Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÔM SÚ<br />
GIỐNG (Penaeus monodon Fabricius, 1789) TẠI TỈNH CÀ MAU<br />
STATUS AND SOLUTION TO IMPROVE SEED QUALITY OF BLACK TIGER SHRIMP<br />
(Penaeus monodon Fabricius, 1789) IN CAMAU PROVINCE<br />
Tiết Tiến Dũng1, Lại Văn Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 17/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 26/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm<br />
2010. Trong nghiên cứu này, 60 trong tổng số hơn 800 trại sản xuất tôm sú giống được điều tra ngẫu nhiên bằng phương<br />
pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) nhằm tìm hiểu hiện trạng và đề xuất các<br />
giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất<br />
giống tôm sú cơ bản là đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tuy còn có sự chênh lệch giữa các trại và phụ thuộc vào quy mô<br />
và khả năng đầu tư của chủ trại. Tôm sú bố mẹ được khai thác từ các vùng biển xa bờ sau đó được vận chuyển và xử lý<br />
hóa chất trước khi thả nuôi. Số lượng tôm bố mẹ qua kiểm dịch của các cơ quan chức năng còn chiếm tỷ lệ thấp. Ấu trùng<br />
mới nở được xử lý bằng formol (100 - 200 ppm) hoặc iodine (50 ppm). Cỡ tôm giống xuất thường ở giai đoạn Postlarvae<br />
(PL) 8 - 12 với tỷ lệ sống tới giai đoạn PL 10 đạt khoảng 23 - 65%. Sản lượng PL hàng năm đạt khoảng 5 - 7 tỷ con đáp<br />
ứng khoảng 1/3 nhu cầu tôm giống trong tỉnh. Nghiên cứu cũng đề xuất nhiều giải pháp liên quan đến kỹ thuật và quản lý<br />
nhằm nâng cao chất lượng tôm giống tại Cà Mau.<br />
Từ khóa: Cà Mau, chất lượng giống, giải pháp, kỹ thuật, Penaeus monodon, tôm bố mẹ, tôm sú<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Investigation into technical status of seed production industry of black tiger shrimp in Ca Mau province was<br />
conducted from January to June in 2010. In this survey, 60 hatcheries in the total of over 800 black tiger shrimp hatcheries<br />
were randomly selected and surveyed by the Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionnaire (SQ) methods in<br />
order to learn about technical status and suggest solutions to improvement of seed quality in the locality. The result showed<br />
that, facilities and conditions for black tiger shrimp seed production in the area were basically satisfied the technical<br />
requirements although there were still different levels among hatcheries and depending on scales and capital investiment<br />
levels of farm owners. Black tiger shrimp broodstocks were exploited from open sea and then transported and chemical<br />
treated before stocking. The number of broodstocks quarantined by appropriate authorities still accounted for a low rate.<br />
Newly hatched larvae were treated by formol (100 - 200 ppm) or iodine (50 ppm). Selling postlarvae were often at the<br />
stages of 8 to 12 with survival rates ranging between 23 - 65%. Total annual postlarvae production were around 5 - 7<br />
billions, which met about one third of the provincial demand. The survey also put forward a large number of solutions<br />
related to techniques and managements in order to improve black tiger shrimp seed quality in Ca Mau.<br />
Keywords: Ca Mau, black tiger shrimp, broodstock, P. monodon, seed quality, solution, techniques<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm<br />
nuôi trồng thủy sản của cả nước với 2 nhóm đối<br />
tượng chủ lực là cá da trơn và tôm he [3]. Nghề nuôi<br />
tôm he nói riêng và tôm sú nói chung đã và đang giữ<br />
1<br />
2<br />
<br />
một vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc<br />
làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của<br />
nhiều cộng đồng dân cư ven biển. Cà Mau là địa<br />
phương hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận<br />
lợi để phát triển nghề sản xuất giống và nuôi tôm sú<br />
<br />
Tiết Tiến Dũng: Lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Lại Văn Hùng: Khoa Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
thương phẩm [5, 14]. Sự phát triển nhanh chóng và<br />
mạnh mẽ của nghề nuôi tôm sú thương phẩm đã<br />
đặt ra nhiều vấn đề thách thức không nhỏ cho sự<br />
phát triển của ngành liên quan đến việc giải quyết<br />
ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao chất<br />
lượng tôm giống [13, 16].<br />
Hiện tại, đã có nhiều trại sản xuất tôm sú giống<br />
ở Cà Mau hoạt động có hiệu quả với sản lượng mỗi<br />
năm khoảng 5 - 7 tỷ con giống. Tuy nhiên, nhu cầu<br />
con giống thực tế tại địa phương cần khoảng 15 - 17<br />
tỷ con mỗi năm [5, 15]. Do đó, gần 2/3 lượng tôm<br />
sú giống phải nhập từ các địa phương khác mà chủ<br />
yếu là từ các tỉnh Nam Trung Bộ. Một thực trạng<br />
hiện nay là do đầu tư thiếu đồng bộ và sự quản lý<br />
còn nhiều bất cập dẫn đến số lượng con giống sản<br />
xuất ra tại địa phương vừa thiếu về số lượng và<br />
yếu về chất lượng [5, 9, 16]. Trong khi đó, việc mua<br />
giống từ các tỉnh Nam Trung Bộ thường kèm chi<br />
phí cao và rủi ro trong quá trình vận chuyển do thời<br />
gian và quãng đường dài. Do đó, nhiều thương lái<br />
đã tiến hành vận chuyển tôm giống không rõ nguồn<br />
gốc, không qua chứng nhận kiểm dịch từ các cơ<br />
quan chức năng, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch<br />
bệnh và nhiều trường hợp đã gây thiệt hại lớn cho<br />
người nuôi [5].<br />
Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc nâng cao<br />
chất lượng tôm sú giống đó là việc chưa chủ động<br />
tạo nguồn tôm sú bố mẹ sạch bệnh [8, 16]. Đã có<br />
một số nghiên cứu trong nước thực hiện nhằm sản<br />
xuất đàn tôm bố mẹ sạch bệnh nhưng cho đến nay<br />
vẫn chưa được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn<br />
[22]. Trong khi đó, nguồn tôm sú bố mẹ nhập khẩu<br />
thường có chi phí rất cao, thủ tục nhập khẩu phức<br />
tạp và chất lượng tôm bố mẹ nhiều khi không ổn<br />
định [16]. Trong quá trình sản xuất, do chạy đua<br />
với lợi nhuận, nhiều trại sử dụng nguồn tôm bố mẹ<br />
không rõ nguồn gốc và chất lượng kém. Hơn nữa,<br />
nhiều trại còn tiến hành cho tôm mẹ đẻ nhiều lứa,<br />
ương nuôi với mật độ dày, lạm dụng thuốc kháng<br />
sinh và hóa chất và xuất tôm không có chứng nhận<br />
kiểm dịch của các cơ quan chức năng [18]. Hậu quả<br />
là, nguy cơ tôm nhiễm bệnh, năng suất, sản lượng<br />
và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú tại Đồng<br />
bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng rất lớn trong<br />
thời gian gần đây [18]. Cà Mau là địa phương có<br />
tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những vùng<br />
nuôi sản xuất giống và nuôi tôm lớn nhất cả nước,<br />
tuy nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ để thúc<br />
đẩy tiềm năng này [14]. Chính vì vậy, nghiên cứu<br />
được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất<br />
các giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống tại<br />
Cà Mau.<br />
<br />
90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2013<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương<br />
pháp điều tra thu mẫu từ tháng 1 đến tháng 6 năm<br />
2010. Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất giống<br />
tôm sú được thu từ Sở và các Phòng Nông nghiệp<br />
và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.<br />
Trong nghiên cứu này, 60 trại sản xuất tôm sú giống<br />
trên địa bàn tỉnh được chọn ngẫu nhiên để tiến hành<br />
điều tra bằng phương pháp đánh giá nhanh nông<br />
thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (SQ)<br />
[21, 26]. Những thông tin chính được thu thập gồm:<br />
thông tin chung về chủ trại, hệ thống công trình và<br />
trang thiết bị của trại giống, kỹ thuật xử lý nước, tôm<br />
bố mẹ, kỹ thuật cho đẻ và ương ấu trùng, các biện<br />
pháp phòng trị bệnh,… Các số liệu sau khi thu được<br />
tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft<br />
Excel 2003 nhằm khái quát hiện trạng từ đó đề xuất<br />
các giải pháp nâng cao chất lượng tôm sú giống tại<br />
tỉnh Cà Mau. Các số liệu được trình bày dưới dạng<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn, sai khác giữa các trung<br />
bình được thể hiện bằng các chữ cái (a, b, c) trong<br />
cùng một cột (P < 0,05).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Trình độ của người sản xuất tôm sú giống ở<br />
Cà Mau<br />
Kết quả điều tra 60 trại sản xuất tôm sú giống cho<br />
thấy, nhân lực có trình độ chuyên môn (từ trung cấp<br />
trở lên) trong các trại tôm sú giống thường có chiếm<br />
tỷ lệ rất thấp chỉ 12% trong khi số người không có<br />
trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao (88%). Những<br />
người không có trình độ chuyên môn thường vận<br />
hành trại giống dựa trên kinh nghiệm của bản thân,<br />
trao đổi với những trại xung quanh, tham gia các lớp<br />
tập huấn hoặc hội thảo do các công ty hoặc Trung<br />
tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức. Mặc dù<br />
chiếm tỷ lệ thấp, nhưng sản lượng tôm giống sản<br />
xuất ra từ các trại có trình độ chuyên môn lại chiếm<br />
số lượng lớn hơn 25,6±1,28 so với 21,0 ± 1,29 triệu<br />
giống (P < 0,05).<br />
2. Hiện trạng kỹ thuật nghề sản xuất giống tôm<br />
sú tại Cà Mau<br />
2.1. Hệ thống trại sản xuất<br />
Cơ sở trang thiết bị phục vụ sản xuất giống<br />
tôm sú ở các trại là khá đầy đủ và tùy thuộc vào<br />
quy mô của trại giống. Nhìn chung bể nuôi vỗ tôm<br />
bố mẹ và ương nuôi ấu trùng là các bể xi măng có<br />
dạng hình vuông và hình chữ nhật. Tổng thể tích bể<br />
ương dao động trong khoảng 60 - 300 m3/trại. Kết<br />
quả điều tra cũng cho thấy, sản lượng tôm sú giống<br />
có tương quan thuận với thể tích bể ương của trại.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
Trại giống có thể tích lớn hơn cho sản lượng tôm<br />
giống cao hơn: với trại có thể tích 140 - 270 m3 cho<br />
sản lượng 26,9 ± 1,17 triệu giống/năm trong khi các<br />
trại có thể tích nhỏ hơn 90 - 140 m3 và 60 - 90 m3<br />
cho sản lượng thấp hơn lần lượt là 23,2 ± 1,36 và<br />
20,6 ± 1,68 triệu giống/năm (P