Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC<br />
NHIỄM KHUẨN NGUYÊN PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN XƠ GAN<br />
Trần Đăng Khoa*, Cao Ngọc Nga*, Phạm Thị Lệ Hoa*, Nguyễn Văn Hảo*, Phạm Trần Diệu Hiền**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát (VPMNKNP) là nhiễm khuẩn thường gặp nhất trên<br />
bệnh nhân xơ gan mất bù với tỉ lệ tử vong không nhỏ và khả năng tái phát cao. Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu<br />
tìm hiểu về sự nhạy cảm kháng sinh, đáp ứng điều trị của kháng sinh cũng như các yếu tố có liên quan đến tử<br />
vong trong quá trình điều trị VPMNKNP.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả sự phân bố và nhạy cảm kháng sinh của các tác nhân phân lập được, mức độ<br />
đáp ứng điều trị của kháng sinh và các yếu tố liên quan đến tử vong trong quá trình điều trị VPMNKNP ở bệnh<br />
nhân người lớn xơ gan.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứumô tả hàng loạt trường hợp bệnh nhân người lớn xơ gan<br />
VPMNKNP có số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) trong dịch màng bụng (DMB) ≥ 250 /mm3,<br />
được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 08/2013 đến hết tháng 05/2014. Xét nghiệm sinh hóa, tế bào,<br />
vi sinh được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 70 trường hợp VPMNKNP của 66 bệnh nhân, tuổi trung bình là 55<br />
±9 tuổi; 42 (63,6%) trường hợp là nam giới, xơ gan Child C chiếm 92,8% và 12 trường hợp có tiền căn<br />
VPMNKNP. Cấy máu dương chiếm 24,3%. 23 trường hợp (32,9%) cấy DMB dương tính, vi khuẩn Gram âm<br />
chiếm 87%, trong đó E.coli chiếm tỉ lệ cao nhất (14 ca; 60,9%) với 9/14 là E.coli sinh ESBL. Tỉ lệ Gram âm kháng<br />
Ceftriaxone là 50%; kháng Ciprofloxacin là 21,7%. Đáp ứng điều trị VPMNKNP chiếm 85,7%, trong đó đáp<br />
ứng với Ceftriaxone ban đầu là 25/43 (58,1%) trường hợp. Tử vong trong khi nằm viện là 18/66 (27,3%), trong<br />
đó tử vong khi đang điều trị VPMNKNP là 14/66 bệnh nhân (21,2%). Cấy DMB dương tính, sốc và suy thận là<br />
ba yếu tố có liên quan đến tử vong trong khi điều trị VPMNKNP.<br />
Kết luận: Tỉ lệ cấy máu dương là 24,3%, cấy DMB dương là 32,9%. Theo kháng sinh đồ, tỉ lệ vi khuẩn<br />
Gram âm kháng Cephalosporine thế hệ III là 50% và có xu hướng gia tăng, nhóm Carbapenem vẫn còn nhạy cảm<br />
gần 100%. Đáp ứng điều trị với kháng sinh ban đầu là 67,1% và với riêng nhóm dùng Ceftriaxone là 58,1%. Tử<br />
vong khi đang điều trị VPMNKNP là 14/66 bệnh nhân(21,2%). Ba yếu tố có liên quan đến tử vong trong khi<br />
điều trị VPMNKNP là cấy DMB dương tính, sốc và suy thận.<br />
Từ khóa: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát, Escherichia coli, ESBL.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFICIENCY OF ANTIBIOTIC THERAPY IN TREATMENT FOR CIRRHOTIC PATIENTS WITH<br />
SPONTANEOUS BACTERIAL PERITONITIS<br />
Tran Dang Khoa, Cao Ngoc Nga, Pham Thi Le Hoa, Nguyen Van Hao, Pham Tran Dieu Hien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 426 - 431<br />
Background: Spontaneous bacterial peritonitis (SBP) is the most bacterial infection in patients with<br />
decompensated cirrhosis due to significant mortality and high possibility of recurrence. In Vietnam, there are few<br />
studies of the antibiotic susceptibility and response rate to antibiotics therapy, as well as factors related to<br />
* BM nhiễm ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khoa<br />
<br />
426<br />
<br />
** Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.<br />
ĐT: 01669008987<br />
Email: drmikoha@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mortality during treatment for SBP.<br />
Objective: Describe the distribution and antimicrobial susceptibility of microorganisms cultured, response<br />
rate to therapy of antibiotics and the factors related to mortality during treatment for SBP in adult patients with<br />
cirrhosis.<br />
Methods: Prospective, descriptive study examining adult- hospitalized- patients with SBP, who have a<br />
polymorphonuclear leukocytes in ascites of ≥ 250 cells/ mm3, were treated at Hospital for Tropical diseases from<br />
8/2013 to 5/2014.<br />
Results: A total of 70 SBP cases in 66 patients with cirrhosis were enrolled. Mean age was 55 ± 9 years and<br />
male predominated (63.6%). 92.8% of patients had Child-Pugh grade C and 12 cases had the history of at least<br />
one episode of previous SBP. The ratio of positive blood culture was 24.3% and the ratio of positive ascites culture<br />
was 32.9%; in these cases, Gram-negative bacteria accounted for 87%, particularly the largest proportion was<br />
Escherichia coli with 14 of 23 cases, 60.9% including 9 cases E.coli produced ESBL. The resistance ratio of Gramnegative bacteria to Ceftriaxone was 50% and to Ciprofloxacin was 21.7%. The ratio of good response was 85.7%,<br />
among them there was an amount of people who used Ceftriaxone as an empiric therapy at 58.1%. 18 patients<br />
(27.3%) died during hospitalization and 14 patients (21.2%) died in treatment period for SBP. By multivariate<br />
analysis, positive asistes culture, shock and renal failure were three independent predictive factors relating to<br />
mortality during treatment for SBP.<br />
Conclusion: The ratio of positive blood culture and positve ascites culture was 24.3% and 32.9%<br />
respectively. Gram-negative bacteria accounted for 87%. According to antibiogrammes, the amount of Gramnegative bacteria being resistant to the third- generation Cephalosorin was 50%, then having tended to increase,<br />
while nearly 100% of them was sensitive to Carbapenem. The ratio of good response to treatment with initial<br />
antibiotic was 85.7%, particularly with Ceftriaxone, this ratio was 58.1%. 14 patients (21.2%) died during<br />
treatment for SBP. Positive ascites culture, shock, renal failure were three independent predictive factors relating<br />
to mortality during treatment SBP.<br />
Key words: Spontaneous bacterial peritonitis, Escherichia coli, ESBL.<br />
phòng trước đó(7,11). Tuy nhiên một số nghiên<br />
MỞ ĐẦU<br />
cứu gần đây cho thấy tỉ lệ vi khuẩn kháng<br />
VPMNKNP được chẩn đoán dựa vào số<br />
Cephalosporin thế hệ thứ III đang tăng cao cũng<br />
lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch<br />
như kết quả điều trị VPMNKNP không khả<br />
màng bụng ≥ 250/mm3 và chỉ cấy ra một tác nhân<br />
quan. Do đó, nghiên cứu nhằm mô tả sự phân bố<br />
duy nhất, không có thủng tạng rỗng hoặc viêm<br />
và nhạy cảm kháng sinh của các tác nhân gây<br />
khu trú trong ổ bụng như áp xe, viêm tụy cấp,<br />
bệnh phân lập được từ máu và DMB, đồng thời<br />
viêm túi mật cấp(7,10)... Tác nhân gây > 60%<br />
xác định mức độ đáp ứng kháng sinh điều trị ở<br />
VPMNKNP là vi khuẩn Gram âm đặc biệt là họ<br />
bệnh nhân xơ gan VPMNKNP.<br />
vi trùng đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
spp(10)… Theo y văn, hiện nay, kháng sinh điều trị<br />
VPMNKNP lựa chọn hàng đầu là Cefotaxime và<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
những kháng sinh thuộc họ Cephalosporins thế<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp.<br />
hệ III khác với khả năng diệt khuẩn cao đặt biệt<br />
Dân số mẫu<br />
là vi khuẩn Gram âm đường ruột, tránh tác dụng<br />
Bệnh nhân người lớn xơ gan được chẩn<br />
phụ độc thận, có hiệu quả đối với những bệnh<br />
đoán VPMNKNP được nhập viện tại các khoa<br />
nhân đã từng dùng kháng sinh nhóm<br />
Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc Người<br />
Fluoroquinolones (Norfloxacin) trong điều trị dự<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
427<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
lớn, Nhiễm A, Nội A và Nội B của bệnh viện<br />
Bệnh Nhiệt Đới TPHCM từ tháng 8/20113 đến<br />
tháng 5/2014.<br />
<br />
của một biến số định lượng (không phân phối<br />
chuẩn) trong hai nhóm khác nhau. Giá trị p ≤<br />
0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân xơ gan có số lượng bạch cầu đa<br />
nhân trung tính trong dịch màng bụng ≥<br />
250/mm3.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán lao màng bụng,<br />
viêm phúc mạc nhiễm khuẩn thứ phát, bệnh<br />
nhân nhiễm HIV.<br />
<br />
Phương pháp thực hiện<br />
Bệnh nhân xơ gan người lớn được chẩn đoán<br />
là viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát với<br />
dịch màng bụng có số lượng bạch cầu đa nhân<br />
trung tính ≥ 250/mm3 được tư vấn tham gia<br />
nghiên cứu. Sau khi bệnh nhân ký đồng thuận<br />
tham gia nghiên cứu sẽ được hỏi bệnh sử và tiền<br />
sử ghi nhận: Tuổi, giới tính, bệnh lý liên quan xơ<br />
gan, tiền căn về viêm phúc mạc nhiễm khuẩn<br />
nguyên phát và sử dụng kháng sinh dự phòng;<br />
khám và ghi nhận các biểu hiện lâm sàng; tất cả<br />
đều được cấy máu và cấy DMB trước khi sử<br />
dụng kháng sinh sau đó ghi nhận kết quả loại vi<br />
trùng phân lập, kháng sinh đồ, kháng sinh trị<br />
liệu, diễn tiến DMB chọc dò lại sau 48-72 giờ<br />
điều trị và kết quả điều trị sau cùng.<br />
<br />
Phân tích kết quả<br />
Thu thập số liệu bằng mẫu bệnh án soạn sẵn.<br />
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS<br />
16.0. Biến định tính được trình bày dưới dạng<br />
tần số và tỉ lệ phần trăm. Biến định lượng được<br />
trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB) và độ<br />
lệch chuẩn (ĐLC) nếu có phân phối chuẩn hoặc<br />
trình bày dưới dạng giá trị trung vị (khoảng<br />
IQR) nếu không phân phối chuẩn. Dùng phép<br />
kiểm Chi bình phương và Fisher’s exact để so<br />
sánh tỷ lệ của một biến số định tính trong hai<br />
nhóm khác nhau. Dùng phép kiểm t để so sánh<br />
trung bình của một biến số định lượng (phân<br />
phối chuẩn) trong hai nhóm khác nhau. Dùng<br />
phép kiểm Mann-Whitney để so sánh trung vị<br />
<br />
428<br />
<br />
Đặc điểm dân số<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 08/2013 đến<br />
hết tháng 05/2014 có 70 trường hợp VPMNKNP<br />
của 66 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,<br />
trong đó có có 3 bệnh nhân nhập viện 2 lần và 1<br />
bệnh nhân nhập viện 3 lần vì VPMNKNP.<br />
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu được<br />
trình bày theo bảng 1 như sau:<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung dân số nghiên cứu (n=70)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Số ca (%)<br />
<br />
Tuổi<br />
Nam giới (n=66)<br />
<br />
TB ± ĐLC<br />
55 ± 9<br />
<br />
42 (63,6)<br />
<br />
Nguyên nhân xơ gan<br />
Viêm gan siêu vi<br />
<br />
26 (71,2)<br />
<br />
Rượu<br />
<br />
11 (16,6)<br />
<br />
Viêm gan siêu vi + rượu<br />
<br />
4 (6,1)<br />
<br />
Chưa rõ nguyên nhân<br />
<br />
4 (6,1)<br />
<br />
Child Pugh C<br />
<br />
65 (92,8)<br />
<br />
Điểm MELD<br />
Có VPMNKNP trước đây<br />
<br />
25,8 ± 8,5<br />
12 (17,1)<br />
<br />
Tuổi trung bình: 55 ± 9 tuổi, giới nam chiếm<br />
63,6% gần gấp đôi giới nữ. Nguyên nhân xơ gan<br />
chủ yếu do viêm gan siêu vi (71,2%), kế đến là<br />
do rượu (16,6%). Hơn 90% thuộc phân loại Child<br />
Pugh C, điểm MELD trung bình ở mức cao: 25,8<br />
± 8,5. Có VPMNKNP trước đó chiếm 17,1%<br />
(Bảng 1).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Sốt và đau bụng là hai triệu chứng lâm sàng<br />
thường gặp nhất trong số các trường hợp<br />
VPMNKNP nghiên cứu với tỉ lệ lần lượt là 68,6<br />
và 62,9%, kế đến là tiêu chảy 34,3% và rối loạn<br />
tri giác 25,7%. Trong số trường hợp có sốt thì<br />
sốt cao chỉ chiếm 19/48 (39,6%) trường hợp, còn<br />
đau bụng âm ỉ, mơ hồ chiếm hơn 90% trường<br />
hợp có đau bụng. Sốc và xuất huyết tiêu hóa<br />
xuất hiện không nhiều, chỉ chiếm 8,6 - 10%.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
Đặc điểm vi khuẩn cấy máu dương tính<br />
Bảng 2: Đặc điểm vi khuẩn cấy máu dương tính<br />
(n=17)<br />
Vi khuẩn<br />
Gram âm<br />
Escherichia coli<br />
Aeromonas hydrophila<br />
Klebsiella pneumoniae<br />
Gram âm kháng Ceftriaxone<br />
Gram dương<br />
Enterococcus cecorum<br />
Staphylococcus aureus<br />
<br />
Số ca (%) Sinh ESBL<br />
15 (88,2)<br />
10<br />
4/10<br />
3<br />
2<br />
6/15 (40)<br />
2 (11,8)<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tất cả các trường hợp VPMNKNP đều được<br />
cấy máu trước khi sử dụng kháng sinh và có 17<br />
trường hợp cấy máu dương tính (24,3%), trong<br />
đó Gram âm chiếm gần 90% và E.coli chiếm tỉ lệ<br />
cao nhất 10 ca, trong đó có 4 ca sinh ESBL. 40% vi<br />
khuẩn Gram âm phân lập được từ máu kháng<br />
Ceftriaxone.<br />
<br />
Đặc điểm DMB lúc được chẩn đoán<br />
VPMNKNP<br />
Bảng 3: Đặc điểm DMB lúc được chẩn đoán<br />
VPMNKNP (n=70)<br />
Đặc điểm<br />
3<br />
BCĐNTT (/mm )<br />
250 - 500<br />
>500 - 1.000<br />
>1.000 - 5.000<br />
>5.000 - 10.000<br />
>10.000<br />
Protein (n=69) (g/l)<br />
< 10<br />
≥ 10<br />
Albumin<br />
SAAG<br />
Soi thấy vi khuẩn<br />
Cấy DMB dương<br />
<br />
Số ca (%)<br />
<br />
TB ± ĐLC<br />
<br />
9 (12,9)<br />
7 (10)<br />
26 (37)<br />
13 (18,6)<br />
15 (21,4)<br />
36 (52,2)<br />
33 (47,8)<br />
4,7 ± 2,8<br />
19,1 ± 0,5<br />
6 (0,86)<br />
23 (32,9)<br />
<br />
Trong 70 ca VPMNKNP nghiên cứu,<br />
BCĐNTT trong DMB phân bố vừa đủ tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán (250 /mm3) đến rất cao (>40000/mm3)),<br />
và ngưỡng trung vị (IQR) ở mức cao 3266 (30628.475). BCĐNTT >1000/mm3 chiếm 77,1%<br />
trường hợp, đặc biệt có 15/70 (21,4%) BCĐNTT<br />
DMB >10000/mm3 và hơn 50% số trường hợp<br />
nghiên cứu có protein DMB thấp 11.<br />
<br />
Nhiễm<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Soi DMB thấy vi khuẩn chiếm tỉ lệ rất thấp:<br />
6/70 ca và đều cho kết quả thấy trực trùng Gram<br />
âm. Cấy DMB dương tính chiếm 32,9% tổng số<br />
trường hợp nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm vi khuẩn cấy DMB dương<br />
Bảng 4: Đặc điểm vi khuẩn cấy DMB dương tính<br />
(n=23)<br />
Vi khuẩn<br />
Gram âm<br />
Escherichia coli<br />
Aeromonas hydrophila<br />
Klebsiella pneumoniae<br />
Gram dương<br />
Streptococcus parasanguinis<br />
Streptococcus suis<br />
Staphylococcus aureus<br />
<br />
Số ca (%) Sinh ESBL<br />
20 (87)<br />
14<br />
9/14<br />
4<br />
2<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Trong 23 trường hợp cấy DMB dương tính,<br />
vi khuẩn Gram âm vẫn chiếm đa số 87% với<br />
Escherichia coli chiếm tỉ lệ cao nhất 10/23 ca, trong<br />
đó có 9/14 ca E. coli sinh ESBL, trong nhóm Gram<br />
dương có 1 trường hợp cấy ra Staphylococcus<br />
aureus (Bảng 4).<br />
<br />
Đặc điểm kháng sinh đồ vi khuẩn Gram<br />
âm cấy DMB dương<br />
20 trường hợp cấy DMB mọc vi khuẩn Gram<br />
âm có tỉ lệ kháng Ceftriaxone và Ceftazidim<br />
tương đương nhau là 10/20 trường hợp (50%):<br />
9 trường hợp Ecoli sinh ESBL và 1 trường hợp<br />
Aeromonas<br />
hydrophila.<br />
Trong<br />
nhóm<br />
Fluoroquinolone: tỉ lệ đề kháng của<br />
Ciprofloxacin là 25% và Ofloxacin là 20%. Đối<br />
với nhóm Carbapenem: Ertapenem và<br />
Meropenem nhạy cảm 100% còn Imipenem có<br />
2/20 trường hợp đề kháng trung gian đều phân<br />
lập ra Aeromonas hydrophila.<br />
<br />
Điều trị<br />
Điều trị ban đầu<br />
Tất cả 70 trường hợp nghiên cứu đều sử<br />
dụng kháng sinh ngay khi có chẩn đoán<br />
VPMNKNP, trong đó có 43 trường hợp sử<br />
dụng Ceftriaxone điều trị ban đầu (61,4%), các<br />
trường hợp còn lại sử dụng kháng sinh thuộc<br />
nhóm Carbapenem. Có 2 trường hợp dùng<br />
phối hợp kháng sinh là Carbepenem và<br />
<br />
429<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vancomycin ngay từ đầu trên bệnh nhân có<br />
viêm mô tế bào kèm theo.<br />
<br />
Sau 48 giờ điều trị kháng sinh<br />
<br />
cũng tương tự các nghiên cứu về VPMNKNP<br />
trước đó như của Hồ Thị Thanh Hiền(4), Tống<br />
Nguyễn Diễm Hồng(9) hay Jeong Heo(3).<br />
<br />
Sau 48 giờ sử dụng kháng sinh có 68,6% đáp<br />
ứng lâm sàng, 92,2% đáp ứng DMB trong 51<br />
trường hợp được chọc dò DMB kiểm tra. Đáp<br />
ứng kháng sinh ban đầu cả về lâm sàng và DMB<br />
sau 48 giờ điều trị là 67,1%; và riêng với nhóm<br />
dùng Ceftriaxone ban đầu là 25/43 (58,1%). Đổi<br />
kháng sinh là 21/70 ca (30%) và Carbapenem là<br />
nhóm kháng sinh được đổi nhiều nhất 17/21 ca.<br />
<br />
Tỉ lệ triệu chứng sốt và đau bụng trong<br />
nghiên cứu này là 68,6% và 62,9% tương dương<br />
với các nghiên cứu khác, tuy nhiên trong nghiên<br />
cứu này có 60% trường hợp VPMNKNP sốt nhẹ<br />
hoặc không sốt và hơn 90% trường hợp đau<br />
bụng với tính chất âm ỉ, mơ hồ. Điều này có thể<br />
khiến cho các bác sĩ lâm sàng dễ bỏ sót và chẩn<br />
đoán muộn.<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
56/70 (85,7%) trường hợp VPMNKNP được<br />
điều trị ổn định, ngưng kháng sinh, nhưng xuất<br />
viện chỉ 52 trường hợp<br />
Tử vong 18/66 bệnh nhân chiếm 27,3%; trong<br />
đó 4 trường hợp tử vong sau thời gian điều trị<br />
VPMNKNP do nhiễm trùng nơi khác hoặc biến<br />
chứng nặng khác của bệnh xơ gan như giãn vỡ<br />
tĩnh mạch thực quản.<br />
Bảng 5: Yếu tố liên quan tử vong trong quá trình<br />
điều trị VPMNKNP<br />
Yếu tố<br />
Cấy DMB dương tính<br />
Sốc<br />
Suy thận<br />
<br />
OR<br />
10,53<br />
39,49<br />
14,96<br />
<br />
Khoảng tin cậy p<br />
1,17-95,08<br />
0,04<br />
2,78-561,38<br />
0,01<br />
176-127,18<br />
0,01<br />
<br />
Sau khi phân tích đơn biến và đa biến có 3<br />
yếu tố có liên quan đến tử vong khi điều trị<br />
VPMNKNP là cấy DMB dương tính, sốc và<br />
suy thận.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong thời gian lấy mẫu từ tháng 8/2013<br />
đến tháng 5/2014 có tất cả 70 trường hợp<br />
VPMNKNP của 66 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn<br />
chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình của dân<br />
số là 55 ± 9, và hơn 90% hơn 40 tuổi, nam<br />
chiếm đa số với tỉ lệ 63,6%. Nguyên nhân xơ<br />
gan do viêm gan siêu vi chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
71,2%, kế đến là nghiện rượu. 93% trường hợp<br />
nghiên cứu xếp loại Child Pugh C và điểm<br />
MELD trung bình rất cao 25,8 ± 8,5; 17%<br />
trường hợp có tiền căn VPMNKNP trước đây.<br />
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu này<br />
<br />
430<br />
<br />
Tỉ lệ VPMNKNP cấy máu dương trong<br />
nghiên cứu này là 24,3%, tương dương với các<br />
nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Hiền(4) (25%),<br />
Tống Nguyễn Diễm Hồng(9) (24%) và Seung Up<br />
Kim(5) (25,8%).<br />
Soi DMB dương tính với tỉ lệ rất thấp chỉ 6<br />
trường hợp và đều cho kết quả là trực trùng<br />
gram âm. Cấy DMB dương tính khoảng 33%,<br />
thấp hơn so với các nghiên cứu khác như của<br />
Tống Nguyễn Diễm Hồng(9) tại BV Chợ Rẫy<br />
(41%), hay Joeng Heo(3) (42%) và nghiên cứu của<br />
Sara Sheikhbaheai(8) (65%). Có thể do môi trường<br />
cấy DMB trong nghiên cứu này là môi trường<br />
tăng sinh BHI chứ không phải cấy DMB trong<br />
chai cấy máu với môi trường BACTEC dẫn đến<br />
tỉ lệ dương tính thấp hơn.<br />
Theo kết quả phân lập vi khuẩn trong nghiên<br />
cứu này cho thấy vi khuẩn Gram âm chiếm gần<br />
90%, trong đó thường gặp nhất là E.coli, điều này<br />
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác của Hồ<br />
Thị Thanh Hiền, Tống Nguyễn Diễm Hồng và<br />
Hae Suk Cheong(2,4,9). Tỉ lệ Gram âm kháng<br />
Cephalosprine thế hệ III là 50%, tương đương<br />
với nghiên cứu của Hồ THị Thanh Hiền (48%) và<br />
Tống Nguyễn Diễm Hồng (50%), cao hơn hẳn so<br />
với nghiên cứu của Quách Trọng Đức(6), Hae Suk<br />
Cheong(2) và Jeong Heo(2,3) (13,3%; 16,3% và 23,3%<br />
theo thứ tự) và nhỏ hơn kết quả nghiên cứu của<br />
Sara Sheikhbahaei (62,5% tăng lên 85,7% sau 2<br />
năm). Do nghiên cứu chỉ được thực hiện trên<br />
bệnh nhân tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và số ca<br />
cấy dương chưa đủ lớn nên chưa thể kết luận có<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />