Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị
lượt xem 68
download
Chứng ra nhiều mồ hôi, còn gọi là mồ hôi trộm, thường gặp ở trẻ em, cá biệt gặp cả ở người lớn, gây ra rất nhiều phiền toái. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể ảnh hưởng một cách lâu dài đến sức khỏe và cuộc sống… Mồ hôi trộm là hiện tượng ra nhiều mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường. Dù thời tiết nóng hay lạnh thì mồ hôi vẫn vã ra. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi chúng ta đang ngủ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt HIỆN TƯỢNG ĐỔ MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ Thế nào là mồ hôi trộm? Tuyến mồ hôi (MH) được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến MH thải ra nhiều MH. Nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ MH thì dân gian gọi là MH trộm. MH thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến MH nằm dưới da. Thành phần MH được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài. Khi MH ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cách khắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân ra MH trộm Chứng ra MH trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra MH ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều MH lúc ngủ (MH trộm) nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát MH. Khi đó ra MH trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ. 1
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi MH bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Biện pháp khắc phục Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào. Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều MH, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốc lục vị ẩm… Vietbao (Theo: suckhoedoisong.vn) Chữa đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em bằng cây rau ngót Theo Đông y, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng, cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên. Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2... Ngoài ra, rau ngót rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau ngót được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp. 2
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em... Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng rau ngót: Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút. Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nhất là với phụ nữ sắp sinh, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng. Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức. Nguồn: Sức khỏe và đời sống Món ăn bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm Cập nhật lúc 00:23, Thứ Hai, 03/04/2006 (GMT+7) , Người bị mồ hôi trộm cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp cơ thể tự cân bằng hàn nhiệt, âm dương... Cần ăn các món ăn bổ âm, giải nhiệt như cà chua, hạt sen, lá dâu, mộc nhĩ, đậu đen, ba ba... Không ăn uống các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia... và các chất cay nóng. Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường mà thời tiết khí hậu nóng hay lạnh vẫn ra mồ hôi và chỉ khi ngủ mới bị... Nguyên nhân chủ yếu là sự hư yếu của nội thương nên khi ngủ bị đổ mồ hôi. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có các hiện tượng như đổ mồ hôi cục bộ (chỉ có ở trán hay ở chân tay...), và hiện tượng đổ mồ hôi toàn thân, lúc tỉnh ngủ mồ hôi tự ngừng. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em. Chè đậu xanh giúp chữa chứng ra mồ hôi Mồ hôi đổ ra theo cơ chế sinh lý làm cho cơ thể thích ứng với trộm. nhiệt độ môi trường. Nó có quan hệ mật thiết với thần kinh của 3
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt tuyến mồ hôi, trung khu phụ trách việc đổ mồ hôi ở não. Đổ mồ hôi trộm, ngoài những rối loạn của các tổ chức thần kinh có liên quan đến sự điều tiết mồ hôi còn có sự ảnh hưởng của một số bệnh lý khác ở trung khu thần kinh như tai biến mạch máu não, bệnh ở tủy sống, u ác tính, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì... Xin giới thiệu đến bạn đọc một số món ăn, nước uống chữa ra mồ hôi trộm: Cháo trai Nguyên liệu: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Cách chế biến và dùng: Pha nước muối loãng ngâm trai sau một giờ vớt ra rửa sạch cho vào nồi cùng 100ml nước, đun sôi, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp bột gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ như sợi miến, gạo tẻ gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị bột ngọt, cháo sôi lại là được. Bệnh nhân ngày ăn hai lần, lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày. Cháo ô mai Nguyên liệu: Ô mai mơ 10 quả (mặn), củ cà rốt 50g, gạo tẻ 100g, bột gia vị vừa đủ. Cách chế biến và dùng: Ô mai bóc lấy vỏ, giã nhỏ lọc lấy 300ml nước, cà rốt rửa sạch, nạo thành sợi như miến, gạo tẻ xay thành bột mịn, cho bột gạo vào nước ô mai quấy đều, đun nhỏ lửa, cháo chín cho cà rốt, nêm gia vị vừa đủ. Bệnh nhân ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền trong 5 ngày. Cháo cá mực Nguyên liệu: Cá mực khô 50g, củ mài 150g, hạt ý dĩ 50g, bột gia vị vừa đủ. Cách chế biến và dùng: Cá mực khô rửa sạch, thái hay xay nhỏ, hạt ý dĩ bỏ hết vỏ xay thành bột, củ mài gọt vỏ thái miếng cho vào nồi cùng 300ml nước, ninh nhừ, cho cá mực, bột ý dĩ vào quấy đều, nêm gia vị vừa đủ. Bệnh nhân ăn ngày hai lần, ăn trong 10 ngày. Tim lợn hấp lá dâu Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, lá dâu non 30g, hạt sen 20g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Cách chế biến và dùng: Tim lợn rửa sạch thái nhỏ và mỏng, ướp bột gia vị, dùng dầu thực vật xào chín, lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, hạt sen giã nhỏ, cả ba thứ trộn đều đem hấp cách thủy, khi chín cho bột ngọt vào đảo đều cho bệnh nhân ăn, ngày ăn 1 lần vào buổi chiều, trong 5 ngày. Mộc nhĩ xào Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 20g, tim lợn 1 quả 250g, cà chua 40g, dầu thực vật, bột gia vị. Cách chế biến và dùng: Mộc nhĩ đen ngâm nước nóng, rửa sạch thái thành sợi, ướp bột gia vị, dùng dầu thực vật xào chín đổ ra bát, cà chua rửa sạch thái miếng bỏ hạt, cùng mộc nhĩ xào bằng dầu thực vật, khi cà chua chín nhừ, cho tim lợn vào đảo đều, sau 2 phút cho bột ngọt vào. Bệnh nhân ăn ngày 1 lần vào lúc đói, buổi chiều, cần ăn liền trong 5-7 ngày. Tim lợn hầm đậu đen Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, hạt sen 30g, đậu đen 30g, bột ngọt, gia vị. Cách chế biến và dùng: tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu đen hầm chín cho bệnh nhân ăn cả nước lẫn cái, ngày một lần vào lúc đói, buổi chiều, ăn trong 5 ngày. Nước uống lá dâu Lá dâu khô 10g, rau má khô 5g. Cả hai thứ trên rửa sạch cho vào ấm cùng 200ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày, cần uống trong 5 ngày liền. Chè đậu xanh 4
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ. Cách chế biến và dùng: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được. Bệnh nhân ăn trong 7 ngày, vào lúc đói, ngày ăn 2 lần. Chè đậu đen Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g. Cách chế biến và dùng: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được, chia 2 lần ăn trong ngày, sáng tối, lúc đói, cần ăn liền trong 5 ngày. (Theo Sức khỏe & đời sống) CHỮA MỒ HÔI TRỘM BẰNG ĂN UỐNG Chứng ra nhiều mồ hôi, còn gọi là mồ hôi trộm, thường gặp ở trẻ em, cá biệt gặp cả ở người lớn, gây ra rất nhiều phiền toái. Nếu không chữa trị dứt điểm, bệnh có thể ảnh hưởng một cách lâu dài đến sức khỏe và cuộc sống… Tự nhiên… vã mồ hôi Mồ hôi trộm là hiện tượng ra nhiều mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường. Dù thời tiết nóng hay lạnh thì mồ hôi vẫn vã ra. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi chúng ta đang ngủ. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, người ta chia bệnh mồ hôi trộm ra làm nhiều mức độ: hiện tượng đổ mồ hôi cục bộ (chỉ có ở trán hay ở chân tay...) hay toàn thân, lúc tỉnh ngủ thì mồ hôi tự ngừng. Theo y học cổ truyền thì mồ hôi trộm là hệ quả của sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể - hư âm thịnh dương, do đó có thể điều trị một cách đơn giản bằng những món ăn bổ âm giải nhiệt như hạt sen, lá dâu, cây rau ngót, trai, sò, hến… và hạn chế dùng chất kích thích như cà phê , rượu , bia… và các chất cay nóng. Liệu pháp ăn uống Các món ăn thường dùng, dễ chế biến chính là liệu pháp tốt để chữa trị căn bệnh này. Canh rau ngót với tim lợn, lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi đây là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Với phụ nữ sắp sinh, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Các món cháo như cháo trai, cháo hến. Theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi hư. Do đó dân gian thường dùng thịt trai sông để nấu canh, nấu cháo. Trai sông ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho nhả hết phân, rửa sạch vỏ, đem luộc chín rồi lọc lấy thịt. Để ráo nước, thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ lợn cho thơm. Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ 5
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt nấu cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào. Nên ăn khi cháo còn nóng, có thể cho thêm vài lát gừng thái chỉ, hoặc dùng gừng tươi giã nhỏ tẩm ướp thịt trai. Các món ăn như tim lợn hấp hạt sen và lá dâu, hoặc xào với mộc nhĩ và cà chua cũng có tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi trộm. Cách chế biện món tim lợn hấp hạt sen và lá dâu: Tim lợn một quả (250g), lá dâu non (30g), hạt sen (20g). Tim lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ và mỏng, ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào chín. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Hạt sen giã nhỏ. Cả ba thứ trộn đều đem hấp cách thủy. Ngày ăn một lần vào buổi chiều, liên tục trong 5 ngày. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh mồ hôi trộm, các bậc cha mẹ cần đề ra chế độ ăn uống hợp lý để chữa trị. Không nên để lâu vì nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt trên bề mặt da vào lúc xế chiều, buổi đêm thì sẽ gây nhiễm lạnh, nếu gặp gió, nhiệt độ cơ thể sẽ bị hạ, dẫn đến nhiều bệnh cấp tính và nguy hiểm nhất là viêm phổi, viêm phế quản. Đối với trẻ bị mồ hôi trộm, nguy cơ viêm phế quản rất cao, và để điều trị viêm phế quản, trẻ sẽ phải dùng kháng sinh - điều này sẽ làm giảm các vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, khó tiêu… Và như thế, cơ thể trẻ sẽ rất yếu. Đây lại chính là cơ hội để cơ thể nhiễm lạnh trở lại… Guồng quay liên tục đó sẽ khiến trẻ rất yếu, thậm chí kém phát triển. Theo Kim Chi (anninhthudo) CHỮA CHỨNG RA MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ EM Trong một số trường hợp khi người bệnh đang bị một cơn sốt nóng hành hạ, việc toát mồ hôi sẽ giúp người bệnh thấy mát mẻ, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, với trẻ em, phần lớn trường hợp ra mồ hôi “trộm” là có hại. Tìm nguyên nhân Mồ hôi “trộm” ở trẻ được hiểu là khi trẻ ở trong trạng thái ngủ, nghỉ, không vận động hay ăn uống nhưng mồ hôi túa ra liên tục ở phần đầu và lưng, thậm chí có thể gây ướt sũng quần áo. Hiện tượng trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ rất thường gặp và do nhiều nguyên nhân: 6
- Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt - Chủ yếu là do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi “trộm” không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ. – Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. – Bé không cứng cáp, có dấu hiệu của còi xương. Dấu hiệu nào đáng quan tâm? Nếu là do môi trường xung quanh thì chỉ cần tạo không gian thoáng, mặc quần áo vừa phải và đắp chăn mỏng cho trẻ là ổn. Nếu do sự phát triển của cơ thể bé thì các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng cũng như tìm cách chạy chữa. Chỉ cần lưu ý giữ cơ thể trẻ thoáng mát, hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển, mít, sầu riêng, xoài…), bổ sung các chất mát (rau tươi, trái cây; rau má, cải bẹ) trong nhiều ngày. Cho trẻ ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm và tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Trong trường hợp toát mồ hôi lạnh thì điều này mới đáng quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng toát mồ hôi lạnh là do suy dinh dưỡng. Lúc này, quá trình bài tiết mồ hôi lại càng làm cơ thể trẻ nhanh chóng suy kiệt, do sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Mẹo hay trị mồ hôi “trộm” Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đối với trẻ ra mồ hôi “trộm” do bệnh, người mẹ có thể hạn chế tình trạng ra mồ hôi “trộm” ở trẻ bằng các bài thuốc sau: Thịt trai chữa chứng mồ hôi trộm ở - Cá quả 100 g, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc trẻ nhỏ lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 400 ml nước đun cạn còn 100 ml, thêm muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong ngày. Dùng 3 ngày. - Trai rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, lấy 50 g thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai, thêm muối cho đủ đậm. Sau đó cho trẻ ăn làm hai lần trong ngày để chữa chứng mồ hôi trộm, chứng hay khóc về đêm. Dùng 3-5 ngày. - Lục vị ẩm (với các thành phần Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Mẫu đơn bì, Phục linh, Trạch tả). Với trẻ 6 tháng – 2 tuổi: uống 2,5ml/lần, ngày 2 lần. Với trẻ trên 2 tuổi: 5 ml/ lần, ngày 2 lần. Theo Gia Đình & Xã Hội 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em
2 p | 301 | 73
-
Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
6 p | 225 | 53
-
Ăn uống chữa mồ hôi trộm
5 p | 132 | 19
-
Ra mồ hôi trộm khi bầu bí
2 p | 86 | 5
-
Bài thuốc chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ em
3 p | 128 | 3
-
Khi trẻ đổ nhiều mồ hôi
5 p | 79 | 2
-
Một trường hợp mắc bệnh castleman điều trị tại Bệnh viện 103 và hồi cứu y văn
6 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn