intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

117
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán. Điều trị thiểu ối có nhiều phương pháp như: truyền dung dịch nhược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước, trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện. Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước chưa được áp dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH

  1. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC UỐNG NƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI Ở THAI TRƯỞNG THÀNH TÓM TẮT Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán. Điều trị thiểu ối có nhiều phương pháp như: truyền dung dịch nh ược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước, trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện. Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của việc uống nước có thể làm tăng thật sự thể tích ối. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu nay nhằm đánh giá hiệu quả của việc uống nước ở thai phụ thiểu ối ở thai đủ trưởng thành có làm tăng thể tích ối và làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai hay không. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành trên 158 trường hợp thai phụ thiểu ối (AFI# 5cm) có tuổi thai # 37 tuần. 79 thai phụ được phân bố ngẫu nhiên theo bảng block vào nhóm uống nước theo nhu cầu (nhóm A), 79 thai phụ còn lại vào nhóm uống 2 lít nước trong vòng hai giờ mỗi ngày cho đến lúc vào chuyển dạ (nhóm B). Chỉ số ối được đo trước phân nhóm và sau phân nhóm 5 giờ ở cả hai nhóm (sau khi hoàn tất việc uống nước 3
  2. giờ ở nhóm uống nước) và được đo lặp lại mỗi ngày cho đến khi vào chuyển dạ. Hai nhóm được phân bố ngẫu nhiên và đồng đều về tuổi thai, thời gian theo dõi trước sanh, lượng nước ối trung bình trước nghiên cứu không khác nhau (p= 0.93). Kết quả: Chỉ số ối ở nhóm B sau uống nước 3 giờ tăng 2.15 cm so với nhóm A, KTC 95%: 1.52 – 2.77, p< 0.0001. Chỉ số ối đo ở ngày vào chuyển dạ ở nhóm B cao hơn nhóm A là 0.87 cm, KTC 95%: 0.11 – 1.62; p= 0.024. Than phiền thường gặp là đi tiểu nhiều lần nhưng trong mức độ chấp nhận được. Tỉ lệ chấp nhận uống nước của thai phụ là 98.73%. Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhóm A cao hơn nhóm B nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Uống nước giúp làm tăng chỉ số ối và đạt được sự chấp nhận điều trị của các thai phụ cao, do đó có thể ứng dụng cho điều trị thiểu ối. Để khảo sát vai trò của uống nước có thể cải thiện nguy cơ cho mẹ và thai chúng tôi cần nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn. ABSTRACT Objective: Oral maternal hydration is a tr eatment that may increase amniotic fluid index and may help decreasing maternal and fetal risks. Method: We conducted a randomized controlled trial on 158 pregnant who had AFI # 5 cm and beyond 37 weeks of gestation. They were randomized with 79 pregnant drank as they need (group A) and 79 pregnant drank 2 litres of fresh
  3. water within 2 hours everyday to delivery (group B). All pregnant in 2 groups were measured amniotic fluid index after randomized 5 hours (after 3 hours finished drinking water in group B) and repeated everyday til l delivery. Two groups had good randomize in basis characteristics, and mean AFI before randomized in 2 groups was not different (p= 0.93). Results: Mean AFI after 3 hours drinking water of group B was 2.15 cm higher than that of group A (95%CI : 1.52 – 2.77, p< 0.0001). Mean AFI on the delivery day of group B was 0.87 cm higher than group A (95%CI: 0.11 – 1.62; p= 0.024). The common complain was frequent urination but it was acceptable. 98.73% pregnant accepted to oral maternal hydration. The rate of C-section in group A was higher than group B but not significant. Conclusion: Oral maternal hydration help increasing amniotic fluid and and was mostly acceptable, so this treatment can be applied. We need further research with bigger sample size to evaluate the role of oral maternal hydration on maternal and fetal risks. Đặt vấn đề Thiểu ối là tình trạng thường gặp trong thai kì. Tần suất thiểu ối trong thai kì rất thay đổi, tùy thuộc vào tuổi thai, công cụ chẩn đoán, dao động từ 2.3%(3) đến 4%(5); ở những trường hợp thai quá ngày tỉ lệ thiểu ối lên đến 12%(2). Thiểu ối thường đi kèm với những nguy cơ cho thai phụ và thai nhi khá rõ ràng: tăng tỷ lệ mổ sanh, tăng tỷ lệ thai suy và Apgar thấp sau sanh(1,5,8,14).
  4. Ở nước ta, do thiếu nhân lực và phương tiện theo dõi, thiểu ối được xem là thai kì có nguy cơ. Sự can thiệp ở những trường hợp thiểu ối rất đáng kể. Xử trí thiểu ối ở thai đủ trưởng thành thường được chọn là mổ sanh với tỷ lệ khá cao từ 35%(25), 45%(21) đến 98.9%(23). Có nhiều biện pháp điều trị thiểu ối đ ược nghiên cứu như: truyền dung dịch nhược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối, cho thai phụ uống nhiều nước(13,15-19), trong đó, uống nước là biện pháp điều trị được cho là có khả năng gia tăng thể tích ối, không xâm lấn và dễ thực hiện(7,15,24). Tại Việt Nam, việc cho thai phụ uống nước chưa được áp dụng rộng rãi và chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của việc uống nước có thể làm tăng thật sự thể tích ối....Với nhu cầu bức thiết là tìm phương pháp điều trị có tác dụng làm giảm thiểu những nguy cơ cho thiểu ối, việc tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc uống n ước ở thai phụ thiểu ối, thai đủ trưởng thành có làm tăng thể tích ối và làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai hay không là phù hợp thực tế và cần thiết. Phương pháp tiến hành Những thai phụ với tuổi thai trên 37 tuần nằm theo dõi tại khoa sản bệnh bệnh viện viện Hùng Vương từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006 có chỉ số AFI # 5 cm được thu nhận vào nhóm nghiên cứu. Điều kiện thu nhận vào nhóm nghiên cứu: (i) Đơn thai, ngôi đầu, thai lớn hơn hoặc bằng 37 tuần (SA sớm trong 3 tháng đầu thai kì), (ii) AFI nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm, (iii) Không có dị tật thai
  5. theo siêu âm, (iv) Thai phụ không có bệnh lí nội khoa kèm theo (bệnh lí cầu thận, tiểu đường, cao huyết áp mạn..) và (v) Stress test âm tính. Các thai phụ được kiểm tra đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, được giải thích qui trình tiến hành nghiên cứu và được kí giấy đồng ý tham gia nghiên cứu. 158 thai phụ được thu nhận, bác sĩ nhận bệnh sẽ mở bao thư theo số thứ tự thu nhận bệnh nhân, việc phân nhóm được tiến hành phân chia theo bảng block ngẫu nhiên định sẵn trên máy tính, với tỉ lệ 1:1, gồm hai nhóm: nhóm uống 2 lít nước trong 2 giờ mỗi ngày và nhóm uống nước theo nhu cầu. Sau khi phân nhóm, tất cả các thai phụ đều được đo AFI trước can thiệp. Sau khi phân nhóm 5 giờ, tất cả các thai phụ thuộc hai nhóm đều được đo lại AFI. Ngay sau đo AFI, được cho khởi phát chuyển dạ nếu có chỉ định hoặc theo dõi vào chuyển dạ tự nhiên nếu có điểm Bishop thuận lợi. Nếu sau 24 giờ, thai phụ thuộc nhóm có uống nước vẫn chưa vào chuyển dạ sẽ được được hướng dẫn uống nước 2 L nước trong 2 giờ mỗi ngày, đo AFI sau uống 3 giờ mỗi ngày cho đến khi thai phụ vào chuyển dạ thật sự. Tiếp theo đó, ghi nhận và thu thập số liệu các biến số kết quả trên mẹ và thai bao gồm cách sanh, lí do can thiệp, tỉ lệ nhập săn sóc tích cực nhi, điểm số Apgar sau sanh 1’ và 5’. Hồ sơ bệnh án chỉ ghi nhận mã số nghiên cứu của bệnh nhân chứ không ghi nhận thai phụ thuộc nhóm can thiệp nào. Do đó, các bác sĩ tiến hành xử trí ở bệnh nhân cũng sẽ không biết bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu nào. Việc đo đạc AFI
  6. được thực hiện bởi một bác sĩ hoàn toàn không được biết bệnh nhân nào thuộc nhóm nghiên cứu nào. Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức so sánh hai trung bình AFI của hai nhóm, mức ý nghĩa là 0.05 và mức năng lực là 0.8 với giả định xoang ối tăng có ý nghĩa khi trên 1.5 cm (dựa theo nghiên cứu đầu tiên của Kilpatrics 1991(19)), được tính khoảng 158 bệnh nhân cho mỗi nhóm. Dữ liệu được thu thập và xử lí bằng phần mềm STATA 8.0, phép kiểm student được dùng để kiểm định giả thuyết gia tăng AFI. Kết quả 158 thai phụ được thu nhận vào nghiên cứu trong thời gian 9 tháng (từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006), 79 thai phụ cho mỗi nhóm (nhóm chứng và nhóm uống nước). Trong suốt quá tr ình nghiên cứu, có 1 thai phụ thuộc nhóm uống nước bỏ cuộc vì đau bụng sanh và thai phụ này chỉ uống được 1.5 lít nước vào ngày thứ 3 của nghiên cứu (2 ngày trước đó thai phụ uống đủ 2 lít nước trong 2 giờ). Sự phân bố ngẫu nhiên được thể hiện qua kết quả phân bố đồng đều về các đặc điểm cơ bản của cả hai nhóm: tuổi mẹ, tuổi thai, số con đã sanh, chỉ số ối trung bình trước tham gia nghiên cứu, (bảng 1). Với chỉ số AFI ban đầu ở cả hai nhóm như nhau, việc gia tăng hay giảm sau can thiệp cũng chứng minh vai trò của việc can thiệp cho uống nước.
  7. Bảng 1: Các đặc điểm cơ bản Đặc điểm Nhóm chứng n = 79 Nhóm uống nước n = 79 Tuổi mẹ, năm 28.14 ± 5.38 28.19±5.3 Tiền thai: 0 1 2 3 4
  8. 57 (72.15) 16 (20.25) 5 (6.33) 1 (1.27) 0 (0) 48 (60.76) 22 (27.85) 8 (10.13) 0 (0) 1 (1.27) Vùng dân cư: Nội thành Ngoại thành Tỉnh khác 40 (50.63) 16 (20.25) 23 (29.11)
  9. 43 (54.43) 9 (11.39) 27 (34.18) Tuổi thai trung bình 39.57±1.23 39.68±1.44 Thai trên 41 tuần 16 (20.25) 20 (25.32) Khoảng thời gian siêu âm trung bình sau phân nhóm 5.08±0.92
  10. 4.9±1.15 Tỉ lệ thai phụ có bệnh lí nội khoa kèm theo: Tiền sản giật CHA mạn 3 (3.8) 1 (1.27) 2 (2.53) 0 (0) Trung bình cân nặng thai nhi 3053.2±432
  11. 3043±457 Tỉ lệ giới tính em bé: Trai Gái 49 (60.3) 30 (37.97) 46 (58.23) 33 (41.77) AFI trung bình trước tham gia nghiên cứu 2.98±1.12 2.96±1.37 Trung bình AFI sau uống nước 3 giờ (bảng 2) Sau can thiệp 3 giờ, giá trị AFI ở hai nhóm nghiên cứu khác nhau rõ rệt. Nhóm uống nước có AFI tăng rõ rệt (4.82 so với 2.67, p< 0.0001). Giá trị trung bình AFI sau phân nhóm của hai nhóm chênh nhau 2.15: cho thấy sự gia tăng AFI sau uống nước có sự khác biệt vừa mang ý nghĩa thống kê vừa có giá trị lâm sàng.
  12. Nguy cơ tương đối (còn thiểu ối) sau can thiệp giúp xác định việc cho uống 2 lít nước trong vòng 2 giờ có đủ làm cho bệnh nhân không còn thiểu ối. Nguy cơ vẫn còn thiểu ối ở nhóm có uống nước là 0.59 (RR= 0.59, KTC 95%: 0.49 – 0.73, p< 0.0001). Như vậy, uống 2 lít nước trong vòng 2 giờ là yếu tố bảo vệ giúp làm giảm nguy cơ bị thiểu ối. Số thai phụ cần điều trị để có được 1 thai phụ có chỉ số ối > 5cm (NTT - number needed to treat) là 2.54 # 3 bệnh nhân. (KTC 95%: 2 - 3.8). Như vậy, nếu cho 3 bệnh nhân thiểu ối uống n ước thì sau 3 giờ sẽ có 1 bệnh nhân có chỉ số ối > 5cm. Bảng 2: Các kết quả chính Kết quả chính Nhóm chứng Nhóm uống nước KTC95% p
  13. Trung bình AFI sau uống nước 3 giờ 2.67±1.39 4.82±2.4 1.52 – 2.77
  14. Trung bình AFI của hai nhóm sau can thiệp ở ngày vào chuyển dạ Giá trị AFI trung bình ở ngày vào chuyển dạ ở nhóm uống nước cao hơn hẳn nhóm chứng, chênh nhau 0.87 và khác bi ệt có ý nghĩa thống kê (KTC 95%: 0.11 – 1.62; p= 0.024), (bảng 2): việc tiến hành uống nước sau nhiều ngày vẫn có hiệu quả làm gia tăng lượng nước ối. Nguy cơ vẫn còn thiểu ối ở nhóm có uống nước nhiều ngày là 0.82 (RR= 0.82, KTC 95%=0.68 – 0.97, p= 0.025). Như vậy, uống nước nhiều ngày là yếu tố bảo vệ giúp thai phụ tránh bị thiểu ối tiếp diễn. Số thai phụ cần điều trị để có được 1 thai phụ có chỉ số ối > 5cm (NTT - number needed to treat) là 6.6 # 7 bệnh nhân (KTC 95%: 2 - 3.8). Như vậy, nếu cho 7 bệnh nhân thiểu ối uống nước mỗi ngày thì ở thời điểm vào chuyển dạ sẽ có 1 bệnh nhân có chỉ số ối > 5cm. Tỉ lệ thai phụ chấp nhận việc uống nước Trong số 79 thai phụ tham gia vào nhóm uống nước, có một thai phụ không đồng ý tiếp tục uống nước nữa, sau 2 lần uống nước (2lít nước/ 2giờ/ ngày), vào ngày thứ 3, thai phụ chỉ uống được 1.5 lít nước và vì lí do mệt (có cơn gò chuyển dạ sanh ) và vì buồn nôn nên thai phụ này không tiếp tục tham gia uống nước. Còn lại 78 trường hợp đều uống nước đủ theo yêu cầu và đúng giờ. Do đó, tỉ lệ thai phụ chấp nhận uống nước là 98.73%. Tỉ lệ này chiếm khá cao so với một nghiên cứu can thiệp, do đó, khả năng chấp nhận của thai phụ được đánh giá là cao. Tỉ lệ các tác dụng phụ của việc uống nước (bảng 3)
  15. Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc uống nước là đi tiểu nhiều lần (chiếm 89.87%) nhưng vẫn trong phạm vi chấp nhận được vì việc uống nước chỉ thực hiện trong vòng 2 giờ nhất định trong ngày nên đi tiểu nhiều lần cũng chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn (2 giờ). Ngoài ra, có khoảng 18.99% thai phụ than có triệu chứng đầy bụng, buồn nôn (chiếm 8.86%). Có một thai phụ bị phù tăng thêm nhưng không xuất hiện các triệu chứng nặng khác. Bảng 3: Các tác dụng phụ của uống nước Than phiền Không Tiểu nhiều lần Đầy bụng Buồn nôn Nôn
  16. Mệt Phù Số ca 8 71 15 7 0 1 1
  17. Tỉ lệ % 10.13 89.87 18.99 8.86 0 1.27 1.27 Các kết quả phụ Tỉ lệ sanh thường hầu như tương đương nhau giữa hai nhóm nghiên cứu (p=0.75). Riêng tỉ lệ mổ sanh nói chung ở nhóm uống nước thấp hơn so với nhóm
  18. chứng khoảng 9%, về lâm sàng là có ý nghĩa, tuy nhiên sự khác biệt này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê (p=0.25). Tỉ lệ mổ sanh vì thai suy, chèn ép rốn ở nhóm uống nước chỉ 12.66% trong khi nhóm chứng là 20.23%, tuy nhiên, sự khác biệt này vẫn chưa đạt ý nghĩa thống kê (p=0.2). Trong khi tỉ lệ mổ sanh vì lí do khác hầu như là tương đương nhau (20.25% so với 18.99%, p= 0.84). Tỉ lệ cần bù dịch trong chuyển dạ ở nhóm uống nước thấp hơn so với nhóm chứng, lí do bù dịch thường do có biểu hiện chèn ép rốn, tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0.32). Không có sự khác biệt về thời gian từ lúc thu nhận vào nghiên cứu đến khi sanh, thời gian chuyển dạ và các tai biến xảy ra trong chuyển dạ giữa hai nhóm nghiên cứu. Bảng 4: Bảng tóm tắt các kết quả liên quan đến thai phụ Kết quả phụ Nhóm chứng (%) Nhóm uống nước (%)
  19. p Tỉ lệ sanh: Sanh thường Sanh giúp Sanh mổ 38 (48.10) 9 (11.39) 32 (40.51) 40 (50.63) 14 (17.72) 25 (31.65) 0.75 0.26 0.25 Tỉ lệ mổ sanh vì thai suy, chèn ép rốn Tỉ lệ mổ sanh vì lí do khác
  20. 16 (20.23) 16 (20.25) 10 (12.66) 15 (18.99) 0.2 0.84 Tỉ lệ cần bù dịch trong chuyển dạ 31 (39.24) 25 (31.65) 0.32 Thời gian từ khi thu nhận vào nghiên cứu đến khi sanh (giờ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0