pháp tiếp cận mới quốc tế về các vùng PSSA đang được triển khai, ứng dụng tại Việt Nam. - Có 27 vùng biển đã được áp dụng các phương pháp tiếp cận trong nước và quốc tế trong bảo vệ tài nguyên môi trường biển mới chiếm diện tích nhỏ mặt biển khoảng gần 0,2% kém mức 0,7% của thế giới. Các vùng này rất có ích trong chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường biển Việt Nam. - Cần có chính sách hỗ trợ trong quản lý các khu bảo vệ biển và sinh kế bền vững cho cư dân vùng được khoanh vùng biển, hải đảo được bảo tồn, bảo vệ. - Dựa vào các vùng khu vực biển và hải đảo có giá trị đặc biệt đã được bảo tồn như các Khu bảo tồn biển Việt Nam, các Vườn quốc gia biển, hải đảo, Khu đất ngập nước ven biển, Khu dự trữ sinh quyển biển, hải đảo, Vịnh biển đẹp chúng ta cần có kế hoạch xây dựng phương pháp tiếp cận mới: như xây dựng các “Công viên biển”, “Di sản biển”, “Công viên đại dương” hay các khu BTBXBG để tăng giá trị sinh thái, kinh tế xã hội của các vùng biển và hợp tác quốc tế. - Việt Nam cần thành lập một Tổ chức cấp quốc gia thống nhất để quản lý và quy hoạch các khu bảo tồn biển và rất phù hợp là một Cục hay Ủy ban Quốc gia bảo vệ các khu bảo tồn (bảo vệ) biển, nguyên nhân là do các khu bảo tồn biển, vườn quốc gia thuộc Bộ NN và PTNT, các khu RAMSAR thuộc Bộ TNMT, các khu Dự trữ sinh quyển, các vịnh đẹp không cơ quan nào quản lý nhằm duy trì và phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. IMO, 2001. Particularly Sensitive Sea Area (PSSA) Wadden Sea Feasibility Study. Advice to the Trilateral Wadden Sea Cooperation. Final report. Southampton Institute.; 2. Nguyễn Chu Hồi, 2005. Cở sở tài nguyên và môi trường biển, NXB ĐHQG Hà Nội; 3. Nguyễn Huy Yết, 2008. Nguồn lợi sinh vật và các hệ sinh thái ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội; 4. Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và phát triển. ICEM, 2003. 5. Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên. IUCN-SIDA, 2008. 6. Dư Văn Toán. Danh hiệu địa lý các vùng biển và hải đảo Việt Nam. Tuyển tập các báo cáo khoa học HNKH Hội Địa lý Việt Nam (AVG) lần thứ 5, Hà nội, 19-6-2010. NXBKHTN&CN, 2010. Tr.1114-1122. -5- View publication stats
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1