TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br />
<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP TỪ RUNG NHIỆT<br />
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG<br />
Trần Thị Hải Vân<br />
Trư ng h YH N<br />
<br />
th t ưng t nh r t thư ng g tN ng như tr n th g nh r n n<br />
g nh nh t t t 20 n 0 Ngh n nh nh g h hương h n h th<br />
t r ng nh t tr ng tr th t ưng th h t ng Ph t h n t ụng h ng n tư ng<br />
hương h ngh n 0 nh nh n ư h n n th h t ng th t ưng ư h 2 nh n<br />
h n h t h t r ng nh t tr g n t ng th t ưng h n ng h t<br />
ng t ng th t ưng th n trư tr h nh nhưng th n nh ngh n t t hơn<br />
nh h ng ( 0 05) t n n h t h t r ng nh t t ụng t t tr ng tr th t ưng<br />
th h t ng h ng th t ụng h ng n tr ng tr nh tr<br />
<br />
Từ khóa: từ rung nhiệt, đau thắt lưng<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ thoái hoá cột sống trên lâm sàng. Vì vậy, đề tài được<br />
nghiên cứu với hai mục tiêu:<br />
Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống (THCS) là 1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm kết<br />
nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao hợp từ rung nhiệt trong điều trị đau thắt lưng do thoái<br />
động ở những người dưới 45 tuổi. Tỉ lệ đau thắt lưng hóa cột sống.<br />
hằng năm ước tính 5% dân số, 50% số người đau thắt 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương<br />
lưng ở độ tuổi lao động [1]. Theo Nguyễn Xuân Nghiên, pháp điện châm kết hợp từ rung nhiệt<br />
số bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hoá cột sống vào<br />
điều trị tại các khoa khớp, khoa vật lý trị liệu chiếm II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
khoảng 50% so với các bệnh khác [2]. Y học hiện đại<br />
chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc chống viêm giảm đau, 1. Đối tượng<br />
thuốc giãn cơ kết hợp với chiếu tia hồng ngoại, sóng - Gồm 60 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là đau thắt<br />
ngắn, siêu âm, kéo giãn cột sống thắt lưng để điều trị lưng do thoái hoá cột sống theo y học hiện đại, điều trị<br />
[1].Theo y học cổ truyền, đau thắt lưng thuộc phạm vi nội trú tại khoa Châm cứu – Phục hồi chức năng, bệnh<br />
‘’chứng tý’’ với bệnh danh là ‘’Yêu thống’’ được điều trị viện Y học cổ truyền Bộ công an.<br />
bằng nhiều phương pháp cổ điển như: châm cứu, xoa<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại<br />
bóp bấm huyệt, tác động cột sống, thuốc đông dược<br />
hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại như: - Không phân biệt tuổi, giới tính, đang đau thắt lưng ở<br />
điện châm, thủy châm, cấy chỉ catgut vào huyệt [3]. Từ giai đoạn cấp hoặc bán cấp, không đau lan xuống mông<br />
rung nhiệt là sự kết hợp giữa từ trường và nhiệt trị liệu và chân. X quang thường quy có hình ảnh thoái hóa cột<br />
được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý: thoái hóa sống thắt lưng<br />
khớp, cột sống thắt lưng, đĩa đệm cột sống cổ, di chứng Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền<br />
sau mổ tái tạo dây chằng khớp gối và một số bệnh lý - Bệnh nhân đau thắt lưng thể thận hư.<br />
mạn tính khác [4; 5]. Hiện nay, phương pháp này đang Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân<br />
được sử dụng nhiều nhưng chưa có một công trình<br />
- Bệnh nhân đau thắt lưng trên 3 tháng, có hình ảnh<br />
nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị của phương<br />
phồng đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,<br />
pháp một cách hệ thống trong điều trị đau thắt lưng do<br />
kèm theo các bệnh mạn tính như lao, ung thư..<br />
- Bệnh nhân có các thiết bị cấy ghép điện tử, dị vật kim<br />
h nh Tr n Th H n h Yh C tr n loại trong cơ thể.<br />
trư ng h YH N 2. Chất liệu nghiên cứu:<br />
tr nh n 2 h<br />
- Kim châm cứu: hào châm dài 5cm<br />
Ng nh n 22 2014<br />
Ng h th n 1 11 2014<br />
- Máy điện châm: model 1592 – ET – TK21 của Công<br />
<br />
68<br />
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br />
<br />
<br />
ty đầu tư phát triển công nghệ và xây lắp – Việt Nam. - Các chỉ tiêu lâm sàng được theo dõi trước điều trị N0<br />
- Thước dây đo độ giãn cột sống thắt lưng, thước đo và sau điều trị N20<br />
mức độ đau VAS của hãng Astra - Zeneca. - Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS<br />
- Bông vô trùng, cồn sát khuẩn 70 độ, panh không mấu, - Đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng<br />
khay quả đậu - Đánh giá chức năng hoạt động của cột sống thắt lưng<br />
- Máy từ rung nhiệt: HM - 101/HM - 2SC - A của hãng bằng bộ câu hỏi Owestry<br />
ITO Nhật Bản. - Tác dụng không mong muốn: dị ứng, mẩn ngứa, chảy<br />
3. Phương pháp máu…<br />
Chỉ tiêu đánh giá kết quả<br />
3.1. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, so sánh trước-<br />
sau điều trị, có đối chứng. Mức độ đau theo thang VAS, mức độ cải thiện độ<br />
giãn cột sống thắt lưng, mức độ cải thiện chức năng<br />
3.2. Liệu trình điều trị:<br />
hoạt động cột sống thắt lưng cho điểm từ 1 đến 4 tương<br />
- Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điện châm 25 phút/lần/ ứng với các mức độ từ kém đến tốt. Kết quả chung<br />
ngày trong 20 ngày được đánh giá dựa vào tổng số điểm của 3 chỉ số theo<br />
- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị bằng điện các mức độ:<br />
châm 25 phút/lần/ngày kết hợp từ rung nhiệt 15 phút/ - Tốt: 10 - 12 điểm<br />
lần/ngày x 20 ngày - Khá: 7 - 9 điểm<br />
3.3. Phương pháp điều trị: - Trung bình: 4 - 6 điểm<br />
- Châm bổ các huyệt: Thận du, Đại trường du, Chí thất, - Kém: < 4 điểm<br />
Mệnh môn, Bát liêu, Yêu dương quan, tả các huyệt: A 5. Phương pháp xử lý số liệu: SPSS 18.0<br />
thị, Giáp tích L1 - L5, Ủy trung. 6. Đạo đức nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được hội<br />
- Phương pháp từ rung nhiệt: Đặt tấm Magner lên vị trí đồng khoa học Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công an<br />
thắt lưng của bệnh nhân, bên ngoài lớp quần áo. Điều cho phép tiến hành. Bệnh nhân được giải thích rõ về tác<br />
chỉnh nhiệt độ điều trị ở mức 500C, bộ điều chỉnh tự dụng của phương pháp. Bệnh nhân tự nguyện tham gia<br />
động sẽ duy trì nhiệt độ đã chọn trong suốt thời gian nghiên cứu và có thể rút khỏi nghiên cứu. Nếu có dấu<br />
điều trị. hiệu bất thường hoặc nặng thêm đều được theo dõi, xử<br />
4. Nội dung nghiên cứu trí cho phù hợp.<br />
<br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
- Đặc điểm chung của bệnh nhân: Tuổi, giới, thời gian<br />
mắc bệnh 1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu<br />
<br />
Đặc điểm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng p<br />
n1 % n2 %<br />
Tuổi<br />
30 - 39 5 16,7 5 16,7<br />
40 - 49 3 10,0 4 13,3<br />
50 - 59 12 40,0 11 36,7 > 0,05<br />
<br />
≥ 60 10 33,3 10 33,3<br />
Giới<br />
Nam 12 40,0 13 43,3<br />
> 0,05<br />
Nữ 18 60,0 17 56,7<br />
<br />
Sự khác biệt về phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
<br />
69<br />
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br />
<br />
<br />
2. Kết quả điều trị<br />
<br />
Bảng 2. Sự cải thiện về mức độ đau theo VAS, độ giãn cột sống thắt lưng, điểm Owestry của 2 nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng<br />
Đặc điểm lâm sàng p<br />
X ± SD X ± SD<br />
VAS<br />
Trước điều trị 3,63 ± 1,54 4,20 ± 1,33 > 0,05<br />
Sau điều trị 6,02 ± 1,87 5,41 ± 1,42 < 0,05<br />
p < 0,05 < 0,05<br />
Độ giãn CSTL<br />
Trước điều trị 2,53 ± 0,86 2,41 ± 0,81 > 0,05<br />
Sau điều trị 4,27 ± 0,95 3,25 ± 0,79 < 0,05<br />
p < 0,05 < 0,05<br />
Điểm Owestry<br />
Trước điều trị 2,27 ± 0,65 2,23 ± 0,52 > 0,05<br />
Sau điều trị 3,13 ± 0,86 2,67 ± 0,67 < 0,05<br />
p < 0,05 < 0,05<br />
<br />
Sau điều trị điểm VAS trung bình, điểm đánh giá độ giãn cột sống thắt lưng trung bình và điểm Owestry trung bình<br />
đều tăng so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 ở cả 2 nhóm.<br />
Mức độ cải thiện điểm VAS, độ giãn cột sống thắt lưng và điểm Owestry ở nhóm nghiên cứu sau điều trị tốt hơn<br />
so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05<br />
<br />
Bảng 3. So sánh hiệu quả điều trị chung theo điểm trung bình của hai nhóm<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng<br />
Thời điểm (n = 30) (n = 30) p<br />
X ± SD X ± SD<br />
Trước điều trị 7,07 ± 1,68 6,90 ± 1,65 > 0,05<br />
Sau điều trị 9,48 ± 2,09 7,94 ± 1,82 < 0,05<br />
p < 0,05 < 0,05<br />
<br />
Sau điều trị, hiệu quả điều trị chung của hai nhóm đều tăng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p < 0,05).<br />
So với nhóm chứng, điểm đánh giá chung của nhóm nghiên cứu tăng nhiều hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
với p < 0,05.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. So sánh hiệu quả điều trị chung theo mức độ phân loại của hai nhóm<br />
<br />
70<br />
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br />
<br />
<br />
Sau điều trị, mức độ tốt ở nhóm nghiên cứu cao hơn hẳn so với nhóm chứng, mức độ trung bình và kém ở nhóm<br />
nghiên cứu thấp hơn so với nhóm chứng.<br />
3. Tác dụng không mong muốn<br />
Sau 20 ngày điều trị, chưa phát hiện các triệu chứng như chảy máu, sẩn ngứa, bỏng tại vị trí làm thủ thuật ở cả<br />
hai nhóm.<br />
<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN tại chỗ và lưu thông tuần hoàn nên cũng có tác dụng<br />
giảm đau. Vì vậy khi phối hợp thêm với điện châm thì<br />
Theo kết quả nghiên cứu bệnh nhân đau thắt lưng giúp bệnh nhân giảm đau tốt hơn. Trong đau thắt lưng,<br />
hạn chế độ giãn cột sống thắt lưng là hậu quả của triệu<br />
do thoái hóa cột sống chủ yếu ở độ tuổi > 30. Trong đó<br />
chứng đau. Khi đau giảm thì độ giãn cột sống thắt lưng<br />
tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 50 – 59 trên cả 2 nhóm<br />
cũng được cải thiện. Điện châm kết hợp từ rung nhiệt<br />
với tỷ lệ 38,33%. Theo Valal Y.P [6] thì đau thắt lưng hay<br />
có tác dụng giảm đau, làm giãn các tổ chức đang bị co<br />
gặp nhất ở độ tuổi từ 30 - 59 tuổi. Quá trình thoái hóa<br />
rút do đó mà khôi phục lại được độ giãn cột sống thắt<br />
đĩa đệm xảy ra từ rất sớm, tuổi trên 30 thì phần lớn có<br />
lưng. Chức năng hoạt động của cột sống thắt lưng bị<br />
biểu hiện thoái hóa đĩa đệm, nhất là đĩa đệm cột sống<br />
ảnh hưởng bởi mức độ đau và tầm vận động cột sống<br />
thắt lưng. Mức độ thoái hóa đĩa đệm tăng dần theo tuổi,<br />
thắt lưng. Khi hai yếu tố này tốt lên thì chức năng hoạt<br />
quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi của đĩa đệm biến<br />
động của cột sống thắt lưng cũng sẽ được cải thiện.<br />
đĩa đệm thành một tổ chức chứa đựng những yếu tố<br />
nguy cơ sẵn sàng bị bệnh [7]. Tỷ lệ bệnh nhân nữ và Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như<br />
bệnh nhân nam xấp xỉ nhau ở cả 2 nhóm (58,33% so Nguyễn Tài Thu dùng phương pháp tân châm để điều<br />
với 41,67%). trị đau thắt lưng thì tỷ lệ khỏi và đỡ là 67,6% [11], của<br />
Hồ Thị Tâm cho thấy phương pháp cấy chỉ catgut điều<br />
Sau điều trị, mức độ giảm đau thông qua thang điểm<br />
trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống đạt kết quả tốt là<br />
VAS ở 2 nhóm đều thay đổi có ý nghĩa thống kê với<br />
60%, khá là 20% [12] .<br />
p < 0,05. Điểm VAS trung bình sau điều trị của nhóm<br />
nghiên cứu tăng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa với Như vậy, sử dụng điện châm kết hợp từ rung nhiệt<br />
p < 0,05. Chứng tỏ cả điện châm đơn thuần hay kết trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống mang<br />
hợp với từ rung nhiệt đều có hiệu quả giảm đau tốt, lại kết quả tốt, giảm mức độ đau và cải thiện tầm vận<br />
tuy nhiên sự phối hợp điện châm và từ rung nhiệt có động của cột sống thắt lưng. Từ đó làm cho chức năng<br />
tác dụng giảm đau tốt hơn. Sự cải thiện về độ giãn cột hoạt động cột sống thắt lưng được khôi phục. Kết hợp<br />
sống thắt lưng và chức năng hoạt động của cột sống trên một phương pháp thích hợp để điều trị cho các<br />
thắt lưng của 2 nhóm sau điều trị cũng tốt hơn so với bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống dường<br />
trước điều trị nhưng ở nhóm điều trị bằng điện châm và như mang lại hiệu quả tốt hơn khi chỉ dùng một phương<br />
từ rung nhiệt thì cải thiện được nhiều hơn với p < 0,05, pháp<br />
giảm được sự hạn chế do đau thắt lưng gây ra. Theo dõi trong quá trình điều trị cũng không thấy<br />
Dưới tác dụng của điện châm, nhiều chất trong hệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn như vựng<br />
thần kinh trung ương được sinh ra cao gấp nhiều lần châm, dị ứng, bỏng, nhiễm trùng. Điều này cho thấy sử<br />
so với bình thường, trong đó đáng chú ý là các chất dụng phương pháp kết hợp này giúp người bệnh nhanh<br />
Endorphin, encephalin, serontonin và endomorphin - 1. chóng trở lại với công việc, sinh hoạt hàng ngày và có<br />
Các chất này tham gia vào quá trình ngăn chặn cảm thể áp dụng rộng rãi ở tuyến y tế cơ sở.<br />
giác đau [8; 9]. Theo lý luận của y học cổ truyền, đau<br />
là do kinh lạc bị bế tắc. Điện châm thông qua tác động V. KẾT LUẬN<br />
vào huyệt và kinh lạc có thể làm thông kinh lạc, hành<br />
khí, hoạt huyết do đó làm giảm đau. Theo y học hiện - Phương pháp điện châm kết hợp từ rung nhiệt có tác<br />
đại, đau thắt lưng do thoái hoá cột sống chủ yếu do các dụng giảm đau, tăng độ giãn cột sống thắt lưng, cải<br />
bó sợi của dây chằng, bao khớp bị kéo căng sẽ làm thiện được chức năng hoạt động của cột sống thắt lưng<br />
hẹp, biến dạng các khoảng trống giữa các bó collagen trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống tốt<br />
làm các sợi thần kinh bị chèn ép gây đau [10]. Châm hơn khi chỉ sử dụng điện châm đơn thuần.<br />
cứu có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau trong - Chưa phát hiện được tác dụng không muốn trên lâm<br />
cung phản xạ đau do đó làm giảm đau. Phương pháp từ sàng.<br />
rung nhiệt có tác dụng giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng<br />
<br />
<br />
71<br />
TCNCYH Phụ trương 91 (5) - 2014<br />
<br />
<br />
Lời cảm ơn 6. Valal Y.P. (1998). Đau thắt lưng. Hội thảo khoa học<br />
Pháp Việt, Hạ Long.<br />
Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành 7. Vũ Quang Bích (1997). Phòng và chữa các chứng<br />
cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh bệnh đau lưng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.<br />
đạo và tập thể y bác sĩ khoa Châm cứu – Phục hồi chức 8. Ding V, Roath S, Lewith GT (1983). Effect of acu-<br />
năng, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an. puncture on lymphocyte behaviour. r n rn<br />
n t r 11(1): 51-54.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
9. Carlsson C (2002). Acupuncture mechanisms for<br />
clinically relevant long-term effects: reconsideration and<br />
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Bệnh học cơ xương a hypothesis. n t r n n 20 (2-3): 82-99.<br />
khớp nội khoa. NXB Giáo dục Việt Nam, Tr.140 – 153.<br />
10. Giorgio Zeppieri J., Steven Z., Anthony L., (2008).<br />
2. Nguyễn Xuân Nghiên (2008). Phục hồi chức năng. A randomized trial of behavioral physical therapy inter-<br />
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội vention for acute and sub – acute lowback pain. P n<br />
3. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội 140, 145 – 157.<br />
(2012). Bệnh học nội khoa y học cổ truyền. Nhà xuất 11. Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Năng An, Nguyến Tuất<br />
bản Y học, Hà Nội và cộng sự (1972). Dùng phương pháp tân châm chữa<br />
4. Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y 30 trường hợp đau lưng do cột sống, T h ng Y<br />
Hà Nội (2003). Bài giảng vật lý trị liệu – Phục hồi chức 118, 43 – 49.<br />
năng. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. 12. Hồ Thị Tâm (2013). Đánh giá tác dụng điều trị đau<br />
5. Kenneth D. Brandt, MD (2000). Diagnosis and non thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy<br />
surgical Management of Osteoarthritis. Second Edition. chỉ catgut vào huyệt, Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
Published by professional Communication.<br />
<br />
<br />
Summary<br />
THE EFFECT OF COMBINING ELECTRO – ACUPUNCTURE WITH<br />
HOT – MAGNER ON TREATMENT OF LOW BACK PAIN CAUSED BY<br />
SPINAL SPONDYLOSIS<br />
Low back pain is a common disease worlwide as well as in Vietnam; both male and female between the age of<br />
20 to 60 are affected. The objective of this study was to assess the effect of electro – acupuncture combined with<br />
hot – magner on the treatment of low back pain caused by spinal spondylosis. Methods: 60 patients suffering low<br />
back pain by spinal spondylosis were enrolled in this study. Patients are divided into 2 groups: the control group<br />
was treated with electro - acupuncture while the study group used electro – acupuncture combined hot – magner.<br />
Improvement are seen in the VAS-index, the lumbosacral stretch, and the function of the lumbar spine in both groups,<br />
however, the level improvement in the study group is significantly better than control group (p < 0,05). In conclusion,<br />
electro - acupuncture combined hot – magner is effective in the treatment of low back pain by spinal spondylosis.<br />
There is no side-effects reported.<br />
<br />
Key words: hot - magner, low back pain<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72<br />