An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ GIÁO DỤC<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG<br />
<br />
Trần Thị Thanh Huế1, Văn Thu Phượng2, Nguyễn Hoàng Tùng1, Huỳnh Thanh Việt1<br />
1<br />
Trường Đại học An Giang<br />
2<br />
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang<br />
<br />
Thông tin chung: ABSTRACT<br />
Ngày nhận bài: 17/10/2017<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt: Educational Management Information System (EMIS) has been applied for<br />
31/05/2018 long in the field of education in many countries in the world. EMIS has also<br />
Ngày chấp nhận đăng: been employed in Vietnam’s educational sector for nearly a decade. Several<br />
08/2018 Vietnamese information technology and communication (ITC) corporations<br />
Title: have applied various management systems into Vietnam’s education and<br />
The Reality of Educational training sector. In this paper, we reported findings from a study on the<br />
Management Information practice of educational information management and current information<br />
Systems in An Giang Province management systems in An Giang province. The results indicated that the<br />
Keywords: usage efficiency and economic productivity of such systems were not high.<br />
Educational Management Based on the results, we provide recommendations for the effectiveness of<br />
Information System (EMIS), using EMIS for An Giang education sector and suggest areas for future<br />
education and training, usage studies.<br />
efficiency, economic<br />
productivity<br />
TÓM TẮT<br />
Từ khóa:<br />
Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) được đưa vào sử dụng ở nhiều<br />
giáo dục, giáo dục và đào tạo, quốc gia trên thế giới khá lâu và EMIS cũng được đưa vào sử dụng trong<br />
hiệu quả sử dụng, hiệu suất ngành Giáo dục Việt Nam gần một thập kỷ qua. Gần đây, nhiều tập đoàn<br />
kinh tế công nghệ thông tin Việt Nam đã đưa vào sử dụng khá nhiều chương trình<br />
quản lý hệ thống thông tin cho ngành Giáo dục của nhiều tỉnh thành trên cả<br />
nước. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành khảo sát thông tin về việc quản<br />
lý các mảng thông tin giáo dục và hiện trạng các hệ thống thông tin quản lý<br />
của ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả khảo sát cho thấy,<br />
hiệu quả sử dụng và hiệu suất kinh kế của các hệ thống thông tin quản lý<br />
chưa cao. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra các kiến nghị để góp phần<br />
cải thiện hiệu suất sử dụng EMIS cho ngành Giáo dục tỉnh An Giang và đồng<br />
thời đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.<br />
<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU học của học sinh trong các hệ thống GD với<br />
Giáo dục (GD) là một yếu tố quan trọng cho sự nguồn lực hạn chế vẫn là một trong những<br />
tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Phát thách thức lớn nhất về GD. Điều này đòi hỏi sự<br />
triển GD góp phần rất lớn vào sự tiến bộ của xã giám sát và đánh giá thường xuyên hệ thống<br />
hội. Tuy nhiên, làm thế nào để tối đa hóa việc học tập trong GD bằng cách thu thập và kiểm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
tra dữ liệu và thông tin được sử dụng trong quá Ở Việt Nam, công nghệ thông tin (CNTT) đã và<br />
trình ra quyết định GD (UNESCO, 2003). đang thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới hệ<br />
Việc ra quyết định dựa trên thông tin tổng hợp thống GD và đào tạo (GD&ĐT). Xây dựng và<br />
từ hệ thống quản lý GD (QLGD) (Educational phát triển các EMIS sẽ giúp cho ngành GD tăng<br />
Management System - EMS) giúp tăng tính tiếp hiệu quả quản lý đồng thời càng làm tăng chất<br />
cận, hiệu quả, tính công bằng và chất lượng GD lượng của các hoạt động dạy và học trong GD.<br />
thông qua các hệ thống giám sát và đánh giá Một số nghiên cứu về EMIS cho ngành GD đã<br />
hiệu quả, lập ngân sách và kế hoạch, nghiên được thực hiện ở Việt Nam. Tiêu biểu nhất là<br />
cứu và phân tích chính sách. Hệ thống thông tin nghiên cứu của tác giả Vương Thanh Hương,<br />
(HTTT) QLGD (Education Management đã chỉ ra rằng nghiên cứu về thông tin GD ở<br />
Information System - EMIS) cho phép đưa ra Việt Nam giai đoạn 1990 đến nay được chia<br />
các quyết định dựa vào các dữ liệu, thông tin thành nhiều nhóm chủ đề chính, trong đó có<br />
cần thiết và thông qua việc thúc đẩy một môi nhóm chủ đề nghiên cứu về HTTT QLGD.<br />
trường trong đó nhu cầu của thông tin này được Trong nhóm chủ đề này, các nghiên cứu lý luận<br />
đưa vào sử dụng. Senge (1990) cho rằng, EMIS về HTTT QLGD đề cập đến: quan niệm về<br />
được thiết kế để quản lý sự đa dạng, phong phú EMIS; vai trò của HTTT trong QLGD; các<br />
của thông tin trong hệ thống GD và để đưa ra nguyên tắc và phương pháp trong xây dựng<br />
những thay đổi có ý nghĩa trong GD, trong khi EMIS theo hướng hoạt động có hiệu quả; các<br />
nêu bật sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ<br />
khác nhau của hệ thống GD, cũng như giữa GD thống này… (Vương Thanh Hương, 1999).<br />
và các khía cạnh khác của xã hội. Ngoài ra, các tổ chức/doanh nghiệp mạnh về<br />
CNTT như Viettel, VNPT, PROSOFT và<br />
Hầu hết ở các nước phát triển và đang phát triển<br />
Quảng Ích cũng tham gia phát triển và triển<br />
EMIS được sử dụng như một công cụ hiệu quả<br />
khai EMIS cho ngành GD với các sản phẩm<br />
trong công tác QLGD và đóng vai trò quan<br />
như SMAS, vnEdu, VietSchool.<br />
trọng cho sự phát triển GD ở các nước này. Các<br />
tổ chức quốc tế như UNESCO, Ngân hàng Thế Ở An Giang, Sở GD&ĐT Tỉnh, các phòng<br />
giới, Ủy ban châu Âu… thường dành ra một GD&ĐT và các cơ sở GD (CSGD) đã và đang<br />
khoản ngân sách đáng kể cho việc thu thập và sử dụng rất nhiều HTTT để quản lý các mảng<br />
quản lý thông tin GD thông qua việc xây dựng thông tin khác nhau trong GD. Việc triển khai<br />
và triển khai các EMIS. Sau đây là một số và vận hành các HTTT trong quản lý và điều<br />
EMIS tiêu biểu: (a) HTTT quản lý GD do hành của ngành GD đã góp phần nâng cao hiệu<br />
UNESCO phát triển và đã được triển khai ở các quả và chất lượng GD. Tuy nhiên, hiện nay các<br />
nước đang phát triển vào đầu thập niên 2000 HTTT của ngành GD An Giang do nhiều đơn vị<br />
(Carrizo, 2003); (b) EMIS của khu vực Mỹ khác nhau cung cấp nhằm phục vụ công tác<br />
Latin và Caribe được đầu tư phát triển vào năm quản lý thông tin theo từng mảng chức năng, cụ<br />
2000 với mục tiêu thiết lập kết nối giữa các hệ thể như quản lý nhân sự, quản lý học sinh, quản<br />
thống dữ liệu GD cả vùng Caribe nhằm chuẩn lý tuyển sinh, quản lý thi nghề, quản lý cơ sở<br />
hóa và tăng tính sẵn sàng của dữ liệu giữa các vật chất, quản lý tài chính,… Thế nên rất cần<br />
EMIS của vùng Caribe (Cassidy, 2006) và (c) một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng của<br />
EMIS của quốc gia Pakistan được xây dựng vào các HTTT hiện tại đối với công tác quản lý và<br />
thập niên 1990 với sự tài trợ về tài chính và kỹ điều hành của ngành GD tỉnh An Giang. Trong<br />
thuật của UNESCO (Khan, 2015). bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
33<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
cứu về hiện trạng các HTTT hiện có của ngành trung học phổ thông (THPT) và 11 trung tâm<br />
GD tỉnh An Giang. GD nghề nghiệp (năm học 2017 - 2018). Toàn<br />
Các phần tiếp theo của bài báo này sẽ trình bày Tỉnh có hơn 412 ngàn học sinh từ bậc MN đến<br />
các nội dung sau: tổng quan về cơ sở lý luận bậc THPT và 27.000 cán bộ, giáo viên. Trong<br />
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả những năm qua, ngành GD An Giang đã thực<br />
nghiên cứu, kết luận và hướng phát triển của hiện rất tốt các hướng dẫn về nhiệm vụ CNTT<br />
nghiên cứu. do Bộ GD&ĐT ban hành (Bộ GD&ĐT, 2003,<br />
2015) cũng như các kế hoạch ứng dụng CNTT<br />
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
trong hoạt động của cơ quan nhà nước của<br />
2.1 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục UBND Tỉnh. Tất cả các CSGD trên địa bàn tỉnh<br />
Theo Hua và Herstein (2003), EMIS là một đơn An Giang đều được trang bị máy tính, máy tính<br />
vị dịch vụ cơ chế sản xuất, quản lý và phổ biến cá nhân có kết nối Internet.<br />
dữ liệu và thông tin GD. EMIS cũng là một Trong những năm qua ngành GD tỉnh An<br />
công cụ quản lý thông tin của một Bộ nào đó Giang đã triển khai nhiều phần mềm/HTTT<br />
hoặc Bộ GD của quốc gia đó (UNESCO, 2003). QLGD như phần mềm Hệ thống quản lý chất<br />
Các chức năng quản lý của EMIS bao gồm thu lượng GD TH (EQMS), phần mềm HTTT<br />
thập, lưu trữ, tích hợp, xử lý, tổ chức, xuất và QLGD (EMIS), phần mềm quản lý nhân sự<br />
tiếp thị dữ liệu GD, thống kê một cách kịp thời (PMIS), phần mềm quản lý phổ cập GD, phần<br />
và đáng tin cậy. Nhờ EMIS, các nhà QLGD mềm quản lý tài sản – thiết bị, các phần mềm<br />
được cung cấp thông tin chính xác và kịp thời quản lý trường học,…<br />
để có thể thực hiện có hiệu quả các quyết định,<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
lập kế hoạch, phát triển dự án và các chức năng<br />
quản lý khác. Các nhiệm vụ cụ thể này phục vụ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu<br />
nhu cầu QLGD, phân bổ nguồn lực và xây dựng trong đề tài nghiên cứu này là phương pháp<br />
chính sách như lập kế hoạch và ngân sách, khảo sát. Chúng tôi có 2 mục tiêu cần khảo sát:<br />
nghiên cứu và phân tích chính sách, giám sát và thứ nhất là nhu cầu của ngành về các nhóm<br />
đánh giá, truyền thông và hợp tác. EMIS cũng thông tin cần quản lý và được gọi là các mảng<br />
là một tập hợp các quy trình, thủ tục, thỏa thuận thông tin; thứ hai là hiện trạng của các HTTT<br />
hợp tác được chính thức hoá và tích hợp thông hiện có của ngành. Trước khi tiến hành khảo<br />
qua các dữ liệu và thông tin về trường học hoặc sát, chúng tôi thiết kế hai phiếu khảo sát về<br />
các CSGD, hỗ trợ cho việc quản lý và chia sẻ mảng thông tin cần quản lý và các HTTT quản<br />
thông tin nhằm đưa ra các quyết định GD ở mỗi lý hiện có, đồng thời lựa chọn mẫu phù hợp cho<br />
cấp của hệ thống GD. Thế nên việc sử dụng các từng loại khảo sát. Thời gian thực hiện khảo sát<br />
HTTT QLGD là cần thiết nhằm nâng cao hiệu từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2017.<br />
quả quản lý và điều hành của ngành GD, góp 3.1 Xây dựng phiếu khảo sát và lựa chọn<br />
phần nâng cao chất lượng GD nói chung. mẫu khảo sát các mảng thông tin quản<br />
2.2 Hệ thống thông tin quản lý giáo dục lý<br />
tỉnh An Giang Phiếu khảo sát thứ nhất thu thập thông tin về<br />
An Giang là tỉnh có quy mô dân số trên hai hiện trạng các mảng thông tin đang được sử<br />
triệu người, với mạng lưới trường lớp của dụng ở thời điểm hiện tại (thời điểm thực hiện<br />
ngành GD rất lớn, bao gồm: 201 trường mầm nghiên cứu) của các trường học và đơn vị<br />
non (MN), 328 trường tiểu học (TH), 157 QLGD (Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT). Phiếu<br />
trường trung học cơ sở (THCS), 51 trường khảo sát được xây dựng cho 2 nhóm đơn vị:<br />
<br />
<br />
<br />
34<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
nhóm các CSGD và nhóm đơn vị QLGD. Đối tượng thu thập thông tin ở CSGD là cán bộ<br />
- Phiếu khảo sát dành cho các CSGD thu thập quản lý CSGD như thành viên ban giám hiệu.<br />
các dữ liệu thông tin quản lý trường học Đối với các đơn vị QLGD, đối tượng thu thập<br />
như: tuyển sinh đầu cấp, quản lý hoạt động thông tin là lãnh đạo các phòng chuyên môn và<br />
giảng dạy, quản lý tài chính, quản lý tài sản chuyên viên quản lý chuyên môn. Các chuyên<br />
thiết bị dạy học, số lượng học sinh, giáo viên được chọn để khảo sát vì họ phụ trách lập<br />
viên/cán bộ, các tổ chức đoàn thể, thống kê các báo cáo tổng hợp và phân tích số liệu nên<br />
báo cáo,… rất am hiểu về các mảng thông tin của ngành<br />
GD.<br />
- Phiếu khảo sát dành cho đơn vị QLGD thu<br />
thập các thông tin về tổ chức mạng lưới GD, Chúng tôi tiến hành khảo sát tại các CSGD,<br />
quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT với tổng cộng<br />
lương và đãi ngộ (phụ cấp), tài sản và cơ sở 290 phiếu, được phân bổ như trong Bảng 1.<br />
vật chất, văn bằng chứng chỉ, thống kê báo<br />
cáo, phân luồng - phổ cập học sinh, công tác<br />
thanh kiểm tra,…<br />
<br />
Bảng 1. Phân bổ số phiếu theo loại đơn vị được khảo sát<br />
<br />
Trường Trường Sở Phòng<br />
Trường THCS Trường THPT GD&ĐT<br />
MG/MN TH GD&ĐT<br />
Số phiếu 28 81 102 45 24 10<br />
đơn vị phát triển. Đối tượng được chọn để thu<br />
3.2 Xây dựng phiếu khảo sát và lựa chọn<br />
thập thông tin là lãnh đạo đơn vị, chuyên viên ở<br />
mẫu khảo sát các hệ thống thông tin<br />
các phòng GD cấp huyện và các phòng ban<br />
quản lý<br />
chuyên môn trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh An<br />
Tương tự, để khảo sát hiện trạng các HTTT Giang; ban giám hiệu, giáo viên phụ trách<br />
đang được sử dụng trong ngành GD, chúng tôi CNTT của các trường học. Chúng tôi tiến hành<br />
xây dựng phiếu khảo để thu thập thông tin về khảo sát tại 91 đơn vị với tổng số phiếu khảo sát<br />
hiện trạng hạ tầng CNTT ở các đơn vị như kết là 137 phiếu. Trong đó số lượng đơn vị và số<br />
nối Internet, mạng nội bộ và các máy chủ; thông lượng phiếu khảo sát được phân bổ theo loại<br />
tin chi tiết về các HTTT /phần mềm quản lý như đơn vị như ở Bảng 2.<br />
tên phần mềm, phiên bản, các chức năng chính,<br />
Bảng 2. Phân bổ số phiếu theo loại đơn vị được khảo sát<br />
<br />
Loại đơn vị Số lượng đơn vị Số lượng phiếu<br />
Trường THPT 20 37<br />
Trường THCS 30 34<br />
Trường TH và MN 23 24<br />
Phòng GD&ĐT 9 32<br />
Phòng, ban thuộc Sở GD&ĐT 9 10<br />
Tổng số 91 137<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
Để dữ liệu khảo sát mang tính đại diện cho ngành GD của Tỉnh, chúng tôi chọn 09 huyện, thị, thành<br />
từ miền núi, biên giới và thành thị. Thông tin chi tiết về các đơn vị được chọn khảo sát ở 09 địa<br />
phương như Bảng 3.<br />
Bảng 3. Phân bổ số lượng phiếu theo huyện/thị/thành phố<br />
<br />
Huyện/thị/thành Số lượng đơn vị Số lượng phiếu<br />
Tri Tôn 10 17<br />
Tịnh Biên 9 11<br />
Châu Đốc 8 10<br />
Tân Châu 8 12<br />
Chợ Mới 7 11<br />
Phú Tân 9 16<br />
Thoại Sơn 8 13<br />
Châu Thành 8 12<br />
Long Xuyên 15 25<br />
Sở GD&ĐT 9 10<br />
Tổng số 91 137<br />
<br />
<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4.1 Kết quả khảo sát các mảng thông tin quản lý của ngành<br />
4.1.1 Các mảng thông tin ở các trường học<br />
Kết quả phân tích khảo sát đối với các trường THPT, THCS, TH và MN cho thấy, thứ tự các mảng<br />
thông tin (TT) được 04 nhóm trường này chọn là khác nhau, như trong Bảng 4. Sự khác biệt này phù<br />
hợp với yêu cầu về hồ sơ chuyên môn cần lưu trữ ở của từng cấp GD.<br />
Bảng 4. Danh sách 10 đầu công việc/dữ liệu được chọn theo loại trường<br />
<br />
STT Mảng TT/THPT Mảng TT/THCS Mảng TT/Tiểu học Mảng TT/MG-MN<br />
Quản lý tài sản, thiết bị<br />
1. Tuyển sinh đầu cấp Quản lý tài chính Quản lý tài chính<br />
GD<br />
2. Kết quả học tập Quản lý phổ cập GD Quản lý phổ cập GD Quản lý tài chính<br />
3. Báo cáo thống kê Kết quả học tập Báo cáo thống kê Quản lý phổ cập GD<br />
Quản lý tài sản, Quản lý tài sản, thiết<br />
4. Báo cáo thống kê Báo cáo thống kê<br />
thiết bị bị<br />
Quản lý học sinh chuyển<br />
5. Quản lý tài chính Quản lý giảng dạy Báo cáo định kỳ<br />
đi, đến<br />
Quản lý tài sản, thiết Kiểm tra, đánh giá giáo<br />
6. Quản lý lớp học Quản lý giảng dạy<br />
bị viên/nhân viên<br />
7. Quản lý giảng dạy Quản lý nhân sự Quản lý thư viện Quản lý văn thư lưu trữ<br />
<br />
<br />
36<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
STT Mảng TT/THPT Mảng TT/THCS Mảng TT/Tiểu học Mảng TT/MG-MN<br />
8. Báo cáo định kỳ Quản lý lớp học Quản lý nhân sự Quản lý nhân sự<br />
9. Quản lý nhân sự Tuyển sinh đầu cấp Quản lý lớp học Quản lý lớp học<br />
10. Thông tin học sinh Quản lý thư viện Kết quả học tập Báo cáo định kỳ<br />
<br />
<br />
4.1.2 Các mảng thông tin ở đơn vị quản lý giáo dục<br />
Chúng tôi phân tích 34 phiếu khảo sát về các mảng TT ở các phòng GD&ĐT và các phòng ban<br />
chuyên môn trực thuộc Sở GD&ĐT. Thứ tự 10 mảng TT được các đơn vị quản lý chọn nhiều nhất<br />
được thể hiện ở Bảng 5.<br />
Bảng 5. Danh sách 10 đầu công việc/dữ liệu được chọn nhiều nhất<br />
<br />
STT Mảng TT quản lý Tổng số chọn Phần trăm<br />
1. Đơn vị trực thuộc 30 88<br />
2. Lương 30 88<br />
3. Đãi ngộ/Phụ cấp 30 88<br />
4. Hồ sơ giáo viên/cán bộ 29 85<br />
5. Quản lý biên chế 29 85<br />
6. Báo cáo, thống kê (định kỳ) 28 82<br />
7. Báo cáo, thống kê (hàng năm) 28 82<br />
8. Thuyên chuyển/điều động 27 79<br />
9. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 27 79<br />
10. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 27 79<br />
<br />
<br />
4.2 Kết quả khảo sát các mảng thông tin máy chủ server Windows và 02 máy chủ cơ<br />
quản lý của ngành sở dữ liệu MS SQL Server.<br />
4.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin 4.2.2 Hệ thống thông tin/phần mềm quản lý<br />
Kết quả khảo sát đã thu được những đặc điểm Các HTTT quản lý của ngành GD tỉnh An<br />
sau đây về thực trạng của hạ tầng CNTT: Giang hiện nay đều được triển khai từ trên<br />
- 100% các đơn vị được khảo sát trang bị từ xuống nhằm phục vụ công tác quản lý điều<br />
02 đến 04 đường truyền kết nối Internet (cáp hành của ngành. Các HTTT quản lý này chủ<br />
quang) được cung cấp bởi 02 nhà cung cấp yếu tập trung vào quản lý các đối tượng bao<br />
dịch vụ VNPT và Viettel. gồm nhân sự, học sinh, trường học, tài chính,<br />
trang thiết bị dạy học, thống kê báo cáo, thư<br />
- 26 trường học chưa triển khai mạng nội bộ<br />
viện, cụ thể như sau:<br />
để kết nối, chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên<br />
giữa các máy tính văn phòng và giữa những - Phần mềm quản lý nhân sự (PMIS): 87/91<br />
người dùng trong đơn vị. Các đơn vị này đa đơn vị.<br />
số là trường TH và THCS. - HTTT QLGD (thống kê - EMIS): 87/91 đơn<br />
- Sở GD-ĐT tỉnh An Giang được trang bị 02 vị.<br />
<br />
<br />
<br />
37<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
- Quản lý chất lượng học sinh TH (EQMS): - Phần mềm quản lý trường học điện tử: 51/73<br />
23/24 trường TH và MN; 18/18 Phòng trường sử dụng phần mềm quản lý trường<br />
GD&ĐT và các phòng ban chuyên môn trực học. Trong đó 33 trường sử dụng SMAS của<br />
thuộc Sở GD&ĐT. Viettel; 10 sử dụng phần mềm vnEdu của<br />
- Quản lý phổ cập và xóa mù chữ (ESCI): VNPT; 06 trường sử dụng VietSchool; 02<br />
15/24 trường TH và MN; 25/36 trường trường tự viết phần mềm riêng (Ischool và<br />
THCS hoặc THCS - THPT; 17/18 Phòng THPT Tân Châu). Trong số các trường sử<br />
GD&ĐT và các phòng ban chuyên môn trực dụng phần mềm quản lý trường học có 04<br />
thuộc Sở GD&ĐT. trường TH. Trong số 22 trường chưa sử<br />
dụng phần mềm quản lý trường học có 04<br />
- Quản lý tài chính: 100% các đơn vị sử dụng<br />
trường THCS.<br />
phần mềm kế toán hành chính. Trong đó có<br />
60/91 đơn vị sử dụng phần mềm MSIA; 01 - Ngoài ra, các phòng GD cấp huyện còn sử<br />
đơn vị sử dụng phần mềm Ischool; 30 đơn vị dụng HTTT kiểm định chất lượng GD MN<br />
sử dụng phần mềm DTSoft. (http://qa.eos.edu.vn); các trường THPT sử<br />
dụng phần mềm tuyển sinh 10 của Sở GD-<br />
- Quản lý thiết bị đồ dùng dạy học: 55 đơn vị<br />
ĐT (6 trường) và phần mềm thi nghề (07<br />
sử dụng phần mềm Nhất Tâm; 9 đơn vị sử<br />
trường).<br />
dụng phần mềm MISA; 26 đơn vị chưa sử<br />
dụng phần mềm. 4.3 Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát<br />
<br />
- Quản lý tài sản: 53 đơn vị sử dụng phần Sau khi tổng hợp các mảng thông tin/dữ liệu<br />
mềm Nhất Tâm; 23 đơn vị sử dụng phần liên quan đến đối tượng/dữ liệu phục vụ công<br />
mềm MISA; 13 đơn vị chưa sử dùng phần tác quản lý và điều hành ngành GD ở thời điểm<br />
mềm. hiện tại và trong tương lai (kết quả khảo sát ở<br />
phần 4.2.2), chúng tôi tiến hành đối chiếu giữa<br />
- Quản lý thư viện: 15/91 đơn vị sử dụng phần<br />
các mảng TT được hỗ trợ trong các HTTT quản<br />
mềm quản lý thư viện. Đây là các đơn vị<br />
lý hiện có của ngành GD để đánh giá mức độ<br />
được Sở GD-ĐT triển khai dùng thử phần<br />
đáp ứng yêu cầu quản lý TT. Kết quả phân tích<br />
mềm quản lý thư viện.<br />
được thể hiện trong Bảng 6.<br />
<br />
Bảng 6. Bảng đối chiếu giữa 10 đối tượng/danh mục và các HTTT<br />
<br />
Các mảng TT dạng số Các HTTT/phần mềm<br />
Đối tượng/Danh mục Đầu công việc/Dữ liệu số đang dùng để quản lý<br />
<br />
1. Quản lý tổ chức Đơn vị trực thuộc, CSGD,… PMIS<br />
2. Quản lý bộ máy Quản lý biên chế, ngạch, chức danh,<br />
PMIS<br />
chuyên môn, cơ cấu độ tuổi,…<br />
3. Quản lý trường Quản lý hoạt động chuyên môn, công tác<br />
SMAS/vnEdu/VietShool<br />
chủ nhiệm<br />
Phổ cập GD - chống mù chữ ESCI<br />
Quản lý chất lượng học sinh (TH) EQMS<br />
Quản lý học liệu số, ngân hàng câu hỏi, chưa có<br />
giáo án, sinh hoạt chuyên môn<br />
4. Quản lý giáo viên/ Sơ yếu lý lịch, quá trình công tác, quá<br />
PMIS<br />
cán bộ trình lương, quá trình đào tạo, thi đua<br />
<br />
<br />
38<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
Các mảng TT dạng số Các HTTT/phần mềm<br />
Đối tượng/Danh mục Đầu công việc/Dữ liệu số đang dùng để quản lý<br />
khen thưởng - kỷ luật,…<br />
5. Quản lý học sinh Học bạ, đánh giá quá trình học tập, khen SMAS/vnEdu/VietShool<br />
thưởng - kỷ luật<br />
Theo dõi sức khoẻ, khuyến học/hướng chưa có<br />
nghiệp, an ninh trật tự học đường<br />
6. Quản lý tài chính Kế toán hành chính sự nghiệp DTSoft/MISA<br />
7. Quản lý tài sản, cơ sở Nhất Tâm/MISA<br />
Tài sản, thiết bị, nhật ký luân chuyển<br />
vật chất<br />
8. Tuyển sinh đầu cấp Nhập hồ sơ, thi tuyển/xét tuyển Tuyển sinh 10<br />
9. Quản lý khoa học, Công trình nghiên cứu chưa có<br />
công nghệ Công nghệ chưa có<br />
10. Phân luồng học sinh Tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT chưa có<br />
<br />
<br />
Trong 10 đối tượng/danh mục cần quản lý hiện này là nơi tập trung lưu trữ tất cả các dữ liệu<br />
nay, toàn ngành GD tỉnh An Giang đang sử liên quan đến hoạt động GD&ĐT của Tỉnh.<br />
dụng 10 phần mềm để quản lý các công việc - Sở GD&ĐT cần thiết kế và xây dựng quy<br />
trong lĩnh vực QLGD. Các phần mềm này được trình quản lý thông tin trên phạm vi toàn<br />
xây dựng độc lập từ các nhà phân phối khác tỉnh, phân cấp quản lý đối với từng cấp đơn<br />
nhau nên không đồng bộ chung về dữ liệu. Điều vị và từng con người trong hệ thống. Chuẩn<br />
này gây khó khăn cho công tác quản lý báo cáo hóa về mặt quy trình quản lý thông tin sẽ<br />
và thống kê dữ liệu. Bên cạnh đó thông tin/dữ hạn chế tối đa việc báo cáo nhiều lần cùng<br />
liệu của phần mềm không được cập nhật liên nội dung, cùng số liệu cho các đơn vị cấp<br />
tục, gây ra độ lệch thông tin khi thống kê. trên khác nhau và qua đó sẽ hạn chế được<br />
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ công việc báo cáo cho đơn vị cấp dưới.<br />
thống thông tin quản lý ngành GD tỉnh - Các cơ quan cấp phòng, trường học cần phối<br />
An Giang hợp chặt chẽ trong việc xây dựng hệ thống,<br />
sẽ rất hiệu quả nếu các cấp này được cấp<br />
Kết quả khảo sát cho thấy tỉnh An Giang đang<br />
kinh phí cho việc quản lý và duy trì hệ<br />
sử dụng nhiều ứng dụng CNTT để QLGD. Tuy<br />
thống.<br />
nhiên, các HTTT này còn manh mún, rời rạc và<br />
- Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Tin học<br />
chưa quản lý tập trung về mặt dữ liệu. Do đó dữ<br />
thuộc Sở GD&ĐT nhằm phục vụ các công<br />
liệu thông tin GD chưa được khai thác một cách<br />
việc chính như vận hành và duy trì HTTT,<br />
tối ưu. Đây là một sự lãng phí về công sức và<br />
phát triển các dịch vụ ứng dụng CNTT trong<br />
tài chính.<br />
GD (như đào tạo chứng chỉ) và hợp đồng với<br />
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng HTTT quản các chuyên gia CNTT bên ngoài để xây<br />
lý ngành GD của tỉnh An Giang, chúng tôi đề dựng các dự án và phát triển các phần mềm<br />
xuất các giải pháp sau: phục vụ cho ngành GD.<br />
- Cần xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng - Chuẩn hóa và hoàn thiện đội ngũ chuyên<br />
chung cho ngành GD tỉnh An Giang. CSDL viên tin học quản lý ở cấp cơ sở. Nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
39<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
đề xuất biên chế hoặc phụ cấp công việc cho ở các địa phương khác để hiểu rõ hơn thực<br />
các cá nhân phụ trách công việc kiêm nhiệm. trạng và đề xuất giải pháp giúp cho ngành<br />
- Mở rộng các dịch vụ thuê ngoài nhưng đảm GD&ĐT của các địa phương khai thác các<br />
bảo quản lý về mặt sở hữu dữ liệu thông tin HTTT quản lý một cách tối ưu, kinh tế và hiệu<br />
GD; có thể sử dụng phương pháp thuê ngoài suất cao.<br />
nhưng ràng buộc các thiết kế phải đảm bảo TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
dữ liệu tập trung lưu tại CSDL dùng chung<br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2003). Đề án dạy học<br />
của ngành.<br />
tin học, ứng dụng Công nghệ thông tin và<br />
5. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Truyền thông trong trường phổ thông giai<br />
5.1 Kết luận đoạn 2004 - 2006. Hà Nội: Bộ GD-ĐT.<br />
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là thu thập Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Hướng dẫn<br />
các mảng thông tin cần quản lý chung của toàn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm<br />
ngành GD trong tỉnh An Giang thông qua kết học 2015 - 2016.<br />
quả khảo sát ý kiến của lãnh đạo trường, lãnh Carrizo, L., & Sauvageot, C., & Bella, N.<br />
đạo Phòng GD&ĐT cấp huyện, lãnh đạo phòng (2003). Information tools for the<br />
ban và chuyên viên trực thuộc Sở GD&ĐT để preparationand monitoring of education<br />
từ đó xác định các mảng thông tin cần quản lý plans: Education policies and strategies 5.<br />
theo thứ tự ưu tiên và và đối chiếu với các UNESCO.<br />
HTTT quản lý hiện có của ngành.<br />
Cassidy, T. (2006). Education management<br />
Phạm vi bài viết tập trung vào việc cung cấp information system (EMIS) in Latin<br />
các số liệu khảo sát về hiện trạng các mảng American and the Caribbean: Lessons and<br />
thông tin GD cần quản lý và hiện trạng các challenges. Inter-American Development<br />
HTTT quản lý của ngành GD trên địa bàn tỉnh Bank.<br />
An Giang. Các kết quả khảo sát cho thấy, ngành<br />
Hua, C., & Herstein, J. (2003). Education<br />
GD tỉnh An Giang hiện nay đang sử dụng nhiều<br />
Management Information System (EMIS):<br />
ứng dụng CNTT để quản lý HTTT. Tuy nhiên,<br />
Integrated Data and Information Systems<br />
các HTTT quản lý này còn rất manh mún, rời<br />
and Their Implications In Educational<br />
rạc và chưa quản lý tập trung về mặt dữ liệu.<br />
Management. The Annual Conference of<br />
Do đó dữ liệu thông tin GD chưa được khai<br />
Comparative and International Education<br />
thác một cách hiệu quả và tối ưu, gây ra sự lãng<br />
Society New Orleans. New Orleans, LA<br />
phí lớn về công sức và tài chính của Tỉnh. Từ<br />
USA.<br />
kết quả khảo sát, chúng tôi đưa ra sáu đề xuất ở<br />
trên nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Khan, N., & Kakli, M. B., & Piracha, Z. F., &<br />
các HTTT QLGD của tỉnh An Giang. Zia, M. A. (2015). Pakistan Education<br />
Statistics 2013 - 2014. National Education<br />
5.2 Hướng phát triển nghiên cứu<br />
Management Information System, Academy<br />
Chúng tôi nghĩ rằng không chỉ ngành GD&ĐT of Educational Planning and Management.<br />
tỉnh An Giang chưa khai thác hết tính hiệu quả<br />
Mc Ilrath, D., & Huitt, W. (1995, December).<br />
và kinh tế của các HTTT quản lý hiện có, mà<br />
The teaching-learning process: A discussion<br />
ngành GD&ĐT của các tỉnh Đồng bằng sông<br />
of models. Educational Psychology<br />
Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung<br />
Interactive. Valdosta, GA: Valdosta State<br />
cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy, mô<br />
University. Retrieved from<br />
hình nghiên cứu tương tự có thể được thực hiện<br />
<br />
<br />
40<br />
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 21 (3), 32 – 41<br />
<br />
http://www.edpsycinteractive.org/papers/mo UNESCO. (2003). Education Management<br />
deltch.html Information System (EMIS) and<br />
MISA. (2017). QLTH. Retrieved from Formulation of Education for All(EFA).<br />
http://www.misa.com.vn/san- Plan of Actions 2002 - 2015. UNESCO.<br />
pham/plid/18/Phan-mem-quan-ly-truong- Vương Thanh Hương. (1999). Một số giải pháp<br />
hoc. hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo<br />
Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2017). Những thách thức dục và đào tạo Việt Nam. Đề tài nghiên cứu<br />
của Giáo dục thế kỷ 21: Cách nhìn về chất cấp Bộ. Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo<br />
lượng giáo dục. Tạp chí Giáo dục Thủ đô, số 1- dục.<br />
2/2017.<br />
Senge, P. (1990). The Fifth Discipline: The art<br />
and practice of the learning organization<br />
(1st Ed.). The USA: Currency.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
41<br />