intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017-2018

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

88
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017-2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> HIỆU QUẢ CAN THIỆP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG<br /> VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ<br /> ĐƯỜNG TIÊU HÓA ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI<br /> HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2017 - 2018<br /> Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương<br /> Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội<br /> <br /> Dinh dưỡng kém, giảm cân, suy dinh dưỡng làm giảm hiệu quả điều trị, giảm chất lượng cuộc sống,<br /> tăng tỷ lệ biến chứng và gián đoạn điều trị ở bệnh nhân ung thư. Can thiệp dinh dưỡng ngay từ khi chẩn<br /> đoán ung thư góp phần cải thiện các chỉ số đầu ra. Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả can<br /> thiệp đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị<br /> hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 43 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa bắt đầu điều trị hóa<br /> chất nhận can thiệp bằng tư vấn và bổ sung dinh dưỡng đường miệng trong 2 tháng. Kết quả: sau can<br /> thiệp, cân nặng và BMI tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; bệnh nhân suy dinh dưỡng theo PG-SGA<br /> giảm từ 79,1% xuống còn 37,2% có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001; chất lượng cuộc sống với các chỉ<br /> số về mặt chức năng như thể chất, hoạt động, xã hội và toàn trạng cải thiện có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> Từ khóa: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, can thiệp dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống, điều trị hóa chất,<br /> ung thư đường tiêu hóa.<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh nhân ung thư có nguy cơ suy dinh cứu khác tại Châu Âu cho thấy, các bác sỹ đã<br /> dưỡng (SDD) cao do nguyên nhân bệnh và tác phân loại sai mức độ SDD trên 40% bệnh nhân<br /> dụng phụ của các liệu pháp điều trị. Trên 85% ung thư, và kết quả là những bệnh nhân SDD<br /> bệnh nhân ung thư bị giảm cân hoặc SDD trong nặng không được can thiệp dinh dưỡng cần<br /> suốt quá trình điều trị ung thư và ước tính từ thiết [2]. Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) kém<br /> 10 - 20% bệnh nhân ung thư tử vong do SDD có ảnh hưởng đến tiên lượng và lựa chọn liệu<br /> trước khi tử vong do bệnh ung thư. Do đó, dinh pháp điều trị ban đầu. Tỷ lệ sống, năng suất<br /> dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc lao động, chất lượng cuộc sống cũng giảm đối<br /> toàn diện cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, với bệnh nhân giảm cân [3].<br /> các nghiên cứu gần đây tại các bệnh viện ở Hóa chất điều trị ung thư có tác dụng chống<br /> Châu Âu chỉ ra rằng chỉ có 30-60% bệnh nhân lại hầu hết các loại ung thư. Tuy nhiên, thuốc<br /> ung thư nhận thức được vai trò của hỗ trợ dinh có nhiều độc tính và biến chứng đối với bệnh<br /> dưỡng đối với nguy cơ SDD [1]. Một nghiên nhân ung thư. Những biến chứng ảnh hưởng<br /> đến chức năng tiêu hóa của bệnh nhân như:<br /> Tác giả liên hệ: Nguyễn Thùy Linh, Viện đào tạo buồn nôn, nôn, chán ăn, viêm niêm mạc miệng,<br /> YHDP và YTCC – Trường Đại học Y Hà Nội tiêu chảy làm cho bệnh nhân ăn kém, không ăn<br /> Email: linhngthuy@hmu.edu.vn được hoặc giảm hấp thu, dẫn đến tình trạng<br /> Ngày nhận: 20/12/2018 sút cân, SDD thậm chí dẫn đến tình trạng suy<br /> Ngày được chấp nhận: 24/01/2019 kiệt trong quá trình điều trị ung thư [4].<br /> <br /> <br /> 142 TCNCYH 119 (3) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Việc cung cấp can thiệp dinh dưỡng sớm sau can thiệp và dựa trên cân nặng trung bình<br /> cho bệnh nhân có thể cải thiện TTDD và giúp của bệnh nhân ung thư theo một nghiên cứu<br /> bệnh nhân duy trì cân nặng, duy trì khối nạc trước đó là 52,5 kg [6; 7]. Cỡ mẫu tính được<br /> cơ thể, đáp ứng điều trị tốt hơn và đặc biệt là 37 bệnh nhân. Dự kiến 20% bệnh nhân bỏ<br /> giúp cải thiện chất lượng cuộc sống [5]. Do đó, cuộc, cỡ mẫu được tính là 45 bệnh nhân. Chọn<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hiệu quả can mẫu: tất cả bệnh nhân ung thư đường tiêu<br /> thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chất hoá nhập viện lần đầu điều trị hoá chất được<br /> lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều lựa chọn để đánh giá, nếu bệnh nhân đủ tiêu<br /> trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với chuẩn sẽ được chọn vào nghiên cứu cho đến<br /> các mục tiêu sau: khi đủ cỡ mẫu.<br /> 1. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện tình 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin:<br /> trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường<br /> Nghiên cứu thu thập thông tin bằng bảng<br /> tiêu hóa điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học<br /> câu hỏi chất lượng cuộc sống, đánh giá TTDD<br /> Y Hà Nội năm 2017.<br /> bằng chỉ tiêu nhân trắc như cân nặng, chiều<br /> 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng<br /> cao, BMI, và bộ công cụ PG-SGA.<br /> cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân<br /> 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá:<br /> ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất tại<br /> Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017. * Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass<br /> Index): BMI được nhận định theo phân loại<br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP WHO khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu<br /> nghị cho người trưởng thành Châu Á như sau<br /> Bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa bắt [8]: BMI ≥ 25: thừa cân/béo phì; 18,5 – 24,99:<br /> đầu được điều trị hóa chất tại bệnh viện Đại<br /> bình thường; < 18,5: thiếu năng lượng trường<br /> học Y Hà Nội năm 2017, tuổi từ 40-70, không<br /> diễn.<br /> bị rối loạn tiêu hóa mạn tính, không mắc suy<br /> * Phương pháp đánh giá tổng thể chủ<br /> thận, suy tim và không điều trị phối hợp các<br /> quan PG-SGA (Patient – Generated Subjective<br /> phương pháp khác.<br /> Global Assessment): đánh giá nguy cơ SDD<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> của bệnh nhân theo 3 mức độ: PG-SGA A (dinh<br /> 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: dưỡng tốt): cân nặng ổn định hoặc tăng cân<br /> Khoa Ung bướu & chăm sóc giảm nhẹ - cách đây không lâu; PG-SGA B (SDD nhẹ/vừa<br /> Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; thời gian từ tháng hay có nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng trong<br /> 02/2017- tháng 02/2018. 1 tháng hoặc 10% trong 6 tháng; giảm tiêu thụ<br /> 2.2. Thiết kế nghiên cứu: khẩu phần ăn; PG-SGA C (SDD nặng): giảm ><br /> Nghiên cứu can thiệp 5% cân nặng trong 1 tháng hoặc > 10% trong 6<br /> 2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu tháng; thiếu nghiêm trọng về lượng khẩu phần<br /> Cỡ mẫu được tính theo công thức so sánh ăn; có dấu hiệu rõ ràng của SDD (mất lớp mỡ<br /> giá trị trung bình: dưới da, teo cơ…).<br /> ( z - + z - ) .v 2 2<br /> * Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân:<br /> n=<br /> 1 a 1 b<br /> 2<br /> <br /> D<br /> 2<br /> Sử dụng thang đo EORTC QLQ-C30 (European<br /> Với mong muốn cải thiện 1,5kg cân nặng Organization for Research and Treatment of<br /> <br /> TCNCYH 119 (3) - 2019 143<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Cancer Quality of Life Questionnaire-Core 30) Có điều chỉnh kế hoạch can thiệp khi cần thiết<br /> để đánh giá, bao gồm: và đánh giá lại các chỉ số ban đầu sau 2 tháng<br /> + Các thang chức năng (hoạt động thể chất, can thiệp.<br /> cảm xúc, xã hội và nhận thức); 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> + Các thang triệu chứng (mệt mỏi, đau, Nghiên cứu là một phần trong đề tài nghiên<br /> buồn nôn và nôn); cứu Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh<br /> + Thang tình trạng sức khỏe chung và chất nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện<br /> lượng sống; Đại học Y Hà Nội và đã được chấp nhận bởi<br /> + Đánh giá các triệu chứng khác (khó thở, hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh<br /> rối loạn giấc ngủ, táo bón, tiêu chảy); học của Trường Đại học Y Hà Nội số 187/<br /> + Và tác động tài chính. HĐĐĐĐHYHN ngày 20/02/2016.<br /> 2.6. Nội dung và kế hoạch can thiệp<br /> dinh dưỡng: III. KẾT QUẢ<br /> Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn can thiệp được Nghiên cứu tiến hành trên 45 bệnh nhân<br /> đánh giá TTDD, chất lượng cuộc sống và lập ung thư dạ dày và đại tràng điều trị hóa chất<br /> kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cho từng bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 02 bệnh nhân<br /> nhân theo mục tiêu khuyến cáo: năng lượng bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu do không<br /> 30 - 35 kcal/kg/ngày, protein 1,2 - 1,5 g/kg/ tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Kết thúc can<br /> ngày; được cung cấp tư vấn dinh dưỡng, cung thiệp chúng tôi có 43 bệnh nhân được đánh<br /> cấp chế độ ăn cao năng lượng được xây dựng giá hiệu quả, bao gồm 27 nam (62,8%) và<br /> riêng cho bệnh nhân ung thư trong thời gian 16 nữ (37,2%), tuổi trung bình là 54,7 ± 11,0.<br /> nằm viện và bổ sung sữa Leanmax Hope ngày Ung thư đại tràng chiếm 46,5% và ung thư dạ<br /> 2 lần trong 2 tháng. Bệnh nhân được theo dõi dày chiếm 53,5%. Ung thư giai đoạn 3 chiếm<br /> TTDD và các triệu chứng tiêu hoá trong các lần 55,8%, giai đoạn 2 là 32,6% và giai đoạn 1<br /> nhập viện, qua điện thoại khi điều trị ngoại trú. chiếm 11,6%.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 144 TCNCYH 119 (3) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 1. Sự thay đổi các chỉ số cơ thể trước và sau can thiệp dinh dưỡng<br /> <br /> Ung thư Ung thư<br /> Chung (n = 43)<br /> dạ dày (n = 23) đại tràng (n = 20)<br /> Các chỉ số Trước Sau Trước Sau Trước Sau<br /> can can p can can p can can p<br /> thiệp thiệp thiệp thiệp thiệp thiệp<br /> Cân nặng 48,8 48,4 51,1 53,7 49,9 50,9<br /> 0,25* 0,000* 0,013*<br /> (kg) ± 9,0 ± 8,9 ± 6,2 ± 6,3 ± 7,8 ± 8,1<br /> 19,3 19,1 20,08 21,09 19,6 20,04<br /> BMI (kg/m2) 0,26* 0,000* 0,01*<br /> ± 2,4 ± 2,5 ± 1,98 ± 2,1 ± 2,2 ± 2,5<br /> Khối lượng 36,0 37,5 37,1 36,6 36,5 37,1<br /> 0,099* 0,39* 0,28*<br /> cơ (%) ± 6,3 ± 7,6 ± 5,8 ± 8,4 ± 6,0 ± 7,9<br /> Chu vi vòng<br /> 24,8 24,5 25,5 26,3 25,1 25,3<br /> cánh tay 0,3* 0,001* 0,2*<br /> ± 3,0 ± 3,3 ± 1,97 ± 2,0 ± 2,6 ± 2,9<br /> (cm)<br /> Bề dày mỡ<br /> 12,4 16,4 15,97 15,6 14,1 16,0<br /> dưới da 0,83** 0,6** 0,55**<br /> ± 6,1 ± 16,6 ± 8,7 ± 7,7 ± 7,6 ± 13,1<br /> (mm)<br /> <br /> *: Paired – Samples T test<br /> **: Wilcoxon signed-rank test<br /> Cân nặng trung bình và BMI và chu vi vòng cánh tay của bệnh nhân ung thư đại tràng tăng có ý<br /> nghĩa thống kê sau 2 tháng can thiệp, nhưng không tăng ở nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày. Các<br /> chỉ khác không có sự khác biệt trước và sau can thiệp.<br /> Bảng 2. TTDD trước và sau can thiệp của bệnh nhân theo PG-SGA và loại ung thư<br /> <br /> Ung thư dạ dày Ung thư đại tràng Chung<br /> Phân<br /> (n = 23) (n = 20) (n = 43)<br /> loại<br /> Trước Sau Trước Sau Trước Sau<br /> PG-<br /> can can p can can p can can p<br /> SGA<br /> thiệp thiệp thiệp thiệp thiệp thiệp<br /> PG- 0 10 9 17 9 27<br /> SGA A (0,0) (43,5) (45,0) (85,0) (20,9) (62,8)<br /> 0,002b 0,011b 0,0001b<br /> PG- 23 13 11 3 34 16<br /> SGA B (100) (56,5) (55,0) (15,0) (79,1) (37,2)<br /> và C<br /> <br /> b: McNemar’s Chi-squared test<br /> PG-SGA ở cả 2 nhóm ung thư dạ dày và đại tràng đều có sự cải thiện, PG-SGA B và C chung<br /> ở cả 2 nhóm giảm từ 79,1% xuống còn 37,2% có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 119 (3) - 2019 145<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 3. Sự cải thiện điểm số chất lượng cuộc sống về các mặt chức năng của bệnh nhân<br /> trước và sau can thiệp<br /> <br /> Các mặt Trước can thiệp Sau can thiệp<br /> p<br /> chức năng Mean± SD Median (IQR) Mean± SD Median (IQR)<br /> Thể chất 68,8 ± 17,1 66,7 (60 - 80) 87,3 ± 9,8 86,7 (86,6 – 93,3) 0,000**<br /> Hoạt động 56,98 ± 24,5 66,7 (33,3 - 66,7) 74,0 ± 20,7 66,7 (66,7 – 100) 0,0001*<br /> Nhận thức 93,4 ± 15,9 100 (100 – 100) 95,3 ± 11,1 100 (100 – 100) 0,55**<br /> Cảm xúc 88,2 ± 18,7 100 (83,3 – 100) 89,9 ± 16,8 100 (83,3 – 100) 0,61**<br /> Xã hội 65,1 ± 23,3 66,7 (50 - 83,3) 72,9 ± 18,9 66,7 (66,7 - 83,3) 0,038*<br /> Sức khỏe<br /> 52,1 ± 15,0 50 (41,7 – 58,3) 72,1 ± 12,95 75 (66,7 – 83,3) 0,000**<br /> toàn diện<br /> <br /> (Mean: trung bình; Median: trung vị; SD: độ lệch chuẩn, IQR: khoảng tứ phân vị)<br /> *: Paired – Samples T test; **: Wilcoxon signed-rank test.<br /> Về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, kết quả cho thấy điểm thể chất sau can thiệp tăng từ<br /> 68,8 ± 17,1 lên 87,3 ± 9,8 với p < 0,0001. Điểm hoạt động tăng từ 56,98 ± 24,5 lên 74,0 ± 20,7 có ý<br /> nghĩa thống kê, các chức năng xã hội và sức khoẻ toàn diện cải thiện có ý nghĩa thống kê.<br /> Bảng 4. Sự cải thiện chất lượng cuộc sống trên lĩnh vực các triệu chứng bệnh và tài chính<br /> của bệnh nhân trước và sau can thiệp<br /> <br /> Các triệu chứng Trước can thiệp Sau can thiệp<br /> p<br /> và tài chính Mean± SD Median (IQR) Mean± SD Median (IQR)<br /> Mệt mỏi 28,9 ± 21,7 22,2 (11,1 - 33,3) 15,5 ± 19,7 0 (0 – 33,3) 0,0001**<br /> Buồn nôn, nôn 12,4 ± 20,3 0 (0 – 16,7) 7,3 ± 12,8 0 (0 – 16,7) 0,3**<br /> Đau 19,8 ± 16,8 16,7 (0 – 33,3) 3,5 ± 8,6 0 (0 – 0) 0,000**<br /> Khó thở 10,1 ± 21,3 0 (0 – 0) 17,1 ± 22,3 0 (0 – 33,3) 0,041**<br /> Rối loạn giấc ngủ 24,0 ± 31,1 0 (0 – 33,3) 18,6 ± 24,5 0 (0 – 33,3) 0,33**<br /> Mất cảm giác<br /> 17,1 ± 25,6 0 (0 – 33,3) 13,9 ± 20,9 0 (0 – 33,3) 0,33**<br /> ngon miệng<br /> Táo bón 4,7 0 ± 12,8 0 (0 – 0) 4,7 0 ± 12,8 0 (0 – 0) 1,00**<br /> Tiêu chảy 6,2 ± 13,1 0 (0 – 0) 8,5 ± 20,7 0 (0 – 0) 0,88**<br /> Tác động tài chính 37,2 ± 30,2 33,3 (0 – 66,7) 31,8 ± 29,95 33,3 (0 – 66,7) 0,34*<br /> <br /> (Mean: trung bình; Median: trung vị; SD: độ lệch chuẩn, IQR: khoảng tứ phân vị);<br /> *:Paired – Samples T test; **: Wilcoxon signed-rank test<br /> Sau 2 tháng can thiệp, điểm số các triệu chứng như mệt mỏi, đau, khó thở giảm có ý nghĩa<br /> thống kê với p < 0,05. Các triệu chứng khác và tác động về tài chính giảm không có ý nghĩa thống<br /> kê với p > 0,05.<br /> <br /> <br /> 146 TCNCYH 119 (3) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN can thiệp thay đổi trung bình 9 điểm [9].<br /> Nghiên cứu đã cung cấp tư vấn dinh dưỡng, Điểm số về chất lượng cuộc sống về các<br /> hướng dẫn chế độ ăn và bổ sung dinh dưỡng mặt chức năng của bệnh nhân sau can thiệp<br /> đường miệng cho bệnh nhân ung thư điều trị có cải thiện rõ rệt, đặc biệt về mặt thể chất,<br /> hóa chất trong 2 tháng, kết quả cho thấy: cân hoạt động, xã hội và sức khỏe toàn diện. Tuy<br /> nặng tăng trung bình 1,0 ± 0,3 kg và tăng BMI nhiên, về các triệu chứng bệnh (bảng 4), các<br /> của bệnh nhân sau can thiệp tăng có ý nghĩa triệu chứng đau, khó thở, mệt mỏi đặc biệt là<br /> thống kê, đặc biệt ở nhóm ung thư đại tràng. triệu chứng đau không được cải thiện, điều<br /> Một nghiên cứu so sánh nhóm bổ sung dinh này có thể giải thích do diễn biến của bệnh<br /> dưỡng đường miệng (332 bệnh nhân), nhóm và các tác dụng phụ sau 2 tháng điều trị hoá<br /> nhận lời khuyên dinh dưỡng kết hợp bổ sung chất làm cho các triệu chứng bệnh nặng thêm.<br /> dinh dưỡng đường miệng (731 bệnh nhân), Nghiên cứu của Ravasco năm 2005 cũng cho<br /> theo dõi bệnh nhân từ 18 đến 24 tháng cho thấy hiệu quả sau can thiệp ở bệnh nhân nhóm<br /> thấy, có sự thay đổi về cân nặng nhóm nhận G1 (chỉ tư vấn chế độ ăn bằng thực phẩm<br /> lời khuyên dinh dưỡng kèm theo bổ sung dinh thông thường) có điểm chất lượng cuộc sống<br /> dưỡng so với nhóm không nhận lời khuyên, cải thiện tương xứng với năng lượng ăn vào<br /> sự khác nhau trung bình là 2,20 kg (95%CI với đầy đủ và tình trạng dinh dưỡng (p < 0,05).<br /> khoảng tin cậy là 1,16 - 3,25). Giữa 2 nhóm Trong khi đó, nhóm G2 (bổ sung protein) chỉ có<br /> cũng có sự khác biệt trong việc cải thiện chu vi 3 trong 6 điểm chức năng được cải thiện tỷ lệ<br /> vòng cánh tay nhưng không có ý nghĩa thống với lượng protein ăn vào (p = 0,04), và toàn bộ<br /> kê, sự khác biệt trung bình 0,81mm (95% CI nhóm G3 (ăn uống tự do theo nhu cầu) điểm<br /> với khoảng tin cậy 0,31 - 1,31) [6]. chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ (p < 0,05).<br /> Một nghiên cứu can thiệp bằng tư vấn dinh Cả 2 nhóm can thiệp đều có hiệu quả tích cực<br /> dưỡng hàng tuần và bổ sung dinh dưỡng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân<br /> đường miệng bằng sản phẩm cao protein và ung thư trong suốt quá trình xạ trị, nhóm tư vấn<br /> năng lượng với acid eicosapentaenoic (EPA) chế độ ăn có hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, sau<br /> trong 8 tuần của Bauer JD cho thấy, cải thiện 3 tháng kết thúc xạ trị, chỉ nhóm bệnh nhân<br /> có ý nghĩa thống về cân nặng (thay đổi trung được tư vấn dinh dưỡng duy trì được hiệu quả<br /> bình 2,3kg; khoảng 2,7 đến 4,5 kg). Sự thay đổi đầu ra có ý nghĩa [10].<br /> cân nặng này cao hơn so với kết quả nghiên Nghiên cứu khác của Ravasco trên 75 bệnh<br /> cứu của chúng tôi [9]. nhân ung thư đầu cổ điều trị xạ trị. Sau xạ trị,<br /> Sự cải thiện về tình trạng dinh dưỡng theo điểm chức năng về chất lượng cuộc sống<br /> PG-SGA có ý nghĩa thống kê đối với bệnh nhân được cải thiện (p < 0,003) tỷ lệ với cải thiện<br /> sau 2 tháng can thiệp. Đối với bệnh nhân ung tình trạng dinh dưỡng và năng lượng ăn vào<br /> thư dạ dày, bệnh nhân có suy dinh dưỡng theo ở nhóm 1 (bệnh nhân nhận tư vấn dinh dưỡng<br /> PG-SGA trước can thiệp là 100%, sau 2 tháng từ các thực phẩm thông thường). Tại thời điểm<br /> can thiệp giảm xuống còn 56,5% có ý nghĩa 3 tháng, bệnh nhân ở nhóm 1 duy trì hoặc cải<br /> thống kê với p = 0,002; bệnh nhân ung thư đại thiện tổng thể chất lượng cuộc sống, trong khi<br /> trực tràng giảm từ 55% trước can thiệp xuống đó bệnh nhân nhóm 2 (bệnh nhân ăn chế độ<br /> còn 15% có ý nghĩa thống kê với p = 0,011. ăn thông thường và thêm sản phẩm bổ sung)<br /> Nghiên cứu của Bauer cho thấy, PG-SGA sau và nhóm 3 (duy trì chế độ ăn tự do), điểm tổng<br /> <br /> TCNCYH 119 (3) - 2019 147<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> thể chất lượng cuộc sống duy trì hoặc xấu đi. receiving chemotherapy. Supportive Care in<br /> Như vậy, can thiệp dinh dưỡng ảnh hưởng tích Cancer, 18(5), 617–625. doi:10.1007/s00520-<br /> cực đến đầu ra của bệnh nhân, và tư vấn dinh 009-0703-6.<br /> dưỡng đạt hiệu quả cao hơn [11]. 4. Nguyễn Văn Hiếu (2015). Ung thư<br /> học. Nhà xuất bản y học.<br /> V. KẾT LUẬN<br /> 5. Aapro M, J, A., & et al (2014). Early<br /> Tư vấn dinh dưỡng kết hợp bổ sung dinh recognition of malnutrition and cachexia in the<br /> dưỡng đường miệng trong 2 tháng giúp tăng cancer patient: a position paper of a European<br /> cân nặng trung bình 1,0 ± 0,3 kg; tỷ lệ bệnh School of Oncology Task Force. Annals of<br /> nhân suy dinh dưỡng theo PG-SGA giảm từ Oncology, 25(8), 1492–1499.<br /> 79,1% xuống còn 37,2% có ý nghĩa thống kê 6. Baldwin, C., & Weekes, C. E.<br /> với p = 0,0001. Chất lượng cuộc sống về mặt (2011). Dietary advice with or without oral<br /> chức năng và triệu chứng bệnh của bệnh nhân nutritional supplements for disease-related<br /> ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất cải malnutrition in adults. The Cochrane Database<br /> thiện tích cực có ý nghĩa thống kê. of Systematic Reviews, (9), CD002008.<br /> Lời cảm ơn doi:10.1002/14651858.CD002008.pub4<br /> 7. Nguyen Thuy Linh, Tran Thi Giang<br /> Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ Huong, & et al (2016). Nutritional status and<br /> của các thành viên nhóm nghiên cứu từ Bệnh dietary intake in cancer patients receiving<br /> viện Đại học Y Hà Nội– Trường Đại học Y Hà chemotherapy in Hanoi Medical University<br /> Nội và các bệnh nhân tình nguyện tham gia hospital 2015. Vietnam Journal of Medicine<br /> nghiên cứu. and Pharmacy, 9(3), 75–82.<br /> 8. WHO. What is malnutrition? http://<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO www.who.int/features/qa/malnutrition/en/.<br /> 1. Pressoir, M., Desné, S., Berchery, 9. Bauer, J. D., & Capra, S. (2005).<br /> D., Rossignol, G., Poiree, B., Meslier, Nutrition intervention improves outcomes<br /> M., Bachmann, P. (2010). Prevalence, risk in patients with cancer cachexia receiving<br /> factors and clinical implications of malnutrition chemotherapy--a pilot study. Supportive Care<br /> in French Comprehensive Cancer Centres. in Cancer: Official Journal of the Multinational<br /> British Journal of Cancer, 102(6), 966–971. Association of Supportive Care in Cancer,<br /> doi:10.1038/sj.bjc.6605578. 13(4), 270–274. doi:10.1007/s00520-004-<br /> 2. Xavier Hébuterne, Etienne 0746-7.<br /> Lemarié, & Mauricette Michallet (2014). 10. Ravasco, P., Monteiro-Grillo, I.,<br /> Prevalence of Malnutrition and Current Vidal, P. M., & Camilo, M. E. (2005). Dietary<br /> Use of Nutrition Support in Patients With counseling improves patient outcomes: a<br /> Cancer. http://journals.sagepub.com/doi/ prospective, randomized, controlled trial<br /> pdf/10.1177/0148607113502674. in colorectal cancer patients undergoing<br /> 3. Halpern-Silveira, D., Susin, L. R. O., radiotherapy. Journal of Clinical Oncology:<br /> Borges, L. R., Paiva, S. I., Assunção, M. C. Official Journal of the American Society<br /> F., & Gonzalez, M. C. (2010). Body weight and of Clinical Oncology, 23(7), 1431–1438.<br /> fat-free mass changes in a cohort of patients doi:10.1200/JCO.2005.02.054<br /> <br /> <br /> 148 TCNCYH 119 (3) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> 11. Ravasco, P., Monteiro-Grillo, I., randomized controlled trial in patients with head<br /> Marques Vidal, P., & Camilo, M. E. (2005) and neck cancer undergoing radiotherapy. Head<br /> Impact of nutrition on outcome: a prospective & Neck, 27(8), 659–668. doi:10.1002/hed.20221.<br /> <br /> <br /> Summary<br /> EFFECTIVE INTERVENTION IMPROVES NUTRITIONAL<br /> STATUS AND QUALITY OF LIFE IN PATIENTS WITH<br /> GASTROINTESTINAL CANCER UNDERGOING<br /> CHEMOTHERAPY IN HANOI MEDICAL UNIVERSITY<br /> HOSPITAL IN 2017 – 2018<br /> Poor nutrition, weight-loss, and malnutrition reduce efficacy of treatment, decrease quality<br /> of life, worsen complication rates, and interrupt treatment in cancer patients. Early nutritional<br /> interventions in patients with cancer contributes to improving their outcomes. This study<br /> was conducted to evaluate the effect of interventions on nutritional status and quality of life in<br /> patients with gastrointestinal cancer undergoing chemotherapy at Hanoi Medical University<br /> Hospital. Forty-three patients with gastrointestinal cancer undergoing their initial chemotherapy<br /> course received oral nutritional supplements and counseling for 2 months. Results: At the<br /> end of the intervention, average patient weight and BMI increased significantly; the PG-<br /> SGA score had decreased significantly from 79.1% to 37.2%; quality of life with indicators<br /> about function as physical, activity, social and overall well-being improved significantly.<br /> <br /> Keywords: Hanoi Medical University Hospital, nutrition intervention, quality of life,<br /> chemotherapy, gastrointestinal cancer.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 119 (3) - 2019 149<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2