intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiểu biết về bệnh vẩy nến

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

210
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiểu biết về bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm: - Các tế bào da chết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiểu biết về bệnh vẩy nến

  1. Hiểu biết về bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gan bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:
  2. - Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng. - Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu. - Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến. Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm: - Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu đi. - Làm giảm khả năng vận động - Các móng tay chân sần sùi, và thay đổi theo hướng xấu đi. Nếu thấy các dấu hiệu trên thì có đến 80% khả năng bạn mắc bệnh viêm khớp vẩy nến. Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau: - Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.
  3. - Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da. - Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không. - Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến. - Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. - Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được. - Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Lưu ý khi chăm sóc da - Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.
  4. - Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân. - Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vậy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự. Hãy đến khám bác sĩ nếu: - Bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc corticosteroid (thuốc hen). Có thể bạn cần một đơn thuốc khác để điều trị bệnh này. - Những tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào, thì cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da.
  5. Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh vảy nến Vảy nến là căn bệnh nan y. Nếu bạn là một bệnh nhân mắc căn bệnh “cứng đầu” này, thì cần phải có lòng kiên nhẫn khi điều trị bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc điều trị và những yêu cầu của bác sĩ da liễu, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để việc điều trị bệnh có những chuyển biến tích cực và nhanh chóng. Không uống rượu, hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo có trong thịt gia súc và các sản phẩm từ bơ sữa.
  6. Tránh những thực phẩm có chứa nhiều axit như dứa, cam, cà phê, cà chua và tất cả những loại thức ăn dễ gây dị ứng như lúa mỳ, sữa, ngô, trứng. Bổ sung các loại axit béo có lợi như Omega – 3 có trong dầu cá. Bạn nên bổ sung 1.000mg axit béo mỗi ngày chia ra làm 2 lần. Mỗi ngày nên uống Vitamin B12 với liều lượng từ 100 đến 1.000 mcgram, khoảng 400mcgram folate, và Vitamin E (từ 400 đến 800 IU). Nên bổ sung các chất khoáng như kẽm 30mg, và Selen 200mcg mỗi ngày. Thuốc Quercetin 500mg chia 3 lần mỗi ngày uống trước bữa ăn. Nên dùng thêm enzym tiêu hóa trước mỗi bữa ăn với hàm lượng protein vừa phải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2