YOMEDIA
ADSENSE
Hiện trạng thương mại bò thịt tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Tác động tới ngành bò thịt tại Việt Nam
44
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu này xác định các xu hướng thương mại gia súc và thịt bò trong khu vực cũng như trình bày một số động cơ trong thương mại gia súc và thịt bò. Nghiên cứu cũng tìm hiểu tác động lên sự phát triển của ngành thịt bò và phát triển nông thôn tại Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện trạng thương mại bò thịt tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Tác động tới ngành bò thịt tại Việt Nam
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Hiện trạng thương mại bò thịt tại khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc: Tác động tới ngành bò thịt tại Việt Nam Phạm Văn Lương1, Dominic Smith2, Scott Waldron2, Nguyễn Thị Lam Giang3 Cơ quan 1 HELVETAS Việt Nam, 298F, Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia. 3 Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED), Hà Nội, Việt Nam HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Tác giả đại diện luong.pham@helvetas.org Từ khóa Gia súc, thịt bò, công nghiệp thịt bò, thương mại chính thức, thương mại tiểu ngạch, động cơ kinh doanh, nông hộ Giới thiệu Nhiều quốc gia tại Đông Nam Á và Trung Quốc đang trải qua giai đoạn 84 phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa một cách nhanh chóng và bền vững. Cầu và giá thịt bò đã tăng nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể thương mại chính thức và tiểu ngạch các loại gia súc sống và thịt bò trong khu vực. Do đó, cơ hội cho phát triển nông thôn vì người nghèo được tạo ra, bao gồm khả năng cải thiện sinh kế nông hộ và công ăn việc làm cho các tác nhân trong chuỗi như thương lái, các nhà vận chuyển, chế biến và bán lẻ. Các ngành công nghiệp tại địa phương ngày càng hội nhập, và các chuỗi giá trị mới cũng như dòng chảy thương mại qua biên giới đã xuất hiện. Tuy nhiên, những thay đổi trong và ngoài khu vực này chưa được hiểu một cách rõ ràng, và lợi ích tiềm năng vẫn còn bị hạn chế do một vài yếu tố về chính sách thương mại, dịch bệnh, rủi ro vệ sinh, và bản chất phi chính thức của các dòng chảy thương mại. Nghiên cứu này xác định các xu hướng thương mại gia súc và thịt bò trong khu vực cũng như trình bày một số động cơ trong thương mại gia súc và thịt bò. Nghiên cứu cũng tìm hiểu tác động lên sự phát triển của ngành thịt bò và phát triển nông thôn tại Việt Nam. Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Dự án kết hợp các phương pháp bao gồm thu thập dữ liệu và rà soát lý thuyết, thực địa có mục tiêu, tham vấn và thảo luận trực tiếp.
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Dữ liệu sản xuất (số lượng gia súc, số liệu giết mổ và sản xuất thịt bò) được thu thập từ các quốc gia gồm Trung quốc và các quốc gia Đông Nam Á, như Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Đông Timor, Myanmar và Trung Quốc, thông qua các đầu mối tại mỗi quốc gia. Dữ liệu quốc gia được điều chỉnh với những nơi có số liệu báo cáo khống (Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Lào) hoặc không chính xác (Campuchia, Đông Timor). Do có nhiều nguồn cung cấp vào lò mổ, nên số liệu giết mổ đã được điều chỉnh để bao gồm những dữ liệu này. Các chuyến thực địa đã được tổ chức tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Đông Timor nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về các dòng thương mại gia súc và thịt bò chính thức và xuất nhập khẩu theo NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN đường tiểu ngạch trong khu vực. Dữ liệu được phân tích và trình bày cho các bên tham gia chính bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà nghiên cứu, khu vực tư nhân thông qua hai hội thảo được tổ chức tại Việt Nam năm 2015 và 2017. Kết quả Với thu nhập gia tăng và đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng thịt bò tại Trung Quốc và phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đã tăng nhanh 85 chóng kể từ năm 2000. Sự gia tăng về tiêu thụ thịt bò hàng năm tại Việt Nam từ năm 2000 tới năm 2014 là khá đáng kể (tăng 4,9%) và Trung Quốc (0.8% tại khu vực đô thị và 3,1% tại khu vực nông thôn). Mặc dù mức tiêu thụ thịt bò gia tăng trong khu vực, số lượng gia súc nuôi vẫn tăng tương đối châm, trừ Indonesia và Myanmar. Cùng thời điểm, có sự sụt giảm về số lượng bò tại Trung Quốc (Hình 1). Số lượng giết mổ (vào lò mổ và xuất khẩu) tăng 0.4% trong khi sản xuất thịt bò trong khu vực tăng 1,5% mỗi năm trong toàn khu vực.
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC 86 Hình 1: Số lượng gia súc (triệu con) Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tăng nhanh hơn số lượng chăn nuôi tại hầu hết các quốc gia trong khu vực dẫn đến dòng chảy thương mại gia tăng một cách nhanh chóng với cả sản phẩm gia súc và thịt bò kể từ năm 2011. Dòng chảy thương mại gia súc sống và thịt bò trong khu vực được trình bày tại Hình 2. Việt Nam và Trung quốc là những thị trường chính cho việc giao dịch gia súc. Hầu hết thương mại gia súc sống trong các quốc gia Đông Nam Á và giữa Việt Nam và Trung Quốc về bản chất theo đường tiểu ngạch. Tỷ lệ thương mại phi chính thức cao trong khu vực là do các thương lái cố lách qua các hạn chế về chính sách thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là chính sách về an toàn thực phẩm và sức khỏe trong nước cũng như thuế nhập khẩu.
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực NÚI CƠ HỌI CHO PHÁT TRIỂN 87 Hình 2: Thương mại gia súc sống và thịt bò chính thức và phi chính thức Thảo luận và kết luận Mức độ gia tăng về thu nhập và đô thị hóa tại Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan dẫn tới tăng trưởng đáng kể trong tiêu thụ thịt bò cũng như giá gia súc trong khu vực Mekong, và là các yếu tố thúc đẩy gia tăng việc buôn bán gia súc sống chính thức và phi chính thức xuyên quốc gia. Ngành thịt bò tại Việt Nam gần như hoàn toàn dựa trên sản xuất nông hộ nhỏ, trong tương lai vấn đề này dự kiến không thay đổi nhiều. Hội nhập
- Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực khu vực tạo ra các cơ hội cho các nông hộ tại Việt Nam nhằm gia tăng các cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt là quá trình vỗ béo gia súc để giá bán gia súc được cao hơn, cũng như tạo thêm cơ hội việc làm cho các tác nhân trong chuỗi như các thương lái, nhà chế biến và bán lẻ. Tuy nhiên, thương mại hóa gia tăng có thể là một mối đe dọa với các nông hộ nhỏ và có thể gây áp lực về giá từ thịt bò nhập khẩu. Bản chất thương mại tiểu ngạch/ phi chính thức cũng làm gia tăng rủi ro với các nông hộ cũng như các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, như thay HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC đổi chính sách, thay đổi giá đương đối, việc tuân thủ không nhất quán những tiêu chuẩn kiểm dịch hoặc việc bùng phát dịch bệnh có thể dễ dàng làm gián đoạn thương mai và có tác động tiêu cực đến sinh kế. Vẫn còn nhiều thách thức để nền công nghiệp thịt bò và gia súc phát triển bền vững cũng như bảo đảm sinh kế của nông hộ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc thương mại hóa và hội nhập khu vực. Chính phủ Việt Nam cần đánh giá các mô hình khác nhau nhằm phát triển đàn gia súc trên toàn quốc, dựa trên lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo ngành thịt bò phát triển bền vững. Ngoài ra, cần phải dự đoán chính xác tác động của 88 việc thay đổi chính sách và các thay đổi cơ bản khác về điều kiện trong phát triển ngành thịt bò cũng như với sinh kế nông hộ và các bên tham gia khác trong ngành thịt bò và gia súc.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn